Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

2908 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 05:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54335 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/103967/Se-co-giong-lua-sieu-chat-luong.aspx

    Sẽ có giống lúa "siêu chất lượng"

    QN -
    Thứ Ba, 04/12/2012, 10:18 (GMT+7)
    Một cơ sở làm giống đang bí mật ráo riết nhân một giống lúa thuần ngắn ngày (trên dưới 100 ngày ở Nam bộ), hạt trong nhỏ, thon dài (bình quân 200 hạt chắc/bông, trọng lượng 1.000 hạt là 22 - 23 gr), cơm dẻo, mềm, rất ngọt cơm, tiềm năng năng suất 8 T/ha.
    Giống lúa này được coi là giống ngắn ngày có chất lượng cao nhất từ trước đến nay được trồng ở VN.


    Giống lúa này khi được trồng đại trà sẽ đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, kể cả số lượng và chất lượng ! :)>-
    Cơ hội mới cho nông dân Việt Nam
    ! :-bd

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Đà Nẵng có hoa đào xuân
    Đỏ tươi trong nắng, đẹp vô ngần ...
    Miền Trung quê bác, đào đẹp nhỉ ?
    Quê mình, Hà Nội, chắc kém phần ...
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đà Nẵng không có hoa đào xuân !
    Hoa đào Hà Nội đẹp vô ngần
    !
    ̃i năm đến dịp mừng Xuân mới ...
    Làng hoa Hà Nội lại góp phần
    [SIZE=4][COLOR=Purple][I][B]!

    [:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D][:D]

    [/B][/I][/COLOR][/SIZE]

    Tím sáng tạo thể thơ mới " Lục thất ngôn " à ?
    Câu đầu có 6 chữ ?

    ;));));));));));))

    Nếu ở vị trí anh Thanh, thế nào tôi cũng cho trồng bằng lăng tím khắp các ngã đường Đà Nẵng !
    Nhưng không sao
    ! Tôi sẽ trồng loài cây vừa cho bóng mát, vừa có màu hoa rất đẹp này dọc theo bờ suối của trang trại , mỗi tội là chưa biết mua giống ở đâu !
    Khi nào BL có dịp công tác miền trung, nếu BL bỏ chút thì giờ thăm trại Hoa Sim , sẽ ưu tiên mời BL trồng 1 cây bằng lăng lưu niệm , vài mươi năm sau còn chỉ cho cháu xem ngày xưa bà trồng cây này ở đây đấy
    [SIZE=2][COLOR=Navy][SIZE=2][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][COLOR=Navy]!

    :)):)):)):)):)):))



    [/COLOR][/SIZE][/FONT][/SIZE][/SIZE][/COLOR][/SIZE]

  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Nghe bác nói, mà Bằng Lăng thấy sợ ...
    Rồi tới ngày Tím lên chức Bà đây ...
    Bao giờ cho đến ... sau này ...
    Ra đường gặp bác, chào ngay: Cụ à !
    Vài năm, nhanh lắm, đâu xa ...

  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Đến khi nào bác làm xong trang trại ...
    Nếu không phiền, bác thử pots lên xem ...
    Con đưng rợp bóng Bằng Lăng ...
    Tím màu nhung nhớ, thủy chung, đợi chờ ...
    Con đường đẹp đến không ngờ ...

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sau này , khi bế cháu ra hóng mát dưới gốc cây bằng lăng năm xưa , bà kể :

    Ngày xưa bà đến thăm ông ...
    Bông đùa ông mới nói ngông với bà :
    Đồi cây , ao cá , vườn , nhà ...
    Đường bằng lăng tím đều là của em !
    Đđiên ! Hứ ! ... Tím chả thèm !
    Ai ưng ông lão hom hem dở ng[SIZE=4]ư[SIZE=4]ời ?
    [SIZE=4][SIZE=4]Ông nghe b[SIZE=4]à n[SIZE=4]ói ... ch[SIZE=4]ỉ c[SIZE=4]ư[SIZE=4]ời ...

    [SIZE=4]... Th[SIZE=4]ế m[SIZE=4]à th[SIZE=4]ấm tho[SIZE=4][SIZE=4]á[/SIZE]t m[SIZE=4]ấy m[SIZE=4]ư[SIZE=4]ơi n[SIZE=4]ăm r[SIZE=4]ồi !
    [SIZE=4]C[SIZE=4]ây x[SIZE=4]ưa [SIZE=4]đ[SIZE=4]âm n[SIZE=4]ụ n[SIZE=4]ảy ch[SIZE=4]ồi ...
    [SIZE=4]R[SIZE=4]ừng x[SIZE=4]ưa nay [SIZE=4]đ[SIZE=4]ã t[SIZE=4]ím [SIZE=4]đ[SIZE=4]ồi hoa sim ![/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE][/SIZE]

    Người xưa giđã im lìm ...
    Là ông của cháu , muốn tìm th[COLOR=Purple]ì l[/COLOR][FONT=Times New Roman][COLOR=Purple]ên ...


    [/COLOR][/FONT][SIZE=4][FONT=Times New Roman][COLOR=Purple]... b[/COLOR][/FONT][SIZE=4][FONT=Times New Roman][COLOR=Purple]àn th[/COLOR][/FONT][FONT=Times New Roman][SIZE=4][COLOR=Purple]ờ ! [/COLOR][/SIZE][/FONT]

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

    [/SIZE][/SIZE]
    PS : Như mọi khi, ngẫu hứng thì mình làm thơ , mọi đối tượng đều có thể trở thành nàng thơ của mình , và không hề ẩn ý gì khác !
    Mong Tím và các bạn, đặc biệt là @yht267 thông cảm !
    Kể cả cô Út @ptkh và @miubaba cũng từng là nàng thơ của Thái Dương kia mà ! ( Bài " Thái Dương thích bà bà lắm đấy " ở đâu đó trong trang sưu tập thơ
    và bài thơ tặng Út khi vừa biết Út quê ở Hải Hưng ... )
    Mà có sao đâu ! :-??
    Chẳng ai mất cái gì cả ! [:D]

    Vậy nên đừng ai trách cứ gì HS về bài thơ này nhé !

    ;));));));));));))



  7. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Bien-D...p-pha-nhieu-tau-ca-Viet-Nam-the-nao/204661.gd

    Biển Đông: Trung Quốc hung hăng đập phá nhiều tàu cá Việt Nam thế nào?

    (GDVN) - “Ngư dân của chúng ta chạm mặt với các tàu ngư chính, tàu hải giám và cả tàu hải quân của Trung Quốc. Thái độ của những người Trung Quốc trên các tàu này rất hung hăng”.




    Trước thông tin 23.000 tàu cá Trung Quốc (trong đó gồm 14.000 tàu của Quảng Đông, 9000 tàu của Hải Nam) đồng loạt ra Biển Đông đánh bắt cá, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá về vấn đề này.


    Ông Trần Cao Mưu nói: "Trước đây tôi không nắm rõ chính xác là bao nhiêu tàu cá của Trung Quốc đã ra những vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây có lẽ là thời điểm đông nhất khi họ phát động khai thác tại vùng Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, không đơn thuần là hoạt động đánh bắt cá. Số tàu thuyền này đã gây cản trở và gây nhiều khó khăn cho ngư dân Việt Nam. Chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa".


    [​IMG]
    Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Trung ương Hội nghề cá Việt Nam (Ảnh: Tuấn Nam)



    PV: Xin ông có thể nói rõ hơn về những hành động kiên quyết...


    Ông Trần Cao Mưu:
    Chúng ta phải phản ứng một cách mạnh mẽ, tuyên truyền đầy đủ pháp luật và quyền chủ quyền pháp luật Việt Nam đến mức nào, đến chỗ nào và mức độ ra sao.


    Thực ra, Trung Quốc đã mở rộng tuyên truyền từ rất lâu rồi, rằng Việt Nam lấy đảo của họ, rằng Việt Nam đã khai thác dầu khí của họ… Chính vì vậy chúng ta phải tuyền truyền về chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông cũng như đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việc đưa ra những tấm bản đồ về lãnh thổ Trung Quốc trong thời gian vừa qua là rất tốt và chúng ta có trách nhiệm tuyên truyền nhiều hơn nữa cho người dân Việt Nam nói chung, ngư dân Việt Nam nói riêng biết rằng là Biển của chúng ta đến đâu, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.


    PV: Những khó khăn mà ngư dân Việt Nam gặp phải khi chạm mặt với những tàu của Trung Quốc trên những vùng biển chủ quyền của ta như thế nào, thưa ông?

    Ông Trần Cao Mưu:
    Việc chạm mặt tàu cá của Trung Quốc thì ít và thái độ của người dân Trung Quốc khi tôi tham gia một chuyến đi biển thì cũng bình thường. Sau này thì tôi không biết có còn bình thường không. Tuy nhiên, tôi nghe ngư dân của mình kể phần nhiều ngư dân của chúng ta chạm mặt với các tàu ngư chính, tàu hải giám và cả tàu hải quân của Trung Quốc. Thái độ của những người Trung Quốc trên các tàu này rất hung hăng.

    [​IMG]
    Trước đó, 30 tàu cá Trung Quốc tổ chức thành một biên đội kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin

    Họ xua đuổi ngư dân của ta ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, cản trở việc khai thác, về không về được, ra tiếp không ra được, tịch thu tài sản, phương tiện của các tàu cá. Gần đây nhất theo báo cáo của Hội nghề cá Quảng Ngãi, tàu cá của Quảng Ngãi mang biển số 66369 đã 3 lần bị tàu tuần tra Trung Quốc ngăn cản, đập phá tài sản gây thiệt hại đến 120 triệu đồng khi đánh bắt cá tài quần đảo Hoàng Sa trong tháng 6 vừa qua. Và nhiều tàu cá của chúng ta cũng đã bị như vậy.


    Trong những lần chạm mặt như vậy thì ngư dân của chúng ta ứng xử đúng theo chỉ đạo của Chính phủ và của nhà nước mình. Chúng ta phải phản đối những hành động cản trở ngư dân khai thác, hành động đập phá tài sản trên thuyền của ngư dân Việt Nam một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa cả về ngoại giao và cách chúng ta thông tin.


    Khi chúng ta phản ứng yếu thì Trung Quốc sẽ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam sâu hơn nữa. Chính vì thế chúng ta phải có đối sách với họ: phản ứng mạnh mẽ hơn nữa, giáo dục nâng cao trình độ cho ngư dân biết chủ quyền của chúng ta đến đâu và các tàu của Trung Quốc vi phạm như thế nào để biết cách phản đối… Khi chúng ta mạnh, Trung Quốc sẽ phải dè chừng.


    TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
    BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
    AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY


    Ra Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam


    [​IMG]
    Biển Đông: Cái gì giấu sau động thái cự tuyệt mới nhất của Trung Quốc?
    [​IMG]
    GS Thuyết: Lật tẩy mặt nạ và 6 điểm yếu chết người của Trung Quốc

    PV: Thưa ông, khi Trung Quốc gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam thì vai trò của Hội nghề cá trong việc này như thế nào?


    Ông Trần Cao Mưu:
    Ngư dân của chúng ta đã nhiều lần bị phía Trung Quốc bắt gây ra nhiều thiệt hại. Hội nghề cá Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng đã đề nghị các tổ chức ủng hộ quỹ Nhân đạo nghề cá Việt Nam hoặc các tỉnh hội có thái độ ủng hộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có phát động phong trào xây dựng quỹ Tấm lưới nghĩa tình ủng hộ ngư dân khai thác ở khu vực Trường Sa và Hoàng Sa. Hội nghề cá Việt Nam cũng đã có văn bản hướng dẫn hội viên ủng hộ quỹ này.


    Việc ngư dân ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ngư dân không chỉ là hoạt động đảm bảo vấn đề kinh tế, mưu sinh mà vấn đề quan trọng hơn là khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Hội nghề cá Việt Nam đã chỉ đạo các tỉnh hội với nhiều hình thức hỗ trợ cho ngư dân thông qua các quỹ trên để động viên họ tham gia sản xuất tại các khu vực này.

    Và các tỉnh hội cũng đã làm rất tốt việc này. Ngư dân của chúng ta ta dù biết việc ra khu vưc quần đảo Hoàng Sa có thể bị phía Trung Quốc bắt giữ nhưng vẫn ra để khẳng định chủ quyền quốc gia tại đây.


    PV: Trong lần trao đổi mới đây với Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng chúng ta nên tập hợp những nhóm tàu đánh cá thành những đội lớn để có thể chủ động hơn trên vùng biển chủ quyền của ta. Ông đánh giá ý kiến này như thế nào?


    Ông Trần Cao Mưu:
    Ý kiến đó rất đúng. Lâu này chúng ta đã thành lập các tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sản xuất, các nghiệp đoàn sản xuất ở các tỉnh miền Trung. Điều đó giúp cho các ngư dân không những giúp đỡ nhau chống lại thiên tai, địch họa mà còn giúp cho ngư dân chủ động hơn khi bị xâm phạm quyền lợi, xâm phạm chủ quyền và bị đe dọa. Chúng ta cần phải tăng cường tạo điều kiện để các nghiệp đoàn này hoạt động mạnh mẽ hơn.

    Có thể bạn quan tâm
    > Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất

    > Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn

    > Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông


    Các tàu cá của Việt Nam có công suất nhỏ chỉ khoảng vài chục đến vài trăm mã lực còn các tàu cá của Trung Quốc thì lớn lắm, lên đến vài nghìn mã lực.

    Theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, chúng ta đã có đề án nâng cấp các tàu cá lên hàng nghìn mã lực trong giai đoạn 2015 – 2020. Nhưng thực sự việc này không hề đơn giản vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất chế biến hải sản, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu…


    PV: Ngày 21/6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong bối cảnh địa chính trị như hiện nay. Xin ông cho biết, đối với Hội và các thành viên của mình, đạo luật này có nghĩa như thế nào?


    Ông Trần Cao Mưu:
    Luật Biển Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật Biển rất có nghĩa với ngư dân, khẳng định chủ quyền vùng biển của Việt Nam. Nó sẽ giúp ngư dân có nhận thức tốt hơn về những vùng chủ quyền của Việt Nam. Và khi đã hiểu thì sẽ làm cho đúng và khi đã làm đúng thì chúng ta có quyền xua đuổi những người vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Khi chúng ta đã có một quy định thì mọi người sẽ phải thực hiện đúng quy định, những tranh chấp sẽ được giải quyết nhanh gọn, có tính pháp lý cao hơn. Ngay từ bây giờ chúng ta phải tuyên truyền ngay đạo luật này chứ không phải chờ đến ngày 1/1/2013 mới bắt đầu tuyên truyền.


    Xin chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121211/thoi-bao-hoan-cau-lai-gio-thoi-ngang-nguoc.aspx
    Thời báo Hoàn cầu lại giở thói ngang ngược

    11/12/2012 18:10
    [​IMG]

    Vị trí tàu Bình Minh 02 bị phá cáp theo thông tin của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và phần cáp bị đứt (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn (TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu ngày hôm nay, 11.12, đã đăng tải bài bình luận ngang ngược vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc đồng thời cổ vũ cho các hành động gây hấn và phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông.

    Trong bài bình luận có tựa “Việt Nam xem nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”, tờ báo thường xuyên thể hiện giọng điệu hiếu chiến nhắc lại vụ tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02 và kêu gọi Trung Quốc tiếp tục sử dụng những hành động có “cường độ nhẹ” để quấy phá hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ở biển Đông, đồng thời tung hỏa mù về cách phản ứng của Trung Quốc.
    Ấn phẩm phụ của tờ Nhân dân Nhật báo bộc lộ rõ thái độ hung hăng qua đoạn: “Chúng tôi không biết liệu tàu Trung Quốc có cố ý cắt cáp thăm dò gắn phía sau tàu Việt Nam hay không. Nhưng ngay cả khi họ cố ý, thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ cách hành xử này”.
    Tờ báo này còn rêu rao rằng Việt Nam là nước bạo dạn nhất trong việc khai thác dầu ở biển Đông so với các nước khác và vu cáo Việt Nam “ăn cắp” dầu khí của Trung Quốc thông qua sự hợp tác với các công ty dầu khí từ “một nước thứ ba”.
    Thời báo Hoàn cầu khẳng định Trung Quốc hiện cương quyết bảo vệ chủ quyền hơn bao giờ hết và dọa dẫm Việt Nam và Philippines đừng trông đợi Trung Quốc thoái lui dưới “cái gọi là áp lực quốc tế”.
    Bài bình luận cũng mạo danh toàn thể nhân dân Trung Quốc với đoạn: “Họ phải hiểu dư luận quần chúng Trung Quốc là trên hết. Bảo vệ chủ quyền Trung Quốc là ý chí chung của 1,3 tỉ công dân Trung Quốc”.
    Tàu Bình Minh 02 của Việt Nam vốn bị hai tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp vào hôm 30.11, khi đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam (tại tọa độ 17026,2’ vĩ tuyến Bắc, 1080 02’ kinh tuyến Đông, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (Việt Nam) khoảng 43 hải lý).
    Vụ gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, cũng như các động thái đưa ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, xuất bản bản đồ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của phía Trung Quốc đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối vào hôm 4.12.2012.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10.2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp".
    Ông Lương Thanh Nghị cho biết, ngày 3.12.2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.
    Sơn Duân
  9. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20121207/trung-quoc-vu-cao-viet-nam-trong-vu-tau-binh-minh-02.aspx
    Trung Quốc vu cáo Việt Nam trong vụ tàu Bình Minh 02

    07/12/2012 8:55
    (TNO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm 6.12 đã ngang nhiên vu cáo Việt Nam đuổi các tàu cá Trung Quốc ở gần vịnh Bắc bộ và đưa ra đòi hỏi vô lý và ngang ngược yêu cầu Việt Nam ngưng các hoạt động khai thác dầu khí ở biển Đông.

    Tân Hoa xã còn dẫn lời người phát ngôn Hồng Lỗi nói rằng, thông tin mà phía Việt Nam cung cấp trong vụ tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp là “trái với thực tế”.
    Ông Hồng thậm chí còn vu cáo rằng các tàu cá Trung Quốc bị tàu quân sự Việt Nam xua đuổi, theo Tân Hoa xã.
    [​IMG]
    Vị trí tàu Bình Minh 02 bị phá cáp theo thông tin của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và phần cáp bị đứt (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn
    Trên thực tế, vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30.11, tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ để chuẩn bị khảo sát, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây.
    Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02, gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25 m.
    Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 bắc và 108º02 đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
    Vụ gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, cũng như các động thái đưa ra “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam”, xuất bản bản đồ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của phía Trung Quốc đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối vào hôm 4.12.2012.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10.2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp".
    Ông Lương Thanh Nghị cho biết, ngày 3.12.2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự
    Sơn Duân - TTXVN
  10. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.vannghequandoi.com.vn/80...ve-phi-cong-tiem-kich-viet-nam-(ki-cuoi).html

    Những chuyện mới biết về phi công tiêm kích Việt Nam (Kì cuối)
    10/12/2012
    . ĐỖ TIẾN THỤY
    Kì cuối:

    Những kì tích ít người được biết

    Được thành lập ngày 30-5-1963, so với thế giới, Không quân tiêm kích Việt Nam được xếp vào hàng ‘sinh sau đẻ muộn’, không được đánh giá cao, thậm chí bị đối phương coi thường. Viên tướng J.Paul, chỉ huy tàu sân bay USS Constellation của Mỹ đã ngạo mạn nhận định: “Một dúm máy bay Mig-17 out of date (hết đát)... Vài chục phi công non yếu… Cuộc chiến với không quân tiêm kích Việt Nam chỉ là trò chơi của các phi công Mỹ”. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại. Những chiếc Mig ‘cổ lỗ’ đã thoắt ẩn thoắt hiện trong mây rồi bất ngờ ra đòn tấn công như tia chớp khiến những tiêm kích ‘đời mới’ của Mỹ ‘rụng như sung’. Tổng kết sau chiến tranh, trang mạng ACIG.org của người Mỹ phải cay đắng thừa nhận, các phi công Mỹ chỉ bắn rơi được 103 máy bay Mig, trong khi đó có tới 340 máy bay các loại của Mỹ bị Mig hạ gục, tỉ lệ 1- 3,3. Đây là một kì tích của Không quân nhân dân Việt Nam trong việc biến ‘những chiếc Mig hết đát’ thành ‘sát thủ bầu trời’.


    [​IMG]

    Tiêm kích bom F-5 của trung đoàn 935 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (Ảnh: TL)

    Biến ‘những chiếc F-5 bị bỏ rơi’ thành ‘anh hùng tấn công mặt đất’

    Bị tan rã quá nhanh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trên đường rút chạy Không lực Việt Nam Cộng hòa đã không kịp mang theo hoặc phá hủy một số lượng lớn máy bay. Chỉ riêng tại sân bay Biên Hòa đã có tới 40 chiếc F-5 các đời bị ‘bỏ rơi’.

    F-5 là loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tiêm kích hàng không. Thế nhưng ngay từ khi ra đời vào những năm 1960 nó đã gặp phải sự ‘ghẻ lạnh’. Không quân Mỹ chỉ dùng một số ít F-5E để… đóng giả Mig-17 làm ‘quân xanh’ cho phi công tập bắn, còn lại thì ‘đẩy’ cho quân đội các nước đồng minh, trong đó có Việt Nam cộng hòa. Nhưng Không lực Việt Nam Cộng hòa cũng không ‘sủng ái’ F-5 vì nó không có đất dụng võ, chỉ bay quanh quẩn trong những phi vụ lẻ tẻ.
    [​IMG]
    Máy bay F5 của trung đoàn 935
    Ngày 21-5-1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn không quân 935. Đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tận sân bay Biên Hòa giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 935 phải nhanh chóng làm chủ các loại máy bay thu được của Mỹ-ngụy để đối phó với tình hình mới. Đây là nhiệm vụ cực kì khó khăn, bởi số tài liệu, hồ sơ ít ỏi về máy bay F-5 để lại toàn bằng tiếng Anh, trong khi phi công của ta chỉ thạo tiếng Nga. Nhưng chỉ 6 ngày sau, ngày 27-5 năm 1975, phi công Nguyễn Văn Nghĩa đã bay thành công chuyến F-5 đầu tiên, mở đầu cho chiến dịch khai thác F-5, ‘những đứa con bị bỏ rơi’ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và họ đã khiến những chiếc F-5 làm được những điều mà ngay cả những nhà sản xuất cũng không ngờ tới.
    Cuối năm 1976, trước những khiêu khích của Polpot tại biên giới Tây Nam, Trung đoàn 935 đã làm được một việc chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới: dùng 2 chiếc tiêm kích siêu âm F- 5 do hai phi công Đinh Văn Bồng và Nguyễn Hữu Lâm để… rải truyền đơn tuyên truyền đường lối, quan điểm của Việt Nam về mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam và Camphuchia.
    [​IMG]
    Biểu tượng của Trung đoàn tiêm kích 935
    Nhưng bỏ qua thiện chí của Việt Nam, năm 1978 Polpot xua quân ồ ạt xâm lấn biên giới Tây Nam, những chiếc F-5 của Trung đoàn 935 đã chuyển từ tiêm kích phòng không thành những chiếc tiêm kích bom chuyên tấn công mặt đất. Đây là lần đầu tiên trong quân sử chiến tranh vệ quốc, Việt Nam dùng lực lượng không quân tiêm kích bom phối hợp tác chiến Hải-Lục- Không quân một cách chủ động, nhịp nhàng.
    Xuất kích hàng ngàn chuyến với những biên đội lớn 4-8 chiếc/lần, bằng sức oanh kích mãnh liệt, tiêm kích bom F-5 của Không quân Việt Nam đã đánh ‘dập đầu’ các sở chỉ huy, phá hủy các trận địa phòng thủ, phương tiện, vũ khí… của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công khiến đối quân Khmer đỏ ‘vỡ trận’ nhanh chóng.
    [​IMG] [​IMG]
    Hai Anh hùng LLVT Lê Khương (trái) và Nguyễn Văn Kháng (Ảnh: TL) Đóng góp to lớn của lực lượng không quân tiêm kích trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam được ghi nhận bằng sự kiện ngày 20-12-1979, Trung đoàn không quân 935 đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hai phi công của Trung đoàn cũng được phong tặng danh hiệu cao quí này là đại úy Lê Khương và đại úy Nguyễn Văn Kháng.
    Khâm phục trước trình độ tác chiến của không quân tiêm kích Việt Nam, ngay sau khi giành được chính quyền, Chính phủ Cách mạng Camphuchia đã đề nghị Việt Nam huấn luyện giúp một phi đội tiêm kích, làm cơ sở để thành lập trung đoàn không quân đầu tiên của nhà nước Cộng hòa nhân dân Camphuchia vào tháng 4-1988.

    Nhanh làm chủ những máy bay mới nhất

    Trải qua hai cuộc chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam đã chứng tỏ được những khả năng phi thường, “biến cái không thể thành có thể”. Trong giai đoạn hiện nay, lực lượng này đã được quan tâm đầu tư thích đáng. Để có thể chiến đấu và chiến thắng, yêu cầu số 1 đối với phi công tiêm kích là phải làm chủ và khai thác các loại máy bay được trang bị một cách sáng tạo.

    [​IMG]
    Kĩ sư Rogovsky Ivan Albertovich, Trưởng đoàn chuyên gia Nga
    Trong những ngày tác nghiệp ở Trung đoàn 935, tôi đã gặp kĩ sư Rogovsky Ivan Albertovich, Trưởng đoàn chuyên gia Nga trong chương trình chuyển loại phi công Su-30MK2. Khi được hỏi ông nhận xét như thế nào về phi công tiêm kích Việt Nam? Ivan giơ ngón tay cái lên cùng một nụ cười tin cậy: “Chúng tôi rất khâm phục trình độ tiếp thu cũng như ý chí của phi công và đội ngũ nhân viên kỹ thuật Việt Nam. Họ đã nắm bắt tốt không chỉ toàn bộ nội dung chương trình chuyển loại mà còn đề ra yêu cầu cao hơn trong chương trình huấn luyện.”
    Thay cho lời kết

    Trước khi chia tay, tôi đã có một cuộc tọa đàm với các phi công tiêm kích Trung đoàn 935. Và những ghi chép sau đây sẽ thay cho lời kết thiên phóng sự này.
    Vừa rồi tôi có xem một triển lãm hàng không, thấy cảnh các máy bay tiêm kích nhào lộn, áp bụng vào nhau, đan nhau trên bầu trời… Tôi nể trình độ bay của phi công họ quá!

    Đại úy Vũ Đình Thi, Biên đội trưởng 2, Phi đội 2:
    Trên thế giới hiện có những đội bay biểu diễn nổi tiếng như Hiệp sĩ Nga của Nga, Blue Angel của Mỹ, Bát Nhất của Trung Quốc… Nhưng anh Thụy có thể chưa biết, bay biểu diễn khác với bay chiến đấu. Những đội bay biểu diễn quanh năm chỉ ăn và tập một bài để phục vụ cho các triển lãm hàng không nhằm… bán hàng.

    Dư luận hiện tỏ vẻ lo lắng trước việc một số nước đầu tư sản xuất, mua sắm các loại máy bay ‘hàng khủng’ được cho là có tính năng vượt trội về khả năng tàng hình, tốc độ, vũ khí... Các anh nghĩ gì trước hiện tượng này?


    Thượng tá Trần Mạnh Cường, Phi đội trưởng Phi đội 2:
    Chúng tôi vẫn cập nhật tình hình kĩ thuật hàng không thế giới thường xuyên. Những tuyên bố này nọ nó mang nặng tính… quảng cáo! Sự thực thì máy bay nào cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Trước đây Mỹ cũng đã từng tuyên bố B.52 là ‘siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm’, thế mà khi tham gia chiến tranh ở Việt Nam đã bị các ‘cụ’ Phạm Tuân, Nguyễn Xuân Thiều, Vũ Đình Rạng nhà ta ‘thiêu rụi’ đó thôi.

    Vâng, nhưng đó là… ngày xưa. Thời bây giờ là tác chiến điện tử. Các anh cho biết, nét khác nhau cơ bản giữa không chiến ngày xưa và ngày nay?


    Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến, Trung đoàn trưởng:
    Ngày xưa trong các trận không chiến, muốn tấn công phải áp sát đối phương. Còn thời bây giờ là ‘tác chiến phi tiếp xúc’, các radar hiện đại cho phép phi công có thể tấn công mục tiêu cách hàng chục, thậm chí cách hàng trăm km…

    Như thế nghĩa là yếu tố vũ khí công nghệ cao giữ vai trò chủ yếu. Sự mưu trí, dũng cảm của phi công… có còn cần thiết ?


    Thượng tá Trần Mạnh Cường:
    Những loại tiêm kích hiện đại cho phép phi công có thể tác chiến một cách độc lập cao nhất. Như thế càng phải đòi hỏi sự mưu trí, sáng tạo, dũng cảm. Vũ khí rất quan trọng. Nhưng dù vũ khí dù có hiện đại đến đâu vẫn chỉ là thứ yếu. Quyết định sự thắng bại vẫn là do người sử dụng vũ khí.

    Nhưng tiềm lực của ta…


    Thượng tá Trần Mạnh Cường:
    Ý anh Thụy muốn nói liệu không quân ta có đương đầu nổi với một đối thủ có số lượng máy bay áp đảo gấp nhiều lần không chứ gì? Thì không quân ta đã phải làm việc đó trong kháng chiến chống Mỹ đó thôi. Trước những đối thủ mạnh, chúng ta không dại gì mà lại đi ‘căng’ hết máy bay ra bầu trời để chiến đấu cả…

    Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến:
    Vấn đề ở đây là cách đánh…

    Đánh thế nào ạ?


    Thượng tá Nguyễn Xuân Tuyến:
    (Cười) đánh như thế nào, đó là vấn đề bí mật quân sự không được phép tiết lộ. Nhưng nhân dân hãy tin rằng, dù phải đương đầu với bất kì đối thủ nào thì lực lượng không quân tiêm kích Việt Nam thời hiện đại cũng sẽ xứng đáng với truyền thống Không quân nhân dân Việt Nam!
    Tháng 11-2012
    Đ.T.T

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

Chia sẻ trang này