Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

5362 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54335 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    O, lai muc tiep a??????;));));));));));));))
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bây giờ lại muốn xin ý kiến tư vấn của chiên gia roài [};-
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chào cả nhà![};-
    Chắc mọi người đang trên "Thân cá" cả chứ? Chúc vui vẻ [r2)]
    Nhưng đừng quá đà mà theo Ông Táo về "Giời" nhé :))
    ;));));));));));));));));));));));))
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Pak lày, khéo quá đi thôi
    Lấy luôn câu hỏi, trả nhời người ta ...
    Mình cần ý kiến chiên gia ...
    Thế mà pak lại trả vờ ..., giỏi ghê
    Pak là pak Y H T ...

    :)):)):))^:)^^:)^^:)^:)):)):))
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà !
    Sang năm mới BL chúc cả nhà được hưởng niềm vui trọn vẹn ...[};-[};-[};-[};-[};-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    [​IMG]

    Xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam (17-2-1979)





    Chiến đấu vì độc lập tự do

    Nhạc sĩ : Phạm Tuyên

    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
    Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
    Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương

    Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

    Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
    Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
    Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
    Độc Lập - Tự Do!


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Ngày này 34 năm trước, Đặng Tiểu Bình lộ rõ dã tâm bành trướng khi xua quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Trung !

    17-02-1979 , ngày mà mọi người Việt Nam chân chính không thể nào quên !


  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx

    Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

    17/02/2013 2:30

    Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

    [​IMG]
    Thiếu tướng Lê Văn Cương

    Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ *******, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.
    Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
    Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
    Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
    Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
    [​IMG][​IMG]
    Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979
    Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?
    Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
    Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
    Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.
    [​IMG][​IMG]
    Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu
    Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.
    Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
    Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
    Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
    [​IMG]

    [​IMG]
    Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng


    Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?

    Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Ng.Phong
    (thực hiện
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/47/47/106756/Indonesia-soan-thao-qui-tac-hanh-dong-o-Bien-Dong.aspx
    Indonesia soạn thảo "qui tắc hành động" ở Biển Đông

    nnvn -
    Chủ Nhật, 17/02/2013, 9:5 (GMT+7)


    [​IMG]
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
    Trả lời phỏng vấn báo Mainichi trong thời gian ở thăm Tokyo, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết nước này đã bắt tay soạn thảo “qui tắc hành động” có sức mạnh ràng buộc pháp lý để ngăn chặn đụng độ ở Biển Đông, nơi đang tồn tại vấn đề tranh chấp giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Tháng 9/2012, Indonesia đã đề xuất với các nước ASEAN dự thảo “qui tắc hành động” của mình và thúc giục thảo luận việc soạn thảo, nhưng một số nước được cho là thân Trung Quốc trong ASEAN đã thể hiện thái độ tiêu cực.

    Ngoại trưởng Natalegawa đã thừa nhận hội nghị ASEAN năm ngoái là “cục diện khó khăn” và việc soạn thảo “qui tắc hành động” vẫn đang ở giai đoạn thương lượng, song nhấn mạnh nội bộ ASEAN đã nhất trí về một phần dự thảo “qui tắc hành động” và đã thấy có sự tiến triển.

    Về cuộc đàm phán thực sự với Trung Quốc, ông Natalegawa cho biết Bắc Kinh không từ chối mà đang thúc giục bắt đầu đàm phán.

    Về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, ông Natalegawa cho rằng “việc duy trì an ninh khu vực là ưu tiên hàng đầu, vấn đề tranh chấp lãnh thổ giống như “chiếc hòm Pandora”, không phải ai cũng mở được,” qua đó yêu cầu hai bên giải quyết bằng biện pháp ngoại giao.

    (Theo Vietnam+)
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Cám ơn người con của đất Việt - Trần Đình Thắng [};-[};-[};-

    Báo Mỹ khẳng định “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”


    Tạp chí Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đăng bài về việc thu thập bản đồ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Đình Thắng. Đây là bài báo đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”.

    [​IMG]
    Trần Đình Thắng có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc.
    Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết vừa qua trên tạp chí Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.

    Dưới đây là bài viết của Mai Ngọc Châu, đang học thạc sỹ báo chí ở Boston về việc trên. Lao Động điện tử xin trích dịch dưới đây.

    Nghĩa vụ giữ gìn đất nước

    Năm 1995, Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, mời giáo sư Trần Văn Khê từ Đại học Sorbonne (Pháp) - chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (trường Uconn – Mỹ). Buổi nói chuyện của ông đã trở thành một phần lịch sử của trường Uconn. Cuộc đó thu hút hơn 300 khán giả, nhưng một phần ba trong số đó là để phản đối chính phủ Việt Nam. Nhưng điều đó không làm Trần Thắng nhụt chí.

    Lúc đó anh là sinh viên năm thứ ba ngành cơ khí và là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam của trường. Thắng nhận ra rằng, cuộc gặp với một biểu tượng văn hóa Việt Nam đã đánh thức trong anh tình yêu với quê hương. “Chính giáo sư Khê đã cho tôi sức mạnh nội tại để theo đuổi việc trao đổi văn hóa", Trần Thắng nói.

    Giờ đây tình yêu của Thắng với tất cả những gì mang tính Việt Nam còn kết hợp với một sự say mê khác: Sưu tập bản đồ cổ. Anh đã có trong tay 150 tấm bản đồ và ba tập bản đồ cổ Trung Quốc, trong đó chỉ ra rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc như nước này tuyên bố, mà thực ra là thuộc về Việt Nam.

    Các chuyên gia về biển Đông nói rằng, nếu các tranh chấp biển đảo được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của Trần Thắng có thể được dùng làm bằng chứng lịch sử để phản bác các đòi hỏi của Trung Quốc. “Là người Việt, tôi có nghĩa vụ giữ gìn đất nước”, Trần Thắng nói. Anh bảo rằng anh luôn mong muốn biến những suy nghĩ của mình thành hành động.

    Trần Thắng sống cùng bố mẹ ở West Hartford, bang Connecticut. Gia đình anh sang Mỹ từ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp ngành cơ khí ở đại học Uconn, Trần Thắng tiếp tục lấy bằng thứ hai về quản lý và kỹ thuật, rồi anh làm việc cho công ty Electric Boat. Hiện Thắng là kỹ sư của công ty Prat & Whitney, một nhà sản xuất linh kiện máy bay.

    Trần Thắng bắt đầu sưu tập bản đồ cổ từ tháng 7/2012 với suy nghĩ rằng những bản đồ đó sẽ giúp bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Anh lên mạng bán đấu giá eBay, tìm kiếm các từ khóa như “Bản đồ Trung Quốc”, “Bản đồ Đông Dương”, “Đảo Hải Nam”. Anh nói: “Các công trình của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì thế tôi cho rằng các bản đồ cổ do phương Tây vẽ có thể là bằng chứng khoa học về chủ quyền của Việt Nam”. Trần Thắng tìm kiếm trên mạng, liên hệ với các nhà sử học, lấy ý kiến của các chuyên gia về biển Đông từ Mỹ đến Việt Nam. 150 bản đồ và 3 tập bản đồ anh sưu tập được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ấn Độ và Trung Quốc từ 1626 đến 1980.

    “Khoảng 80 tấm bản đồ và 3 tập atlas chỉ rõ, biên giới phía nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam", Trần Thắng cho biết.

    Tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn của Viện Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng khẳng định, các sưu tập của Thắng đã cung cấp thêm bằng chứng lịch sử và khoa học để chứng minh chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa Trường Sa, bác bỏ đòi hỏi vô lý của Trung Quốc với hai quần đảo này. Còn giáo sư danh dự Đại học New South Wales (Australia), ông Carl Thayer, nói rằng bộ sưu tập của Trần Thắng cho thấy sự đối lập trong đòi hỏi của Trung Quốc.

    Trái tim ở Việt Nam

    Từ năm 1996, cùng với bạn bè, Trần Thắng đã thành lập ra tạp chí Nhịp Sống, một tạp chí bằng tiếng Việt để thúc đẩy hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tạp chí dày 124 trang, ra mỗi năm một kỳ, tập hợp các bài viết về lịch sử, xã hội, văn học, nghệ thuật Việt Nam, thu hút sự đóng góp của rất nhiều học giả và nghệ sỹ ở Mỹ, ở Việt Nam và nhiều nơi khác. Tạp chí đã đến với nhiều người Mỹ gốc Việt cho dù họ có quan điểm khác nhau.

    Năm 2000, Trần Thắng tiếp tục thúc đẩy các trao đổi văn hóa lên một bước mới. Với sự ủng hộ của nhiều học giả Việt Nam có tên tuổi ở nước ngoài, Trần Thắng đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận có tên Viện Văn hóa Giáo dục Việt Nam (IVCE). IVCE thường tổ chức tại Việt Nam các hội thảo về việc du học Mỹ và trợ giúp sinh viên Việt Nam xin học bổng tại Mỹ. 12 năm qua, Trần Thắng đi lại như con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 hội thảo mùa hè về du học tại Mỹ, với sự giúp đỡ từ kinh nghiệm trực tiếp của hàng trăm người Mỹ gốc Việt. Hàng chục trường đại học Mỹ và Việt Nam giờ là đối tác của IVCE để trao đổi các đoàn và thiết lập các chương trình hợp tác. IVCE cũng đã tổ chức 44 sự kiện khắp nước Mỹ đề giới thiệu về âm nhạc, nghệ thuật cổ truyền, mỹ thuật, văn học, chiếu phim tài liệu và phim truyện Việt Nam.

    “Trần Thắng sống ở Mỹ, nhưng trái tim anh ấy ở Việt Nam”, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Anh nói. Cô đã tham gia cùng Trần Thắng trong chuyến đi tới các trường đại học vùng đông bắc nước Mỹ hồi tháng 11.2012.

    Còn giáo sư Trần Văn Khê, người trở thành thầy giáo của Trần Thắng, thì nói: “Thắng đã cống hiến cho nhiều chương trình có ích cho Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Nhưng Thắng không bao giờ khoa trương về những gì mình đã làm”.

    Trần Thắng nói, anh cảm thấy mình có nghĩa vụ làm việc vì đất nước: “Đó là nhiệm vụ của đời tôi".
    Theo M.H
    Lao động
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    108 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Shapphire5


    Đang giờ giao dịch .
    Các bác chốt lời rồi giờ thảnh thơi đi lang thang sướng ha ! :))

Chia sẻ trang này