Việt Nam quê hương tôi (Phần 3) - Việt Nam trường tồn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoatimbanglang, 09/08/2012.

6840 người đang online, trong đó có 770 thành viên. 08:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54450 lượt đọc và 704 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    BẠN ĐỌC BÁO THANH NIÊN PHẢN HỒI - COMMENT (5)

    NamLong, Ha Noi
    Chúng ta là những người Việt Nam yêu nước cần tỏ rõ cho Trung Quốc biết quan điểm lập trường của nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, không thể để cho TQ muốn làm gì thì làm, Hoàng Sa, và Trường Sa là vùng biển của Việt Nam, chúng ta cần phải có biện pháp cứng rắn để đạp tan âm mưu bành trướng của tập đoàn Bắc Kinh.


    Phạm Văn Hướng, Đại Tân- Đại Lộc- Quảng Nam
    Luật biển đã chỉ ra rất rõ về phần biển của mỗi nước rồi, của ta thì ta quản lý, tàu nước ngoài mà xâm phạm thì ta phải ta phải xử lý ngay, không nhu nhược để kẻ thù lấn tới.


    Trần Quang Thông
    Hành động ngang ngược của Trung Quốc ngày càng bộc lộ dã tâm độc chiếm biển Đông, nhất là lãnh hải của Việt Nam. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh cho đến cùng để bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ ngư dân, dù cho Trung quốc sử dụng thủ đoạn nào chúng ta cũng phải kiên trì không nên lùi bước. Hải quân Viêt Nam anh hùng hãy tiến lên./.


    Hải, Thanh Hóa
    Phải dùng chiến thuật vừa đánh vừa đàm với "người láng giềng tốt này" lịch sử đã dạy ta thế!?


    Nguyễn Minh Liêm, Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội
    Đã đến lúc chúng ta cần có những hành động cứng rắn hơn với Trung Quốc để họ không thể tiếp tục có những hành động ngang ngược nữa.

    Nếu để mất thêm lãnh thổ và lãnh hải vào tay ngoại bang là chúng ta có tội với tổ tiên và con cháu sau này !

    Lịch sử sẽ lên án những người nắm quyền nhưng nhu nhược trước quân xâm lược, thờ ơ trước vận mệnh núi sông và cuộc sống yên lành của nhân dân đang bị quân thù đe doạ !

    Hãy nhớ lời Trần Bình Trọng : " Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc ! " .


  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130506/trung-quoc-dua-32-tau-danh-bat-trai-phep-o-truong-sa.aspx

    Trung Quốc đưa 32 tàu đánh bắt trái phép ở Trường Sa

    06/05/2013 14:24
    (TNO) Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa đưa 32 tàu đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Báo mạng Hải Nam hôm nay 6.5 đưa tin đội tàu nói trên gồm có một tàu tiếp tế tổng hợp 4.000 tấn, một tàu vận chuyển 1.500 tấn cùng 30 tàu cá.
    Báo này lên giọng cho rằng đây là đội tàu đánh bắt lớn nhất của Hải Nam được đưa đến Trường Sa trong năm 2013.
    Hồi tháng 7.2012, Hải Nam từng ngang nhiên đưa một đội tàu gồm 30 chiếc đến đánh bắt ở Trường Sa.
    Hồi đầu năm nay, Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải của Trung Quốc Ngô Tráng lên giọng tuyên bố trong năm 2013, tàu ngư chính của cục này sẽ ưu tiên tuần tra hỗ trợ ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở Trường Sa.
    Hành động tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc tuần tra, đánh bắt ở vùng biển thuộc Trường Sa rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
    Điều đáng lưu ý là Hải Nam có hành động trên chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến công du 4 nước ASEAN, với tuyên bố tất cả các bên tham gia tranh chấp ở biển Đông cần thực hiện Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở biển Đông (DOC).
    Trong chuyến thăm đó, ông Vương còn tuyên bố Bắc Kinh sẽ luôn cởi mở về thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
    Văn Khoa

    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (1)


    dân việt (TP.HCM)
    "chúng ta càng nhân nhượng chúng càng lấn tới" hãy làm một điều gì đó trước khi quá muộn. Nếu cần chúng tôi sẽ không tiếc xương máu để bảo vệ non sông như các thế hệ ông cha ta đã làm.








  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Ngày này, 59 năm trước, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến thắng quân đội Liên Hiệp Pháp tại Điện Biên Phủ, một chiến công chấn động địa cầu !
    Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 19451954 của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.[7] Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.000 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN.[8] Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ[8], và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.[9]
    Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự một quân đội của một cường quốc châu Âu. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây,[7] đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm[7] và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa ở Châu Phi được cổ vũ cũng đồng loạt nổi dậy. Trong năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
    Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc[8][10], qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.


    Tháng 12 năm 1972, trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris và rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam.


    Sẽ còn những Điện Biên Phủ khác sẵn sàng vùi thây bất cứ đội quân xâm lược nào dám ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước và nhân dân Việt Nam !


    Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ !
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Chiến Thắng Điện Biên Phủ - 5/1954


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130317/kinh-hoang-vu-con-trai-chat-dau-cha-me-o-hong-kong.aspx

    Kinh hoàng vụ con trai chặt đầu cha mẹ ở Hồng Kông

    17/03/2013 09:55
    [​IMG]

    Cảnh sát Hồng Kông phong tỏa hiện trường vụ việc - Ảnh: AFP (TNO) Cảnh sát Hồng Kông (Trung Quốc) đã bắt giữ một người đàn ông 29 tuổi bị tình nghi đã chặt đầu cha mẹ của mình rồi bỏ vào tủ lạnh.

    Phần đầu của ông Chau Wing-ki (64 tuổi) và bà Siu Yuet-yee (63 tuổi), cha mẹ của nghi phạm nói trên, đã được tìm thấy trong tủ lạnh ở một căn hộ tại khu vực Tai Kok Tsui, Hồng Kông, AFP dẫn thông cáo của cảnh sát Hồng Kông ngày 16.3.
    Cảnh sát cho biết họ nhận được tin báo vợ chồng ông Chau Wing-ki bị mất tích hồi tuần rồi.
    Phần chân, tay của nạn nhân được phát hiện khắp nơi trong căn nhà này, trong khi phần thân của nạn nhân đã biến mất. Tại hiện trường, cảnh sát còn phát hiện các lưỡi cưa và dao dính đầy máu.
    Cảnh sát đã bắt giữ người con trai (cảnh sát chưa tiết lộ danh tính) và một nghi phạm 35 tuổi bị tình nghi giết người, chặt xác.
    Theo AFP, tại đồn cảnh sát, người con trai đã thừa nhận giết chết và chặt xác cha mẹ của mình.
    Phúc Duy

    Ôi đất nước của Khổng Phu Tử và nhị thập t hiếu !

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^


    Nhị thập tứ hiếu để ở đâu ?
    Mà cha mẹ bị con chặt đầu ?
    Đạo đức Trung Hoa nay xuống cấp...
    Khổng Khâu ngài có thấy lòng đau ?

    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

    Ps : Khổng Khâu là tên thật của Vạn Thế Sư Biểu Khổng Phu Tử

  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ước j` bọn cẩu tặc khựa biết tu để được làm con cháu của loài Cá Ông này thì các láng giềng đỡ tốn công ,tốn của ...

    Cá voi cứu ngư dân trong bão dữ

    Cuồng phong kèm theo những cột sóng lớn bủa vây rồi nhấn chìm tàu cá, số phận ngư dân trở nên mong manh. Đúng lúc ấy, cá voi xuất hiện, trở thành phao cứu sinh cho nhiều người bám trụ và sống sót kỳ diệu.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải kể về chuyện cá voi cứu sống mình cùng 20 ngư dân trong bão năm 1991. Ảnh: Trí Tín. Đã từ lâu trong tâm thức ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), loài cá voi (còn gọi cá Ông) là vật linh, vị thần độ mạng và là nơi gửi gắm niềm tin trong những ngày tháng lênh đênh trên biển.
    Với người dân địa phương, chuyện cá Ông cứu sống thuyền trưởng Nguyễn Công cùng 11 ngư dân ở xã An Vĩnh lạc giữa tâm bão số 9 năm 2009 được ví như cổ tích. Hôm ấy, kết thúc phiên biển đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, trên đường trở về chỉ còn cách đảo Lý Sơn khoảng 7 hải lý thì tàu cá của anh Công gặp nạn.
    "Tàu chết máy, chao đảo trong tâm bão khiến anh em hoảng sợ. Trong phút lâm nguy, ông bất ngờ xuất hiện với dòng nước phụt lên trời cao vút. Dường như ông ghé lưng làm điểm tựa cho tàu giữ được thăng bằng, chúng tôi vừa mừng vừa sợ nhưng cuối cùng đã vượt qua cơn bão, trở về an toàn", anh Công kể.
    Sau khi đưa tàu về gần đảo Lý Sơn, dù lưng trầy xước chảy máu, cá Ông bơi lượn một vòng rồi quẫy đuôi quay ra biển. Tri ân công ơn cứu mạng của "ngài", anh Công cùng 11 ngư dân đã ăn chay ba tháng liền. Từ đó người thuyền trưởng cũng tình nguyện thờ phụng, lo nhang khói cho Lăng Cồn, nơi thờ tự cá Ông (Nam Hải Đại tướng quân) quê mình.
    Nói về chuyện cá Ông cứu người, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải bảo, khó có thể đếm được số ngư dân trên đảo Lý Sơn được cá cứu sống giữa những cơn bão biển khốc liệt. Bản thân ông cùng 20 ngư dân cũng là những nhân chứng sống được "ngài" cứu về từ cõi chết.
    [​IMG]
    Lăng Đông Hải, một trong những di tích lịch sử văn hóa ở đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá voi hơn 100 năm tuổi. Ảnh: Trí Tín. Ông Chinh kể, ngày 17/5/1991, với vai trò thuyền trưởng, ông Chinh cùng 20 ngư dân đang đánh bắt ở gần đảo BomBay thuộc vùng biển Hoàng Sa thì gặp bão. Sóng lớn đánh nước tràn vào khiến tàu chìm. Các ngư dân chấp chới giữa biển. Trong lúc tính mạng "nghìn cân treo sợi tóc" bỗng phía trước cá Ông nổi lên như gò đá đen rộng lớn.
    "Chúng tôi nằm trên lưng cá trôi dạt nhiều ngày liền, vớt rong biển ăn cầm hơi, uống nước tiểu lẫn nhau sống sót qua ngày. Sau đó chúng tôi được tàu của ngư dân Sa Huỳnh (cùng quê Quảng Ngãi) kẹp sát, thả ghe thúng bơi lại gần đưa mọi người qua tàu", ông Chinh nhớ lại.
    Được cứu nhưng cũng chưa an toàn do tàu cá Sa Huỳnh gần cạn nhiên liệu, các ngư dân phải dồn sức phá giàn tre phơi mực nồng vôi, lấy dây cước may chăn màn, bao tải căng buồm lợi dụng sức gió chạy tàu về đất liền. Cá Ông vẫn bơi phía trước dẫn đường suốt hai ngày đêm thì gặp tàu ông Lê Kỳ (quê ở đảo Lý Sơn) ứng cứu. Lúc ấy các ngư dân đều kiệt sức, được ông Kỳ đưa lên tàu cho ăn cháo loãng, uống sữa hồi phục sức khỏe rồi chở về đất liền.
    "Thoát chết trong trận bão ấy, anh em chúng tôi ăn chay, nguyện không sát sinh cả tháng trời để tạ ơn cá Ông cứu mạng, sau đó mới tiếp tục vay mượn tiền, góp vốn đóng tàu mới ra khơi", ông Chinh nói.
    Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân đảo Lý Sơn còn truyền tụng câu ca tri ân cá Ông cứu người: "Lăng Ông thánh độ vững như sơn/ Yếu điểm trung tâm nghĩa với nhơn (nhân)/ Một dạ tu bồi hằng giữ pháp/ Hai tay đắp lũy để đền ơn". (Thơ của ông Mai Triết, người từng được cá voi cứu sống).
    [​IMG]
    Bộ xương cá voi khổng lồ dài hơn 20 m đang lưu giữ ở Lăng Tân, huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín. Nhớ ơn vị ân nhân của biển cả, người dân luôn thờ tự cá Ông. Trong hàng chục lăng thờ cá Ông ở Lý Sơn, lăng Tân (còn gọi là Sở Đại Dương) ở thôn Đông, xã An Vĩnh là nơi có nhiều bộ xương cá voi có niên đại hơn 200 năm và lớn nhất trên đảo. Lăng Tân còn lưu giữ hai bộ xương cá voi khổng lồ, trong đó cá voi xám (ông Đại Dương) dài 21 m, lúc còn sống nặng khoảng 72 tấn và cá voi lưng gù (ông Đức Ngư) dài 17 m, nặng 55 tấn. Hiện lăng Tân đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhiều lăng khác như: Cồn, Đông Hải... lưu giữ cá voi trên đảo Lý Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
    Ông Nguyễn Điệt, chủ vạn lăng Đông Hải cho biết, hàng năm vào chiều mùng 7 đến sáng mùng 8 Tết Nguyên đán, dân làng cùng các chủ tàu cá tự nguyện góp công sức, tiền bạc mua heo, gà, mâm cỗ thịnh soạn dâng lên ngày lễ tế cá Ông. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, lễ cầu ngư, hội đua thuyền tứ linh Long, Ly, Quy, Phụng diễn ra sôi nổi. Sau đó ngư dân xuất quân ra khơi mở biển, mang theo nguyện ước năm mới đầy may mắn, phiên biển luôn bội thu thủy sản.
    Theo TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn hiện là nơi lưu giữ xương cá voi vào loại nhiều nhất nước. Hàng chục lăng trên đảo đang thờ tự loài cá này theo nghi thức tín ngưỡng dân gian miền biển. "Xâu chuỗi lại có thể xem đây là bảo tàng xương cá voi độc đáo gắn liền với hành trình khai khẩn, xây dựng huyện đảo Lý Sơn từ hàng trăm năm qua", ông Vũ nói.
    Trí Tín
  7. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512
    Chuyện này có thể một số người không tin nhưng là chuyện thật 100% đấy :-bd
  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512

    http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/bao-viet-nam-khong-dam-dung-tu-trung-quoc-xam-luoc.html
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130509/dot-kich-mot-phong-kham-trung-quoc-trai-phep.aspx
    Đột kích một phòng khám Trung Quốc trái phép

    09/05/2013 03:55
    Bị kiểm tra bất ngờ, rất đông người Trung Quốc có mặt tại một phòng khám không kịp bỏ chạy như những lần trước.

    [​IMG]
    Rất đông người Trung Quốc tại phòng khám Hiệp Hòa khi đoàn kiểm tra đến - Ảnh: Thanh Tùng
    Hôm qua 8.5, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp cùng Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (******* TP.HCM), ******* P.4, Q.Tân Bình kiểm tra đột xuất phòng khám Hiệp Hòa (tại tòa nhà số 31A - 31 - 31B Trường Sơn, Q.Tân Bình, TP.HCM) và phát hiện nhiều người Trung Quốc khám chữa bệnh trái phép tại đây.
    Không trốn được



    Đội lốt phòng khám Việt
    Theo Thanh tra Sở Y tế TP, các phòng khám y học cổ truyền Trung Quốc, sau một thời gian hành nghề tại VN bộc lộ quá nhiều sai phạm, bị phát hiện, bị đóng cửa, nay họ chuyển sang dạng phòng khám đa khoa, thuê người Việt đứng tên, nhằm đánh lạc hướng người bệnh và cơ quan quản lý. Thanh tra đề nghị người dân, cơ quan truyền thông hỗ trợ, nếu phát hiện phòng khám đa khoa nào có dấu hiệu người Trung Quốc hành nghề trái phép thì báo cho Sở Y tế, Thanh tra y tế biết, để kịp thời kiểm tra, xử lý.


    Trước đó, một bác sĩ người Việt được thuê đứng tên phòng khám Hiệp Hòa đã làm đơn phản ánh lên Sở Y tế rằng: mặc dù ông là người đứng tên chuyên môn, nhưng không hề được biết hoạt động của phòng khám. Theo ông, mọi hoạt động do một đoàn người Trung Quốc điều hành tất cả và hoạt động hành nghề có rất nhiều biểu hiện sai trái, gây biến chứng cho bệnh nhân, lấy giá “cắt cổ” đến vài chục triệu đồng mỗi người, quảng cáo quá chức năng như cắt dây thần kinh bộ phận sinh dục nam để điều trị vô sinh...! Vị bác sĩ người Việt đứng tên nghi ngờ những người Trung Quốc này đến từ phòng khám Trung Quốc trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận (phòng khám có nhiều sai phạm đã bị đóng cửa năm ngoái).
    “Ngày 2.5, Thanh tra Sở Y tế TP đã đến kiểm tra phòng khám Hiệp Hòa. Lúc đó, có 4 người Trung Quốc, nhưng họ đã cởi áo blouse và nhanh chóng trốn mất. Thanh tra phát hiện nơi đây hành nghề quá chức năng đã cho đình chỉ hoạt động hôm 2.5, nhưng giờ quay lại họ vẫn ngang nhiên hành nghề!”, một cán bộ thanh tra cho biết.
    Sau lần đó, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (******* TP.HCM) lên kế hoạch tái kiểm tra phòng khám này chi tiết, cẩn thận hơn. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã cho khảo sát tòa nhà cao tầng có phòng khám trên, ghi chép lại tất cả các lối ra vào của tòa nhà… Sáng sớm 8.5 trước khi tiến hành "đột kích", cơ quan chức năng còn điều động người giám sát vòng ngoài. Bị kiểm tra bất ngờ và bị chặn hết các lối ra, nên lần này những người Trung Quốc khám chữa bệnh trái phép hết đường tháo chạy!
    Tái yêu cầu ngưng hoạt động



    [​IMG] Thanh tra phát hiện nơi đây hành nghề quá chức năng đã cho đình chỉ hoạt động hôm 2.5, nhưng giờ quay lại họ vẫn ngang nhiên hành nghề!
    [​IMG]


    Một cán bộ thanh tra


    Khi đoàn thanh tra ập vào phòng khám, có mấy chục người nói tiếng Hoa tại đây, trong đó có một số người mặc áo blouse. Qua sàng lọc, đoàn kiểm tra xác nhận 8 người Trung Quốc có mặt tại phòng khám là để khám chữa bệnh. Trong số 8 người này, có đến 7 người Trung Quốc không xuất trình được bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề tại VN, gồm: Xiao Yuan Zhong, Wang Ya Fang, Zuo Quang Sheng, Yang Jun, Zhang Gai Xiang, Lu Guo Xian, Nie Pin. Chỉ duy nhất ông Li Hang Hai xuất trình chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp ngày 5.3.2013.
    Theo Thanh tra Sở Y tế, phòng khám Hiệp Hòa chỉ đăng ký khám bệnh đa khoa thông thường, nhưng lại hoạt động quá chuyên môn. Đoàn kiểm tra đã ghi nhận có nhiều bệnh nhân đến đây cắt trĩ, cắt bao quy đầu. Có bệnh nhân cho biết điều trị trĩ tại đây mới hai ngày mà trả gần 30 triệu đồng. Thanh tra đã chụp hình và lấy lời khai từ các nhân viên về công dụng của tất cả các máy móc tại đây. Trong đó có nhiều máy móc y chang những chiếc máy “hàng mã” ở các phòng khám Trung Quốc sai phạm bị đóng cửa hàng loạt năm 2012. Các nữ điều dưỡng người Việt cho biết họ không được đụng đến các máy móc, chỉ có người Trung Quốc mới được sử dụng điều trị.
    Đoàn kiểm tra lập biên bản, tạm giữ các hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh; cho ngưng hoạt động phòng khám lần thứ hai; yêu cầu đại diện phòng khám xuất trình hồ sơ pháp lý các "bác sĩ" người nước ngoài, và các trang thiết bị. Sở Y tế sẽ có biện pháp xử lý tiếp theo.
    Sự kiện lần này phản ánh tình trạng các phòng khám Trung Quốc vẫn lén lút tồn tại, hành nghề quá chức năng, lừa gạt người bệnh trong nước; nhiều người không có chuyên môn nhưng vẫn ngang nhiên đứng ra khám chữa bệnh, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra thì cứ theo bài cũ: cởi áo, tháo chạy!
    [​IMG]
    Máy móc toàn chữ Trung Quốc tại phòng khám Hiệp Hòa
    [​IMG]
    Một chiếc máy gõ vào kêu lộp cộp như “hàng mã”, nhưng nhìn rất dễ lầm với máy CT
    Thanh Tùng
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tám chuyện cầu Rồng


    Người có cách nhìn phong thủy nói rằng, Đà Nẵng có 4 chùa lớn ở bốn hướng, gọi là Linh Ứng tứ trấn; nay lại có 9 cầu (cửu long) bắc qua sông. Xây được 4 chùa, 9 cầu là “công đức vô lượng”, là duy trì được sự an lành.

    Sáng 29.3 khánh thành cầu Rồng thì đêm hôm đó, hàng vạn người đổ xô sang bờ đông sông Hàn để xem rồng phun lửa. Cầu kẹt cứng, đến mức thấy không bảo đảm an toàn nên người ta đã không cho rồng... phun nữa. Thế mới biết, cái lạ, sự độc đáo bao giờ cũng tạo nên một sức hút lạ thường.
    [​IMG]
    Cầu Rồng - Ảnh: Lê Hải
    Những cây cầu độc đáo



    [​IMG] Đà Nẵng xây 4 chùa Linh Ứng (Linh Ứng tứ trấn), 9 cầu (cửu long). Trong tâm thức, xây 4 chùa, làm chín cầu, là công đức vô lượng, đức là cốt lõi của con người để duy trì cái thiện, cái an lành...
    [​IMG]


    Quốc Cường


    Với người có cái nhìn “vĩ mô” thì những chiếc cầu bắc ngang sông tạo nên sự phát triển về kinh tế - xã hội; người không lãng mạn, không “vĩ mô” chỉ nghĩ, làm nhiều cầu thì giải quyết được vấn đề làm đau đầu không ít người ở các thành phố lớn: kẹt xe…
    Chưa đầy 11 km dọc sông Hàn có đến 9 chiếc cầu, từ cửa biển ngược lên thượng nguồn lần lượt có cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, cầu Tuyên Sơn, cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Cẩm Lệ. Trong số đó có những chiếc cầu rất độc đáo, chỉ có ở Đà Nẵng.
    Đến bây giờ, du khách đến thành phố này vẫn rất háo hức thức đến nửa đêm để tận mắt chiêm ngưỡng cầu quay Sông Hàn. Đây là chiếc cầu độc nhất ở nước ta có thể quay được nhịp giữa với một góc 90 độ. Điểm độc đáo hơn nữa, đây là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng bằng kinh phí của người dân Đà Nẵng đóng góp. Hồi đầu có người gọi cầu này là cầu chị Quyên (tức là cái cầu do quyên góp mà có, để đối lại với cầu Nguyễn Văn Trỗi). Có lẽ vì thế, cầu quay Sông Hàn được chọn làm biểu tượng của Đà Nẵng cùng với Ngũ Hành Sơn.
    Sau cầu Sông Hàn là cầu Thuận Phước nối đường Nguyễn Tất Thành, một con đường từng được mệnh danh là “đẹp nhất Việt Nam”, sang bán đảo Sơn Trà. Chiếc cầu dài 1.855 m này hội tụ rất nhiều kỷ lục về công nghệ xây cầu và đến nay vẫn là chiếc cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Đêm về, khi điện bật lên, ánh sáng làm cho chiếc cầu trở nên lung linh, huyền ảo.



    Đăng ký kỷ lục Guinness thế giới
    Cầu Rồng được UBND TP cho phép đăng ký kỷ lục Guinness thế giới là “Con rồng thép lớn nhất”. Đêm, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng này sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.


    Hai chiếc cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý cạnh nhau đã trở nên quá đỗi thân quen với người Đà Nẵng. Nhưng dù nhiều lần tu sửa cả hai chiếc cầu vẫn không thể trụ nổi với thời gian. Vì thế, một cây cầu đầu tiên của Việt Nam có sàn vọng cảnh đã thay thế cho một trong hai chiếc cầu này, chính xác là thay thế cầu Trần Thị Lý cũ. Đây là cầu dây văng một mặt phẳng, với kết cấu dây và tháp nghiêng độc đáo. Giữa cầu có tháp trụ cao gần 150 m so với mặt nước. Bên trong tháp trụ có hệ thống thang máy để đưa du khách lên đỉnh tháp ngắm toàn cảnh thành phố.
    Cầu Rồng là cầu nằm ở trục chính của Đà Nẵng theo hướng đông - tây, tuyến đường ngắn nhất nối sân bay Đà Nẵng với các khu du lịch kế bên một trong các bờ biển đẹp nhất hành tinh. Nhiều chuyên gia cho rằng, thiết kế cầu Rồng là một trong những thiết kế tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt, là một biểu tượng mới của TP.Đà Nẵng. Cầu Rồng vì thế được quan tâm hơn cả.
    Rồng của cầu Rồng
    Địa điểm xây dựng cầu Rồng vốn một thời là đề tài bàn tán xôn xao vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến Bảo tàng Chăm. Rốt cục thì mọi chuyện... y thế mà làm.
    Từ đầu tháng 3 này, khi con rồng của cầu Rồng thành hình thành dạng, đã có rất nhiều người cho rằng, con rồng quá mảnh, trông như con... rắn. Đầu rồng lại chúi xuống, nhìn xa giống như rồng đang... trườn chứ không phải bay.
    Đến lúc này, mọi người mới nhớ lại, năm trước, tại một cuộc họp, xung quanh chuyện rồng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
    Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, người được mời tham gia ý tưởng chọn đầu rồng cho cầu và sau này là tác giả của đầu rồng hiện nay, lúc đó đã nói, điều ông băn khoăn là cầu dài nên trông con rồng mỏng manh quá. Phần đầu rồng và đuôi rồng của nhà thiết kế thấy trườn chứ không có độ vươn. Vì thế nó không giống... rồng. Lúc đó, ông đã đề nghị cho đầu rồng uốn ngược lại và vươn lên, như vậy sẽ thấy rồng mạnh mẽ hơn.
    Ông Hạng còn đề nghị, để con rồng đỡ "ốm" thì nên làm thành hai con rồng. Một con đầu hướng ra biển (hướng đông), một con hướng lên núi (hướng tây), hai cái đuôi nằm giữa cầu quấn lại thành biểu tượng hoa sen. Như thế rồng vừa có đôi, vừa có một đầu hướng về hướng tây, đón khách, một đầu hướng về đông là vươn ra bốn biển năm châu.
    Lúc đó, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP đã không tán đồng ý kiến của nhà điêu khắc, ông cho rằng hai con rồng xoay lưng lại với nhau sợ người ta cho là... mất đoàn kết. Theo ý ông thì rồng từ biển bay vào, uốn lượn, tạo mưa, vì thế đầu phải quay đầu về hướng tây, tức là phía bờ. Vả lại, nếu đầu hướng ra biển thì khi phun lửa sẽ bớt hấp dẫn du khách (khi đến Đà Nẵng, khách đi trục đường chính Nguyễn Văn Linh sau đó qua cầu mới sang khu du lịch bên biển).
    Nhưng nhiều người lại có cùng quan điểm nên đặt đầu rồng ở bờ đông mang tư thế rồng vươn ra biển lớn.
    Chuyện cái đầu rồng cũng là đề tài tranh cãi lúc đó. Theo ý ông Nguyễn Bá Thanh thì con rồng chỉ có trong truyền thuyết, chưa ai nhìn thấy, thế nên rồng thời Lý khác thời Trần, thời Trần khác thời Nguyễn… Ông yêu cầu nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng suy nghĩ, làm cái đầu rồng thế nào mà nhìn vào người ta biết đó là rồng Việt Nam là được.
    Tám chuyện… rồng
    Cuối cùng thì đầu rồng hướng ra biển. Và cũng vì nó quá dài nên trông mảnh và đúng là đầu hơi ngắn nên thấy nó không được mạnh như ông Hạng dự báo. Lúc này có người lại “hiến kế” nên sửa lại thành hai con rồng, lấy nhịp giữa cao hơn làm hai đầu rồng hướng vào nhau theo kiểu “lưỡng long chầu nguyệt”. Nhưng lập tức có người phản bác lại ngay, rằng nếu thế thì làm sao rồng vào được Guinness là con rồng thép dài nhất thế giới? Người có chút vốn liếng kỹ thuật thì cho rằng không thể được vì mỗi cái đầu rồng nặng đến 40 tấn, hai cái chụm lại giữa một nhịp cầu tổng cộng là 80 tấn thì cầu sao trụ nổi?
    Hôm rồng phun lửa thử, nhiều người đến xem đã nhận xét, đầu rồng này không có râu nên đứng đối diện trông nó như cái máy ngoạm đất. Nhưng tôi nhìn nghiêng thấy nó ổn, giống rồng thời Lý, có nét… Việt Nam.
    Việc phun lửa cũng là đề tài tám. Ông Võ Chí Trung (khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ, phường Hòa Xuân, TP.Đà Nẵng), đưa lên mạng ý kiến cho rằng, rồng phun lửa là rồng… sát khí, nên để rồng phun nước. Ông còn lo lửa là hỏa mà mạng các vị lãnh đạo thành phố đều mạng thủy, mạng kim nên sợ… không tốt cho sức khỏe mấy ảnh. Bây giờ thì người ta đã quyết định, ngày phun nước, đêm phun lửa.
    Sáng khánh thành cầu, nhiều người xem truyền hình nhìn rồng phun lửa chê xấu vì cứ phun ra từng cục như thể rồng… ợ hơi. Thực ra thì vì truyền hình quay đối diện, lại là ban ngày, chứ ban đêm nhìn nghiêng thấy rồng phun lửa cũng… giống phun lửa lắm!
    Chuyện lửa - nước đến bây giờ vẫn là đề tài bàn tán, có người cho rằng, rồng phun lửa là để “trấn yểm ngoại xâm”, phun nước là để dân được “an lành thịnh vượng”. Bình luận về chuyện này, một người tên Quốc Cường viết trên mạng: “Suy diễn là khái niệm logic quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, từ khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm linh. Trong khoa học tâm linh, suy diễn có hai chiều hướng: làm cho hiện tượng sự vật tốt lên, hoặc là, làm cho sự vật hiện tượng xấu đi. Người lãnh đạo giỏi là người phải biết làm tâm lý, tâm linh sao cho việc suy diễn logic làm cho sự vật hiện tượng được tốt lên. Tức là phát huy sở trường, giảm tác nhân sở đoản”.
    Ông Cường nói thêm: “Đà Nẵng xây 4 chùa Linh Ứng (Linh Ứng tứ trấn), 9 cầu (cửu long). Trong tâm thức, xây 4 chùa, làm chín cầu, là công đức vô lượng, đức là cốt lõi của con người để duy trì cái thiện, cái an lành… Vì vậy, càng củng cố niềm tin trong nhân dân. Vừa hiệu quả tâm linh vừa thu hút khách du lịch”.
    Tôi thì thấy, ban đêm, bằng mắt thường có thể thấy rõ ít nhất 5 cây cầu sáng rực trên một khúc sông, đẹp mê hồn. Thích nhất là cầu Trần Thị Lý, đơn giản mà hiện đại, và vì thấy đi qua cầu, con người mình có nhiều cảm xúc.
    Lại nhớ câu: “Cầu nối, mạch thông, đất sẽ vượng”. Chẳng cần đến chuyên gia về tâm linh thì ai cũng nhận thấy rõ một điều: Đường thông, cầu thoáng, không kẹt xe, tiết kiệm vô khối thời gian, không vượng mới lạ!
    Nguyễn Thế Thịnh


    Là dân Đà Nẵng mà đến nay tôi vẫn chưa được xem cầu Rồng phun lửa! ~X~X~X
    Đơn giản là bận quá, hàng núi công việc phải làm, thời gian đâu mà đi xem cảnh đẹp quê hương? :-??
    Thôi thì tự an ủi rằng bản thân ta gắng sức làm đẹp trang trại cũng là góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp vậy !

    ;));));));));));))

Chia sẻ trang này