VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

4240 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 19:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113355 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.403
    Tây nào tính thâu tóm idv à
    mua gì liên tục từ đầu 2017 âm thầm vay????
  2. CCIE2008

    CCIE2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    1.433
    Đầu phiên gom thêm được ít giá đỏ, mai nếu có tiền sẽ xúc tiếp VNM cho nhẹ đầu óc.
    Athena3nhpu1 thích bài này.
  3. CCIE2008

    CCIE2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    1.433
    Hết tuần này VNM -->145
    Athena3nhpu1 thích bài này.
  4. phong_juve

    phong_juve Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    8.396
    VNM nay kéo thị trường rồi. Giờ này chỉ VNM là an toàn.
    Athena3nhpu1 thích bài này.
  5. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.082
  6. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Kênh thông tin kinh tế và tài chính Mỹ (CNBC) gọi CEO Vinamilk Mai Kiều Liên là “nữ hoàng sữa” và “Margaret Thatcher của Việt Nam”.
    [​IMG]Bà Mai Kiều Liên là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam
    Bà Mai Kiều Liên khiêm tốn từ chối những cái tên mỹ miều này, và nhấn mạnh: “Tôi không dám so sánh mình với bà Thatcher, nhưng cũng phải khẳng định rằng Vinamilk không thể có ngày nay nếu thiếu những quyết định đúng đắn và chỉ đạo quyết liệt.”

    Nữ hoàng sữa...

    Tham gia vào ngành công nghiệp chế biến sữa 40 năm, bà Mai Kiều Liên đã chuyển đổi thành công từ mô hình công ty nhà nước sang hình thức cổ phần hóa theo xu hướng tư nhân hóa được tiến hành mạnh mẽ từ năm 2006.

    Với mức lợi nhuận trước thuế khoảng 359 triệu USD năm 2014 và chiếm 51% thị phần sữa nội địa, Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, theo nhận xét của Nielsen.

    Dưới sự lãnh đạo của CEO Mai Kiều Liên, Vinamilk đã xuất khẩu sản phẩm của mình đến 23 quốc gia, kỳ vọng đạt doanh thu 3 tỉ USD vào năm 2017. Cổ phiếu Vinamilk tăng liên tiếp trong 5 năm vừa qua, và hiện được định giá khoảng 5,6 tỷ USD.

    Hãng tin Bloomberg nhận định, chiến tranh đã "giúp" nữ CEO Việt thành công hơn nhờ những kỹ năng "việc nước, việc nhà vẹn toàn" được mài dũa trong suốt những năm kháng chiến tranh khi đàn ông ra trận hết.

    “Không giống như nhiều quốc gia châu Á, nơi phụ nữ bị thiệt thòi, ở Việt Nam, phụ nữ rất mạnh mẽ”, Peter Ryder, CEO của tổ chức Indochina Capital, nhà đầu tư vào những công ty do các “quý bà” lãnh đạo như Vinamilk, cho biết.

    Bà Mai Kiều Liên cũng được trao giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 vì những đóng góp mang tầm khu vực và thế giới.

    Giới thiệu về bà Mai Kiều Liên, Nikkei cho biết, bà là người tiên phong trong thị trường các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam và đã xây dựng Vinamilk thành công ty hàng đầu trong ngành này, và đang tích cực mở rộng ra quốc tế.

    ... và cuộc “cách mạng”

    Dưới sự dẫn dắt của CEO Mai Kiều Liên, trong những năm qua, Vinamilk đã làm được cuộc cách mạng trong thói quen ăn uống của người Việt.

    CNBC nhận định, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người hàng năm tại Việt Nam tăng 36 lần trong vòng 25 năm qua, một phần nhờ vào “kỳ tích” của Vinamlik.

    CNBC cho biết lượng sữa tiêu thụ ở Việt Nam tăng từ 0,5lít/người/năm vào năm 1990 lên 19 lít/người/năm tại thời điểm hiện nay. “Có lẽ sữa tươi đã ‘thấm’ vào chế độ ăn của người Việt trong thập kỷ qua,” tác giả Kaori Enjoji - trưởng bộ phận chuyên trách về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của CNBA tại Tokyo – nhấn mạnh.

    Tác giả miêu tả mùi thơm của đường nóng chảy lan tỏa khắp máy sữa lớn nhất của Việt Nam tại Bình Dương, với công suất lên tới 400 triệu lít mỗi ngày. “Đó là hương vanilla”, giám đốc sản xuất của Vinamilk – bà Bùi Thị Thu Hoài chia sẻ.

    Bà Hoài cho hay, khẩu vị của người Việt ưa đồ ngọt, vì thế sản phẩm của Vinamilk nhanh chóng chiếm được chỗ đứng trong khẩu phần ăn của các gia đình.

    Kênh CNBC cho biết, với lượng vốn ‘khủng’, Vinamilk được xem là công ty lớn thứ 2 tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian vừa qua dưới sự lãnh đạo tài tình của CEO nữ 61 tuổi - Mai Kiều Liên.
    Theo VOV
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Giấc mơ toàn cầu hóa thương hiệu của Vinamilk

    Từ một đơn vị Kinh doanh èo uột khi mới thành lập, có lúc thua lỗ, rơi vào khủng hoảng vì thiếu nguyên liệu, tài chính, hiện Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) chiếm thị phần cao ở phân khúc sữa nước. Các sản phẩm có mặt ở 43 quốc gia trên thế giới, đóng góp lớn vào tổng doanh thu hàng năm.

    Chuyến xuất ngoại của Vinamilk bắt đầu từ gần 20 năm trước, 300 tấn sản phẩm sữa bột và 2.000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển thành công sang Iraq vào năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia.

    "Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên, chúng tôi đã vui đến mất ăn mất ngủ", Tổng giám đốc Mai Kiều Liên nhớ lại giai đoạn cùng cộng sự làm nên một trong những cột mốc quan trọng của doanh nghiệp. Sau này, khi đã có kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài, Vinamilk không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu, mà trở thành cổ đông của nhiều công ty sữa ở các châu lục.

    [​IMG]
    Sản phẩm của Vinamilk đến nay đã có mặt tại 43 quốc gia trên thế giới.

    Một trong những thương vụ đưa tên tuổi hãng sữa Việt đi xa hơn kỳ vọng phải kể đến New Zealand - điểm dừng chân đầu tiên trên hành trình "đưa chuông đi đánh xứ người".

    Để hiện diện tại quốc gia này, năm 2010, Vinamilk góp 12,5 triệu NZD (tương đương 19,3% cổ phần) xây nhà máy sữa bột Miraka chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32.000 tấn một năm. Đến 2015, Vinamilk đã tăng vốn góp lên 19,68 triệu NZD (tương đương 22,81%). Đây cũng là cơ sở chuyên thu mua sữa tươi từ nông dân, tạo nên sản phẩm chất lượng cao để xuất sang nhiều Thị trườngquốc tế.

    3 năm sau, nhãn hàng sữa tươi tiệt trùng mới Twin Cows của Vinamilk sản xuất ở New Zealand chính thức ra mắt thị trường Việt Nam - một động thái được cho là khá bất ngờ với các nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng trong nước khi đó.

    Lý giải cho hiện tượng "nhập khẩu hàng tự sản xuất", bà Liên chia sẻ, nhu cầu sử dụng sữa của người dân Việt Nam ngày càng tăng nhưng nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30%, còn lại là nhập khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên liệu sữa thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp tận dụng nguồn có sẵn đưa về nước sản xuất.Với thương vụ này, Vinamilk khai thác tối đa lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của New Zealand. Cổ tức mà đơn vị này nhận được từ Miraka từ 2012 đến nay tổng cộng hơn 2 triệu NZD .

    Việc chiếm thị phần áp đảo trong nước ở phân khúc sữa tươi, sữa chua, cộng với mục tiêu chỉ phát triển ngành sữa, nói không với đầu tư ngoài ngành giúp tài chính công ty vững mạnh. Đây là tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp có đủ thực lực đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá thương hiệu Vinamilk.

    Cũng trong năm 2013, doanh nghiệp chi tiếp 7 triệu USD mua 70% cổ phần Driftwood, đồng nghĩa trở thành cổ đông hiện hữu của nhà cung cấp sữa học đường lớn nhất khu vực Nam California, Mỹ. Tham vọng thâu tóm nhanh chóng hoàn tất khi Vinamilk bỏ thêm 3 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư lên 10 triệu USD và đạt tỷ lệ sở hữu 100% Driftwood vào năm 2016. Chỉ trong thời gian ngắn, công ty sữa tại Việt Nam đã hoàn tất việc nắm giữ hoàn toàn cổ phiếu của một thương hiệu có lịch sử 90 năm ở bang California.

    Chia sẻ với cổ đông, bà Mai Kiều Liên cho biết động thái này nằm trong kế hoạch tăng doanh thu lên 44.500 tỷ đồng vào 2016. Chiến lược mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, nhất là những đơn vị có nhiều sản phẩm mới, tốt, công nghệ hiện đại.

    Tại Mỹ, Vinamilk tập trung quảng bá và mở rộng nhãn hiệu Driftwood. Kết quả, mỗi năm, công ty con tại đây đóng góp vào doanh thu của Vinamilk khoảng 2.000 tỷ đồng...

    [​IMG]
    Nhà máy sữa Angkor Milk của Vinamilk tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia.

    Đạt những thành công nhất định khi chinh phục người tiêu dùng Âu, Mỹ nhưng Vinamilk lại tiến những bước chậm rãi với thị trường ở ngay cạnh mình - Campuchia.

    Cuối tháng 5 vừa qua, nhà máy sữa Angkor Milk tại Phnompenh mới khánh thành. Tọa lạc trong Đặc khu kinh tế Phnom Penh, với tổng diện tích gần 30.000 m2, đây là nhà máy sản xuất sữa 23 triệu USD đầu tiên và duy nhất tại Campuchia.

    "Chúng tôi rất muốn tiến vào thị trường Campuchia sớm hơn, nhưng điều kiện chưa cho phép, dù đã có 10 năm tìm hiểu", vị thuyền trưởng Vinamilk kể lại.

    Khi nhận được sự ủng hộ của hai Chính phủ, vào ngày 24/7/2013, Vinamilk cùng với công ty BPC - nhà phân phối ký hợp đồng hợp tác liên doanh thành lập Công ty TNHH sữa Angkor, trong đó đối tác BPC nắm giữ 49% cổ phần và Vinamilk là 51%.

    Theo bà Liên, Campuchia là thị trường tiềm năng, có dân số trẻ và nhu cầu sử dụng sữa cũng như sản phẩm sữa tăng dần theo thời gian cùng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khá tốt.

    "Angkormilk vừa mới khánh thành nên còn khá sớm để đánh giá thành công của dự án, nhưng nhà máy sẽ là cơ sở vững chắc để công ty phát triển tại thị trường Campuchia", bà kỳ vọng. Hiện doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh và quảng bá thương hiệu Angkomilk, "sữa Angkor cho người Angkor". Sản phẩm chủ lực là sữa đặc có đường nhãn hiệu Best Cow & Captain.

    Ngoài New Zealand, Mỹ, Campuchia, hiện Vinamilk triển khai một dự án tại Ba Lan với mức đầu tư hơn 3 triệu USD chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Bà Liên đánh giá, khi hoạt động ổn định, dự án sẽ là cầu nối để Vinamilk khai phá các thị trường châu Âu.

    [​IMG]
    Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương.

    "Không thể phủ nhận, nhờ các cuộc viễn chinh ra nước ngoài mà thương hiệu Vinamilk được nhiều bạn bè Quốc tế biết đến. Doanh thu xuất khẩu trước năm 2015 là 88 triệu USD, thì năm 2015 là 250 triệu USD", bà Liên nói.

    Ngoài 3 nhà máy tại nước ngoài, hiện Vinamilk có 13 nhà máy trong nước, trong đó đáng kể 2 siêu nhà máy sản xuất trị giá gần 5.000 tỷ đồng bằng vốn tự có tại tỉnh Bình Dương.

    Năm qua, công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước, tổng doanh thu gần 40.222 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp đang hướng đến mục tiêu doanh số khoảng 3 tỷ USD và đứng vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới trong một vài năm tới. "Song song đó, việc phủ sóng thương hiệu ở nhiều quốc gia, châu lục tiếp tục được chú trọng, luôn nằm trong các chiến lược ngắn và dài hạn của chúng tôi", bà Liên nhấn mạnh.

    Còn trong nước, hiện đây vẫn là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8), sau 40 năm hoạt động với nhiều biến cố thăng trầm.
  9. ssivietnam

    ssivietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2014
    Đã được thích:
    4.082
    VNm chơi chưa thua bao giờ:x:x:x:x:x
    nhpu1Athena3 thích bài này.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Không chơi t+, không dùng MG. VNM là cổ phiếu an toàn để trú ẩn, là vàng ròng của TTCK VN.
    nhpu1ssivietnam thích bài này.

Chia sẻ trang này