VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

4904 người đang online, trong đó có 649 thành viên. 21:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113361 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. phong_juve

    phong_juve Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    8.396
    Bà con ta cũng nhiều hàng bán rẻ cho Thái nhỉ, giá này mà cũng bán thì chịu rồi.:((
    Athena3 thích bài này.
  2. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Cuộc vui sẽ kéo dài từ bây h đến tháng 9, đỉnh điểm là vào cuối tháng 8.
    Athena3 thích bài này.
  3. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Game thoái vốn vào cuối năm. Dự là có sóng cho các bác mê lướt lát chơi quanh năm nhé!
    Bác nào chơi theo cách của Tây thì mua dần cất tủ, ăn cổ tức và chờ thị giá VNM qua mỗi năm tăng dần.
    sontinynhpu1 thích bài này.
  4. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Chuyện chưa kể về hành trình ra mắt sữa tươi 100% Organic đầu tiên tại Việt Nam
    Đầu năm 2017, Vinamilk (VNM) khánh thành trang trại bò sữa organic đạt chuẩn châu Âu đầu tiên của Đông Nam Á, đánh dấu một bức tiến nâng cao chất lượng cuộc sống người Việt Nam. Đằng sau thành công này là cả quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinamilk – người tiên phong nâng tầm ngành sữa Việt.
    Bước chân đi tìm miền đất hứa

    Ở đỉnh cao của sự phát triển, con người có xu hướng quay tìm về với với thiên nhiên. Từ Âu Mỹ tới các nước Châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, sử dụng thực phẩm organic (hay còn gọi là hữu cơ) đã trở thành một xu hướng phổ biến vì những lợi ích rõ rệt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm hữu cơ - đặc biệt là sữa organic yêu cầu khắt khe và vô cùng nghiêm ngặt: từ việc nói không với mọi tác động hóa học đến những yêu cầu về thổ nhưỡng, không khí, nguồn nước…

    Trong nhiều năm, những vùng đất của Việt Nam đều in dấu chân của đội ngũ khảo sát Vinamilk. Họ tìm hiểu, phân tích thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng đất dọc mảnh đất hình chữ S để tìm ra được địa điểm lý tưởng cho trang trại bò sữa organic đầu tiên: Đà Lạt.

    Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát mẻ, ôn hòa, tương đồng với châu Âu, Đà Lạt là môi trường lý tưởng cho đàn bò organic sinh sống và phát triển.
    Vùng đất đỏ bazan với nhiều khoáng chất và dinh dưỡng tầng sâu hợp lý đã tạo nên những đồi cỏ xanh bạt ngàn - cung cấp thức ăn tươi và thức ăn dự trữ cho một đàn bò lớn. Lộ trình organic hoá vùng đất được chọn bắt đầu bằng việc chuyển đổi đất trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học. Nguồn nước được kiểm định ngặt nghèo để không nhiễm hóa chất hay kim loại.

    Những cột mốc đầu tiên khởi tạo một kỳ tích

    Hành trình xây dựng Trang trại bò sữa organic đạt tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam ghi dấu cả một quá trình của vô số những “lần đầu tiên”.

    Năm 2016: Những mầm cỏ organic đầu tiên được gieo xuống đất. Đây là giống cỏ Mombasa và Seedmix giàu dinh dưỡng được nhập khẩu từ Úc có sức chống chọi tốt với mầm bệnh mà không qua biến đổi gen hay sử dụng thuốc trừ sâu.

    Tháng 3 năm 2016: Trang trại bò sữa Organic Vinamilk Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng. Trang trại áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong chăn nuôi organic, sử dụng hệ thống xử lý chất thải khép kín, năng lượng tái tạo biogas, năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng nhà kính, thân thiện và bảo vệ môi trường. Xe và con người ra vào trang trại được kiểm tra và khử trùng nghiêm ngặt để tránh các tác động hóa chất từ bên ngoài, đảm bảo đúng tiêu chuẩn organic.

    Tháng 6/2016: Những cô bò organic đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam theo đường hàng không. Giống bò được chọn lựa kỹ lưỡng, sức đề kháng cao để thích nghi được với điều kiện chăn thả tự do trên đồng cỏ, đảm bảo không dư lượng kháng sinh trong sữa. Bò được gắn chip điện tử để đo đạc, nhận dạng và giám sát năng suất cho sữa, sinh sản, quá trình phát triển, được mát xa thư giãn, thăm khám sức khỏe hàng ngày, có đệm nằm êm ái và được tự do dạo chơi thư giãn ngoài đồng cỏ.

    Cô bê đầu tiên ra đời ở trang trại bò sữa chuẩn Organic này có tên là Mai – được đặt tên theo một nữ công nhân chăm sóc cô. Cái tên cũng có nghĩa là Ngày mai – tương lai – một tương lai tươi sáng và đầy hứa hẹn.

    Tháng 10/2016, Control Union (Hà Lan) - tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn Organic quốc tế đã trao cho trang trại chứng nhận “Trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam”. Đây là trang trại bò sữa đầu tiên của Việt Nam và của toàn Đông Nam Á đạt chuẩn hữu cơ tiêu chuẩn Châu Âu.

    Tháng 12/2016, những dòng sữa tươi Vinamilk 100% Organic tiêu chuẩn EU đầu tiên được ra mắt trên thị trường.

    Ngày 13/3/2017, Trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt chính thức khánh thành. Sữa tươi Vinamilk 100% Organic 100% hộp 180ml chính thức đến tay người tiêu dùng.

    Bản lĩnh của người tiên phong

    Với người tiêu dùng Việt, sự xuất hiện của trang trại bò sữa organic chuẩn Châu Âu là một sự kiện đặc biệt. Từ nay người Việt sẽ được sử dụng sữa tươi hữu cơ (100% organic) với chất lượng quốc tế sản xuất ngay tại Việt Nam. Với ngành sữa Việt, đây là một dấu son, ghi tên Việt Nam vào trên bản đồ organic thế giới. Với cán bộ và nhân viên Vinamilk, những người đã “nằm gai nếm mật” để khởi tạo trang trại, đây là một phần thưởng cho những nỗ lực không mệt mỏi trên con đường tiên phong mở lối đi mới cho ngành sữa Việt.

    Suốt hành trình hơn 40 năm, Vinamilk luôn thể hiện vai trò người tiên phong trong ngành sữa Việt với những nỗ lực cải thiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn cho người Việt: tiên phong giới thiệu những sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng; tiên phong xây dựng hệ thống trang trại đạt tiêu chuẩn Global G.A.P đầu tiên tại Việt Nam; 10 năm tiên phong trong việc duy trì quỹ sữa học đường quốc gia vì một Việt Nam vươn cao.

    Giờ đây Vinamilk tiếp tục khẳng định được vị thế của người “tiên phong”: mang xu hướng sống xanh với nguồn sữa organic tốt cho sức khoẻ lâu dài cho người Việt. Bản lĩnh Vinamilk nằm trong chính tư thế ngẩng cao đầu đi tìm thách thức và chinh phục những đỉnh cao mới, với sứ mệnh nâng cao thể chất, dinh dưỡng và chiều cao của người Việt, đưa ngành sữa Việt Nam sánh vai cùng thế giới./.
  5. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 200 tỷ đồng, VnIndex hồi phục sau chuỗi 4 phiên liên tiếp giảm điểm
    VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 177,46 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là FLC (39,65 tỷ đồng), MSN (35,98 tỷ đồng), SSI (16,92 tỷ đồng), SCR (10,75 tỷ đồng).

    Sau những phiên điều chỉnh liên tiếp gần đây, TTCK Việt Nam đã có phiên hồi phục khá tích cực. Theo đó, VnIndex tăng 4,1 điểm (0,58%) lên 714,93 điểm; Hnx-Index tăng 0,83 điểm (0,93%) lên 89,12 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,06 điểm (0,1%) xuống 56,99 điểm.

    Trên HSX, khối ngoại tiếp tục có phiên mua ròng khá tích cực với 8,62 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 238,17 tỷ đồng.

    [​IMG]

    VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 177,46 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là FLC (39,65 tỷ đồng), MSN (35,98 tỷ đồng), SSI (16,92 tỷ đồng), SCR (10,75 tỷ đồng). Trong đó, ngoại trừ SCR giảm 250 đồng (2,8%) thì các cổ phiếu khác trong top mua ròng đều tăng điểm.

    Ở chiều ngược lại, DGW là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất với 23,11 tỷ đồng. Top 5 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất phiên còn có KBC (13,27 tỷ đồng), DPM (11,33 tỷ đồng), CTD (9,46 tỷ đồng), HPG (7,83 tỷ đồng).

    Trên HNX, khối ngoại đã bán ròng 5,42 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 31,24 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay.

    [​IMG]

    VCG là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 5,52 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là VGC (3,51 tỷ đồng), PVS (2,88 tỷ đồng), LHC (1,02 tỷ đồng), INN (0,83 tỷ đồng). Trong đó, ngoại trừ LHC giảm 1.800 đồng (2,9%) xuống 60.200 đồng ra thì các cổ phiếu khác trong top mua ròng đều tăng điểm.

    Ở chiều ngược lại, bộ đôi SHB, SHS tiếp tục bị khối ngoại bán ròng khá mạnh với giá trị lần lượt 42,24 tỷ đồng và 2,44 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, SHB và SHS cùng tăng 200 đồng.

    Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 17 liên tiếp với 153 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 4,28 tỷ đồng.

    [​IMG]

    HVN là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với giá trị 3,58 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, HVN tăng 600 đồng (2,3%) lên 27.200 đồng và cũng là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu.

    Ngoài HVN ra, khối ngoại không thực hiện mua/bán cổ phiếu nào quá 1 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
    --- Gộp bài viết, 19/04/2017, Bài cũ: 19/04/2017 ---
    Khối ngoại phiên hôm qua 18.4 múc VNM hối hả, KLGD gấp đôi phiên 17.4 có lẽ ngày 5.5 sắp đến gần:D
    nhpu1 thích bài này.
  6. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vào thời điểm cách đây mấy năm tỷ phú Thái đã sẵn sàng mua cổ phiếu công ty sữa, nước giải khát Singapore với giá như thế này thì với thị giá hiện tại cùng với giá trị của thương hiệu VNM vẫn còn quá rẻ.
    F&N's independent financial advisor JP Morgan had previously said its sum-of-the-parts valuation of F&N is S$8.58 to S$11.56 per share. F&N stock last traded at S$9.58.

    Last edited: 19/04/2017
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vinamilk hướng tới sự bền vững!
    Thách thức của thời đại mới

    Xã hội phát triển mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng tuy nhiên đồng thời cũng đem lại rất nhiều thách thức. Toàn thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng như an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường ô nhiễm, các bệnh dịch mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên cũng như quá trình nóng lên của trái đất. Chúng tôi tin, để hạn chế và giải quyết các vấn đề trên, cần phải có sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ của tất cả người dân và doanh nghiệp. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức là một phần của xã hội. Sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp cũng là sự phát triển của xã hội, và ngược lại, sự đi lên của xã hội cũng sẽ có những tác động tích cực đến từng thành viên ở trong đó. Chúng ta cần phải nâng cao ý thức về vấn đề phát triển bền vững và hành động một cách có trách nhiệm với cộng đồng và với xã hội. Đó là việc làm cần thiết và có ích cho không những chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho xã hội hiện tại và các thế hệ tương lai.

    Sự phát triển của Vinamilk và trách nhiệm với xã hội

    Vinamilk đã có những bước phát triển ấn tượng trong thời gian vừa qua, trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam và đang nỗ lực chinh phục thị trường quốc tế với mục tiêu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất toàn cầu. Và rõ ràng, sự phát triển của công ty luôn tỷ lệ thuận với sự ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt là Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng của mình đến xã hội cũng như những thách thức mà toàn xã hội đang đối mặt, Vinamilk xác định nguyên tắc kinh doanh là gắn kết một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh doanh với trách nhiệm với xã hội, hướng đến phát triển bền vững. Chúng tôi thực hiện trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan và nỗ lực để mang lại ngày càng nhiều giá trị cho các bên liên quan của mình.

    Định hướng phát triển bền vững của Vinamilk tập trung vào 5 nội dung sau:


    Cam kết với các bên liên quan

    [​IMG]

    Chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

    Năm 2013,Vinamil đã công bố Chính sách Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Vinamilk. Với chính sách này, Vinamilk gởi đến các bên liên quan các cam kết về trách nhiệm của mình ở 5 nội dung trong định hướng Phát triển bền vững của công ty.

    Vinamilk tin rằng chính sách này sẽ là mối liên hệ chặt chẽ giữa Vinamilk với các bên liên quan: cổ đông, người tiêu dùng, chính phủ, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Vinamilk mong đợi sự thấu hiểu, tôn trọng và chung tay trong việc mang lại các giá trị, lợi ích chung cho xã hội.
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Như vậy, từ tháng 4-2017, các doanh nghiệp sữa sẽ quay về kê khai giá sữa. Khi tăng, giảm giá sữa trong phạm vi 5% thì DN gửi thông báo cho cơ quan quản lý (Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương); nếu tăng, giảm liên tiếp mà cộng dồn lại có vượt hơn 5% thì DN thực hiện thủ tục kê khai giá. DN đầu mối sẽ xác định giá bán lẻ và thông báo hệ thống phân phối của mình cho ngành Công Thương. Mức giá bán lẻ này là giá trần cao nhất trong hệ thống bán lẻ. DN đầu mối và các cơ quan quản lý sẽ giám sát giá bán lẻ trong hệ thống, không vượt quá giá trần. Sáng 18-4, tại Hội thảo góp ý dự thảo thông tư về quản lý giá sữa, đại diện Công ty Vinamilk cho rằng việc tính mức biển đổi “liên tiếp” trên 5% cần được xác định trong một khoảng thời gian nào, ví dụ trong vòng 6 tháng, 1 năm hay 2 năm. Ông cho rằng 1 năm là thời gian dài và có nhiều biến động về giá thành, nên sẽ biến động trên 5%, mà yêu cầu kê khai giá thì có lẽ DN nào cũng phải kê khai giá. Sở Công Thương TP.HCM cũng có ý kiến về vướng mắc có thể xảy ra khi kê khai giá “liên tiếp”. Ví dụ có DN kê khai tuần đầu 2%, tuần kế tiếp kê khai tăng 2%, cộng hai tuần thì mới tăng có 4%. Thế nhưng đến tuần thứ 3 lại khai tăng 2% nữa, trong vòng 3 tuần đã tăng đến 6% nhưng nếu chỉ xét “liên tiếp” thì hai lần liên tiếp chỉ có 4%. Ông Nguyễn Lộc An, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đơn vị chủ trì soạn thảo Thông tư, cho biết trước đây Luật Giá có hở một lần rồi, quy định không khai quá 15%, thế là cứ 12-14% mà người ta xin tăng. Chúng tôi sẽ ghi nhận để sửa lại, tiếp thu. Đại biểu đang nêu ý kiến tại hội thảo góp ý dự thảo thông tư về quản lý giá sữa Ông Arnaud Renard (Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu – Eurocham) cho rằng thị trường sữa hiện rất cạnh tranh. Dự thảo đưa ra cách tiếp cận mới, là kiểm soát chuỗi cung ứng – phân phối, nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, ông góp ý rằng dự thảo này của Bộ Công Thương đã sai... Luật Giá. Luật Giá quy định việc kê khai giá là chỉ cần nộp thông báo cho cơ quan quản lý mà thôi. Trong khi đó, theo dự thảo của Bộ Công Thương thì giá sữa gần như phải đăng ký giá, phải xin phép. Nếu DN gửi giá đến cơ quan quản lý mà không được cơ quan quản lý chấp nhận thì DN không được áp dụng giá đó. DN sẽ không được điều chỉnh giá nếu không hợp lý. "Đây là can thiệp quá sâu vào quyền định giá của DN", ông Arnaud Renard nhận xét. Ông Nguyễn Lộc An khẳng định: “ Tôi làm đúng Luật Giá và các văn bản hướng dẫn, chúng tôi sẽ trả lời cụ thể nếu ngài có văn bản”. Nghị định 177/2013 hướng dẫn thi hành Luật Giá và Nghị định 149/2016 hướng dẫn bổ sung, có quy định rằng sữa cho trẻ dưới 6 tuổi thì Bộ Công Thương được toàn quyền quản lý. Như vậy, chúng tôi (Bộ Công Thương) đưa ra dự thảo này là đúng, chúng tôi chỉ đưa ra quy định cho sữa cho trẻ dưới 6 tuổi, chúng tôi không “đụng” đến các mặt hàng khác. Ông cũng viện dẫn rằng Nghị định trên cho phép Bộ Tài chính quy định mẫu và hướng dẫn tiếp nhận văn bản kê khai giá. Bộ Tài chính đã có Thông tư 56/2014 và Thông tư 233/2016, hướng dẫn cho phép cơ quan quản lý được quyền yêu cầu DN giải trình về giá, nếu DN giải trình mà không hợp lý thì cơ quan quản lý có quyền buộc DN áp dụng giá hiện dùng, không tăng giá mới. Ông An cũng cho rằng Bộ Công Thương đã áp dụng 3 nguồn cho DN làm thủ tục: văn bản chính thức, fax và thư điện tử (online). Để nhanh thì DN gửi văn bản qua online, nhưng sau đó vẫn phải gửi bản giấy chính thức để lưu trữ làm bằng chứng.
  9. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Bộ Công Thương đang dự kiến bỏ áp giá trần sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi từ tháng 4 tới đây.

    Bỏ trần giá sữa, tăng cường quản lý, kiểm soát Sẽ bỏ áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi Người tiêu dùng lo ngại trước kiến nghị bỏ trần giá sữa của doanh nghiệp Các "bà mẹ bỉm sữa" lại dấy lên nỗi lo khi nghe thông tin giá sữa cho bé dưới 6 tuổi có khả năng tăng trong tháng 4. Dường như trong nhiều năm qua, nỗi lo này luôn thường trực.

    Danone rút lui

    Một trong những công ty sữa lớn nhất thế giới là Danone, nhà sản xuất sữa Dumex, đã quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam vào năm ngoái. Đây chính là lý do mà các thành viên của Tiểu ban Thực phẩm dinh dưỡng thuộc EuroCham (NFG), đưa kiến nghị bỏ áp trần giá sữa cho bé dưới 6 tuổi vào giữa tháng vừa qua. Theo đó, Bộ Công Thương dự kiến bỏ áp giá trần sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi từ tháng 4 tới. Phía chuyên gia đồng tình với quan điểm bỏ giá trần giúp cho thị trường có sự cạnh tranh. Áp trần giá sữa được Bộ Công Thương quyết định dưới sự cố vấn của Bộ Tài chính. Trong NFG hiện có 5 công ty sữa đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Lý do NFG đưa ra kiến nghị là vì từ khi biện pháp giá trần được áp dụng vào tháng 6.2014 bằng Quyết định 1079, nhiều khoản chi phí của doanh nghiệp sữa đã tăng như tỉ giá, chi phí điện, chi phí nhân công... Những thay đổi này đã tác động đến hoạt động của các nhà sản xuất và phân phối sữa.

    Ông Arnaud Renard, Chủ tịch NFG EuroCham chia sẻ trong buổi công bố thông tin của Eurocham, việc áp đặt quy định giá trần không hợp lý trong thời gian qua đã gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sữa. Bằng chứng, là doanh thu và số lượng sữa bán ra sụt giảm thời gian qua, và có doanh nghiệp sữa đã phải đóng cửa và rút khỏi thị trường Việt Nam. Tại Việt Nam, sữa luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các gia đình có trẻ nhỏ. Vì thế, nguồn chi phí cho sữa ngày càng nhiều, các bà mẹ có thể giảm bớt chi tiêu để mua sữa cho con. Lợi dụng tình hình này, nhiều ngành sữa đa quốc gia đã tìm mọi cách để nâng giá và cùng nhau bắt tay “làm giá” sữa. Câu chuyện giá sữa tăng cao không kiểm soát từng xảy ra cách đây vài năm và Nhà nước đã phải can thiệp. Khi giá sữa tiếp tục được thả nổi thì chắc chắn sẽ lại tiếp tục có sự "nhảy múa”. Ngành sữa Việt còn nhiều dư địa phát triển, dự báo trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9% và đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, tăng gần gấp rưỡi so với hiện tại. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sữa phải cạnh tranh gay gắt để chiếm thị phần và giành thị trường trước nhiều đối thủ mới...

    Nếu giá sữa được để cho các doanh nghiệp tự quyết định thì ai được lợi nhất? Theo phân tích của Công ty Chứng khoán HSC, bỏ trần giá sữa bột dành cho cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ có tác động tốt đến Công ty Sữa Vinamilk trong dài hạn. Trong cơ cấu của Vinamilk, sữa bột và sữa nước chiếm 3/4 giá trị thị trường sữa với số lượng lớn và tăng trung bình 19,5%. Với sự khả quan của thị trường, năm nay lợi nhuận sau thuế của Công ty dự kiến tăng 8,3%. Hai kịch bản Các doanh nghiệp sữa ngoại có bắt tay làm giá hay không, khi lợi nhuận từ sữa bột rất lớn? Điều này, chắc chắn sẽ xảy ra vì nhiều doanh nghiệp sữa ngoại cho rằng doanh thu và lợi nhuận đã giảm nhiều trong suốt mấy năm Nhà nước áp trần giá sữa. Tuy nhiên, tăng giá chỉ là vấn đề thời gian và bằng cách nào mà thôi. Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Trí Long, muốn quản lý giá sữa khi bỏ trần, cơ quan quản lý phải xem xét từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến khi ra thành sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Trong các giấy tờ kê khai giá sữa, nếu thấy bất hợp lý, cơ quan quản lý có thể can thiệp giá ngay từ thời điểm này. Thực tế, nhiều doanh nghiệp sữa vẫn có những cách để nâng giá sữa.

    Áp giá trần sữa năm 2014 đã khiến doanh thu Vinamilk giảm và bị ảnh hưởng rất lớn. Nguyên nhân là do chi phí nguyên liệu thời điểm đó ở mức cao. Trong năm ngoái và hiện tại chi phí nguyên liệu ngành sữa giảm chỉ còn khoảng một nửa so với trước đây, nên tác động từ việc áp trần giá sữa thời điểm hiện tại là rất nhỏ. Vì thế, những doanh nghiệp nội phải nhập khẩu nguyên liệu sữa như Vinamilk sẽ không được hưởng lợi ngay lập tức mà sẽ được hưởng trong dài hạn. Theo đánh giá của HSC, nếu việc áp giá trần được loại bỏ, Vinamilk sẽ ảnh hưởng tích cực trong dài hạn. Vinamilk hiện có khoảng 27-30 đầu sản phẩm sữa bột trẻ em. Việc dỡ bỏ giá trần sẽ giúp Công ty tăng giá bán nếu chứng minh được giá vốn tăng. Điều này chỉ áp dụng nếu giá sữa nguyên liệu mạnh trở lại. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giá sữa Vinamilk đang có lợi so với khối ngoại. Cũng là mặt hàng sữa cùng loại, giá của Vinamilk rẻ hơn khoảng 10-20%. Trong khi đó, người tiêu dùng cũng đã bớt khắt khe trong vấn đề chọn lựa sữa. Vì thế, Vinamilk có thể có lợi thế hơn khi người tiêu dùng ngày càng lựa chọn sữa nội, nhất là khi Vinamilk tham gia chương trình bình ổn giá sữa. Sữa bột mặc dù đang cho thấy sự chiếm lĩnh của doanh nghiệp ngoại với 70% nhưng các doanh nghiệp ngoại cũng đang dần lấn thị phần ở lĩnh vực sữa bột. Với chính sách giá cộng thêm việc tham gia bình ổn giá sữa, Vinamilk hoàn toàn có thể thắng và tận dụng được cơ hội từ chính sách bỏ trần giá sữa lần này.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 48,11 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, VNM tăng 1.000 đồng (0,7%) lên 145.400 đồng và là động lực quan trọng giúp thị trường tăng điểm.
    Sau những phiên giao dịch có phần ảm đạm gần đây, những tín hiệu tích cực đã trở lại thị trường trong phiên 19/4. Theo đó, chỉ số VnIndex tăng 1,84 điểm (0,26%) lên 716,77 điểm; Upcom-Index tăng 0,29 điểm (0,51%) lên 57,29 điểm và Hnx-Index chỉ giảm nhẹ 0,01 điểm.

    Trên HSX, khối ngoại tiếp tục thực hiện mua ròng 2,21 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 104,29 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

    [​IMG]

    VNM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 48,11 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, VNM tăng 1.000 đồng (0,7%) lên 145.400 đồng và là động lực quan trọng giúp thị trường tăng điểm.

    Top 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên còn có CII (22 tỷ đồng), HPG (21,69 tỷ đồng), MSN (10,99 tỷ đồng), KBC (9,52 tỷ đồng).

    Phía bán ròng, DCM đứng đầu danh sách với 9,62 tỷ đồng. Dù vậy, DCM cũng như nhiều cổ phiếu phân bón khác đã có phiên giao dịch tích cực khi đồng loạt tăng trần.

    Các cổ phiếu khác trong top bán ròng của khối ngoại còn có VIC (7,84 tỷ đồng), NLG (7,15 tỷ đồng), PDR (5,85 tỷ đồng), BFC (4,95 tỷ đồng).

    Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với 2,37 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 14,86 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Nhóm cổ phiếu chứng khoán tiếp tục được khối ngoại tập trung mua ròng khá nhiều trên HNX trong phiên hôm nay. Cụ thể, khối ngoại mua ròng TVC 4,42 tỷ đồng, BVS 0,79 tỷ đồng và SHS 0,63 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, BVS và SHS đều tăng 200 đồng.

    Ở chiều ngược lại, SHB tiếp tục là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất HNX với 21,13 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là PVS (1,93 tỷ đồng), LAS (1,58 tỷ đồng), PVI (0,59 tỷ đồng), DHT (0,54 tỷ đồng). Trong đó, LAS đóng cửa tăng kịch trần lên 13.600 đồng với kỳ vọng của giới đầu tư về việc áp thuế tự vệ.

    Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 18 liên tiếp với 202 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 3,08 tỷ đồng.

    [​IMG]

    PHH là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với 2,96 tỷ đồng. Ngược lại, GEX bị bán ròng nhiều nhất với 1,55 tỷ đồng. Ngoài PHH và GEX, khối ngoại không thực hiện mua/bán ròng cổ phiếu nào trên Upcom với giá trị trên 1 tỷ đồng phiên hôm nay.
    nhpu1 thích bài này.

Chia sẻ trang này