VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

4077 người đang online, trong đó có 442 thành viên. 23:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113363 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    LỊCH SỰ KIỆN - CỔ TỨC - PHÁT HÀNH THÊM - CỔ PHIẾU QUỸ


    2016
    40% (4000 đồng tiền mặt)19/08/2016
    Tỉ lệ: 5/1 (Chia tách cổ phiếu)19/08/2016
    20% (2000 đồng tiền mặt)03/06/2016

    2015
    40% (4000 đồng tiền mặt)05/08/2015
    Tỉ lệ: 5/1 (Chia tách cổ phiếu)05/08/2015

    2014
    20% (2000 đồng tiền mặt)13/08/2014
    Tỉ lệ: 5/1 (Chia tách cổ phiếu)13/08/2014
    20% (2000 đồng tiền mặt)13/05/2014

    2013
    8% (800 đồng tiền mặt)16/12/2013
    20% (2000 đồng tiền mặt)20/08/2013
    18% (1800 đồng tiền mặt)14/06/2013

    2012
    Tỉ lệ: 2/1 (Chia tách cổ phiếu)19/12/2012
    20% (2000 đồng tiền mặt)21/08/2012
    20% (2000 đồng tiền mặt)06/04/2012

    2011
    Tỉ lệ: 2/1 (Chia tách cổ phiếu)29/11/2011
    20% (2000 đồng tiền mặt)13/09/2011

    2010
    30% (3000 đồng tiền mặt)13/08/2010
    10% (1000 đồng tiền mặt)08/04/2010
    10% (1000 đồng tiền mặt)25/02/2010

    2009
    Tỉ lệ: 1/1 (Chia tách cổ phiếu)18/09/2009
    20% (2000 đồng tiền mặt)20/07/2009

    2008
    19% (1900 đồng tiền mặt)26/11/2008
    10% (1000 đồng tiền mặt)18/08/2008
    10% (1000 đồng tiền mặt)17/04/2008

    2007
    19% (1900 đồng tiền mặt)27/06/2007
    10% (1000 đồng tiền mặt)31/01/2007
    Tỉ lệ: 20/1 giá 10000/cổ phiếu (Phát hành cổ phiếu)31/01/2007


    Loai Sự KiệnNgày GDKHQNgày Thực HiệnTỉ lệGhi Chú
    1/Cổ tức bằng tiền 19/08/201631/08/201640% 4000 đồng/cổ phiếu
    Cổ phiếu thưởng 19/08/201620/09/20165/1 Chia tách / thưởng: 241,903,505
    2/Bán cổ phiếu quỹ 06/08/201606/08/2016Khối lượng bán: -316,110
    3/Phát hành khác 05/08/201605/08/2016Phát hành: 8,887,731
    4/Cổ tức bằng tiền 03/06/201616/06/201620% 2000 đồng/cổ phiếu
    5/Cổ tức bằng tiền 05/08/201504/09/201540% 4000 đồng/cổ phiếu
    Cổ phiếu thưởng 05/08/201515/09/20155/1 Chia tách / thưởng: 200,020,794
    6/Cổ tức bằng tiền 13/08/201405/09/201420% 2000 đồng/cổ phiếu
    Cổ phiếu thưởng 13/08/201422/09/20145/1 Chia tách / thưởng: 166,685,603
    7/Cổ tức bằng tiền 13/05/201430/05/201420% 2000 đồng/cổ phiếu
    8/Cổ tức bằng tiền 16/12/201303/01/20148% 800 đồng/cổ phiếu
    9/Cổ tức bằng tiền 20/08/201306/09/201320% 2000 đồng/cổ phiếu
    10/Cổ tức bằng tiền 14/06/201328/06/201318% 1800 đồng/cổ phiếu
    11/Cổ phiếu thưởng 19/12/201225/01/20132/1 Chia tách / thưởng: 277,841,042
    12/Cổ tức bằng tiền 21/08/201206/09/201220% 2000 đồng/cổ phiếu
    13/Cổ tức bằng tiền 06/04/201225/04/201220% 2000 đồng/cổ phiếu
    14/Mua cổ phiếu quỹ 22/02/201222/02/2012Khối lượng mua: 18,100
    15/Mua cổ phiếu quỹ 21/02/201221/02/2012Khối lượng mua: 186,590
    16/Cổ phiếu thưởng 29/11/201130/12/20112/1 Chia tách / thưởng: 185,289,204
    17/Cổ tức bằng tiền 13/09/201130/09/201120% 2000 đồng/cổ phiếu
    18/Mua cổ phiếu quỹ 25/08/201125/08/2011Khối lượng mua: 7,530
    19/Phát hành nội bộ 01/07/201101/07/2011Phát hành: 14,254,910
    20/Mua cổ phiếu quỹ 06/06/201106/06/2011Khối lượng mua: 8,700
    21/Mua cổ phiếu quỹ 13/05/201113/05/2011Khối lượng mua: 21,420
    22/Mua cổ phiếu quỹ 09/04/201109/04/2011Khối lượng mua: 7,750
    23/Phát hành nội bộ 08/04/201108/04/2011Phát hành: 3,498,520
    24/Phát hành khác 11/03/201111/03/2011Phát hành: 1,806,820
    25/Mua cổ phiếu quỹ 24/12/201024/12/2010Khối lượng mua: 28,870
    26/Cổ tức bằng tiền 13/08/201031/08/201030% 3000 đồng/cổ phiếu
    27/Cổ tức bằng tiền 08/04/201027/04/201010% 1000 đồng/cổ phiếu
    28/Cổ tức bằng tiền 25/02/201026/03/201010% 1000 đồng/cổ phiếu
    29/Cổ phiếu thưởng 18/09/200921/10/20091/1 Chia tách / thưởng: 175,603,160
    30/Mua cổ phiếu quỹ 17/09/200917/09/2009Khối lượng mua: 21,830
    31/Mua cổ phiếu quỹ 03/09/200903/09/2009Khối lượng mua: 15,320
    32/Cổ tức bằng tiền 20/07/200905/08/200920% 2000 đồng/cổ phiếu
    33/Phát hành nội bộ 10/07/200910/07/2009Phát hành: 364,640
    34/Cổ tức bằng tiền 26/11/200815/12/200819% 1900 đồng/cổ phiếu
    35/Cổ tức bằng tiền 18/08/200805/09/200810% 1000 đồng/cổ phiếu
    36/Cổ tức bằng tiền 17/04/200809/05/200810% 1000 đồng/cổ phiếu
    37/Cổ tức bằng tiền 27/06/200716/07/200719% 1900 đồng/cổ phiếu
    38/Cổ tức bằng tiền 31/01/200715/02/200710% 1000 đồng/cổ phiếu
    Phát hành hiện hữu 31/01/200704/05/200720/1(giá: 10,000) Phát hành: 8,347,500
    39/Phát hành khác 15/11/200630/01/2007Phát hành: 7,950,000
    40/Cổ tức bằng tiền 28/06/200614/07/20069% 900 đồng/cổ phiếu
    Ngay giao dich dau tien: 19/01/2006 ### Khoi luong niem yet lan dau: 159,000,000 ### Khoi luong niem yet hien tai: 1,451,453,429
    nhpu1 thích bài này.
  2. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vinamilk chốt quyền nhận cổ tức đợt 2/2016 tỷ lệ 20%
    Tổng cộng năm 2016 cổ đông Vinamilk được nhận cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 60% tương ứng 6.000 đồng/cổ phiếu.
    Ngày 5/5 tới đây CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoánVNM) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Thời gian thanh toán vào 22/5/2017.

    Như vậy, Vinamilk sẽ chi khoảng 2.900 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

    ĐHCĐ Vinamilk đã phê chuẩn mức cổ tức cả năm 2016 là 6.000 đồng/cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 60% (khoảng 83% tổng lợi nhuận sau thuế). Trước đó, cổ đông công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 với tỷ lệ 40%.

    Năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu đạt 51.000 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với doanh thu thực hiện được năm 2016. Lợi nhuận trước thuế 11.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.735 tỷ đồng, tăng 4% so với lợi nhuận đạt được năm 2016. Vinamilk cũng đạt mục tiêu chi trả cổ tức tối thiểu 50% lơị nhuận sau thuế cho năm 2017.

    Tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 vừa qua, bà Mai Kiều Liên cũng báo tin vui kết quả kinh doanh quý 1/2017 với doanh thu tăng trưởng hơn 16% và lợi nhuận sau thuế hơn 34% so với cùng kỳ năm 2016.
    nhpu1 thích bài này.
  3. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Phiên giao dịch 21/4/2017 là phiên giao dịch đáng nhớ nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) từ trước đến nay vì đây là phiên giao dịch đạt kỷ lục từ trước đến nay về giá trị giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam.

    HoSE có phiên giao dịch đầu tiên từ ngày 28/7/2000. Lúc đó, Sở giao dịch chứng khoán chỉ mới có 2 đơn vị được niêm yết là REE và SAM. Đến nay, HoSE đã đạt gần 17 năm hình thành và phát triển. Hiện, HoSE đang có hơn 350 mã cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán.

    Phiên giao dịch hôm nay, HoSE lần đầu tiên đạt giá trị giao dịch 6.504,65 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày thành lập. Giá trị giao dịch lịch sử này có được nhờ giá trị giao dịch khớp lệnh đạt đến 3.389 tỷ đồng và giá trị giao dịch thỏa thuận lên đến 2.774 tỷ đồng.

    Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh sàn HoSE hôm nay cao hơn bình quân giao dịch năm 2016 đến 166%. Điều đáng nói hơn, tổng giá trị giao dịch hôm nay của sàn HoSE đã đạt đỉnh lịch sử từ trước đến nay, vượt qua đỉnh cũ 5.230 tỷ đồng đạt được vào 14/3/2016.

    Giá trị giao dịch thỏa thuận lớn đến từ cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Ngay từ đầu phiên giao dịch đã xuất hiện ngay 2 lệnh thỏa thuận của MSN tại giá 42.000 đồng, tương ứng giá trị lên tới 2.520 tỷ đồng khiến cho thanh khoản của sàn HOSE tăng vọt.

    Nguồn doanh thu của HoSE chủ yếu đến từ hoạt động nghiệp vụ, hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính. Năm 2016, thanh khoản thị trường tăng mạnh giúp doanh thu của HoSE tăng gần 30% so với năm 2015.
    --- Gộp bài viết, 21/04/2017, Bài cũ: 21/04/2017 ---
    [​IMG]
  4. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    4 điều quá đỗi bình thưởng của người giàu nhưng lại "lạ như hành tinh khác" với người nghèo
    Tác giả Keith Cameron Smith sau 2 năm nghiên cứu giới thượng lưu, siêu giàu đã phát hiện ra họ có những hành động, thái độ khác biệt hoàn toàn so với người nghèo.
    Trở thành một tỷ phú phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng cách bạn theo đuổi mục tiêu cuối cùng mới là điều quan trọng.

    Trong cuốn sách “10 điểm khác biệt giữa người giàu và tầng lớp trung lưu”, tác giả Keith Cameron Smith đã chia sẻ những quan sát ông thu thập được sau 2 năm nghiên cứu giới thượng lưu , gồm cả hành động và thái độ khiến họ khác biệt so với những người bình thường.

    Dưới đây là 4 điểm khác biệt nổi bật nhất:

    Người giàu nói về ý tưởng, chứ không phải sự vật

    Không phải là những thứ như xe hơi, các bộ phim hay con người không hấp dẫn với những người giàu, mà là họ có xu hướng tập trung vào các ý tưởng lớn cho tương lai hơn là những thứ vụn vặt về hiện tại.

    “Các tỷ phú rất sáng tạo”, Smith cho biết. “Họ dành nhiều thời gian nghĩ về các ý tưởng mới”.

    Trong khi chúng ta nói về xe hơi và phim ảnh, thì các tỷ phú sở hữu các công ty xe hơi và sản xuất ra các bộ phim. Họ hiểu rằng “ý tưởng là tài sản giá trị nhất trên thế giới”.

    Người giàu dám chấp nhận rủi ro sau khi đã tính toán kỹ lưỡng

    Những người thuộc tầng lớp trung lưu hay an phận thủ thường, trong khi các tỷ phú thường cố gắng vươn ra khỏi thực tại của mình. Nói cách khác, người bình thường luôn sợ sẽ phải mạo hiểm quá nhiều, trong khi những người giàu biết khi nào cần phải nắm lấy cơ hội.

    Điều này xảy ra vì “các tỷ phú vượt qua được sự sợ hãi trong khi tầng lớp trung lưu giơ tay đầu hàng hoặc lẩn tránh đối đầu”, Smith giải thích.

    “Các tỷ phú vượt qua sự sợ hãi bằng kiến thức. Họ tính toán thật kỹ trước khi mạo hiểm chấp nhận thử thách, và sau đó họ đánh giá hậu quả nếu thất bại”.

    Nếu bạn có thể tồn tại được khi điều tồi tệ nhất xảy ra và nếu điều dễ xảy ra nhất sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu của mình, thì bạn còn chần chờ gì nữa?

    [​IMG]

    Người giàu rất hào phóng

    Trong khi tầng lớp trung lưu tin rằng họ không đủ điều kiện để cho đi, thì những người giàu có lại coi sự hào phóng là một điều cần thiết.

    “Đa phần những người giàu đều tin vào luật nhân quả”, Smith nói. “Họ coi tiền là hạt giống. Họ biết rằng nếu mình hào phóng, họ sẽ nhận lại nhiều hơn”.

    Có lẽ vì thế mà rất nhiều tỷ phú và triệu phú đã trở thành các nhà từ thiện.

    Theo Smith thì, “không phải ai giàu cũng hào phóng, nhưng những tỷ phú hạnh phúc thì chắc chắn là hào phóng!”

    Người giàu tạo ra nhiều nguồn thu nhập

    Bạn càng có nhiều nguồn thu nhập, thì càng có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Nhưng như vậy có nghĩa là phải bỏ đi tư duy đã tồn tại bao lâu nay và kìm hãm tầng lớp trung lưu, đó là “Phải tự mình làm mọi việc”, và điều này tạo ra rất nhiều hạn chế cho tình trạng tài chính của bạn.

    “Người giàu có một niềm tin khác”, Smith cho biết. “Họ tin rằng sẽ tìm được một người không chỉ làm tốt như họ, mà thậm chí còn làm tốt hơn họ!”

    Smith còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Làm như vậy tức là phải đầu tư công sức ban đầu, nhưng cuối cùng để cho những người giỏi hơn nắm quyền và họ lại tiếp tục tìm kiếm những hướng đi khác tạo ra lợi nhuận.

    Đừng cố kiểm soát mọi thứ - điều đó chỉ khiến bạn kiệt sức mà thôi. Các tỷ phú thường tập trung vào các khía cạnh bao trùm của một dự án và không mất thời gian với những chi tiết nhỏ nhặt hơn.
    nhpu1 thích bài này.
  5. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Câu chuyện xuất ngoại của Vinamilk
    Khoảng 300 tấn sản phẩm sữa bột và 2,000 tấn sữa béo nguyên kem vận chuyển thành công sang Iraq vào năm 1998 là phát pháo mở đường cho các sản phẩm Vinamilk hiện diện tại 43 quốc gia suốt gần 20 năm qua.
    Đầu năm nay, CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE: VNM) đã ký hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12.5 triệu USD sang thị trường Trung Đông ngay trong ngày đầu tiên Hội chợ Gulfood 2016 diễn ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).

    http://image.*********.vn/2016/08/12/vnm-dubai-1_169339.jpg

    Thực tế, thị trường Trung Đông không xa lạ gì với hãng sữa Việt, ngược lại có thể xem là truyền thống khi Iraq là nơi đầu tiên đặt hàng lô sữa bột của nhà máy Dielac vào năm 1998. Việc có được hợp đồng mang tính bước ngoặt của hãng khá tình cờ và diễn ra chóng vánh trong một chuyến công cán của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tại quốc gia này.

    Bà Vũ Thị Tâm Trinh – nguyên Giám đốc Nhà máy sữa Dielac - một trong những thành viên trong chuyến công tác chia sẻ, "thời điểm đó, phía bạn muốn ký hợp đồng trực tiếp với Vinamilk. Họ còn gợi ý công ty cung cấp thêm sữa béo nguyên kem với số lượng không hạn chế. Đặc biệt mức giá phía Việt Nam đưa ra bao nhiêu đều được chấp nhận hết".

    Song do còn khó khăn về kỹ thuật, công nghệ cũng như nhân lực, nhà máy Dielac chưa có nhiều máy móc thiết bị, số lượng sản xuất còn hạn chế. Một số người trong đoàn công tác lo ngại sữa nguyên kem giá thành cao. "Một sáng kiến đã được đưa ra là Vinamilk có thể nhập sữa béo về đóng gói - tiền lệ chưa có thời điểm đó. Không thể gọi điện xin phép ý kiến tổng giám đốc công ty vì đường truyền bị gián đoạn, tôi và cộng sự tiếc cơ hội nên ngoài 300 tấn sản phẩm sữa bột chúng tôi quyết định ký làm thử thêm 2,000 tấn sữa béo nguyên kem", bà Tâm Trinh hồi tưởng.

    Hợp đồng xuất hàng nhanh chóng được ký kết với số lượng và mức giá do phía Vinamilk đề xuất. Ngoài ra, hãng còn cung cấp sữa cho Iraq theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.

    Thương vụ này đã được thành viên đoàn công tác đánh giá là thành công ngoài mong đợi của cả hai bên, mở đường cho các chuyến hàng xuất ngoại sau này của Vinamilk sang nhiều quốc gia khác trên thế giới về sau này.

    Kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên duy trì và bền vững trong suốt hơn 10 năm. Đến những năm cuối thập niên 1990 đầu 2000 biến động chính trị tại khu vực Trung Đông đã làm giảm mạnh lượng hàng xuất khẩu của công ty, thậm chí ngưng trệ. Mãi đến gần cuối 2005, hai bên bắt đầu kết nối và xúc tiến lại các thương vụ, đáng kể nhất có hợp đồng xuất khẩu 15,000 tấn sữa bột vào Iraq trị giá hơn 51 triệu USD.

    Thành công này có được sau hai lần đích thân Tổng giám đốc Vinamilk - bà Mai Kiều Liên trực tiếp đến Iraq khi chiến sự vẫn diễn ra để chực chờ và tìm hiểu thị trường. Bà cho biết, năm 2004, sản phẩm của Vinamilk đã phải dừng lại bên ngoài biên giới Iraq do những người có trách nhiệm mới ở Iraq muốn có một sự thay đổi về nhiều lĩnh vực, trong đó cả những quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi xét thầu sơ bộ, họ mời Vinamilk tham gia.

    "Và Vinamilk đã vượt qua khoảng 15 hãng sữa lớn nhất, danh tiếng nhất thế giới để thắng thầu nhờ các yếu tố chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng mọi lúc, mọi nơi", bà Liên không giấu được niềm tự hào khi sản phẩm của Vinamilk tái hiện diện ở Iraq.

    Đây là hợp đồng xuất khẩu trở lại vào thị trường Iraq sau thời gian dài bị gián đoạn. Cũng nhờ hợp đồng này, năm đó, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu 137 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với 2004.

    Đến nay, không chỉ Iraq mà khu vực Trung Đông được công ty đánh giá là thị trường trọng điểm, chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu xuất khẩu nói riêng cũng như doanh thu chung của Vinamilk. Trong giai đoạn 2010-2015, doanh số của Vinamilk ở thị trường Trung Đông tăng trưởng khoảng 38%.

    Đến với Gulfood năm nay, Vinamilk đem đến những dòng sản phẩm trọng tâm đã thành công ở thị trường như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc… nhằm quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh của Vinamilk tại thị trường này.

    Lãnh đạo Vinamilk cho biết, những hoạt động này sẽ là bước đệm vững chắc để công ty triển khai kế hoạch của mình tại thị trường Trung Đông với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm. Thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối, đơn vị này tập trung vào các thị trường mấu chốt và nhiều tiềm năng như Iraq, Syria, Yemen...

    Hiện Trung Đông, trong đó có Iraq là một trong 43 thị trường trọng điểm mà sản phẩm của Vinamilk đã hiện diện như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ...

    Bà Liên cho biết, thời gian tới, công ty tiếp tục chú trọng các hoạt động kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và nghiên cứu phát triển cho thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi đầu tư sản xuất và chi nhánh hoạt động ở nước ngoài.

    Hiện ngoài 13 nhà máy hiện diện tại Việt Nam, Vinamilk còn nắm 22.8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia, mở công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu./.
    CCIE2008nhpu1 thích bài này.
  6. CCIE2008

    CCIE2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    1.433
    F&N chắc vẫn chưa mua xong nhỉ?
    Athena3 thích bài này.
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:

    Trên sàn HOSE, VNM dẫn đầu danh mục cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất về giá trị đạt 361,28 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 2,52 triệu đơn vị.

    Trong khi đó, FLC là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất về khối lượng với 13,96 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 106,79 tỷ đồng.

    Đứng ở vị trí tiếp theo, SSI được mua ròng 1,7 triệu cổ phiếu, giá trị 37,96 tỷ đồng và CII được mua ròng 1,16 triệu cổ phiếu, giá trị 41,81 tỷ đồng.

    Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất MSN với khối lượng 3,73 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 151,86 tỷ đồng.

    Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh tiếp theo như SCR (2,41 triệu cổ phiếu, giá trị 21,08 tỷ đồng), DCM (1,86 triệu cổ phiếu, giá trị 20,55 tỷ đồng), VIC (1,67 triệu cổ phiếu, giá trị 68,53 tỷ đồng).

    Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn gom mạnh VGC và cổ phiếu này tiếp tục dẫn đầu danh mục được mua ròng mạnh trong tuần này, với khối lượng 1,35 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng 21,51 tỷ đồng.

    Tiếp đó, VCG được mua ròng 766.690 cổ phiếu, giá trị 11,4 tỷ đồng và TVC được mua ròng 355.300 cổ phiếu, giá trị 4,42 tỷ đồng.

    Trong khi đó, SHB tiếp tục là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, với khối lượng bán ròng đạt 13,73 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 100,56 tỷ đồng.

    Đứng ở vị trí thứ 2 vẫn là VIX bị bán ròng 855.300 cổ phiếu, giá trị 4,94 tỷ đồng.
    nhpu1 thích bài này.
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    The dairy giant's ads and marketing spending averages VND1 billion per hour as it bets on the fast-growing market.
    Vinamilk has posted a 20.5 percent jump in net profit for the year 2016 to VND9.36 trillion ($412.5 million), according to its latest financial statement filed at the Ho Chi Minh Stock Exchange.

    The leading dairy company has also reported that its consolidated revenue went up 16.7 percent to VND46.9 trillion and its pretax profit increased 37.3 percent to VND22.3 trillion.

    According to the financial statement, Vinamilk doubled its ads and marketing spending in 2016. The dairy firm spent on average VND25 billion or $1.1 million per day to step up its marketing efforts.

    Vinamilk controls 53 percent of the domestic market for liquid milk, 84 percent for yogurt and 80 percent for condensed milk, the company said on its website.

    The company is targeting $3 billion in revenue this year by boosting exports to overseas markets.

    Under the plan, Vinamilk will expand its overseas business to account for half of its total sales in the next five years, aiming to become one of the top 50 milk producers in the world.

    Vietnam’s consumption of milk is estimated to rise to 27 liters per person by 2020 and 34 liters by 2025 from around 20 liters currently.

    Its average milk consumption is half of that of Thailand's and about one third of Singapore's, according to official data.

    The local dairy industry is poised for strong growth, driven by higher disposable income levels and living standards. The market has expanded 15 percent annually in the last five years as Vietnamese are raising their spending on dairy products, which now accounts for 10 percent of total food expenses.

    In an attempt to fully divest from one of the biggest state-owned companies, the government’s investment arm SCIC sold 9 percent of its Vinamilk stake in December last year.

    Singapore-based Fraser & Neave (F&N), which is already Vinamilk’s second biggest shareholders and backed by Thai tycoon Charoen Sirivadhanabhakdi, is aiming to raise its stake in the dairy producer
  9. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Thứ Hai, 24/4/2017 07:13
    Sàng lọc cơ hội đầu tư 2017
    [​IMG]
    (ĐTCK) Quý I/2017, VN-Index đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng hơn 8% khi từ 664,87 điểm lên 722,31 điểm. Dù thị trường đang trải qua giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 4/2017 nhưng nhìn chung, đầu tư chứng khoán trong năm 2017 vẫn còn rất lớn.
    Đó là góc nhìn của các chuyên gia tại Hội thảo “Sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2017”, do Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tổ chức cuối tuần qua.

    TTCK duy trì đà tăng tốt

    Nhìn lại diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu năm đến nay, có thể thấy sự sôi động diễn ra với hầu hết các nhóm ngành, khởi nguồn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, tiếp đến là bất động sản và chứng khoán. Cổ phiếu thuộc ngành nông nghiệp và dệt may cũng tăng trưởng mạnh mẽ sau khi giá hàng hóa được nhận định đã đi qua vùng đáy, cũng như hoạt động xuất khẩu (đặc biệt đối với mặt hàng dệt may) khá khả quan.

    Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khách hàng cá nhân VDSC cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tốt. Trong đó, có nhiều động lực hỗ trợ thị trường như sản phẩm phái sinh chính thức giao dịch vào tháng 5 tới, trong khi dòng vốn nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào chứng khoán Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch nới room.

    Đây là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư rà soát và cơ cấu danh mục đầu tư khi hiện thực hóa lợi nhuận ở những mã cổ phiếu đã tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua

    Bên cạnh đó, một yếu tố được coi là sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển trong năm nay là việc cổ phần hóa và đưa lên sàn nhiều tập đoàn và tổng công ty lớn.

    Tuy nhiên, như trong Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2017 mà Rồng Việt Research đã lưu ý, biến động tỷ giá và lạm phát có thể là hai rủi ro trọng yếu nhất cho bức tranh chung của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm này.

    Do vậy, một khi hai yếu tố này vẫn trong tầm kiểm soát thì chính sách tiền tệ - yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng gián tiếp đến diễn biến của thị trường chứng khoán - sẽ chưa bị thắt chặt trong giai đoạn hiện tại.

    Các thông tin về báo cáo tài chính 2016 kiểm toán, hiệu ứng mùa đại hội cổ đông và số liệu ước tính kết quả kinh doanh quý I/2017 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục chi phối diễn biến thị trường đến hết tháng 4.

    Cũng theo VDSC, đây là thời điểm phù hợp để nhà đầu tư rà soát và cơ cấu danh mục đầu tư khi hiện thực hóa lợi nhuận ở những mã cổ phiếu đã tăng trưởng mạnh trong quý vừa qua, đồng thời sàng lọc những cổ phiếu có triển vọng khả quan trong ba quý còn lại của năm 2017 để tích lũy trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.

    Cơ hội đầu tư

    Phân tích cơ hội đầu tư, dựa trên sự sàng lọc về các nhóm ngành cổ phiếu đang niêm yết, bà Đoàn Thị Thanh Trúc, Trưởng phòng Phân tích khách hàng tổ chức, VDSC cho rằng, có rất nhiều cơ hội đầu tư đối với từng ngành. Nhà đầu tư cá nhân còn có nhiều cơ hội hơn đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, khi không bị giới hạn về tỷ lệ, về các điều kiện đầu tư…

    VDSC cũng đưa ra một số gợi ý, trước hết là với cổ phiếu nhóm ngành kinh doanh đáp ứng nhu cầu cao về đầu tư và phát triển hạ tầng. Nổi bật trong nhóm này là cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát với dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất hay FPT với Khu đô thị sinh thái FPT City Đà Nẵng (khu đô thị xanh thông minh kiểu mẫu đầu tiên tại Đà Nẵng và miền Trung có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD).

    [​IMG]
    Hoạt động sản xuất ở khu vực Đà Nẵng đang tăng trưởng và những dự án đầu tư mới đòi hỏi sự phát triển tương xứng về hạ tầng giao thông, công nghệ, kho cảng… Đây sẽ tiếp tục là động cơ thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành này và những ngành khác có liên quan như vật liệu xây dựng, logistic, tiện ích công cộng (gas, điện, nước).

    Thứ hai là nhóm cổ phiếu trong lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng, bán lẻ, du lịch và hàng không. Nổi bật là cổ phiếu VNM của CTCP Vinamilk. Ngoài ra, một số cổ phiếu đại diện cho nhóm này là PNJ của CTCP Vàng bạc Phú Nhuận, là những công ty đã gây dựng được thương hiệu lớn và có độ phủ sóng rộng… Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trên 2.000 USD/năm đang là điều kiện tốt để tăng trưởng ngành bán lẻ hàng hóa dịch vụ.

    Thứ ba là danh mục nhóm ngành gắn với chu kỳ kinh tế, nổi bật là nhóm cổ phiếu ngân hàng. So sánh giữa hai nhóm ngành này, đại diện VDSC cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhiều cơ hội cũng như “an toàn” hơn từ nay đến cuối năm khi lộ trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đã bước sang giai đoạn 2, việc xử lý nợ xấu, việc xử lý và thu hồi nợ của VAMC cũng như các tổ chức tín dụng theo đó sẽ khả quan hơn từ năm 2018.

    Kết quả hoạt động quý I/2017 của một số ngân hàng cũng cho thấy sự tăng trưởng, trong đó nổi bật vẫn là VCB. Ngoài ra, theo VDSC, còn một số cổ phiếu ngân hàng đáng quan tâm như MBB, CTG, ACB.
    --- Gộp bài viết, 24/04/2017, Bài cũ: 24/04/2017 ---
    Ngày 5/5 tới đây CTCP Sữa Việt Nam sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2/2016 bằng tiền với tỷ lệ 20% (cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Thời gian thanh toán vào 22/5/2017.
    nhpu1CCIE2008 thích bài này.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378

Chia sẻ trang này