1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

5296 người đang online, trong đó có 454 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113557 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. ACBACBACB

    ACBACBACB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2014
    Đã được thích:
    2.989
    Cổ đông Vnm trung thành là đây
    Athena3, chichKimThu_Tran thích bài này.
  2. ACBACBACB

    ACBACBACB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2014
    Đã được thích:
    2.989
    Good em
    Athena3 thích bài này.
  3. Penanh

    Penanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    647
    Yên tâm mà giữ vnm. Hôm qua lúc sab xuống, niềm vui nhân đôi nhưng cuối phiên nó lại xanh mạnh. Thôi để tuần tới vnm vượt chính thức vậy
    Athena3chich thích bài này.
  4. chich

    chich Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    210
    Năm nay không biết chia thưởng bằng cổ phiếu VNM ntn nhỉ?31/3 họp rồi,sốt ruột quá!
    Athena3 thích bài này.
  5. Penanh

    Penanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    647
    Mới có báo cáo tài đã kiểm toán. Chưa có tài liệu họp, chờ thêm đến tầm 20 là có
    chichAthena3 thích bài này.
  6. ACBACBACB

    ACBACBACB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2014
    Đã được thích:
    2.989
    Tôi đoán 5:1 nhưng chia riết loãng hết
    chichAthena3 thích bài này.
  7. Penanh

    Penanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    647
    Cứ xèng cho lành. Tiền tươi thóc thật. Càng cô thì càng tốt
    chichAthena3 thích bài này.
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Lấy độc trị độc

    16/03/2018 22:08
    BSR) và PVPower (POW) trên UPCoM đang giúp sàn này cải thiện khối lượng giá trị giao dịch rõ rệt. Chỉ cần thêm 4-5 doanh nghiệp quy mô như thế nữa lên UPCoM, thì thanh khoản của UPCoM sẽ vượt HNX. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc tạo cung cho thị trường.

    • Sau năm doanh nghiệp lớn IPO vừa qua, tới đây một vài đơn vị nhỏ hơn bán cổ phần lần đầu ra công chúng với tổng trị giá cổ phần tính theo giá khởi điểm chỉ khoảng 2.000 tỉ đồng. Nhà nước đã chủ động giãn các đợt IPO khi nhận thấy VN-Index đang chịu thử thách ở vùng đỉnh cao về điểm số. Chứng khoán cần một “liều thuốc” kích thích mới để lấy lại hưng phấn - sự hưng phấn bền vững dựa trên tiền tươi thóc thật của người dân, chứ không phải tiền margin.

      Dân gian có câu “lấy độc trị độc”. Các đợt IPO hoặc bán vốn nhà nước tại những doanh nghiệp tốt nhất, làm ăn hiệu quả không nên dừng lại. Ngược lại, cần được chuẩn bị kỹ để mang ra tiến hành lúc này. Nhà nước cần xác định một cách rõ ràng và dứt khoát: chúng ta thoái vốn để thay đổi phương thức quản trị kinh doanh, cải cách khối doanh nghiệp quốc doanh; hay thoái vốn để thu được nhiều tiền một cách tối đa. Đâu là mục tiêu chính và quan trọng mang tầm quyết định của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước?

      Nếu xác định thoái vốn nhà nước là một cách thức tận thu cho ngân sách và phải làm sao để không làm thất thoát tài sản nhà nước là mục tiêu hàng đầu, thì có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ đợi dài dài. Trong khi một đồng tiền từ thoái vốn nhà nước hôm nay thu về, nếu biết quản lý, đầu tư, tiêu xài hợp lý, thì 1-2 năm sau, nó đã có thể sinh sôi nảy nở thành 1,5-2 đồng. Như vậy há chẳng tốt hơn là đợi 1-2 năm rồi mới thoái vốn để thu về 1,5 đồng thay vì 1 đồng hiện nay sao? Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn!

      Hai mẩu chuyện có thật. Khi được tham khảo ý kiến về việc thoái vốn nhà nước ở Vinamilk (36% vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp này hiện có giá thị trường ít nhất 10 tỉ đô la Mỹ - NV), bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, nói rằng Nhà nước nên cân nhắc bán một lần phần còn lại để tận dụng việc bán lô lớn, sẽ được quan tâm hơn bán từng đợt nhỏ, và công khai việc sử dụng số tiền bán vốn đó vào việc đầu tư những công trình tầm cỡ của đất nước có sự giám sát chặt chẽ của người dân như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, hay những thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội, TPHCM để giãn dân số, giảm tắc nghẽn giao thông, phát triển các địa phương gần thủ đô và TPHCM. Tuy nhiên đến nay ý kiến của Vinamilk vẫn chỉ đang được “nghiên cứu” và liệu Nhà nước có bán tiếp vốn nhà nước ở Vinamilk không, còn là ẩn số. Trên nghị trường Quốc hội, trả lời các đại biểu, đại diện các bộ, ngành khẳng định sẽ tiếp tục thoái vốn nhà nước. Nhà nước không đi kinh doanh bia, sữa mà tạo điều kiện, xây dựng môi trường tốt cho doanh nghiệp kinh doanh.

      Kể từ khi Nhà nước bán 53% cổ phần Sabeco, thu về 4,8 tỉ đô la Mỹ, cho đến nay người dân vẫn không rõ số tiền đó được sử dụng như thế nào. Có chuyên gia kinh tế nhận định: quan trọng là Nhà nước bán được giá, và tiền đã hòa vào ngân sách quốc gia, còn chi tiêu ra sao, để trả nợ nước ngoài, hay chi thường xuyên, hay chi đầu tư phát triển... đều tốt cả. Ông nhấn mạnh trước đây có ai dám nghĩ đến việc bán hơn phân nửa Sabeco được gần 5 tỉ đô la Mỹ đâu. Người ta nghĩ chắc được 1,5-2 tỉ đô la Mỹ là cùng.

      Vậy bán được giá là mục tiêu hay cải cách doanh nghiệp quốc doanh là mục tiêu? Và nếu chọn bán được giá là mục tiêu, người dân có quyền được biết tiền đó sử dụng như thế nào, vì đấy là tiền của dân mà.

      Hải Lý

      THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN
  9. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    CHI 32.000 TỶ TRẢ CỔ TỨC 5 NĂM, VINAMILK MUỐN PHÁT HÀNH ESOP LỚN HÚT NHÂN TÀI

    Văn phòng Chính phủ mới đây cho biết nhận được công văn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC) về đề xuất chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
    Theo đó, SCIC đề nghị Thủ tướng cho phép Vinamilk được phát hành cổ phiếu ESOP giai đoạn 2018 - 2021, chia làm hai đợt.

    Đợt 1 phát hành 1% vốn điều lệ tương ứng 14,5 triệu cổ phần thực hiện trong năm 2018 và đợt 2 cũng phát hành 1% vốn điều lệ trong năm 2020. Điều kiện để phát hành đợt 2 là trong năm 2020 Vinamilk đạt chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận sau thuế tối thiểu của 3 năm liền là 2017, 2018, 2019 hoặc luỹ kế tối thiểu của 3 năm từ 2017 đến 2019 theo ké hoạch kinh doanh mà ban điều hành đưa ra.

    Về giá phát hành, SCIC cho biết giá phát hành bằng 2 lần giá trị sổ sách 1 cổ phần của công ty theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét gần nhất. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm, mỗi năm được giải tỏa 50%.

    SCIC cho rằng chương trình ESOP của Vinamilk trước đây đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Cụ thể, năm 2017 doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng 8,6%. Cổ tức chia cho cổ đông của Vinamilk luôn ở mức cao từ 45-83%. Trong giai đoạn 2012 - 2017, tổng giá trị cổ tức chi trả bằng tiền mặt là gần 32.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông SCIC được nhận 13.500 tỷ đồng.

    Ngoài ra, các cổ đông còn được hưởng lợi ích từ việc chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20% và giá trị cổ phiếu luôn tăng trưởng cao, bền vững. Cụ thể, năm 2012, cổ phiếu VMM có giá 86.500 đồng/cổ phiếu đến năm 2017 đã tăng lên 208.600 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá thị trường Vinamilk cuối năm 2017 đã tăng 6,25 lần so với cuối năm 2011.

    "Chương trình ESOP của năm 2016 đã góp phần gia tăng thị phần của Vinamilk năm 2017 đối với toàn thị trường sữa tại Việt Nam (2,1%), so với mức tăng bình quân 1% của 4 năm trước đó. Kết quả kinh doanh 2016, 2017 tích cực dẫn tới tăng giá trị cổ phiếu, tạo thuận lợi cho công tác bán vốn Nhà nước tại Vinamilk.

    Trong năm 2017, SCIC đã bán thành công số cổ phần tương ứng 3,33% vốn điều lệ với giá trị thu về gần 9.000 tỷ đồng. Mặc dù giảm tỷ lệ sở hữu tại VNM từ 39,3% xuống 36% nhưng tính đến cuối 2017 vốn hoá của SCIC sở hữu tại Vinamilk tăng mạnh 53% so với năm 2016, tương ứng 120.000 tỷ đồng", SCIC cho biết.

    Theo thống kê, Vinamilk đã phát hành ESOP với tổng khối lượng phát hành là 3,42% vốn điều lệ.

    SCIC còn cho rằng ESOP sẽ giúp Vinamilk duy trì và thu hút nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực ngày càng tăng.

    Tuy nhiên, việc thực hiện ESOP sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước do SCIC làm đại diện ở mức 0,71% xuống 35,29%.

    Văn phòng Chính phủ cho biết để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét nên yêu cầu các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ Tư pháp cho ý kiến về vấn đề trên.
  10. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Tham vọng của tỷ phú Thái

    Như vậy, sau Sabeco, động thái liên tục mua vào cổ phiếu Vinamilk dù thất bại nhiều lần cho thấy quyết tâm sở hữu của đại gia này.

    Cuối năm 2017, TCC đã chuyển gần 5 tỷ USD thanh toán cho thương vụ mua 343,66 triệu cổ phiếu (53,6%) Bia Sài Gòn - Sabeco (SAB) với mức giá 320.000 đồng/cổ phiếu.

    Ở Việt Nam, ngoài Sabeco và Vinamilk, các đơn vị thuộc TTC Holding đã mua thành công 100% cổ phần Metro Cash & Carry Việt Nam, sở hữu 65% Phú Thái và 65% khách sạn 5 sao Melia Hà Nội.

    Với Vinamilk, đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường và cũng luôn được đánh giá là doanh nghiệp hiếm có trên sàn chứng khoán – đang giao dịch ở P/E 26 lần. Trong một thập kỷ trở lại đây, cổ phiếu của doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam luôn nằm trong đích ngắm của nhiều quỹ đầu tư tên tuổi.

    Có lẽ chính vì lý do này mà vị tỷ phú Thái Lan, ông Charoen cho rằng: "Đầu tư chiến lược vào Vinamilk cho phép chúng tôi giảm sự phụ thuộc vào các thị trường trọng điểm là Singapore, Malaysia và Thái Lan và tham gia vào sự tăng trưởng năng động của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục có được mối quan hệ tuyệt vời với Ban lãnh đạo của Vinamilk vì lợi ích của tất cả cổ đông."

    Có thể nói chính khoản đầu tư vào Vinamilk đã giúp tập đoàn F&N tránh khỏi một năm kinh doanh ảm đạm. Trong năm tài chính 2017 (kết thúc vào 30/09/2017), doanh thu của F&N đã giảm xuống mức 1,6 tỷ USD so với mức 1,67 tỷ USD của năm 2016. Điều này xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng yếu và môi trường ngày càng cạnh tranh trong lĩnh vực F&B (thực phẩm và đồ uống) tại các thị trường cốt lõi của tập đoàn. Xét về cơ cấu doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh, các sản phẩm từ sữa là nguồn thu chính cho tập đoàn này (chiếm 58%), tiếp sau đó là lĩnh vực đồ uống (chiếm 26%). Lợi nhuận trước chi phí lãi vay và thuế (PBIT) cũng ghi nhận sự áp đảo của lĩnh vực sữa khi ghi nhận tỷ lệ cơ cấu lên đến 120%, thể hiện tốc độ tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác mà tập đoàn F&N đang kinh doanh.

    Vai trò của Vinamilk thực sự nổi bật khi phân tích cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo vùng địa lý khi tập đoàn này phân chia thành các thị trường cốt lõi và các thị trường mới (trong đó có Việt Nam). Dù không ghi nhận doanh thu cho tập đoàn này như Malaysia, Singapore hay Thái Lan nhưng thị trường Việt Nam đóng góp tới 47% lợi nhuận trước lãi vay và thuế (PBIT) của F&N. Nhờ có nguồn thu nhập từ cổ tức và thu nhập từ các sản phẩm từ sữa cao hơn năm trước (phát sinh từ công ty liên kết là Vinamilk), F&N đã ghi nhận khoản Lợi nhuận trước chi phí lãi vay và thuế (PBIT) tăng trưởng 7%, lên tới 204 triệu USD.

    Nguyên nhân là do trong năm tài chính 2017, tập đoàn F&N đã tiến hành đánh giá lại khoản đầu tư tại Vinamilk từ “Đầu tư tài chính” sang “Đầu tư vào công ty liên kết”, đem về khoản lợi nhuận khác gần 1,2 tỷ SGD. Hoạt động đánh giá lại phù hợp với chuẩn mực kế toán số 28 của Singapore do F&N sở hữu 18,74% cổ phần Vinamilk và góp mặt 2 thành viên trong HĐQT nên được coi là có tầm ảnh hưởng quan trọng (significant influence) tại đây.
    chich thích bài này.

Chia sẻ trang này