VNM ----- Vinamilk hành trình lên đỉnh Phù Vân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Athena3, 06/04/2017.

6846 người đang online, trong đó có 913 thành viên. 13:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113338 lượt đọc và 809 bài trả lời
  1. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Sữa chua Vinamilk được đánh giá cao tại thị trường Thái Lan

    Trong những tháng gần đây, người tiêu dùng tại Thái đã chính thức có cơ hội làm quen với các sản phẩm sữa chua của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. Sản phẩm sữa chua Vinamilk hiện đang được bày bán tại các chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson, Trung tâm mua sắm và siêu thị Foodland.
    [​IMG]
    Sữa chua Vinamilk được bán ở chuỗi cửa hàng tiện ích Lawson và hệ thống siêu thị The Mall and Foodland tại Thái Lan
    Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là một trong những chiến lược của Vinamilk - thương hiệu quốc gia và là công ty sữa lớn nhất Việt Nam để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong 50 công ty sữa hàng đầu thế giới. Mới đây, Vinamilk đã chọn công ty Topmost Enterprise Thái Lan trở thành đối tác chiến lược để phân phối sản phẩm Vinamilk tại đây - thị trường có giá trị lên đến 60 tỷ baht. Giám đốc quản lý Siwat Thamaratnothai của Topmost Enterprise cho biết ông đã đề nghị làm nhà phân phối cho Vinamilk tại Thái Lan sau khi được thưởng thức sữa chua Vinamilk trong một chuyến đi đến Việt Nam. Ba tháng trước, công ty này cũng đã tung ra sản phẩm sữa chua Vinamilk tại Thái Lan vào các chuỗi bán lẻ hiện đại có tiếng như cửa hàng tiện lợi Lawson, siêu thị Foodland, và các trung tâm mua sắm khác.
    [​IMG]
    Gian hàng sữa chua với chủ đề "World of Yogurt" của Vinamilk
    nổi bật tại hội chợ Thaiflex và thu hút đông đảo sự chú ý, quan tâm của khách hàng, báo giới
    Sữa chua Vinamilk có giá 17-19 baht tương đương với 10.000VNĐ đến 12.000VNĐ, cao hơn các thương hiệu khác trên thị trường do chất lượng cao và vị ngon của sản phẩm. Công ty Most Enterprise dự kiến sẽ phủ sóng tất cả các kênh phân phối tại Thái Lan trong quý 2 năm 2017. Một nhà phân tích thị trường cho biết Vinamilk có tiềm năng rất lớn trong thị trường Thái Lan vì khả năng tiêu dùng của thị trường này vẫn còn nhiều triển vọng. Thị trường sữa chua năm 2016 tại Thái Lan có giá trị ước tính khoảng 4,9 tỷ baht tương đương với hơn 2.555 tỷ VNĐ. Sắp tới, công ty Top Most cũng có kế hoạch ra mắt sản phẩm sữa Vinamilk tiệt trùng tại Thái Lan.
  2. hellohero

    hellohero Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Đã được thích:
    2.346
    =))=))=))
    tới 15/4 rồi đó=))=))=))
  3. hellohero

    hellohero Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Đã được thích:
    2.346
    GAS bán chưa Thánh ?=))=))=))
  4. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Xem lại tư duy của mình nhé! Tư duy không thống nhất, luôn mâu thuẫn với chính mình thì làm sao trade thành công được?
    Đây là pic của bác và ngày 7.4 .2017 bác đã viết thế nào nhỉ?
    http://f319.com/threads/vnm-nu-hoang-tro-lai.926975/page-4#post-22198199

    Ở pic của tôi, tôi không khuyến nghị mua bán. Việc chính là cung cấp và chia sẻ thông tin về 1 cổ phiếu mà tôi tin tưởng. Mỗi người cần có 1 chiến lược, kế hoạch riêng với cp của mình.
    --- Gộp bài viết, 09/04/2017, Bài cũ: 09/04/2017 ---
    Tôi không có Gas !
  5. ametit79

    ametit79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2017
    Đã được thích:
    128
    các cụ cải nhau làm giề=BBS đã phiếm tôi rồi-từ tuần sau VNM sẻ kéo-cùng kiểm chứng nhé.
    ai mua có lời dẩn tôi đi nhạo-hí hí
    Last edited: 09/04/2017
  6. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Vinamilk sets revenue target of $2.25bn for 2017
    Earmarks $750m for investment up to 2021

    HO CHI MINH CITY -- Vietnam Dairy Products, or Vinamilk, is aiming for 51 trillion dong ($2.25 billion) in revenue and over 9.7 trillion dong in net profit in 2017 -- year-on-year increases of 8% and 4%, respectively.

    The targets being presented to shareholders at next week's annual general meeting in Ho Chi Minh City are relatively humble compared to gains that sometimes exceeded 13% over the past five years despite stiffer competition from foreign and local rivals, including FrieslandCampina, Nestle, Abbott, TH True Milk, NutiFood, and IDP.

    As in 2016, the company plans to pay dividends this year at least 50% in cash. Vinamilk has said it will set aside $750 million for strategic development of production and marketing in the next five years. Production capacity will increase 70% to 2.8 million tons by 2021. With annual growth of 10%, domestic sales are expected to reach 61 trillion dong by 2021, and will account for 75% of total revenue expected to grow to 80 trillion dong. Vinamilk is also investing in U.S. and Australasian dairies to increase its supply of raw milk.

    Following the Vietnam government's decision last year to privatize Vinamilk shares, the number of directors will be increased from six to nine for the next four years. These will include two representatives of Vietnam's State Capital Investment Corp., which retains a 39% stake. Two representatives of Fraser & Neave, which now owns 17% of the dairy company, are expected to join this month pending approval at the annual general meeting.

    Vinamilk shares have been trading at around 140,000 dong apiece, and rank among the top ten stocks on the Ho Chi Minh City bourse.
    Athena3 thích bài này.
  7. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Khối ngoại gia tăng nắm giữ chứng khoán Việt Nam
    Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế quý 1/2017, với điểm nhấn về xu hướng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Điểm nhấn trên đặt trong một sự kiện nổi bật và có ảnh hưởng trung tuần tháng 3 vừa qua: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục tăng lãi suất, cùng khả năng có thể tiếp tục tăng thêm trong năm 2017…

    Tuy nhiên, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, tác động từ chính sách lãi suất của FED không tác động nhiều đến vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo chiều hướng bất lợi.

    “Việc FED tăng lãi suất trong tháng 3 không tác động nhiều đến dòng vốn nước ngoài do phần lớn các quỹ ngoại đầu tư vào Việt Nam với định hướng đầu tư dài hạn. Những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài là kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, quy mô thị trường gia tăng do có thêm nhiều cổ phiếu chất lượng cao được niêm yết và việc đẩy mạnh thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa”, báo cáo của Uỷ ban viết.

    Cùng đó, đầu mối giám sát thị trường này nhận định, chênh lệch lãi suất giữa VND với USD vẫn đang có lợi cho việc nắm giữ VND. Những năm gần đây, sự ổn định của tỷ giá USD/VND là một trong những lợi thế của Việt Nam trong thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

    “Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam”, Uỷ ban Giám sát nhận định, đi cùng với dẫn chứng, giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 3 vừa qua cao nhất từ đầu năm, đạt 303 triệu USD.

    Lũy kế từ đầu năm 2017, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đạt 554 triệu USD (trong đó có 418 triệu USD trái phiếu, 136 triệu USD cổ phiếu).

    Cũng theo báo cáo trên, đến cuối quý 1/2017, tổng giá trị thị trường danh mục nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 23,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường cổ phiếu ước đạt 19,2% và trên thị trường trái phiếu ước đạt 6,2%.

    Ngoài ra, báo cáo của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng điểm lại biến động của lãi suất nổi lên từ đầu tháng 3 vừa qua.

    Theo Uỷ ban, trong quý 1/2017, thanh khoản của hệ thống có dấu hiệu căng thẳng nhẹ tại một vài thời điểm, chủ yếu do thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng thương mại nhỏ. Song, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều tiết thanh khoản của hệ thống qua OMO.

    Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng mạnh trong tháng 1, hút về lượng tiền lớn trong tháng 2 và tiếp tục hỗ trợ hệ thống trong tháng 3. Tính lũy kế từ đầu năm đến 28/3, cơ quan này đã bơm ròng khoảng 12 nghìn tỷ đồng.

    Điểm được nhắc lại là hiện tượng một số ngân hàng thương mại tăng phát hành giấy tờ có giá khiến lãi suất ở các kỳ hạn dài (5 năm,7 năm) lên mức cao 9,2%/năm. Trong khi đó có một số ngân hàng giảm nhẹ lãi suất huy động.

    Hiện tượng trên, theo Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, chủ yếu mang tính cục bộ và tính mùa vụ, thể hiện ở ba điểm chính.

    Thứ nhất, thanh khoản của toàn hệ thống mặc dù kém dồi dào hơn do tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động, song thanh khoản của hệ thống vẫn ở mức an toàn. Đến hết quý 1/2017, tín dụng có tốc độ tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cao hơn tốc độ tăng của huy động vốn, nhưng chỉ số LDR (tín dụng/huy động) toàn hệ thống quý 1/2017 vẫn ở mức khoảng 87%, tương đương cùng kỳ 2016.

    Trong khi đó, thanh khoản hệ thống luôn có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn nên diễn ra hiện tượng một số ngân hàng cạnh tranh thu hút vốn bằng nâng lãi suất huy động. Chênh lệch lãi suất huy động giữa hai nhóm ngân hàng này hiện khoảng 0,5%.

    Thứ hai, động thái tăng lãi suất trên chủ yếu do các ngân hàng nhỏ chủ động cơ cấu lại nguồn vốn chuẩn bị nguồn đầu năm và cơ cấu lại nguồn vốn trung và dài hạn phù hợp với qui định của Thông tư 06.

    Tính đến cuối tháng 3, tín dụng trung và dài hạn chiếm 55,2% tổng tín dụng và tăng khoảng 2,75%. Thống kê một số ngân hàng tăng lãi suất trong quý 1/2017 cho thấy tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bình quân khoảng 45,35% cao hơn mức trần quy định 40% sẽ được áp dụng vào năm 2018.

    Thứ ba, động thái này cũng xuất phát từ kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng khi FED dự kiến tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm và giá hàng hóa cơ bản dự báo tăng trở lại, các ngân hàng nhỏ chủ động huy động nguồn trung và dài hạn giá rẻ để chuẩn bị cho kế hoạch tăng trưởng cho cả năm 2017.
  8. Athena3

    Athena3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2017
    Đã được thích:
    378
    Vinamilk tiên phong từ bỏ Ban kiểm soát và vai trò "thực" của Chủ tịch HĐQT Coteccons
    Vai trò BKS quy định trong Luật doanh nghiệp 2015 rất lớn, nhưng thực tế theo khảo sát của IFC, BKS không đáp ứng được vai trò giám sát, IFC dùng một từ rất đơn giản để đánh giá tính hiệu lực của BKS ở Việt Nam là "On Paper".

    CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa công bố tài liệu cho ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 với một nội dung quan trọng là bầu nhân sự mới cho HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021.

    Số lượng thành viên HĐQT từ 6 người như nhiệm kỳ trước đã được Vinamilk đề xuất tăng lên 9 người nhằm thực hiện các nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị theo mô hình mới, theo đó, Vinamilk sẽ thay đổi cơ cấu quản trị từ mô hình Ban Kiểm soát sang mô hình Tiểu ban Kiểm toán (tên gọi khác là Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị).

    Danh sách ứng viên mới đã được Vinamilk công bố với hàng loạt gương mặt mới. Trong đó có sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT của CTCP Coteccons và ông Đỗ Lê Hùng, Giám đốc kiểm toán và kiểm toán nội bộ của Big C. Ông Dương cho biết, việc ứng cử làm thành viên HĐQT độc lập của Vinamilk xuất phát từ một lời đề nghị của bà Mai Kiều Liên và cũng chưa có kế hoạch hợp tác nào với Vinamilk.

    Điều này gây bất ngờ đối với đa số nhà đầu tư nhưng theo ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam thì đây là điều không lạ và là tín hiệu đáng mừng trong việc thay đổi mô hình quản trị tại doanh nghiệp lớn như Vinamilk.

    [​IMG]
    Ông Phan Lê Thành Long

    Ông Long cho biết, thông lệ quốc tế về quản trị công ty khuyến nghị các công ty cổ phần, đặc biệt công ty đại chúng, xây dựng 02 mô hình quản trị.

    Một là Mô hình một cấp (1-tier board) bao gồm Đại hội cổ đông, HĐQT, Ban giám đốc, có Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Mô hình này không có Ban kiểm soát, nhưng có các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát, nắm giữ Uỷ ban Kiểm toán (Audit Committee - AC)

    Hai là Mô hình hai cấp (2-tier board) bao gồm Đại hội cổ đông, HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS), Ban giám đốc (BGĐ).

    Điểm mấu chốt trong cả hai mô hình quản trị này là vai trò của Bộ phận giám sát. Mô hình hai cấp với BKS đã quá quen thuộc với Việt Nam. Nhưng thế giới không còn mấy quốc gia dùng.

    Vai trò BKS quy định trong Luật doanh nghiệp 2015 rất lớn, nhưng thực tế theo khảo sát của IFC, BKS không đáp ứng được vai trò giám sát, IFC dùng một từ rất đơn giản để đánh giá tính hiệu lực của BKS ở Việt Nam là "On Paper".

    Lý do thì có rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là BKS bị cô lập, không được cung cấp nguồn lực, thông tin nên họ chẳng làm được gì khi được trao quyền đại diện cho cổ đông giám sát HĐQT và BGĐ.

    Từ khi Luật doanh nghiệp 2015 ra đời và có hiệu lực từ 1/7/2015, Việt Nam lần đầu tiên thừa nhận và đưa vào luật (Điều 134) một mô hình quản trị công ty "kiểu mới", mà phần lớn các quốc gia trên thế giới đang áp dụng, đó là Mô hình một cấp, không có BKS. Nhưng rất tiếc cho đến thời điểm hôm nay chưa có bất kỳ văn bản hướng dẫn luật về mô hình này được ban hành. Do đó mô hình chưa đi vào thực tế.

    Với mô hình này, chức năng giám sát được chuyển về HĐQT, xoá bỏ BKS. HĐQT sẽ có sự tham gia của các thành viên độc lập, có uy tín và năng lực chuyên môn, đặc biệt là về kiểm soát và kiểm toán. Thông lệ tốt nhất trên thế giới về quản trị công ty được khuyến nghị là Chủ tịch HĐQT sẽ là thành viên độc lập và nắm giữ vai trò chủ nhiệm Uỷ ban kiểm toán. Uỷ ban kiểm toán là tiểu ban trực thuộc HĐQT, có tính độc lập cao, quản lý trực tiếp bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty, thực hiện chức năng giám sát HĐQT và BGĐ. Khi đó các thành viên độc lập, Uỷ ban kiểm toán và Kiểm toán nội bộ có đầy đủ quyền lực, có nguồn lực và vị thế độc lập để thực hiện tốt vai trò giám sát của mình.

    Việc Vinamilk đưa các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị và đệ trình đại hội cổ đông phê duyệt chuyển đổi mô hình quản trị sang mô hình một cấp là công ty tiên phong đầu tiên chuyển đổi sang một mô hình quản trị tiên tiến nhằm giúp cổ đông có khả năng giám sát tốt hơn HĐQT và BGĐ, nhằm tạo tiền đề gia tăng giá trị công ty trong hiện tại và tương lai.
  9. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.239
    VNM: Kế hoạch 2017 thận trọng. Đề cử 9 ứng cử viên tham gia vào HĐQT nhiệm kỳ 2017- 2021

    [​IMG]

    Ban lãnh đạo cũng công bố kế hoạch doanh thu và LNST (trước lợi ích CĐTS) 2017 đạt lần lượt 51 nghìn tỷ đồng (+8% so với 2016) và 9,74 nghìn tỷ đồng (+4% so với 2016). Trong bối cảnh công ty tiếp tục thâu tóm thị phần, chúng tôi cho rằng kế hoạch này là khá thận trọng. Cho năm 2017, chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu 15% và LNST 11% so với 2016, đến từ 13% tăng trưởng sản lượng trong nước cùng với mức tăng 3% giá bán trung bình và 15% tăng trưởng xuất khẩu. Mức tăng giá bán trung bình sẽ giúp bù đắp tác động của việc chi phí đầu vào tăng, mặc dù chúng tôi vẫn dự báo biên LN gộp giảm 260 điểm cơ bản trong năm 2017 so với 2016.

    Khoản cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2017 là 2.000 đồng/CP dự kiến được thanh toán ngày 22/05/2017, với ngày chốt quyền là ngày 05/05/2017.

    Ban lãnh đạo tiếp tục có kế hoạch cho tỷ lệ chi trả cổ tức ít nhất 50% trong năm 2017. Công ty đã duy trì tỷ lệ chi trả trên 90% trong vòng 2 năm qua.

    Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 150.000 đồng cho VNM (tổng mức sinh lời 9% bao gồm lợi suất cổ tức 4%).
    Athena3 thích bài này.
  10. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    Mục tiêu 150 thì quá ít, chưa phải là đẳng cấp của VNM. Với vị thế là cp số 1 VN và ko chừng sẽ niêm yết trên sàn CK nước ngoài (giống như VIC) trong một vài năm tới thì cái giá bét nhất của VNM cũng phải 200k. Kế hoạch 5 năm 2017-2021 rất khả thi và đặc biệt với một đội ngũ lãnh đạo tinh nhuệ như hiện nay thì VNM sẽ bay xa ko chỉ ở VN mà còn trên cả thế giới. Bằng chứng VNM đã lọt top 50 cty niêm yết hàng đầu châu Á - TBD.
    Athena3 thích bài này.

Chia sẻ trang này