Vụ việc cty investip của Bộ Khoa học Công nghệ: Mang tiền nhà nước đi chơi chứng khoán?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vangdanh0, 09/11/2011.

7660 người đang online, trong đó có 1052 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3507 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. bill_nguyen

    bill_nguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Đã được thích:
    0
    tuần nào cũng nhận đc PM về vụ này...đã chấp nhận sống và đánh bạc ở vịt ngan thì chấp nhận đau thương đi
  2. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    báo chí chửi là Hội đồng quản trị bưng bít thông tin, mập mờ tài chính. Bọn nó có chịu cho xem báo cáo kiểm toán đâu. Vụ này nếu làm cho rõ đến nơi đến chốn thì khéo có khi lại còn ầm ĩ hơn cả vụ Mai Văn Dâu ấy chứ
  3. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Báo Lao Động cũng vừa đăng bài về vụ này. Ngoài sàn chứng khoán bàn tán xôn xao
  4. king123

    king123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhờ luật sư tư vấn mà khởi kiện đi .
    Và đề nghị bác đừng PM nữa . Hộp thư đầy mà không xóa được , bực cả mình . [r23)][r23)][r23)]
  5. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    con kiến mà kiện củ khoai. Thằng Song nó là Vụ phó Vụ Kế hoạch tài vụ, kiện làm sao được bọn quan to như thế?
  6. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Cựu Phó Giám đốc investip lên tiếng về vụ Vinashin:
    Bác Ngyễn Trần Bạt trước đây từng là PGĐ công ty investip, nhưng đã bỏ investip ra đi, hiện nay bác ấy là TGĐ Investconsult. Báo Sài Gòn Tiếp thị đăng bài phỏng vấn:

    http://sgtt.vn/Goc-nhin/155527/Hau-qua-vu-an-khong-chi-dung-lai-o-Vinashin.html

    Hậu quả vụ án không chỉ dừng lại ở Vinashin
    SGTT.VN - Ngày 10.11, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị trao đổi với ông Nguyễn Trần Bạt (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc InvestConsult xung quanh vụ việc công ty Elliott VIN của Hà Lan đâm đơn kiện Vinashin ra toà án London, ông Bạt nói:
    [​IMG]

    Theo ông Nguyễn Trần Bạt, hậu quả của vụ Vinashin bị kiện ở Anh không chỉ về kinh tế mà còn là hậu quả chính trị, và không phải là chính trị chung chung mà uy tín của Chính phủ sẽ suy giảm, dẫn đến kéo theo chỉ số về nợ còn giảm. Ảnh: Phan Quang


    Nhìn cả khía cạnh là một luật sư, một nhà nghiên cứu kinh tế thì sự kiện có tính chất tư pháp thế này không chỉ gây ảnh hưởng trong nội dung hay kết luận của phiên toà, mà hậu quả xã hội của nó rất rộng lớn. Một sự kiện tư pháp nào cũng có giai đoạn quan trọng là tiền tư pháp. Việc nộp đơn kiện là bước sang giai đoạn đối đầu, nhưng cũng có thể là biểu hiện của việc nâng cao chất lượng của quá trình tiền tư pháp: là một cách để đẩy tình thế người đi vay phải thảo luận ở mức tích cực hơn.
    Lúc này khẳng định đây là quá trình kiện cáo chắc chắn thì chưa chính xác. Thực tế không ai muốn kiện, cả bên đi kiện lẫn bên bị kiện. Kiện tức là anh không thu xếp được, không đàm phán, không tổ chức quan hệ kinh tế lành mạnh được. Bên đi kiện (ở đây là tổ chức cho vay) cũng bị hạn chế về uy tín, họ cũng sẽ khó khi đi huy động tiền để cho vay trong tương lai bởi vì tiền cho vay là từ việc huy động.
    Giả thiết, một khi đối tác của Hà Lan khởi kiện thì ai sẽ phải hầu toà vì nhiều cán bộ (nguyên) lãnh đạo Vinashin đang bị tạm giam? Hơn nữa nhiều công ty con bị kiện trước đây thuộc Vinashin nhưng nay đã không còn là công ty con của Vinashin nữa?
    Vinashin vẫn có lãnh đạo mới, ai tiếp quản vị trí thì phải đứng ra. Chính phủ ta có quyền và chưa cho Vinashin phá sản.
    Tất nhiên sẽ có lập luận khác: rõ ràng Vinashin có lãi thì người sở hữu duy nhất lợi nhuận là Chính phủ, thế thì người sở hữu duy nhất này có phải chịu trách nhiệm trước rủi ro? Đây không chỉ là câu hỏi có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực tư pháp. Đành rằng, Chính phủ không có trách nhiệm trả nợ hộ Vinashin, vậy ai trả? Trên thế giới có kỹ thuật tư pháp là tuyên bố phá sản. Nhưng thế, thì cả anh cho vay và vay đều thiệt. Song ở đây, ta không để Vinashin phá sản. Hậu quả vụ án không dừng lại ở Vinashin vì các công ty con của Vinashin – đối tượng của vụ kiện đang là con của một bà mẹ khác. Họ kiện đến 21 công ty con, trong đó phần nhiều công ty con đã được chuyển sang các công ty mẹ khác thì đương nhiên liên luỵ đến công ty đã tiếp nhận đứa con này. Nếu trước đây chúng ta không phân tán, kiên trì tập trung lại thì chỉ một pháp nhân chịu trách nhiệm, thì đối tượng chỉ là Vinashin chứ không phải các công ty con. Họ đưa ra một lưới rộng hơn để bắt các con cá đã được sơ tán.
    Nói cách khác là, thay vì chúng ta phải đối diện với vụ kiện một công ty thành vụ kiện tập thể các công ty. Các công ty mẹ tiếp quản họ phải chịu trách nhiệm.
    Tức là một khi kịch bản kiện diễn ra, và toà phán quyết Vinashin thua, thì hậu quả của nó không chỉ dừng lại ở chỗ phải để Vinashin gánh chịu?
    Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9.11, vụ trưởng vụ Tài chính đối ngoại, bộ Tài chính Nguyễn Thành Đô, cho biết ông cũng có nghe thông tin về vụ việc, song trách nhiệm xử lý, giải quyết vấn đề thuộc về ban tái cơ cấu của Vinashin. Cũng theo ông Đô, đại diện cục Tài chính doanh nghiệp, bộ Tài chính cũng tham gia ban tái cơ cấu này, do vậy, chỉ dẫn phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị liên hệ với cục Tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, cục trưởng cục Tài chính doanh nghiệp Trần Hữu Tiến cho biết, chưa nắm được thông tin vụ việc Vinashin và các công ty con bị doanh nghiệp nước ngoài kiện và cho rằng, vụ việc nếu có, trách nhiệm xử lý thông tin liên quan thuộc trách nhiệm vụ Tài chính đối ngoại.
    X. Thu (ghi)


    Ta phải nhìn lại quá trình xử lý Vinashin. Trong một nền kinh tế, doanh nghiệp tiền phá sản như Vinashin là “con bệnh”, và “căn bệnh” được điều trị ở khoa lây. Ở đây đáng ra ta phải cô lập con bệnh, tập trung lực lượng để xử lý một con bệnh thì chúng ta lại sơ tán những thành tố có tính chất bệnh tật sang những bộ phận khác. Việc sơ tán các công ty con về công ty khác là cách xử lý có dấu hiệu dễ lây lan trong nền kinh tế.
    Ta đã có một ban tái cơ cấu trong vấn đề này. Nghĩa là Chính phủ công khai vai trò tái cấu trúc Vinashin của mình. Nên nó không dừng lại ở Vinashin mà ở cả khối doanh nghiệp quốc doanh, lan ra ở cả nền kinh tế, ở cả Chính phủ.
    Nhưng những hậu quả nhãn tiền nhất với Vinashin khi thua kiện là gì? Có lo ngại là tài sản, tàu thuyền hoặc các thanh toán quốc tế của Vinashin bị chủ nợ phong toả?
    Khoan suy đoán thế. Nhưng rõ ràng họ (Vinashin) không thuận lợi trong mở rộng thị trường, vì thế làm ăn khó; thứ hai là không vay vốn tiếp được vì một người có “lý lịch xù nợ” thì ít có khả năng được vay tiếp – dù có thay tên đổi họ, bởi các khoản tín dụng đều được bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm dám bảo hiểm tiền lớn, họ chuyên nghiệp đến mức có thể thuê cơ quan tình báo quốc gia.
    Trong trường hợp ấy, rất nhiều công ty, xí nghiệp của Vinashin sẽ được ít người thuê, ví dụ thuê tàu thuỷ. Vì tàu thuỷ thì phải nhập cảnh, khi anh nhập cảnh, anh rơi vào điều tra, nên không ai dám thuê kẻ vận chuyển bất hợp pháp theo quan niệm quốc tế, vì rủi ro không đơn thuần là rủi ro tự nhiên, rủi ro kinh tế mà còn rủi ro nhà nước.
    Cho nên, không chỉ tất cả các công ty con này đều khó, dù đã di chuyển sang các tập đoàn khác; chủ nợ không chỉ xử lý đối với Vinashin mà xử lý đối với cả những đứa con của Vinashin dù đã đăng ký cư trú tại các tập đoàn khác. Chưa nói đến chuyện bị thu tài sản, đó là hậu quả vô cùng tai hại.
    Còn những lo ngại về ảnh hưởng đến với uy tín của Chính phủ thì sao?
    [​IMG]



    Hậu quả của nó không chỉ về kinh tế mà còn là hậu quả chính trị, và không phải là chính trị chung chung mà uy tín của Chính phủ sẽ suy giảm, dẫn đến kéo theo chỉ số về nợ còn giảm nữa. Chúng ta cân nhắc xem, nếu giảm nữa, thì thiệt hại cả nền kinh tế phải chịu? Thực tế ta đang bắt đầu chịu, vì lần trước, khi chỉ số này xuống ta đã thấy đi vay khó hơn, phải trả lãi cao hơn. Vậy cộng tất cả các hậu quả lại xem liệu nó lớn hay bé hơn cái nếu chúng ta tìm cách giúp Vinashin trả nợ 600 triệu đôla.
    Chính phủ có thể không trả nợ trực tiếp cho Vinashin theo bất kỳ một quy định tư pháp nào – trong trường hợp Chính phủ không có thư bảo lãnh (vay nợ) mà chỉ có cổ động thư. Nhưng Chính phủ phải trả một “cái nợ” là làm giảm giá trị thương hiệu của nhiều tập đoàn kinh tế cùng một lúc khi sự kiện tư pháp này diễn ra khốc liệt.
    Đây là “bài tập lớn” đối với xử lý khủng hoảng trong điều hành vĩ mô, và xử lý khủng hoảng kinh tế phải như cách xử lý trong y tế với bệnh lây lan, là không được sơ tán đến các vùng cư trú khác nhau để di chuyển nguồn lây bệnh rộng hơn. Chính phủ sinh ra để bảo vệ nền kinh tế chứ không chỉ bảo vệ một công ty. Nhưng chúng ta có thể đàm phán hạn chế, vấn đề là Chính phủ có đàm phán không?
    Trên thế giới, nguyên lý cân bằng lợi ích rất phổ biến, và đây là “không gian” của bộ Ngoại giao, của bộ Công thương – là những nơi có đủ điều kiện, năng lực đàm phán để hạn chế bớt hậu quả.
    Tức là phải đàm phán nhà nước?
    Theo quan điểm của tôi, chắc chắn phải đàm phán để hạn chế những tác hại của toàn bộ nền kinh tế, vì chúng ta đã đẩy đến tình thế Nhà nước phải đàm phán, vì quyết định di chuyển các công ty con không phải là của Vinashin mà của Nhà nước, Nhà nước phải xử lý cái mình đã tạo ra.
    Con đường đàm phán với công ty cho vay là cách duy nhất để duy trì trạng thái tiền tư pháp này. Đây là cơ hội của Chính phủ, giải quyết tốt thì sẽ chứng minh với cộng đồng tín dụng quốc tế rằng: Chính phủ Việt Nam rất có trách nhiệm, Chính phủ sẽ có điểm cộng thông qua xử lý này trong các yếu tố đánh giá tín nhiệm của nền kinh tế.
    Khủng hoảng cũng là cơ hội thể hiện bản lĩnh. Giải quyết được, Chính phủ sẽ có uy tín, mà Chính phủ không thể không giải quyết. Chính phủ là người duy nhất có đủ quyền lực để thực thi nguyên lý cân bằng lợi ích. Đây cũng là dịp để chứng minh với các tập đoàn kinh tế nhà nước hay tư nhân là không thể vượt qua năng lực, quyền lực của Chính phủ được. Chính phủ không chỉ thu được uy tín với quốc tế mà thu thêm uy quyền trong điều chỉnh các căn bệnh của các tập đoàn kinh tế.
    Chính phủ là đối tác của bất kỳ sự thương thảo quốc gia nào đối với sự khủng hoảng kinh tế, vấn đề là chúng ta có coi Vinashin là một biểu hiện của một cuộc khủng hoảng kinh tế không? Nếu coi Vinashin là công ty thông thường thì chúng ta sẽ thua vì chắc chắn Vinashin sẽ thua, và Chính phủ mất ngay giá trị bảo lãnh đối với các tập đoàn kinh tế còn lại.
    Chúng ta đưa ra một người đối thoại đủ khả năng, đủ quyền lực – Chính phủ.
    Chọn thời điểm nào là sự thông thái của Chính phủ. Thời điểm và cách thức tham gia là quyết định cực kỳ quan trọng. Chính phủ có một công ty đâm đơn kiện mình, một đất nước có toà án không phải là thiếu thân thiện với Chính phủ ta. Chúng ta có những chuyên gia có kinh nghiệm để xử lý. Cơ hội ấy là có, khả năng và lực lượng tham gia có hiệu quả là có, tôi tin như vậy.
    Chí Hiếu thực hiện
    Chi phí theo kiện sẽ rất tốn kém
    Luật sư Fred Burke, giám đốc điều hành công ty luật Baker & McKenzie Việt Nam, cho rằng Vinashin sẽ phải nhanh chóng thuê luật sư để tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết phản hồi lại đơn kiện tại toà án ở Anh. Nếu bên bị kiện phớt lờ trát hầu toà, toà sẽ xử thắng cho bên nguyên đơn. Ông Burke cũng cho biết chi phí theo kiện tại một toà án quốc tế sẽ rất tốn kém.
    Trong trường hợp toà London ra phán quyết buộc Vinashin phải trả cả vốn lẫn lãi cho Elliott VIN, chủ nợ này có thể phong toả tài sản của Vinashin ở khắp nơi tại bất kỳ quốc gia có thoả thuận hỗ trợ tư pháp với Anh; ví dụ như tịch thu tàu bè, hoặc lấy thư tín dụng từ các ngân hàng mà Vinashin mở tài khoản. Nói các khác, Vinashin sẽ rất khó làm ăn trên thị trường quốc tế mà không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
    Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Anh
    Luật sư Trần Hữu Huỳnh, chủ tịch hội đồng Trọng tài quốc tế Việt Nam, trưởng ban Pháp chế VCCI: Việc họ có kiện Vinashin hay không hiện tôi chưa chắc chắn nên không nói trong trường hợp cụ thể của Vinashin. Song, với kịch bản vụ việc một doanh nghiệp nhà nước bất kỳ có tương đồng pháp lý, bị toà án nước ngoài ra phán quyết thì về nguyên tắc, nước nào có quan hệ tương trợ tư pháp với nước nơi có toà án xét xử (chẳng hạn nước Anh) thì người ta công nhận bản án và cam kết thi hành bản án trong các hiệp định tương trợ tư pháp. Khi đó bất kỳ tài sản nào của bên thua kiện cũng có thể bị chủ nợ phong toả.
    Phán quyết của toà án nước ngoài được công nhận ở Việt Nam nếu ta có hiệp định tương trợ tư pháp với họ. Nhưng mình chưa ký nhiều hiệp định này và theo tôi biết thì ta cũng chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Anh.
    Ở đây có hai vấn đề đặt ra: thi hành phán quyết của toà nước ngoài và tác động khác. Tác động khác không chỉ với Vinashin mà còn với khối doanh nghiệp nhà nước, hiện đang đi vay: khả năng trả nợ, tính nghiêm túc thực thi các quyết định không phải bằng cưỡng bức… tất cả yếu tố đó làm nên giá trị doanh nghiệp. Với doanh nghiệp nhà nước thì nó đại diện cho hình ảnh một loại hình cộng đồng doanh nghiệp.


    http://sgtt.vn/Goc-nhin/155527/Hau-qua-vu-an-khong-chi-dung-lai-o-Vinashin.html
  7. timeltdco

    timeltdco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Đã được thích:
    0
    Vụ investip khéo mà rồi lại ầm ĩ chẳng kém gì vụ Vinashin nhỉ
  8. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    con kiến mà kiện củ khoai. Thằng Song nó là Vụ phó Vụ Kế hoạch tài vụ, kiện làm sao được bọn quan to như thế?
  9. cafehoi

    cafehoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    134
    thế thì lập topic làm éo giề;))
  10. haxuyen11

    haxuyen11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2011
    Đã được thích:
    0
    cứ có dăm công ty như investip với Vinashin thì chẳng mấy chốc mà VN nghèo

Chia sẻ trang này