453 ???.......455 ????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoangnx76, 21/09/2010.

8588 người đang online, trong đó có 1332 thành viên. 10:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2646 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. hoangnx76

    hoangnx76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Việc phiên hôm qua thị trường đóng cửa thấp nhất trong ngày, tín hiệu này ko tốt. song cũng ko thật sự xấu. TT vẫn đang trong xu hướng đi lên, nhưng với biên độ không lớn. CPI tháng 9 hai thành phố lớn có cao nhưng mục tiêu kiểm soát lạm phát 8% trong năm nay có thể nằm trong tầm tay của chính phủ.
    TT thế giới cũng đang trong đà khởi sắc, DJA đã chính thức vượt lên 10700 điểm. Đó cũng là tin hỗ trợ xa cho thị trường.

    Phiên hôm nay. VNI có thể có thời điểm mất điểm, và chạm ngưỡng hỗ trợ 455-453. Nếu khả năng đóng cửa ko xuyên thủng hai ngưỡng này thì giữ hàng vẫn là hành động hợp lý. Nếu thủng có thể ra bớt để mua lại giá rẻ hơn ở vùng >445.

    H nghiêng về kịch bản VNI sẽ phục hồi vào cuối phiên. Nếu điều đó xảy ra thì hành động Hold và Buy là hành động hơp lý.

    Chúc các pak giao dịch thành công.[r2)][r2)][r2)]
  2. trandat179

    trandat179 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    2.133
    Tại sao Senkaku/Điếu Ngư lại thành điểm nóng ở khu vực?
    SGTT.VN - Căng thẳng Trung – Nhật do biến cố Ðiếu Ngư/Senkaku đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Phải chăng ở đây không chỉ có những căng thẳng về an ninh và kinh tế mà còn có cả những mối lo cân bằng trong khu vực bị đe doạ?

    [​IMG]
    Một đảo trong vùng tranh chấp. Ảnh: TL
    Từ khi xảy ra căng thẳng Trung – Nhật do biến cố Ðiếu Ngư/Senkaku, bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) đã năm lần triệu đại sứ Nhật Bản (NB) đến để phản đối, khẳng định vùng biển Điếu Ngư mà chiếc tàu đánh cá TQ bị bắt là vùng biển thuộc chủ quyền TQ. Trong khi đó, NB khẳng định chủ quyền đối với vùng biển Senkaku thuộc về phía họ. Tại Tokyo, bộ trưởng Phủ Thủ tướng NB Yoshito Sengoku cho biết, hai nhà lãnh đạo NB và TQ sẽ không gặp nhau bên lề phiên họp đại hội đồng Liên hiệp quốc kỳ này để giải quyết tranh chấp đang nóng lên hiện nay.
    Đe doạ cả về an ninh lẫn kinh tế
    Với hồ sơ đòi chủ quyền thiếu cơ sở vững chắc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, dư luận không mấy ngạc nhiên về đề nghị gác tranh chấp cùng khai thác của TQ, bắt đầu từ thời Ðặng Tiểu Bình. Ðề nghị này dĩ nhiên không được sự hưởng ứng tích cực của NB. Khác biệt giữa TQ và NB về chủ quyền vùng biển thuộc quần đảo Ðiếu Ngư/Senkaku hình thành nên vùng chồng lấn trên bản đồ.
    NB quan niệm quần đảo này phải được hưởng đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật Biển 1982. TQ đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình phải kéo đến hố đại dương Okinawa, tức bao gồm cả quần đảo Ðiếu Ngư/Senkaku. Lập trường TQ dựa trên sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa trong khi lập trường của NB là áp dụng nguyên tắc luật Biển 1982.
    Từ năm 1995, TQ và NB bắt đầu bước vào thương lượng phân định hải phận vùng đặc quyền kinh tế, vấn đề quần đảo Ðiếu Ngư/Senkaku nằm trong hồ sơ thương lượng này. Từ năm 2007, hai bên đều có những thái độ mềm dẻo, tỏ thiện chí mong muốn kết thúc việc phân định, nhưng toàn bộ các vùng biển vẫn còn nhiều trở ngại do khác biệt quan điểm của đôi bên.
    Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, trước mắt NB là khối TQ khổng lồ vươn mình lên như một cường quốc thế giới và như một đe doạ an ninh. Ðe doạ trên cả hai mặt. Về quân sự, NB lo ngại trước quyết tâm gia tăng ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh (tăng gấp đôi chi phí trong năm năm trở lại đây) cũng như trước nhiều hành vi xâm phạm lãnh hải, trong những vùng tranh chấp. Senkaku là một điểm nóng tiềm tàng lâu nay.
    Về kinh tế, NB đã chỉ trích việc đồng yen tăng giá là do phía TQ. Đặc biệt là GDP năm nay của TQ đã vượt qua NB. Hơn 30 năm qua, NB đã đổ ra hàng chục tỉ Mỹ kim để giúp TQ phát triển. Trong cạnh tranh kinh tế ráo riết hiện nay, NB tuy vẫn mạnh hơn nhưng đang ở thế đi xuống, TQ ở thế đi lên, chỉ chừng đó thôi cũng đủ tạo ra cảm giác đe doạ. An ninh, trước hết là cảm giác. Như vậy mâu thuẫn TQ – NB đang lan rộng sang cả lĩnh vực kinh tế.
    Sự phát triển kinh tế liên tục của TQ từ những thập niên vừa qua đã tăng cường sự liên thuộc về kinh tế và thương mại giữa hai nước TQ – NB. Hải quân TQ cũng ngày càng được hiện đại hoá, với ba hạm đội khá hùng mạnh (Biển Bắc, Biển Ðông và Biển Nam).
    Đe doạ cân bằng giữa các nước châu Á
    Trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư, NB có đủ lý do để nói “không” với mọi đe doạ hay đòi hỏi của TQ cũng như đủ tự tin để bảo vệ lập trường của mình. Lực lượng hải quân phòng vệ của NB tuy không nhiều nhưng tinh nhuệ, vũ khí tối tân. NB còn được cái “ô an ninh” của Mỹ che chắn.
    Nhìn từ TQ thì mối đe doạ lại đến từ phía Tokyo. Bắc Kinh có quyền nghĩ: khả năng quân sự của NB gia tăng đáng ngại từ khi NB ký hiệp ước tăng cường liên minh với Mỹ năm 1996. Gần đây hơn nữa, các chính phủ NB đã phô trương thanh thế hải quân trong Ấn Ðộ Dương để làm hậu thuẫn cho chiến tranh của Mỹ chống khủng bố. Ví thử một ngày kia liên minh Mỹ – Nhật sứt mẻ, ai dám quả quyết rằng NB không lấy lại tự do của một nước toàn vẹn chủ quyền để gạt qua một bên những hạn chế về quân sự do thất trận 1945 ép buộc?
    Khó khăn kinh tế có thể là đầu mối của những phiêu lưu chính trị. Sau cả chục năm suy thoái kinh tế, sau nhiều lần thất bại về cải tổ chính trị, ai dám tin rằng các thủ tướng tương lai NB không thử tạo uy thế bằng cách vuốt ve chủ nghĩa dân tộc? Vì vậy, căng thẳng NB – TQ do biến cố Senkaku/Ðiếu Ngư lần này có nhiều lý do khiến dư luận lo ngại. NB có quyền nghi vấn: phải chăng TQ đang có kế hoạch quân sự “cả gói” nhằm giải quyết cùng lúc các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng vũ lực. Một khi đưa Biển Ðông vào danh sách “lợi ích cốt lõi”, xếp ngang hàng với Ðài Loan, Tân Cương và Tây Tạng, có thể TQ đã sắp đặt việc cưỡng chiếm các đảo trên Biển Ðông thành một cuộc chiến “tự vệ”. TQ không thể giải quyết vấn đề Ðài Loan mà không khởi động tranh chấp tại các khu vực khác, ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ngược lại, để giải quyết Biển Ðông (theo tấm bản đồ chữ U chín gạch), TQ cũng phải “khai cuộc” với Ðài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cân bằng giữa các nước ở châu Á, vì thế khó lòng không bị đảo lộn.
    Mỹ tỏ thái độ thận trọng qua vụ tranh chấp này. Nhưng trước đó Mỹ lại mở rộng hiệu lực của hiệp ước hỗ tương Mỹ – Nhật ra vùng biển quần đảo Ðiếu Ngư. Tuy nhiên gần đây, Mỹ lại lựa chọn nhà thầu TQ để xây dựng hệ thống xe lửa cao tốc tiểu bang California. Bàn cờ chiến lược của nước lớn đã hé lộ những đan xen quyền lợi khá chằng chịt. Ngoại giao nước lớn, bề mặt hay bên trong mối quan hệ đều có thể bị chi phối bởi các quyền lợi về kinh tế – thương mại.
    Hy vọng đó là cái thắng rất tốt để hãm mọi ý đồ đe doạ thế cân bằng giữa các nước trong khu vực!
    TS Đinh Hoàng Thắng
  3. vietanh31097

    vietanh31097 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    3.283
    [r2)][r2)][r2)]
  4. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.228
    Bác Hoàng cho ra cái list ngay hôm nay đi bác.
  5. iStockVn

    iStockVn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2010
    Đã được thích:
    5.051
    gì thế này, bác bị tẩu hoả nhập ma à [-)[-)[-)
  6. emxinhemkieu

    emxinhemkieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    1.203
  7. hoangnx76

    hoangnx76 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Pak coi lại list 20.10. Hôm qua TT ko tốt, và nhiều mã đã tăng trên 10% so với đáy gần nhất. nên máy cũng ko chọn được mã nào pak ạ.
  8. trandat179

    trandat179 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    2.133
    Nhật sẽ đáp trả nếu Trung Quốc khoan dầu tại vùng tranh chấp
    SGTT.VN - Báo Nikkei của Nhật Bản hôm 19.9 cho hay phía Nhật Bản cũng sẽ triển khai khoan dầu khí tại vùng mỏ dầu khí đang tranh chấp Shirakaba, Trung Quốc gọi là Chunxiao nếu Trung Quốc bắt đầu khoan tại đây.
    Thông tin trên được đưa ra ngay giữa lúc căng thẳng ngoại giao giữa hai nước tăng cao sau vụ Nhật bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, bị cáo buộc tội ngăn cản người thi hành công vụ hôm 7.9.
    Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và tân Ngoại trưởng nói rằng Tokyo sẽ có những bước đáp trả nếu Trung Quốc bắt đầu cho khoan tại mỏ dầu khí Chunxiao sau khi Nhật Bản chụp được hình ảnh Bắc Kinh đang chuyển thiết bị khoan đến vùng này. Tokyo còn nhấn mạnh đang xem xét để đưa vụ việc ra tòa án hàng hải quốc tế.
    Tân bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara hôm 17.9 đã cảnh báo Nhật Bản sẽ đáp trả nếu Trung Quốc tự ý khoan dầu khí tại khu vực biển Hoa Đông nơi cả hai đang tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên, phía Trung Quốc thông báo với Nhật Bản đây là máy móc dùng sửa chữa thiết bị chứ không phải dàn khoan. Ông Seiji Maehara cho hay hiện chính phủ Nhật Bản đang xác định thông tin.
    Hôm 18.9, khoảng 100 người Trung Quốc đã tụ tập tại cơ quan ngoại giao của Nhật Bản ở một số thành phố Trung Quốc biểu tình đòi Nhật thả thuyền trưởng Trung Quốc bị bắt giữ tại vùng đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Một tòa án tại Nhật Bản đã đưa lệnh bắt giữ ông này cho đến ngày 19.9. Các công tố viên Nhật Bản có thể giữ thuyền trưởng này lên đến 20 ngày nhằm đưa ra phán quyết đối với hành động của ông này theo luật pháp Nhật Bản.
    Kim Dung (Nikkei, Japan Times, Reuters)
  9. Vo_Song

    Vo_Song Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Ðầu phiên giảm điểm mạnh thì đẹp!
  10. leanhtuan2006

    leanhtuan2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đầu phiên chắc là giảm điểm mạnh, nhưng hiện tại lực cầu vẫn tốt nên theo em cuối phiên sẽ hồi.[r2)]
  11. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.228
    Cao nhân tắc hữu cao nhân trị.

Chia sẻ trang này