Cái cần tìm trong bản cáo bạch và báo cáo tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 14/10/2017.

1938 người đang online, trong đó có 57 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8204 lượt đọc và 76 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.032
    Thời niên thiếu và sinh viên, tôi đặc biết có ác cảm với những người làm trong lĩnh vực kế toán tài chính.

    Trong suốt 7 năm đi làm việc cho người khác, tôi cũng đặc biệt dị ứng với các sự vụ liên quan đến tài chinh vì trong mắt tôi hình dung: cứ dính đến tài chính là có vẻ thiếu trong sạch. Sau này do đặc thù công việc, tôi buộc phải đối diện với các bản báo cáo tài chính đầy ma thuật, và tôi cũng chỉ thường xem lướt qua lấy lệ, may thay phần việc đó sau này có người tin cậy gánh đỡ hoàn toàn.

    Khi tham gia trên TTCK, tôi bị buộc phải đọc các BCTC và các bản cáo bạch, bản nào cũng dài dòng, rắc rối và đầy vẻ phức tạp. Phải chăng những người lập ra nó càng muốn it người hiểu được nó càng tốt? Và tôi đã dành thời gian 6 tháng của mình chỉ để học cách đọc các BCTC và các bản cáo bạch. Tôi đã phát hiện ra rất nhiều điều thú vị trong các báo cáo này. Và tôi lại càng thấy rằng: chỉ có tin vào chính bản thân thì mới có thể trụ vững trên thị trường.

    Rất phức tạp để nói để các bạn hiểu làm cách nào để hiểu toàn bộ một bản BCTC hoặc một bản cáo bạch, nhưng vì khoản đầu tư của chúng ta, chúng ta buộc phải nghiên cứu chung Tôi sẽ liệt kê một số kinh nghiệm đơn giản, không đòi hỏi bạn phải là một chuyên gia tài chính mà vẫn nắm được những cái quan trọng và cốt lõi nhất của DN:

    - Khi đọc bản cáo bạch: phần thông tin về tăng trưởng, doanh số, lợi nhuận, lợi thế nghành, bạn có thể bỏ qua, phần này công ty nào cũng ca hay, múa giỏi nhưng đa phần các thông tin đều lạc hậu, hay bỏ qua nó.

    - Bạn đặc biệt chú ý đến phần danh sách cổ đông chiến lược, những công ty mà không có các cổ đông chiến lược là cac tổ chức tài chính, quỹ đầu tư tầm cỡ. Bạn hãy bỏ qua, đừng thương tiếc gi cả.

    - Hãy xem “tổng số người lao động” va phần chi phi “quản ly doanh nghiệp”, bạn có thể võ đoan tiền lương trung bình của người lao động trong công ty bằng cách lấy hai con số này chia cho nhau, tránh xa các công ty có mức lương trung binh dưới 4 triệu.

    - Hãy đặc biệt chú ý đến sự tương xứng giữa con số “doanh thu” va “lợi nhuận sau thuế”, chúng phải tăng tương ứng với nhau, nếu doanh thu tăng không đáng kể mà lợi nhuận lại tăng vọt, hay cảnh giác bởi các trò tiểu xảo của các nhân viên lập báo cáo, rất có thể họ được miễn thuế thu nhập trong kỳ vừa rồi hoặc thậm chi được đền bù đất, hoặc họ hạch toán cả lợi nhuận (từ tháng nào đó) do họ đầu tư các cổ phiếu mà có thể CP này đang rất tệ hại vào thời điểm bạn đang đọc báo cáo, hoặc họ chỉ đưa ra con số lợi nhuận trước chi phi, nếu bạn có ý định đầu cơ dài hơn 6 tháng, hãy cực kỳ cảnh giác với các công ty có thông tin chênh lệch bất thường này.

    - Đừng chú ý đến tên công ty, thường các công ty yếu kém luôn chọn cho mình những cái tên đặc biệt hay.

    - Hay xem phần nợ/tổng tai sản của họ, cẩn thận với các công ty có tỷ lệ nợ thấp hơn 25% và cao hơn 75%.

    - Chỉ chú ý đến con số “lợi nhuận sau thuế” thôi nhé, nhiều công ty có cách hạch toán rất hay cho chính họ: doanh thu rất cao và giá vốn rất thấp, nhưng chi phi còn cao hơn nữa, và cái cuối cùng thuộc về bạn là “lợi nhuận sau thuế” lại bé xíu hoặc tăng không đáng kể.

    - Thường các công ty có bề dày về thương hiệu và tài sản lớn lại đạt được các chỉ số tài chính rất tầm thường, nhưng thực ra những BCTC của họ đa phần là rất trung thực đấy, hãy đặc biệt chú ý đến các công ty này, chỉ cần có một nhân tố mới (sản phẩm, lãnh đạo, dự án, đối tác…) là họ sẽ lột xác ngay, và các cổ phiếu này sẽ là những khoản đầu cơ rất tốt của bạn.

    - Những công ty chậm nộp BCTC hoặc rất sốt sắng đưa thông tin về tình hình kinh doanh của họ, đừng vội hấp tấp với các công ty kiểu như vậy. Họ đều có dụng ý cả đó, và đa phần là các dụng ý đó mang thiệt hại đến khoản đầu tư của bạn.

    - Nhiều công ty vẽ ra được rất nhiều dự án và đặc biệt là đều rất hấp dẫn. Nhưng bạn hãy cẩn thận và kiên nhẫn, kinh doanh không dễ đến mức cứ nói được là làm được. Cái mà chúng ta cần là người thật, việc thật, dự án thật đang triển khai.

    - Các công ty có cơ cấu và nghành nghề kinh doanh đơn giản thường là những công ty có lợi nhuận cao nhất. Bất cứ ai chuyên tâm vào việc gì họ đều chuyên nghiệp và it thất bại, thành tựu họ đạt được cũng lớn hơn những kẻ đa năng khác. Kinh nghiệm của tôi là hãy tránh xa những công ty kiêu ngạo và có ý định trở thanh người số 1 trong ngành nghề của mình.
    Last edited: 14/10/2017
    Binh Yenfernando đã loan bài này
  2. NDD_HN

    NDD_HN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2017
    Đã được thích:
    1.971
    Cám ơn bác đã chia sẻ kinh nghiệm. F rất cần các pic kiểu này. :drm3
    NGOCNEU thích bài này.
  3. HuyetLe0204

    HuyetLe0204 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2015
    Đã được thích:
    1.512
    Duyệt
  4. uran

    uran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    453
    Thanks chủ thớt, mình khi đọc còn đặc biệt quan tâm tới "Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh", tất cả mọi tiểu xảo sẽ cô đọng lại chính ở điểm này để nhận thấy sức khỏe tài chính trong hoạt động kinh doanh của họ ra sao, nếu lưu chuyển tiền tệ (-) cũng đừng tiếc mà bỏ qua.
    drttckthatnhudem thích bài này.
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.032
    Tks bro
  6. VGSPVXHLA

    VGSPVXHLA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    13.290
    Ông giỏi ghê. Thank u
  7. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.231
  8. ACBACBACB

    ACBACBACB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2014
    Đã được thích:
    2.996
    bác nào đọc trước, mua trước khi phát hiện ra CP tốt thì tuyệt vời...
    Ví dụ: Mua SBV lúc 40k thì bây giờ đã 49k/cp --> kết quả bạn tự tin khi đọc bản cáo bạch trước khi IPO.
  9. drttck

    drttck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Đã được thích:
    4.465
  10. fernando

    fernando Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2017
    Đã được thích:
    60
    thanks bác :drm4:drm4

Chia sẻ trang này