_____ SHI ___ Con đường trở thành Bluchips ____ giá mục tiêu _ 3x _(Tập2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanhloan03, 23/11/2015.

5668 người đang online, trong đó có 508 thành viên. 18:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 423140 lượt đọc và 6223 bài trả lời
  1. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.639
    Chờ xem hôm nay lái oánh thế nào
    Songsanh thích bài này.
  2. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    Bác @thatnhudem thay mặt anh em 5/5 này tham gia lễ khai trương nhà máy Nghệ An nhé . Mới bán hàng từ 1.4 mà nghe là nhà máy này đã xin mở rộng rồi .

    Bồn nhựa đang cháy hàng .

    Cuối tháng 4 SHI phải giao khoảng 1000 quả bồn nhựa cho chương trình nước sạch của CP .

    từ giờ tới cuối năm còn thêm 2-3 K bồn theo chương trình này nữa .

    Thành đoàn Gia Lai mới mua 100 cái bồn phát cho dân vùng hạn ( Báo TN)
    --- Gộp bài viết, 26/04/2016, Bài cũ: 26/04/2016 ---
    SHI đang đặt mua thêm 2 cái máy SX bồn nhựa tháng 6 này giao hàng.
    Songsanh, lylinh91, bummt1 người khác thích bài này.
  3. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.295
    OK !
    Songsanh, sgnvina2015lylinh91 thích bài này.
  4. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.836
    Có bác hô lái bỏ SHI , chỉ còn nhỏ lẻ chơi với nhau .Có bác thì hô chỉ còn lái nhỏ lẻ chạy hết .

    Chỉ biết rằng dòng tiền mạnh đang quay trở lại em nó .

    Hôm qua có lúc có cục cầu gần triệu cổ nằm tại 1 mức giá .
    Songsanh, vnlover73lylinh91 thích bài này.
  5. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
    Khuyên dân cứ ăn cá, tắm biển là không có kỹ năng sống, kém kiến thức khoa học
    QUỐC TOẢN

    25/04/16 06:53

    (GDVN) - “Nếu lấy được mẫu xét nghiệm, chỉ trong một ngày có thể kết luận được ngay độc tố làm cá chết. Tại sao chúng ta lại chậm đến như vậy?”, Tiến sĩ Khải nói.

    ..........................

    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải (ảnh: Hoàng Lực).
    Về việc này, hôm 24/4, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Khải cho rằng, có sự mập mờ trong việc ******* đặt đường ống xả thải sâu dưới biển.

    “Việc chôn đường ống sâu dưới biển để xả thải, thể hiện rằng, họ (******* – PV) là người… có trình độ.

    Thật ra khi khi người ta thải như vậy thì sẽ không ai biết, khó kiểm soát, quản lý nước thải.

    Mặt khác, nếu chôn đường ống thải càng sâu, khi chất độc (nếu có) nổi lên thì sẽ nhạt đi nhiều, hoặc có thể bị nước biển hòa tan một phần nào đó. Khi đó, rất khó phát hiện sai phạm", Tiến sĩ Khải cho biết.


    ........................

    http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Khuyen...ang-song-kem-kien-thuc-khoa-hoc-post167370.gd
    --- Gộp bài viết, 26/04/2016, Bài cũ: 26/04/2016 ---
    [​IMG]

    http://linkhay.com/media/55365/tong-hop-nhung-phat-ngon-dot-nong-vu-khoi-to-chu-quan-ca-phe-xin-chao
    Songsanhbummt thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  6. luongtheviet

    luongtheviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Đã được thích:
    670
    :x:x:x
    Songsanh thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  7. followyourarrow

    followyourarrow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2015
    Đã được thích:
    109
    lung linh là lên luôn, lại 1 nhịp tăng như sau DHĐCĐ năm ngoái ;)
    Songsanh thích bài này.
  8. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
    Đợt tới cho dù SHI giá nào đi chăng nữa (kể cả giá dưới 10) thì SHI vẫn sẽ phát hành thanh công 20 triệu.
    Lý do, rất nhiều mạnh thường quân sẵn sàng cấp vốn cho phát hành này, và đặc biệt nhiều NĐT chiến lược đang thèm muốn (rất them muốn) mua phát hành giá 10.

    Vấn đề của SHI là định phát hành cho ai thôi.
    sgnvina2015Songsanh thích bài này.
  9. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
    Ổn định giả tạo và hậu quả khôn lường
    NGỌC VIỆT

    25/04/16 14:21
    THẢO LUẬN (17)
    (GDVN) - Sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã hội khi một cuộc đổi thay.

    Kinh tế Trung Quốc càng mạnh càng tác oai tác quáiKhi lãnh tụ thuộc về nhân dânTrung Quốc thắng thầu kỷ lục tại Mỹ và bài học cho Việt Nam
    The Japan Times ngày 25/3/2016, có đăng bài phân tích về ảnh hưởng nghiêm trọng của bất ổn chính trị tới tăng trưởng kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến ổn định và phát triển xã hội.

    Tác giả bài viết này là Michael Spence, người từng đoạt giải Nobel kinh tế, Giáo sư Kinh tế tại Stern School of Business thuộc Đại học New York và David Brady, một thành viên cao cấp của Viện Hoover, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ.

    “Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện một chương trình nghị sự chính sách kinh tế toàn diện, hợp lý, chặt chẽ và bền vững. Hậu quả của tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao tạo ra những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng, tiếp tục gây bất ổn chính trị và chia rẽ trong xã hội.

    Điều này tiếp tục làm suy yếu khả năng của quan chức trong việc thực thi các chính sách kinh tế một cách hiệu quả”,bài viết nhận định.

    [​IMG]
    Cố Tổng thống Lybia Muammar Gaddafi. Ảnh: investopedia.com.
    Tuy nhiên, trong thực tế có những quốc gia có nền chính trị được xem là cực kỳ ổn định nhưng sự phát triển xã hội nói chung, tăng trưởng kinh tế nói riêng lại diễn ra trái chiều, thậm chí tỷ lệ nghịch với sự ổn định của nền chính trị ấy.

    Vậy phải chăng ở những quốc gia này, hoạt động chính trị tách biệt hoàn toàn với những hoạt động khác, những chuyển động khác trong quá trình phát triển xã hội?

    Người viết cho rằng những chế độ chính trị “đặc biệt ổn định ấy” không vận hành theo quy luật khách quan trong nắm giữ và thực thi quyền lực, mà nó vận hành theo ý chí chủ quan của lực lượng cầm quyền.

    Những thể chế chính trị ấy, những nền chính trị ấy dù rất ổn định nhưng thực ra đó chỉ là sự ổn định giả tạo mà lực lượng cầm quyền cố tình tạo ra để che đậy những bất ổn ảnh hưởng đến quyền năng của họ.

    Ổn định chính trị giả tạo

    Hẳn dư luận còn nhớ, sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc năm 1991, Iraq bị liên quân 34 nước đánh cho tan tác và phải rút quân khỏi Kuwait, chấp nhận bị quốc tế trừng phạt. Vai trò và tầm ảnh hưởng của Saddam Hussein trong đời sống xã hội bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi người dân Iraq phải chịu cuộc sống khó khăn trong cảnh cấm vận.

    Vậy nhưng, khi Nhà nước Cộng Hoà Iraq tổ chức bầu cử Tổng thống thì Saddam Hussein vẫn được 100% phiếu bầu của cử tri. Điều đó khiến cho lực lượng cầm quyền Iraq cảm nhận được lãnh tụ của họ vẫn là “lãnh tụ nhân dân”, dù đất nước cường thịnh hay nguy nan, khốn khó.

    Bầu cử Quốc hội cũng giống như vậy, 325 ghế dành toàn bộ cho đảng viên của đảng Ba'ath với nhiệm kỳ 4 năm, theo CNN ngày 18/12/2011.

    [​IMG]
    Cựu Tổng thống Tunisia Abidine Ben Ali, cựu Tổng thống Yemen Abdullah Saleh, cố Tổng thống Libya Muammar Gaddafi và cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak – những tác giả và cũng đồng thời là nạn nhân của những sự ổn định chính trị giả tạo. Ảnh: Statafrik.
    Hay như tại Libya, theo tường thuật của BBC ngày 27/10/2005: “Năm 1977 Gaddafi tuyên bố đổi hình thức chính phủ từ cộng hoà sang jamahiriya - nhà nước đại chúng hay chính phủ của đại chúng.

    Trên lý thuyết, Libya trở thành một nhà nước dân chủ trực tiếp được quản lý bởi nhân dân thông qua các hội đồng nhân dân địa phương và các xã. Ở trên đỉnh cơ cấu này là Đại hội Nhân dân, với Gaddafi là Tổng thư ký”.

    Với cơ chế này, người ta cảm tưởng có sự ổn định tại Iraq hay tại Libya trên nền tảng một hệ thống chính trị dân chủ trực tiếp. Lực lượng cầm quyền tại Iraq và Libya nhận được niềm tin tuyệt đối của nhân dân thông qua cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân tiến bộ nhất – bẩu cử tự do và dân chủ.

    Có lẽ với những cách thức nắm quyền và kết quả có được qua sự uỷ thác quyền lực của nhân dân, mà nhiều người đã có thể nhận định, sức mạnh quyền lực của chính quyền nhà nước tại Iraq, Libya là sức mạnh của lòng dân.

    Tại Iraq thì có thể đó là sự đồng cam cộng khổ của người dân với lãnh tụ. Còn tại Libya thì người dân cùng với lãnh tụ tham gia quản lý trực tiếp xã hội. Đây đã từng là niềm mơ ước của nhiều lực lượng cầm quyền trên thế giới.

    Tuy nhiên, khi bom Mỹ ném xuống Iraq thì người ta không thấy người dân Iraq lên án hay có những hành động thiết thực bảo vệ lãnh tụ của họ. Họ sợ bom Mỹ? Có lẽ không phải như vậy. Mà có thể đây mới là lúc họ có cơ hội được thể hiện rõ nhất quan điểm của mình.

    Hình ảnh người dân Iraq lật đổ “tượng đài Saddam Hussein” khi cuộc chiến tranh chưa kết thúc là một sự minh chứng cho việc người dân Iraq không ủng hộ Saddam như 100% phiếu bầu "của họ".

    [​IMG]
    Cố Tổng thống Saddam Hussein đã từng được 100% phiếu bầu làm Tổng thống, nhưng ông lại là nạn nhân của sự “ổn định chính trị giả tạo ấy”. Ảnh: AP.
    Tại Libya còn bi thảm hơn nhiều khi người dân đã đứng lên lật đổ cái nhà nước đại chúng - nhà nước dân chủ trực tiếp mà họ được xem là một trong hai thành phần quản lý cái nhà nước văn minh ấy.

    Còn Muammar Gaddafi với các danh hiệu “Người hướng dẫn cuộc Cách mạng Vĩ đại”, "Lãnh đạo và Người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng" thì không được người dân Libya dành cho bất cứ một chút ân huệ nào thể hiện sự gắn kết nhân dân – lãnh đạo như đã từng được ngợi ca trước đó.

    Những hậu quả hết sức bi thảm trong kết cục của những chế độ chính trị, những lãnh tụ như Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi…không khó tìm lời lý giải. Nguyên nhân của những kết cục thảm thương đó chính là sự ổn định giả tạo của những chế độ chính trị đầy bất ổn.

    Đó là kết cục của những lãnh đạo, những lực lượng cầm quyền cố tình che giấu sự thật là họ không được lòng dân, không được nhân dân tin tưởng và gửi trao quyền lực.

    Những chiêu trò của việc tạo ra môi trường chính trị ổn định giả tạo

    Không phải đến khi nhà nước Iraq, nhà nước Libya bị lật đổ hay đến khi Saddam Hussein, Muammar Gaddafi bị tước đoạt mạng sống thì người ta mới đặt câu hỏi về sự đồng thuận gần như tuyệt đối của nhân dân với lãnh đạo tại các quốc gia ấy.

    Bởi lẽ ngay chính sự đồng thuận quá cao đến mức khó tin đã cho thấy sự giả tạo của một chế độ chính trị ổn định theo ý muốn của lực lượng cầm quyền.

    “Chín người mười ý” là một trong những nguyên lý của sự tồn tại bất đồng trong xã hội. Tuy nhiên chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi lại không thừa nhận giá trị của nguyên lý ấy.

    Họ sợ sự bất đồng, không đồng thuận của các lực lượng trong xã hội ảnh hưởng đến quyền năng của mình nên họ tìm mọi cách để có sự đồng thuận cao nhất mà quên rằng, điều đó là không thể có. Vì vậy kết quả khó tin đã lật tẩy những chiêu trò giả tạo của họ.

    [​IMG]

    Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
    (GDVN) - Rousseff đã xem bất đồng chính kiến trong nhân dân như thế lực thù địch, coi những người dân có quan điểm trái ngược với chính phủ như lực lượng...

    Hành động thường thấy của những lực lượng cầm quyền cực đoan như Saddam Hussein, Muammar Gaddafi thực hiện để có nền chính trị ổn định giả tạo là việc tạo ra cơ chế thực thi quyền lực nhắm tới việc triệt tiêu mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành phần trong xã hội.

    Họ ngăn chặn các ý kiến khác biệt, thậm chí không công nhận sự tồn tại của quan điểm khác biệt. Tất cả các lực lượng có chính kiến khác với bộ máy cầm quyền đều bị xem là lực lượng *********, chống đối nhà nước của Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, đi ngược lợi ích nhân dân nên phải bị gạt bỏ qua cơ chế.

    Những chế độ ít cực đoan hơn thì lực lượng cầm quyền sử dụng những chiêu trò tinh vi hơn, đó là tự tạo ra mâu thuẫn, tự tạo ra đối lập, bất đồng chính kiến – nghĩa là đối lập, mâu thuẫn theo kịch bản.

    Trước công luận và dư luận, những lực lượng đối lập tự tạo ấy, diễn theo những kịch bản nhằm che mắt thiên hạ, làm vừa lòng những người đòi hỏi phải có sự bình đẳng giữa đồng thuận và đối lập.

    Tuy nhiên, khi người đối lập thực sự không theo kịch bản thì bị gạt ngay và bị cho là thành phần nguy hiểm chứ không phải khác biệt chính kiến trong xây dựng đất nước.

    Đương nhiên, cái kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, nghĩa là những chiêu trò nhằm che đậy thủ đoạn của lực lượng cầm quyền không thể mãi vận dụng và có tác dụng được.

    Khi người dân nhận diện và lên tiếng thì sự bền vững chế độ chính trị, của nhà nước sẽ đứng trước nguy cơ bất định. Lúc đó họ sẽ thực hiện tiếp chiêu trò “gắp lửa bỏ tay người” với những toan tính hợp lý cho việc sử dụng sức mạnh nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    [​IMG]
    Những hình ảnh thường ngày tại Yeman – hậu quả của ổn định chính trị giả tạo được phơi bảy. Ảnh: The New York Times.
    Chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi đã từng tung tin có những thế lực thù địch từ bên ngoài câu kết với những thế lực ********* trong nước muốn lật đổ chế độ, muốn chống phá chính quyền, ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia.

    Với lý do này, nhà nước Iraq và Lybia thời Saddam Hussein, Muammar Gaddafi phải thực hiện những quyền năng trong những điều kiện đặc biệt để bảo vệ đất nước trước nanh vuốt của kẻ thù.

    Vậy là chính quyền Saddam Hussein, Muammar Gaddafi đã hợp pháp hoá được việc sử dụng sức mạnh của nền chuyên chính để đảm bảo việc nắm giữ và thực thi quyền lực theo ý muốn của họ, có lợi cho họ.

    Tất cả những ý kiến, tư tưởng khác biệt hay mâu thuẫn với chính quyền Iraq và Lybia đều bị xem là *********, là bán nước và đều phải bị trừng trị.

    “Gaddafi đã đương đầu với các lực lượng đối lập trong và ngoài nước bằng bạo lực. Các uỷ ban cách mạng của ông kêu gọi ám sát những người Libya bất đồng đang sống ở nước ngoài vào tháng 4/980, với các đội ám sát của Libya được điều động ra nước ngoài để giết họ.

    Ngày 26/4/1980, Gaddafi đặt ra hạn chót là ngày 11/6/1980 để những người bất đồng quay trở về hay sẽ chết trong tay các hội đồng cách mạng", theo Yearbook, 1980.

    Hậu quả của ổn định chính trị giả tạo

    [​IMG]

    Khi người dân thất vọng
    (GDVN) - Phải tránh việc cơ cấu cụ thể bằng con người mà có thể khiến cho nhiều người tài năng của đất nước bị gạt do cơ chế, còn nhiều người dốt nát, kém cỏi vẫn có...

    Hẳn nhiều người sẽ cho rằng, cái chết bi thảm của Saddam Hussein hay Muammar Gaddafi là hậu quả nặng nề nhất của việc tạo ra ổn định chính trị giả tạo mà lực lượng cầm quyền phải nhận lãnh.

    Tuy nhiên, thực ra đó chỉ lả kết cục bi thương của những tác giả của sự giả tạo ấy. Còn hậu quả mà người dân và đất nước Iraq và Lybia phải gánh chịu do sự ổn định chính trị giả tạo gây ra nặng nề hơn rất nhiều, hệ luỵ kéo dài không biết khi nào mới tẩy xoá hết được.

    Trước hết là nhân dân các nước này mất niềm tin, từ đó xem hoạt động của lực lượng cầm quyền chỉ là những trò hề trên sân khấu chính trị. Qua đó họ xem thường chính quyền và người lãnh đạo chính quyền.

    Cũng từ đây hình thành nên tâm lý bất mãn hay chấp nhận buông xuôi, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, dù biết rằng đó là giả tạo.

    Với những biểu hiện của nhân dân có tâm lý bất cần, lực lượng cầm quyền không thể xác định được đâu là những người ủng hộ mình, đâu là những người phản đối mình, từ đó họ sẽ luôn lo lắng cho quyền lực của mình có thể bị tước bỏ bất cứ lúc nào.

    Song thời gian lâu dần khiến họ nghĩ rằng họ cũng có thể được nhân dân đồng lòng hợp sức, rồi chủ quan và phải trả giá. Có lẽ cả Saddam Hussein và Muammar Gaddafi đã quá chủ quan và trở thành nạn nhân của chính sự giả tạo mà họ đã tạo ra.

    Theo Michael Spence và David Brady: "Bất ổn chính trị làm giảm khả năng xác định và thực hiện một chương trình nghị sự chính sách kinh tế toàn diện, hợp lý, chặt chẽ và bền vững. Hậu quả của tăng trưởng thấp, thất nghiệp cao tạo ra những nguyên nhân làm tăng bất bình đẳng, tiếp tục gây bất ổn chính trị và chia rẽ trong xã hội".

    Tuy nhiên, khi chính trị ổn định giả tạo - chính quyền không có được niềm tin nhân dân thì cũng đồng nghĩa họ không có được quyền lực nhân dân, không tập hợp được sức mạnh của lòng dân. Từ đó khiến cho những kế hoạch hay chính sách của chính quyền không được thực thi triệt để.

    [​IMG]
    Hình ảnh cố Tổng thống Libya Muammar Gaddafi bị bị giết chết tại Sirte, ngày 20/10/2011. Ảnh: burbuja.info.
    Cơ chế thực thi quyền lực không có giá trị thực tiễn. Từ đó hình thành nên tâm lý người dân sợ người thực thi luật pháp chứ không phải sợ sự nghiêm minh của pháp luật.

    Pháp luật là công cụ quản lý xã hội và qua đó thể hiện sức mạnh của chế độ. Khi người dân xem thường pháp luật nghĩa là họ đã không xem nhà nước có sức mạnh.

    Điều đó chứng tỏ sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã hội khi một cuộc đổi thay xã hội xảy ra không theo ý muốn của lực lượng cầm quyền, dù đó lá ý nguyện của nhân dân.

    Tóm lại, bất ổn chính trị đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Vì vậy giảm bất ổn chính trị là nhiệm vụ quan trọng của bất cứ chính quyền nào nếu muốn nắm giữ quyền lực.

    Chỉ có điều, nếu giảm bất ổn chính trị bằng cách tạo ra ổn định chính trị giả tạo thì sẽ là cách lực lượng cầm quyền chấm dứt qyền lực của mình nhanh nhất khi quyền lực nhân dân có cơ hội thực thi quyết liệt.

    Ngọc Việt​

    http://giaoduc.net.vn/quoc-te/on-dinh-gia-tao-va-hau-qua-khon-luong-post167388.gd
    Songsanh thích bài này.
  10. haitdh42

    haitdh42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Đã được thích:
    107
    SHI ngon, múc
    Songsanh thích bài này.

Chia sẻ trang này