Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 4

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 14/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3416 người đang online, trong đó có 104 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 110141 lượt đọc và 1988 bài trả lời
  1. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    'Đánh giả' ... như thật


    Cập nhật lúc :9:19 AM, 17/06/2011
    4 giờ sáng, Trường bắn Đồng Doi nồng nặc mùi thuốc súng. Tiếng nổ của các loại hỏa lực vang lên inh ỏi như xé tan một góc trời.

    Mặt đất rung lên như có dư chấn mạnh. Tiếng hô "xung phong" của học viên Khóa 76, ĐH Trần Quốc Tuấn hắt vào vách núi vọng ra nghe rõ mồn một.

    Ấn tượng từ "trận đánh"

    Chúng tôi lặng lẽ theo chân cán bộ, học viên Đại đội 17, Phân đội 16 thực hiện nhiệm vụ "tiến công địch" trên hướng chủ yếu của phân đội trong đợt diễn tập cuối khóa. Gần 4 giờ sáng, trời tối đen như mực nhưng bộ đội vẫn bí mật cơ động, rồi bám sát tiền duyên trận địa phòng ngự "của địch".

    Không một tiếng động, không một âm thanh phát ra từ những bước chân hay sự va đập của phương tiện, vũ khí trang bị trên đôi vai người chiến sĩ. Tất cả sẵn sàng cho "trận đánh lớn".

    Giờ G đã điểm. Hỏa lực chuẩn bị của cấp trên chế áp mạnh vào trận địa phòng ngự của địch. Các thiết bị tạo giả âm thanh mô tả sống động âm thanh chiến trường: Tiếng máy bay trực thăng quần tạc, tiếng bom dội, đạn pháo, phi pháo, súng liên thanh... vang lên inh ỏi.

    Hệ thống các bãi vật cản với hàng trăm loại mìn, quả nổ được điều khiển từ xa, kích nổ liên tục như xé đôi cả sườn đồi, đất bụi bắn lên tạo thành các trụ khói cao đến vài chục mét. Người học được đưa vào tình huống chiến đấu đầy ác liệt, lăn lộn giành giật với "địch" từng gốc cây, mô đất; nhiều đồng chí ngột ngạt trong khói bụi và hơi cay thuốc súng.

    Các tư thế vận động trên chiến trường, kỹ, chiến thuật chiến đấu được vận dụng linh hoạt, sáng tạo. Học viên thực hành bắn đạn thật, sử dụng hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, thiêu cháy các mô hình lô cốt, ụ súng, xe tăng, thiết giáp, hỏa điểm địch.

    Tiếng AK điểm xạ chắc giòn tiêu diệt lần lượt các bia ẩn hiện, bia di động tượng trưng cho bộ binh địch đang cơ động, chống trả... Đúng 4 giờ 37 phút, lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay trên đỉnh điểm cao X.


    [​IMG]
    Huấn luyện thực hành mở cửa đánh chiếm đầu cầu ở Đại học Trần Quốc Tuấn.​



    Sau "trận đánh", Kiều Thế Tuân, học viên Trung đội 4 cười tươi tâm sự:

    - Đánh như thật anh ạ! Mới đầu bọn em không nghĩ diễn tập lại có thể đánh ác liệt như vậy. Nhưng khi vào tình huống, anh em tự bảo nhau phải tập trung hết sức để đánh chiếm được đồi địch trong bất cứ tình huống nào.

    Còn Đào Văn Mạnh, học viên Trung đội 5 vừa khâu lại chiếc áo rách vai sau trận đánh, vừa giải thích:

    - Mới đầu nghe bom đạn nổ tứ phía, khói bụi mù mịt, có đồng chí sợ khiếp vía! Đúng là tập như thế này chúng em mới hình dung được trận đánh thật nó như thế nào.

    Để có... trận đánh như thật

    Tôi mang theo ấn tượng về "trận đánh" vừa diễn ra trao đổi với Đại tá, TS Trần Văn Long, Phó trưởng Phòng Đào tạo nhà trường, đồng chí khẳng định:

    - Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và thực hành bắn đạn thật trong diễn tập là việc làm thường xuyên ở ĐH Trần Quốc Tuấn những năm gần đây. Đó cũng là bước cụ thể hóa quan điểm "gắn nhà trường với chiến trường" trong giáo dục - đào tạo của Quân ủy Trung ương.

    Diễn tập sát thực tế chiến đấu là biện pháp hữu hiệu để rèn luyện, nâng cao năng lực thực hành, khả năng vận dụng lý thuyết vào tổ chức chỉ huy chiến đấu cho học viên. Đồng thời cũng nâng cao trình độ tổ chức điều hành, đạo diễn diễn tập cho cán bộ, giảng viên nhà trường.

    Cũng theo TS Trần Văn Long, trong những năm qua Đảng ủy, Ban giám hiệu ĐH Trần Quốc Tuấn luôn quan tâm lãnh đạo, tạo bước phát triển về chất trong ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục - đào tạo nói chung, diễn tập nói riêng. Nhà trường đã phối hợp có hiệu quả với Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng triển khai xây dựng hệ thống bãi tập theo hướng hiện đại.

    Nói về vấn đề này, Đại tá, PGS, TS Lê Quang Phi, Phó trưởng phòng KHCN&MT khẳng định: Việc thiết kế và bố trí các trang thiết bị, phương tiện hiện đại một cách hợp lý và khoa học đã tạo ra môi trường huấn luyện và diễn tập sát với chiến trường tương lai. Anh dẫn chứng:

    - Hệ thống máy bia điều khiển bằng công nghệ mạng không dây thể hiện tương đối sát với thực tế chiến đấu trong từng tình huống chiến thuật. Thiết bị điều khiển nổ từ xa kết hợp với hệ thống tạo giả âm thanh "dựng" nên một chiến trường như thật. Hệ thống radar, thiết bị dò gỡ mìn tự động hỗ trợ học viên trong quá trình "chiến đấu", tạo điều kiện để họ tiếp cận, sử dụng trang thiết bị hiện đại trong chiến tranh tương lai. Hệ thống hiển thị, thông báo, tổng hợp kết quả tiêu diệt các mục tiêu của các loại súng bộ binh phản ánh thực chất kết quả học tập của bộ đội. Hệ thống camera ảnh nhiệt, khuếch đại ánh sáng mờ... giúp cán bộ, giảng viên và học viên nhận thức sâu sắc hơn về chiến tranh công nghệ cao, chiến trường trong suốt.

    Xây dựng hệ thống bãi tập hiện đại, ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm khoa học công nghệ vào huấn luyện, diễn tập như ở ĐH Trần Quốc Tuấn là biện pháp không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo mà còn là hướng đi đúng nhằm thực hiện quan điểm huấn luyện sát thực tế chiến đấu, gắn nhà trường với chiến trường tương lai.
    Theo Báo Quân đội nhân dân
    Tất cả đã sẵn sàng,ae F319 đã chuẩn bị gì chưa,bỏ qua cải nhau,bàn kế đánh thằng KHựa đi
  2. tintucvang

    tintucvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    294
    Hihi, đọc mấy bài đòi xâm lược biển đảo VN của dân khựa thấy buồn cười..............chả nói lên được chiến lược, chiến thuật gì hết...nó cứ nghĩ 1 mà ko nghĩ 2, cứ tưởng như lần năm 1988 là cứ chiếm được bãi đá ngầm (xin lỗi là bãi đá ngầm trước đó chưa ai lên ở) với đơn vị lính công binh của VN là có thể chiếm được quần đảo Trường sa dễ như ăn kẹo..cứ thử tấn công vào 1 đảo của VN xem? đã là chiến binh VN ra giữ đảo ở TS thì đã coi như cái chết nhẹ tựa lông hồng...đánh nhau với cảm tử quân đó bọn lính búng sữa của khựa nghĩ rằng dễ nuốt hả? chỉ cần có chiến sự ở TS 1 tuần đến 2 tuần thôi là nền kinh tế khu vực > kinh tế thế giới đảo lộn hết vì tuyến đường hàng hải quốc tế bị phong tỏa, Nhật, Mỹ, Nga, Ấn độ chắc đứng nhìn khựa làm bá chủ biển Đông? Indonesia, Malay, Sing, Úc để khựa chiếm dễ TS để uy hiếp eo biển Malacca của họ? Mọi chuyện ko đơn giản thế như suy nghĩ từ 1 tên hán gian..Tuy nhiên VN cần mở rộng quan hệ tốt với các nước như Mỹ, Nhật, Nga, Ấn...như học tập nâng cao kỹ năng không quân, hải quân bằng cách tham gia cuộc tập trận khu vực với Mỹ, Ấnđộ...và xác định miêng bánh biển Đông ấy cũng sẽ có phần cho Philippin, Malay, Bruney..tôn trọng, khuyến khích ảnh hưởng khu vực của Indonesia tăng lên nếu như có động thái ủng hộ VN như nước trong Asean tranh chấp với khựa...gián tiếp bảo vệ lợi ích của Indonesia đối với khu vực eo biển Malacca, mở rộng tổ chức các diễn đàn hội thảo quốc tế về biển Đông ở EU, châu Mỹ...nêu bật tính hợp pháp, quyền lợi của VN trên biển Đông để tạo dư luận đa phương quốc tế ủng hộ VN. Từ nay đến năm 2015 VN cần tăng cường năng lực quốc phòng: trong đó nâng số lượng máy bay tiêm kích Su 30MK2 và 30MK3 lên tầm 54 đến 60 chiếc (9-10 phi đội) tăng cường thêm máy bay Mig 35, Su 35...tăng thêm 2 hệ thống phòng không S400 của Nga,3 hệ thống rada tầm thấp, 4 máy bay cảnh báo sớm, 2 hệ thống phòng thủ bờ biển Bation-P đời mới, lắp đặt 1 hệ thống phòng thủ tên lửa đối hải tầm ngắn ở Trường Sa. xây dựng thêm 1 số sân bay dự phòng dã chiến...nghiên cứu cải tiến tên lửa đầu đạn có thể nâng cao tầm bắn > 1000km (nhằm có thể bắn phá hủy các căn cứ trên đảo Hải Nam, Hoàng Sa, uy hiếp tàu sân bay khi cần), hợp tác với Nga để sx tên lửa Yakhont nâng số lượng loại tên lửa này lên con số 600 đến 1000 tên lửa nhằm trang bị cho máy bay Su 30MK2 xuất kích khi cần, và cho hệ thống phòng thủ bờ biển, trang bị trên các tàu tên lửa siêu tốc..có thể đặt mua thêm của Ấn độ loại tên lửa siêu thanh Brahmos II tốc độ > march 5 để lắp đặt cho máy bay tiêm kích..hợp tác đóng mới nâng thêm số lượng tàu tên lửa siêu tốc (> 30 hải lý/h) lên 45 dến 55 chiếc, 50 xuồng tấn công cao tốc có trang bị hỏa tiễn..đóng mới 3 đến 5 tàu kiểm ngư tải trọng từ 1000 tấn đến 3000 tấn để tuần tra và hỗ trợ ngư dân...Với năng lực quốc phòng tạm thời như thế đến năm 2015 cộng với 6 tàu ngầm KILO sẽ về trong thời gian này thì khựa ko dám tính chuyện đánh chiếm quần đảo Trường Sa vì cái giá phải trả cho cuộc chiến này là cực kỳ đắt...mà phần thắng cũng chưa chắc nghiêng về khựa. Điều quan trọng nhất về tinh thần là để bảo vệ chủ quyền VN tù quan, quân dân ta ko được có ý nghĩ sợ giặc tàu trong mọi o ép của nó tạo ra để tạo điều kiện thuận lợi chiếm biển đảo..vì thực ra chính khựa cũng đang sợ ảnh hưởng của VN đang lên trong khu vực, sợ quá khứ chiến tranh hào hùng của dân VN ta. Các giá trị kinh tế dầu khí khai thác sau này từ biển Đông sẽ là phần trang trải cho những ứng trước về mặt quốc phòng trong giai đoạn hiện nay đến năm 2015. Chúng ta sẽ tự tin vì khi cần thì mềm mỏng, kiềm chế và khi cần phải cứng rắn đúng lúc, hài hòa các với quyền lợi ích các nước khác có liên quan thì VN sẽ luôn giữ vững bền quần đảo Trường Sa cho muôn đời sau.
  3. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371
    Góp ý : Nếu bác ở sì gòn thì đến ST MT Phong Vũ mua pin khác mà thay vào, vì ở đây rất nhìu hàng của các nước sản xuất, hiện đại hơn lũ chó Khựa nhiều :-bd[:D]
    Còn cục pin của Khựa, thì bác để dành đó, chờ có dịp thì phang vào mẹt thằng hồ cẩm đào...dù là hình ảnh nhé :)):)):))
  4. Oi_khoi

    Oi_khoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Đã được thích:
    80
    Dã man quá. Nếu nó xâm phạm chỉ kill, hoặc đánh cho chúng tê liệt ý chí xâm lược là đủ.
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chém gió cho vui thế thôi !
    Việt Nam nhân nghĩa , như lời tổ tiên .
    Dang tay chào đón bạn hiền ... >:D<
    Diệt quân xâm lược , giữ yên biên thuỳ .
    Một khi đất nước lâm nguy ...
    Quyết tâm chiến đấu sá chi hiểm nghèo .
    Cờ nhân nghĩa , triệu người theo ...
    Ác gian tàn bạo cũng tèo ... như Hitler !


    Để chiến thắng kẻ thù tàn bạo thì ta không nên tàn bạo như chúng !
    Như thế chỉ kích thích thêm ý chí trả thù của chúng mà thôi .
    Qua ba cuộc kháng chiến giữ nước thế kỹ qua , ta thắng địch không chỉ trên mặt trận quân sự mà cả ngoại giao , chính trị . Công tác binh vận , địch vận đã giành nhiều thắng lợi to lớn .
    Trong khánh chiến chống Pháp có nhiều lính lê dương , lính Nhật đi theo Việt M.inh vì cảm phục ***** và chính nghĩa của ta , trong kháng chiến chống Mỹ thì hàng triệu người trên khắp thế giới , trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ đã xuống đường phản đối Mỹ gây chiến , anh Mo Ri Sơn người Mỹ đã tự thiêu bên bờ sông Pô tô mác để phản chiến ...
    Nếu ngày ấy , chúng ta cư xử tàn bạo với lính Mỹ , liệu có giành được sự ủng hộ ấy không ?
    Căm thù giặc là đúng , nhưng không cực đoan để kẻ thù lợi dụng !
    Lấy trí nhân thay cường bạo ! Tổ tiên ta thắng giặc là nhờ nhân nghĩa .
  6. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Topic này được lập ra bởi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của cộng đồng F319. Đồng ý là luật nhưng không phải cái gì cũng cứng nhắc, biết uyển chuyển trong điều hành mới có thể tập hợp được sức mạnh toàn dân. Đọc lại trang 1 đi - chỉ 1 topic duy nhất được tồn tại.
    Nhà báo thích bới lông tìm vết àh?;))
  7. danghiep81

    danghiep81 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2009
    Đã được thích:
    37
    Bác này đúng là vui tính thiệt.
  8. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    đừng vội chụp mũ như thế 2 em,
    anh nói là khựa rất dog, lừa cả nhân dân trong nước và nhân dân thế giới, việc chống tàu cần đi đôi với chống tội phạm tham nhũng thì đất nước mới yên được
    2 chú em chưa giúp được gì cho toàn cục chỉ thấy chụp mũ và gây mất đoàn kết nội bộ quân mình là nhanh. nếu 2 chú thích chửi nhau add nick sky anhvaem6868 anh tiếp luôn bây giờ, ở đây lời qua tiếng lại mất đoàn kết nội bộ ko tốt. anh hèn hay ko chưa kết luận nhưng 2 chú xúc phạm anh mà anh vẫn chưa xúc phạm lại hay dùng lời lẽ vô học đối với 2 chú trên diễn đàn đâu.
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Trời ơi, vì sao? vì sao? các lãnh đạo, các bậc cha chú, để thế này thì gây hệ lụy cho đời con cháu chúng ta biết bao!?

    http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110616/Bay-thau-gia-re.aspx

    Bẫy thầu giá rẻ
    16/06/2011 23:55
    Dù bẫy thầu giá rẻ đã được các chuyên gia cảnh báo, song nhiều chủ đầu tư thừa nhận rất khó đối phó các chiêu thức của nhà thầu Trung Quốc.
    Giá thấp đến vô lý
    [​IMG]
    Gói thầu cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa thể hoàn thành do đang giải quyết hậu quả do nhà thầu Trung Quốc để lại - Ảnh: D.Đ.M
    Một trong những dự án chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự chây ì, bê bối của nhà thầu Trung Quốc là dự án Vệ sinh môi trường (VSMT) TP.HCM. Trong đó, gói thầu số 10 (cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) do Tổng công ty xây dựng công trình Trung Quốc (CSCEC) thi công đáng lẽ phải hoàn thành từ năm 2009 nhưng ì ạch suốt một thời gian dài. Tháng 2.2010, CSCEC bị cắt hợp đồng do Ngân hàng Thế giới (WB - đơn vị tài trợ ODA cho dự án) phát hiện CSCEC liên quan đến hối lộ trong một dự án cũng do WB tài trợ ở Philippines .
    [​IMG]Việc CSCEC đưa ra cái giá thấp một cách vô lý cho hạng mục "xương xẩu" nhất của toàn gói thầu cho thấy ngay từ đầu nhà thầu đã không có ý định thực hiện phần việc này
    [​IMG]

    Tuy vậy, vào thời điểm bị cắt, nhà thầu này đã kịp "gặm" gần hết phần việc dễ dàng mà có giá trị cao nhất của gói thầu, chỉ chừa lại các hạng mục khó khăn nhưng có giá trị thấp. Theo Ban Quản lý dự án VSMT, ngay sau khi cắt hợp đồng với CSCEC, ban đã phải tập trung lực lượng thống kê phần việc còn lại và tách ra làm 5 gói thầu để ráo riết đấu thầu lại. Đến nay, phải mất hơn 1 năm, tiến độ gói thầu số 10 mới khả quan trở lại, và thực tế cho thấy, cùng một công việc nhưng các nhà thầu VN và Mỹ trúng thầu sau này đã thi công hiệu quả hơn hẳn nhà thầu Trung Quốc.
    Theo phân tích của một cán bộ ban quản lý dự án, ngay từ giai đoạn đấu thầu, CSCEC đã có sự toan tính để trúng thầu và hưởng lợi lớn nhất từ gói thầu. Cụ thể, CSCEC trúng thầu gói số 10 (gồm 7 hạng mục) với tổng giá trị là 60 triệu USD. Trong đó, hạng mục "ngon" nhất là xây tường cừ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được CSCEC bỏ thầu tới gần 50 triệu USD (chiếm 82,5% giá trị toàn bộ gói thầu). Còn lại 6 hạng mục chỉ được bỏ giá hơn 10 triệu USD, trong đó, hạng mục "khó xơi" nhất là di dời đường ống cấp nước phi 2.000 mm ở chân cầu Điện Biên Phủ chỉ được bỏ giá 200.000 USD, thấp hơn giá chào thầu của các nhà thầu khác đến 80 - 90%. Việc CSCEC đưa ra cái giá thấp một cách vô lý cho hạng mục "xương xẩu" nhất của toàn gói thầu cho thấy ngay từ đầu nhà thầu đã không có ý định thực hiện phần việc này.
    Vay 470 triệu USD cho dự án vệ sinh môi trường giai đoạn 2
    Văn phòng UBND TP.HCM ngày 16.6 thông báo TP vừa đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa dự án Vệ sinh môi trường TP - giai đoạn 2 vào danh mục tài trợ ODA trong năm tài khóa 2011 từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á. Dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến 470 triệu USD, với mục tiêu lâu dài là cải thiện môi trường, điều kiện sống của người dân TP, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn và hạ lưu sông, thúc đẩy phát triển bền vững cho TP.HCM và khu vực lân cận. Mục tiêu trước mắt của dự án là xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ dự án Vệ sinh môi trường TP, xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt trong lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè và Q.2 trước khi bơm ra sông Sài Gòn hoặc sông Đồng Nai. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2013-2017.
    N.Đình Mười

    Nhận thấy sự bất hợp lý, tư vấn giám sát CDM (Mỹ) đã yêu cầu CSCEC chứng minh với mức giá đó nhà thầu có thể đảm bảo chất lượng và tiến độ hạng mục. Tuy nhiên, nhà thầu vẫn khẳng định có thể làm được và chủ đầu tư đã không thể loại CSCEC (bởi theo quy định của VN, một khi đã đạt điểm kỹ thuật thì nhà thầu nào bỏ giá thấp nhất sẽ trúng thầu). Thực tế đến nay, sau khi đấu thầu lại, giá trị hạng mục di dời đường ống cấp nước (được tách ra thành gói 10A) đã tăng gấp 10 lần, lên 2 triệu USD. Có thể thấy, CSCEC không chỉ tìm cách hạ giá gói thầu xuống thấp để trúng thầu, mà còn tính toán phân bổ giá trị trong từng hạng mục, sao cho hạng mục "dễ xơi" có giá trị cao nhất, nhưng tổng giá trị gói thầu vẫn là thấp nhất.
    Bê bối ở nhiều dự án
    Không chỉ dự án VSMT, mà CSCEC từng gây ra nhiều hậu quả tương tự ở các dự án hạ tầng khác trong khu vực ĐBSCL. Chẳng hạn, tại dự án xây mới 16 cây cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ - Cà Mau, CSCEC đã nghiễm nhiên trúng thầu đến 9 cây cầu cũng với chiêu giá rẻ. Ngay từ khi ký hợp đồng vào tháng 1.2007, giá trúng thầu 586 tỉ đồng của CSCEC được đánh giá là thấp so với giá thị trường. Vậy nên dù khởi công rầm rộ từ đầu năm 2007, song sau hơn 3 năm thi công, CSCEC chỉ hoàn thành được 3 cầu, còn lại 6 cầu không nhúc nhích do càng thi công càng đuối vốn. Đến giữa 2010, chủ đầu tư là Tổng cục Đường bộ VN buộc phải làm một cuộc "giải cứu" chật vật bằng cách tách 6 cây cầu để đấu thầu lại.
    Ở một dự án trọng điểm khác là cầu Cần Thơ, CSCEC cũng lọt vào gói thầu số 3 thi công đường dẫn phía bờ Cần Thơ (dài 7,69 km) và tiếp tục kiểu thi công chây ì, lựa phần việc nhẹ nhàng để làm. Đến tháng 8.2009, nhà thầu này chỉ hoàn thành hơn 70% (trong khi phần đường dẫn phía bờ Vĩnh Long do nhà thầu VN thi công hoàn thành đến 90%) nên chủ đầu tư buộc phải cắt hợp đồng.
    Ông Phan Phùng Sanh - Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TP.HCM - cho rằng việc một nhà thầu Trung Quốc bị loại khỏi dự án vì bê bối sau đó vẫn thoải mái tham gia đấu thầu và tiếp tục bê bối ở các dự án khác cho thấy sự thiếu chặt chẽ trong cơ chế phối hợp giữa chủ đầu tư các công trình xây dựng. Để kiểm soát, cần lập danh sách "đen" gồm những nhà thầu kém năng lực, khi đó chủ đầu tư có đủ cơ sở để từ chối cho những nhà thầu này tham gia đấu thầu. Mặt khác, cần sửa Luật Đấu thầu theo hướng khống chế giá sàn, bởi thực tế cho thấy giá bỏ thầu chấp nhận được là giá chỉ chênh lệch 5% so với dự toán gói thầu.
    Còn theo ông Hoàng Đức Hậu (Hội Cầu đường VN), trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chọn “nhầm” nhà thầu là không nhỏ. "Bởi, có thể chấp nhận anh mắc bẫy 1 - 2 lần, chứ đến lần thứ n thì không thể đổ thừa là lọt bẫy được nữa. Ngoài ra, chủ đầu tư hiện nay có đầy đủ "gậy" để giám sát, đôn đốc nhà thầu và nếu cứ căn đúng hợp đồng mà xử phạt theo tiến độ và chất lượng thì có lẽ không nhà thầu nào dám bê bối - bởi phạt theo hợp đồng rất nặng" - ông Hậu nói.

    Nhà thầu Trung Quốc tạo nhiều tiền lệ xấu
    - Năm 2007, UBND TP.HCM đã chấp thuận tách một phần gói thầu số 7 dự án VSMT ra thành gói 7A để tổ chức đấu thầu lại nhằm giảm thiểu công việc cho nhà thầu Trung Quốc TMEC CHEC 3. Nguyên nhân, TMEC CHEC 3 đã bỏ thầu thấp hơn giá dự toán đến 20 - 30% nên càng thi công càng thua lỗ dẫn đến chây ì. Sau đó một hạng mục khác của gói 7 lại tiếp tục phải tách ra thành gói 7B. Bốn gói thầu thi công mở rộng hệ thống cống thoát nước cấp hai và ba thuộc các khu vực tây bắc, tây nam, đông bắc và đông nam TP.HCM cũng tách thành 8 gói thầu để đẩy nhanh tiến độ. Và mới đây nhất, gói thầu số 10 phải tách thành 5 gói thầu. Tương tự, dự án xây mới 16 cầu trên QL1 cũng phải cắt tới 60% khối lượng gói thầu 2A của CSCEC để chuyển giao cho nhà thầu khác thi công được xem là việc chưa từng có tiền lệ trong ngành GTVT.
    - Hai gói thầu thuộc dự án VSMT do 2 nhà thầu Trung Quốc thi công quá ì ạch buộc TP.HCM phải liên tục xin WB gia hạn thời gian hoàn thành và vay thêm vốn. Cụ thể, dự án đáng lẽ xong cuối năm 2007, song WB phải gia hạn lần 1 đến cuối năm 2009, lần 2 đến tháng 6.2010 và lần 3 đến cuối 2011. Đồng thời, vốn vay cho dự án cũng đội từ 200 triệu USD lên khoảng 320 triệu USD.
    - Năm 2008, do TMEC CHEC 3 thiếu vốn thi công, UBND TP.HCM đã quyết định tạm ứng ngân sách cho nhà thầu 1 triệu USD để khởi động lại gói thầu. Theo TS Tô Vân Trường - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, thực tế chủ đầu tư đã tự quyết định mà không hỏi ý kiến tư vấn giám sát đối với vấn đề liên quan đến khoản tiền lớn như vậy. Sau đó, WB đã có phản ứng vì cho rằng không thể dùng vốn vay của WB để cho nhà thầu vay lại. Điều này sẽ tạo tiền lệ xấu là các nhà thầu cứ bỏ giá rẻ để trúng thầu, rồi sau đó xin vay lại của chủ đầu tư, chỉ riêng phần tiết kiệm tiền lãi ngân hàng cũng kiếm được đáng kể.

    Phương Thanh
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thôi thì

    Cắt cu nó chẳng sợ đâu
    Moi gan, mổ bụng, vặt đầu, bôi vôi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này