Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7845 người đang online, trong đó có 1045 thành viên. 09:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 110432 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Lời thề giữ biển

  2. tuankhac

    tuankhac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]


    TRUNG QUỐC HÙNG MẠNH ĐÔNG DÂN KHÔNG THỂ TẤN CONG LẠI VIỆT NAM

    [​IMG]

    DÂN TRUNG QUỐC SAU CUỘC CHIẾN VỚI VIỆT NAM
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự nghề báo: "Tôi vẫn muốn đến Trường Sa lần nữa..."

    Tôi ước nguyện dù gian khổ thế nào đi chăng nữa cũng phải đặt chân đến Trường Sa trong cuộc đời làm báo. Tháng 4/2011, ước nguyện đó đã thành hiện thực khi tôi nhận lệnh đi Trường Sa cùng nhóm phóng viên, biên tập viên Thông tấn xã Việt Nam theo Đoàn của Tổng cục Chính trị đi khảo sát đến 17 điểm đảo.

    Sức mạnh Trường Sa rất nhanh đã liên kết nhóm chúng tôi ngay từ khâu chuẩn bị (chỉ trong vòng 2 ngày). Mọi người thống nhất cả nhóm phải khẳng định tính chuyên nghiệp, bản lĩnh chính trị, tác phong ứng xử và hình ảnh phóng viên TTXVN trong 14 ngày hành trình trên biển.

    [​IMG]

    Không chỉ chuẩn bị phương tiện hành nghề, một số đồ dùng cá nhân, thuốc men, cả nhóm đã góp tiền riêng mua quà tặng trực tiếp từng gia đình trên đảo Trường Sa lớn và 17 điểm đảo theo lịch trình với 2 thùng quà (lớn hơn cả đồ nghề và đồ dùng cá nhân của cả nhóm).

    Món quà về giá trị vật chất thật nhỏ bé nhưng có ý nghĩa thật sâu nặng bởi đã cùng chúng tôi vượt qua những cơn sóng ngầm, thời tiết biển xấu do thời gian đó, trung tâm áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào trung tâm đảo Trường Sa. Những món quà nhỏ đã được trao tận tay từng gia đình và các cháu nhỏ, các chiến sĩ trên điểm đảo..., kép gần khoảng cách đất liền với biển khơi. Chúng tôi từ xa lạ đã trở thành người thân của người dân và các chiến sĩ.

    Suốt hành trình 14 ngày trên biển, 19 nữ trong tổng số 197 thành viên trong Đoàn đều say sóng lắc lư, không ăn được gì mà chỉ nôn khi tàu rẽ sóng ra khơi. Nhưng mới nghe tiếng loa thông báo “Toàn tàu chú ý, Toàn tàu chú ý...”, mọi người đã nhổm ngay dậy và bao giờ trong chuyến xuồng đầu tiên từ tàu sang đảo cũng là các phóng viên.

    Quên cả say sóng, phóng viên TTXVN đội mũ, mặc áo phao chỉnh tề, khoác túi ni lông bọc đồ nghề đứng ở mạn tàu để sẵn sàng đợi xuống xuồng ra đảo. Sức hút của đảo chìm, đảo nổi với các tên như Nhà giàn DK 1, Tiên Lữ, Tốc Tan, Phan Vinh, An Bang... và nhiệm vụ được giao đã khiến phóng viên TTXVN vụt trở thành người lính chuyên nghiệp giữa sóng nước biển khơi, để lại ấn tượng tốt đẹp với các thành viên trong đoàn suốt chuyến hành trình.

    Lần đầu tiên đến với đảo, tôi may mắn được gặp gỡ cháu bé sinh khó đầu tiên trên đảo Trường Sa lớn cùng cả gia đình cháu, gặp gỡ những bác sĩ đã chăm sóc và phẫu thuật, đỡ "mẹ tròn con vuông".

    Thời điểm đó, tôi cũng được chứng kiến quân và dân trên đảo Trường Sa lớn tổ chức kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng. Nhóm phóng viên TTXVN đã sớm có những bức ảnh, tin, bài hết sức ấn tượng và “độc” về ca sinh này, cũng như về Lễ kỷ niệm 36 năm Giải phóng Trường Sa...

    Tháng 6 nắng đổ lửa, Trường Sa càng trở nên gần gũi và thiêng liêng khi đang neo mình đầu sóng cả để giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Không nói lời hẹn trước, nhưng 5 phóng viên TTXVN trong Đoàn công tác lại cùng chung ước nguyện rằng cả nhóm sẽ được đến với Trường Sa một lần nữa.

    Ước ao đến cháy bỏng một lần nữa được đến với Trường Sa, được chia sẻ, được thỏa chí... trước sức hút kỳ diệu của các đảo chìm, đảo nổi và trên hết là của những con người Trường Sa thân yêu./.

    Nguồn: Báo Tin Tức
  4. Susu02

    Susu02 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    393
    Miu baby đổi Avata trông ngây thơ nhỉ ;));))

    [​IMG]
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Ngọc Hân: Đã sẵn sàng nghe non sông vẫy gọi

    Vụ việc tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp thăm dò của tàu dầu khí thời gian qua đã gây ra bức xúc vô cùng lớn với dư luận không chỉ trong nước mà trên trường quốc tế. Chính trong bối cảnh này, hơn ai hết, mỗi người Việt Nam đã cảm nhận được rõ ràng và sâu sắc tình yêu quê hương đất nước vốn ẩn sâu trong trái tim mình, mà trong đời sống bận rộn bình thường không có cơ hội được bộc lộ.

    Riêng trong giới showbiz Việt, những vụ việc của nhiều cá nhân tài ít... scandal nhiều đã khiến dư luận nhiều lúc có cái nhìn không thiện cảm với người làm nghệ thuật. Còn thực tế, đa phần họ đã đập cùng nhịp trái tim với đồng bào trong những sự kiện vừa qua. Trò chuyện với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Hoa hậu Ngọc Hân bày tỏ: Nếu Tổ quốc cần, chị sẵn sàng gánh trên vai trách nhiệm của một thanh niên Thủ đô, sẵn sàng sống gian khổ như thế hệ cha anh đi trước để giữ gìn hòa bình, bình yên cho đất nước.

    [​IMG]
    Hoa hậu Ngọc Hân sẵn sàng cống hiến hết mình cho đất nước.


    - Chị nghe tin tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam để cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong hoàn cảnh nào? Cảm xúc khi đó ra sao?

    Tôi đọc thông tin vùng biển Việt Nam bị Trung Quốc xâm phạm qua báo chí, truyền hình. Và tôi nghĩ rằng, khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, mỗi người dân Việt Nam đều bị tổn thương nặng nề. Tất nhiên, cùng với sự tổn thương đó là nỗi lo âu, mong muốn tìm ra những giải pháp bảo vệ đất nước.

    - Người ta vẫn nói, giới nghệ sỹ, người đẹp hoạt động trong showbiz thường chỉ mải miết chạy show kiếm tiền, lo hưởng thụ mà bàng quan với chuyện thời sự đất nước. Chuyện đó liệu có chính xác?

    Theo tôi, bất cứ ai là công dân Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong một đất nước hòa bình, phát triển từng ngày, hẳn luôn quan tâm đến tình hình của đất nước. Bởi đơn giản, dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào, đều cần dựa trên cơ sở ổn định và bình yên.

    Có thể một số hoạt động trong giới showbiz mang tính bề nổi, nhưng khách quan mà nói, nếu đất nước bị tổn thương thì tôi tin chắc họ sẽ đặt trách nhiệm của một công dân của mình lên trên hết.

    Là một người con của Thủ đô Hà Nội, khi cần tôi sẵn sàng sống, chịu khổ như thế hệ cha anh đi trước từng quên mình giữ gìn sự bình yên cho đất nước. Dù chỉ là phận nữ, nhưng tôi không ngại nếu phải làm bất cứ việc gì, dù nó khó khăn vất vả đến đâu. Tôi tự hào là một người phụ nữ Việt Nam - với truyền thống chịu thương chịu khó, sẵn sàng hi sinh tất cả vì gia đình, vì quê hương đất nước.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ngọc Hân luôn mong có ngày được ra Trường Sa.


    - Như chị nói, mỗi người Việt Nam đều yêu nước theo một cách riêng của bản thân. Là một Hoa hậu, tình yêu nước trong chị được thể hiện như thế nào?

    Mỗi con người sinh ra, lớn lên tự thân đã được hun đúc lòng tự hào dân tộc. Vì vậy, tình yêu đất nước đã trở thành hơi thở, máu thịt của bất cứ người dân Việt Nam nào. Mỗi ngày qua đi, được sống trong một đất nước bình yên, được tận hưởng hơi thở của sự tự do và tự chủ, thì thế hệ trẻ chúng tôi đều biết ơn sự hy sinh của nhiều thế hệ cha anh đi trước.

    Với cá nhân tôi, tôi sẵn sàng thể hiện tình yêu Tổ quốc với trách nhiệm cao nhất của một công dân Việt Nam. Một đất nước luôn cần có thế hệ công dân trẻ, đầy đủ kiến thức, sự nhiệt huyết và lòng quả cảm, tôi sẵn sàng hi sinh khi non sông lên tiếng gọi.

    - Hiện tại chị đang tham gia hoạt động nào của các tổ chức dành cho thanh niên, những người trẻ tuổi?

    Tôi hiểu rất rõ vai trò của một người thanh niên đối với đất nước và tôi thích được tham gia vào những hoạt động xã hội. Vì vậy, tôi thường tham gia nhiều sinh hoạt với vai trò là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công dân trẻ của Thủ đô, chẳng hạn như chiến dịch về An toàn giao thông, biến đổi khí hậu toàn cầu, về môi trường và những chương trình với nạn nhân chất độc màu da cam…

    - Nếu cán bộ chiến sĩ ngoài Trường Sa muốn chị ra thăm đảo, giao lưu, động viên tinh thần, chị sẵn lòng vượt sóng gió ra khơi chứ?

    Chưa từng một lần được thăm Trường Sa, tôi chỉ biết Trường Sa qua báo chí, truyền hình. Quả thật, tôi luôn mong muốn có một ngày được đến đó. Nếu có cơ hội đến thăm Trường Sa, gặp gỡ các chiến sĩ và nhân dân trên đảo, được làm điều gì đó có ý nghĩa cho các anh thì đó sẽ là niềm vinh dự lớn với tôi.

    - Theo chị, giới nghệ sỹ, người nổi tiếng hiện nay có nên tập hợp thành một tổ chức, định kỳ ra thăm chiến sĩ đang canh giữ biển đảo?

    Đúng, tôi ủng hộ điều này! Đồng thời, nghĩ rằng, cần có một tổ chức đứng ra làm việc đó. Tôi tin, các nghệ sỹ trẻ rất sẵn lòng với những chuyến đi mang nhiều ý nghĩa như thế.

    Nguồn: GDO
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    'Bảo tàng sống' chủ quyền biển đảo Việt Nam

    Trong lễ trao Giải báo chí quốc gia năm nay, loạt bài: “Lý Sơn - Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Đăng Lâm được trao giải A. Dưới đây là một bài viết của anh về vùng đất đảo huyền thoại này.

    Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trước đây thường gọi là Cù Lao Ré, có diện tích tự nhiên 10km2, hiện nay có hơn 20.000 người dân đang sinh sống tại ba xã An Vĩnh, An Hải và An Bình.

    Hàng trăm năm nay các tộc họ trên đất đảo đã và đang gìn giữ, bảo vệ, lưu truyền từ đời này đến đời khác hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hệ thống văn hóa vật thể phong phú

    [​IMG]
    Tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải và nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc hải tại Lý Sơn - Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm/TTXVN.


    Về hệ thống văn hóa vật thể trên huyện đảo này, trước tiên phải kể đến nhà thờ các tộc họ, trong đó nhà thờ các tộc họ có nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm trước như nhà thờ cai đội Phạm Quang Ảnh (1815 - Ất Hợi - thời Vua Gia Long); nhà thờ họ Phạm Văn.

    Đây là một trong những tộc họ trên đảo có rất nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa nổi tiếng như thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835 - Ất Mùi), Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật mà nay bài vị có tên ông đang lưu giữ tại nhà thờ Phạm Văn (thứ phái) và ngôi mộ Phạm Hữu Nhật tại thôn Đông, xã An Vĩnh; Nhà thờ tộc họ Võ tại thôn Tây, xã An Vĩnh.

    Họ Võ cũng có nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa như đốc chiến Võ Hệ; phú nhuận hầu Võ Văn Phú, Võ Văn Hùng (người có tên ghi trong tờ lệnh năm 1834 của quan Án sát Quảng Ngãi lúc bấy giờ). Ông Võ Văn Hùng là người được điều đi Hoàng Sa nhiều lần, được giao nhiệm vụ đo đạc Hoàng Sa.

    Thời vua Gia Long và vua Minh Mạng tên các ông đã được ghi trong các bộ chính sử của Việt Nam. Tiếp đến là mộ gió các ông Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Nguyễn Văn Tám và hàng nghìn ngôi mộ gió khác hiện diện đến nay trên đảo Lý Sơn.

    Theo các tộc họ trên đảo Lý Sơn, hầu hết các ngôi mộ gió này do các tộc họ sinh sống trên đảo lập hàng trăm năm trước được bảo tồn, lưu giữ nhằm ghi công những người đã hy sinh không trở về, trong quá trình đi Hoàng Sa, Trường Sa hoặc khi hoàn thành nhiệm vụ trên đường về gặp sóng to, bão tố...

    Các di tích Âm Linh Tự, đình làng An Vĩnh và đình làng An Hải - nơi đây những người lính trước khi đi Hoàng Sa, Trường Sa tập trung về đình làng tế tự và là nơi thờ phụng và tế tự các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh vì Tổ quốc.

    Tại huyện đảo Lý Sơn, đến nay đã có ba di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia gồm chùa Hang, đình làng An Hải và Âm Linh Tự và 7 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Như vậy, chỉ với 10km2 nhưng Lý Sơn đã được công nhận 10 di tích lịch sử văn hóa.

    Đa dạng hệ thống văn hóa phi vật thể

    Đối với hệ thống văn hóa phi vật thể, tiêu biểu nhất là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức từ giữa tháng Hai đến giữa tháng Ba âm lịch hàng năm tại các tộc họ trên huyện đảo.

    Đặc biệt, Lễ khao lề thế lính và tế lính vào ngày 15, 16 tháng Ba âm lịch hàng năm tại Âm Linh Tự, đình làng An Vĩnh được tổ chức rất trọng thể theo đúng nghi thức của cha ông hàng trăm năm trước thể hiện được lòng tôn kính, nhớ ơn và tế tự những người đã xả thân quên mình với non sông, đất nước.

    Bên cạnh đó, có hệ thống truyền thuyết, truyện kể dân gian, những câu ca dao, hoành phi, liễn đối liên quan đến những người đi lính bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.
    Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, người đã 15 năm nay dành thời gian, công sức nghiên cứu về hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể trên đảo Lý Sơn, khẳng định điều đặc biệt nhất là những tư liệu về văn bản chữ Hán cổ còn lưu giữ tại nhiều tộc họ trên đảo này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người lính Hoàng Sa, Trường Sa thuở trước.

    Trong đó, có thể ví dụ như câu liễn tại đình làng An Vĩnh:

    "Ân đức dựng xây miền đảo Lý
    Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa"​


    Hay những câu ca dao hầu như tất cả mọi người trên huyện đảo này đều thuộc như:

    “Hoàng Sa mây nước mênh mông
    Người đi thì có mà không thấy về
    Hoàng Sa mây nước bốn bề
    Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa.”​


    Những câu ca dao trên đã toát lên những điều mà những người lính đi Hoàng Sa năm xưa ra đi bảo vệ biên cương lãnh hải của Tổ quốc là nhiệm vụ rất trọng đại của triều đình giao cho.

    Dẫu biết rằng đã ra đi khó có ngày trở về, và trước khi đi mỗi người chuẩn bị sẵn vài chiếc chiếu, mấy sợi mây và thẻ bài ghi rõ tên tuổi, quê quán để nếu hy sinh, đồng đội bó vào cho trôi dạt trên biển, với hy vọng sóng biển đưa đẩy về quê hương.

    Nguồn: ĐVO
  7. tiendamquang

    tiendamquang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    4
    Trung Quốc phủi trách nhiệm trong tranh chấp Biển Đông
    22/06/2011 15:22 (GMT +7)
    Trước sự cảnh báo và chỉ trích từ nhiều nước về cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã tuyên bố rằng, nước ông không chịu trách nhiệm trong việc gây ra tranh chấp trong vùng biển biển này.

    Theo đài Phượng Hoàng, Hong Kong, tuyên bố mà ông Thôi đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi về thông điệp mà Trung Quốc sẽ mang tới vòng tham vấn đầu tiên về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc tham vấn sẽ bắt đầu vào thứ Bảy này ở Honolulu, Hawaii.


    Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải Ảnh: THX
    "Vấn đề Biển Đông không nằm trong lịch trình tham vấn. Nhưng nếu phía Mỹ đề cập, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục xác định lập trường của mình – đó là chúng tôi không phải là phía tạo ra tranh chấp”, ông Thôi nhấn mạnh. “Mặc dù có một số xu hướng đảo lộn trong khu vực, nhưng không phải do Trung Quốc gây ra, chúng tôi không thay đổi quan điểm trong vấn đề này.

    Chúng tôi hy vọng các nước khác có thể kiềm chế, có trách nhiệm và xây dựng vấn đề cùng với chúng tôi. Nếu tất cả chúng ta có thể làm vậy, vấn đề sẽ giải quyết dễ dàng hơn”.

    Vị thứ trưởng Trung Quốc khẳng định: "Chúng tôi không muốn những tranh chấp này ảnh hưởng tới ổn định khu vực hay mối quan hệ giữa các nước liên quan”.

    Ông Thôi và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ đồng chủ trì cuộc tham vấn này, hai bên sẽ trao đổi các quan điểm về tình hình trong khu vực và những vấn đề cùng quan tâm khác.

    Báo Trung Quốc lên giọng răn đe

    Cùng lúc đó, tờ Nhật báo Trung Quốc hôm nay (22/6) đã đăng bài bình luận đổ lỗi cho gốc rễ tranh chấp Biển Đông đang diễn ra là từ các hành động đơn phương của Việt Nam và Philippines. Bài báo viết, hai nước đã tăng cường các nỗ lực khai thác tài nguyên, chiếm một số phần của quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), tháo dỡ các dấu mốc mà Trung Quốc dựng nên ở quần đảo Trường Sa để đánh dấu biên giới hàng hải.

    Đề cập đến vai trò của Mỹ, bài báo lớn tiếng nói Mỹ dù không phải là một phần trong khu vực nhưng đã “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách yêu cầu tự do hàng hải và tiến hành các cuộc tập trận trong vùng biển.

    Dù bị cáo buộc vi phạm Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) cũng như không tuân thủ Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tờ báo Trung Quốc vẫn không ngại ngần mà kêu gọi rằng, để đảm bảo trật tự và không ******** hình xấu hơn, các bên liên quan tới tranh chấp cần tuân thủ UNCLOS và DOC.

    Miệng kêu gọi tuân thủ UNCLOS và DOC nhưng một tờ báo chính thống khác của Trung Quốc, tờ Thời báo Hoàn cầu ngày hôm qua (21/6) đã đăng bài bình luận sặc mùi hiếu chiến. Tờ báo này kêu gọi Trung Quốc "sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả quân sự"để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở biển Hoa Nam".

    "Tùy tình hình diễn biến như thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai kế hoạch: thương lượng với Việt Nam về một giải pháp hòa bình, hoặc đáp trả sự khiêu khích bằng những trận đánh trả vào chính trị, kinh tế hoặc thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải nói rõ về khả năng lựa chọn thứ hai, để cho Việt Nam giữ đúng mực về vấn đề biển Hoa Nam.

    ...Nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích Trung Quốc trong khu vực này, trước hết, Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng cảnh sát biển để đối phó với họ, và nếu cần, sẽ dùng lực lượng hải quân tấn công lại."

    Thời gian gần đây đã có nhiều diễn biến căng thẳng trên Biển Đông liên quan tới hành động của các tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực thuộc chủ quyền của Philippines và Việt Nam.

    Ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi chủ quyền Việt Nam. Quan chức Philippines cho biết, trong năm nay, Trung Quốc ít nhất đã sáu lần xâm nhập vùng biển của họ. M ột trong những vụ việc nghiêm trọng nhất là tàu Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, và vụ tàu Trung Quốc tháo dỡ vật liệu xây dựng, dựng cột trụ và thả phao ở vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền.

    Trước tình hình này, nhiều nước khác đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc có thể gây bất ổn cho an ninh khu vực.

    Singapore đã kêu gọi Trung Quốc làm rõ các tuyên bố của họ ở Biển Đông sau những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines. Singapore cho rằng, “sự mơ hồ” của Trung Quốc đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Singapore không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng khẳng định, họ quan tâm “tới bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các tuyến đường biển quốc tế”.

    Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ - Nhật cũng kêu gọi Trung Quốc thể hiện sự kiềm chế; rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ.

    Chiều ngày 20/6 (giờ địa phương), Thượng nghị sĩ John McCain đã có bài phát biểu tại hội nghị “An ninh hàng hải trên Biển Đông” tại Washington. Ông nhấn mạnh Mỹ cần giúp Đông Nam Á tăng cường sức mạnh hải quân trước một Trung Quốc "hành xử hiếu chiến, yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" trên Biển Đông.

    Cũng tại Washington ngày 17/6, sau cuộc Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư, hai bên đã cùng nhau kêu gọi tự do hàng hải và bác bỏ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Tuyên bố sau cuộc hội đàm này có đoạn: "Phía Mỹ lần nữa khẳng định rằng, những sự việc gây phiền hà trong vài tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực”.

    Trước đó, một số nghị sĩ Mỹ đã trình lên Thượng viện nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc. Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.


    TIN LIÊN QUAN
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Thọc gậy bánh xe nữa hả cu.
    Đọc kỹ lần nữa đi rồi hãy có ý kiến
    hay chính cu là thằng p.hản động
  9. tiendamquang

    tiendamquang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    4
    Tung của chỉ to mồm thôi, ko dám đánh VN đâu.
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự của nhà báo TTXVN đoạt giải A - Giải Báo chí quốc gia

    Nhà báo Nguyễn Đăng Lâm tâm sự, có thể nói rằng cuộc đời làm báo gần 40 năm của anh chưa bao giờ hạnh phúc như những ngày qua, khi nghe tin mình đoạt Giải A - Giải Báo chí quốc gia. Bởi đó không chỉ là vinh dự của bản thân anh, của gia đình anh, mà còn là của TTXVN - nơi anh đang công tác với tư cách Trưởng phân xã TTXVN tại Quảng Ngãi và Hội Nhà báo Quảng Ngãi, nơi anh đang sinh hoạt.

    Tin Tức đã có cuộc trao đổi với nhà báo Đăng Lâm khi anh vừa nhận giải A với loạt bài "Lý Sơn - Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa".

    Thưa nhà báo Đăng Lâm, lý do gì đã thôi thúc anh viết loạt bài này?

    Bản thân tôi cũng như hàng chục nhà báo tại các cơ quan báo chí Trung ương và của tỉnh Quảng Ngãi trong hơn 20 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh không biết mình đã lênh đênh ra huyện đảo Lý Sơn này đến bao nhiêu lần. Mỗi lần đi lại cho mình thêm những tư liệu mới về mảnh đất với những con người giàu lòng yêu nước, rất coi trọng đến chủ quyền biển, đảo quê hương, rất có ý thức về giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Những năm gần đây, tuy đã cao tuổi nhưng năm nào tôi cũng có 5 - 7 chuyến ra huyện đảo này để viết tin, bài, chụp ảnh.

    [​IMG]
    Nhà báo Đăng Lâm và tác phẩm đoạt giải A - Giải Báo chí quốc gia đăng trên báo Tin Tức. Ảnh: L.P


    Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trước đây thường gọi là Cù Lao Ré, có diện tích tự nhiên 10 km2, hiện nay dân số hơn 20.000 người, sinh sống tại 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình. Nơi đây, hàng trăm năm nay các tộc họ trên đất đảo đã và đang gìn giữ, bảo vệ, lưu truyền từ đời này đến đời khác hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú do cha ông để lại, được coi là bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà không nơi nào có được.

    Đặc biệt, giữa tháng 3 hàng năm, vào dịp Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa dường như năm nào anh em làm báo cũng có mặt. Bản thân tôi cũng có nhiều năm theo dõi viết tin, bài về huyện đảo này. Theo đánh giá của tôi, biển, đảo của đất nước Việt Nam với trên 3.200 km chạy dọc 28 tỉnh, thành ven biển là một "kho" chủ đề để mỗi phóng viên có thể khai thác theo cách riêng của mình. Nhưng duy nhất ở Lý Sơn có Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa gắn với vấn đề chủ quyền dân tộc, gắn với lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là chủ đề quá hấp dẫn khiến tôi tập trung khai thác tư liệu, các số liệu cần thiết cho loạt bài báo trong nhiều năm, để rồi cuối cùng đã viết loạt 3 bài này.

    Có một chủ đề hay, tuy nhiên chắc chắn việc triển khai thực hiện loạt bài này một cách bài bản cũng là lý do khiến loạt bài của anh thành công?

    Khi thu thập thông tin để viết loạt bài này, ngoài những tư liệu, số liệu mà bản thân tôi khai thác được qua những lần công tác, thì Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ (hiện là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi) đã hỗ trợ tôi rất nhiều. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ đã có 15 năm dành thời gian, công sức nghiên cứu về hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể trên đảo Lý Sơn, là người cung cấp rất nhiều tư liệu quí về Lý Sơn cho tôi.

    Về hệ thống văn hoá vật thể trên huyện đảo này trước tiên phải kể đến nhà thờ các tộc họ, trong đó có nhà thờ các tộc họ có nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm trước như nhà thờ cai đội Phạm Quang Ảnh (1815 - Ất Hợi - thời vua Gia Long); nhà thờ họ Phạm Văn, đây là một trong những tộc họ trên đảo có rất nhiều người đi Hoàng Sa, Trường Sa, và có nhiều người rất nổi tiếng như thủy quân suất đội Phạm Văn Nguyên (1835 - Ất Mùi), Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật và ngôi mộ Phạm Hữu Nhật tại thôn Đông, xã An Vĩnh; nhà thờ tộc họ Võ tại thôn Tây xã An Vĩnh...

    Thứ hai phải kể đến là hệ thống mộ gió (mộ không có hài cốt), với mộ gió các ông Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật, Nguyễn Văn Tám và hàng nghìn ngôi mộ gió khác hiện diện đến nay trên đảo Lý Sơn.

    Thứ ba, đó là các di tích Âm Linh Tự, đình làng An Vĩnh và đình làng An Hải - nơi đây những người lính trước khi đi Hoàng Sa, Trường Sa tập trung về đình làng tế tự và đây lại là nơi thờ phụng và tế tự các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh vì Tổ quốc.

    Điều đặc biệt nhất là những tư liệu về văn bản chữ Hán cổ còn lưu giữ tại nhiều tộc họ trên đảo này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người lính Hoàng Sa, Trường Sa thuở trước. Trong đó, có thể ví dụ như câu liễn tại đình làng An Vĩnh: "Ân đức dựng xây miền đảo Lý/Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa", hay những câu ca dao mà hầu như tất cả mọi người trên huyện đảo này đều thuộc làu làu: "Hoàng Sa mây nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về/Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng hai Khao lề thế lính Hoàng Sa; Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn/Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây". Những câu ca dao trên đã toát lên những điều mà những người lính đi Hoàng Sa năm xưa tâm niệm, là ra đi bảo vệ biên cương lãnh hải của Tổ quốc là nhiệm vụ rất trọng đại của Triều đình giao cho...

    Tất cả những tư liệu ấy đã được tôi thu thập, hệ thống lại để viết loạt bài. Điều đặc biệt đây là loạt bài đầu tiên viết một cách có hệ thống về văn hóa vật thể, phi vật thể của Lý Sơn cũng như Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Còn những bài viết trước đó chỉ đề cập đơn lẻ về một vấn đề mà thôi.

    Báo Tin Tức đã chọn đăng loạt bài viết này của tôi. Để loạt bài đạt chất lượng tốt, Ban biên tập báo Tin Tức đã phối hợp, trao đổi với tôi về nội dung, bố cục loạt bài, cách chọn ảnh minh họa... giúp cho loạt bài viết có chất lượng và hiệu quả thông tin tốt hơn. Bài viết của tôi khi được đăng trên báo Tin Tức đã đến được với rất nhiều độc giả, nên sức lan tỏa rất lớn. Vì vậy, tôi rất mong sẽ tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ giữa báo với anh em phân xã để có thể xây dựng những tác phẩm báo chí hấp dẫn, được công chúng biết đến rộng rãi hơn. Khi loạt bài này của tôi trên báo Tin Tức được chuyển về địa phương, các đồng chí lãnh đạo và nhân dân địa phương đã đánh giá loạt bài rất tốt, xâu chuỗi được các giá trị lịch sử, văn hóa của đảo Lý Sơn, là điều trước đây chưa ai làm.

    Dường như đề tài biển đảo luôn là một "thế mạnh" của phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi nói riêng và phóng viên TTXVN nói chung?

    Đúng vậy, biển, đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là đề tài hấp dẫn và lôi cuốn không biết bao nhiêu nhà báo trong nước. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã khẳng định miền Trung là vùng có điều kiện sinh thái đặc thù, có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế chiến lược quan trọng. Đây là vùng có tiềm năng kinh tế và sinh thái môi trường to lớn như bờ biển dài, vùng lãnh hải rộng lớn, giàu tài nguyên sinh vật biển, nhiều tiềm năng về năng lượng, khoáng sản, vận tải biển và dịch vụ cảng biển, du lịch biển. Đặc biệt là dầu khí, thủy sản, khoáng sản, năng lượng và nhiều bãi biển đẹp hấp dẫn du khách trong và ngoài nước... Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (24/1/2007) đã thảo luận và cho ý kiến về Đề án Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đồng thời đã ra Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Vừa qua, tôi đã viết loạt bài mới "Miền Trung khai thác tiềm năng biển, đảo để phát triển bền vững". Đây là loạt bài tôi rất tâm đắc, và biết đâu sang năm tôi lại đoạt giải với chính loạt bài này (cười).

    Xin trân trọng cảm ơn anh và chúc anh tiếp tục thành công với đề tài biển đảo.

    Nguồn: Báo Tin Tức
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này