Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 22/06/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3226 người đang online, trong đó có 87 thành viên. 01:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 110577 lượt đọc và 2177 bài trả lời
  1. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Em cũng đang xem nó làm gì tiếp theo đây hay lại tuyên bố vu vơ kiểu, tôi sẽ hành động " cứng rắn" nếu động đến tôi :))
  2. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Dế , rắn, rết, bọ cạp,....toàn hàng đắt đỏ, dành cho vip cả, ở VN phong trào nuôi mấy con này cũng mạnh rồi mà.
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Nó cũng 2 lần chửi tôi đây :


    Tin nhắn riêng: DCM thà giết nhầm còn hơn bỏ sót
    Thành viên này bị khóa đến 15:00 24/06/2011 vì lý do: đả kích thành viên khác
    [​IMG] [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    16:27, 18/04/11


    Được cảm ơn 336 lần


    [​IMG] 23/06/11, 16:39 # Dạm Cà Mau..........quả này chơi cho Mấy chú tan xương nát thịt luôn



    Tin nhắn riêng: DCM........ thà giết nhầm còn hơn bỏ sót
    Thành viên này bị khóa đến 15:00 24/06/2011 vì lý do: đả kích thành viên khác
    [​IMG] [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    16:27, 18/04/11


    Được cảm ơn 336 lần


    [​IMG] 23/06/11, 22:47 # Ngủ mơ thấy ác mộng nhé con

    mơ những giấc mơ cuối để ra chiến trường anh đánh cho ko còn cái quần mà mặc


    Rõ ràng hắn đã lộ nguyên hình là một tên Tàu ngạo mạn kiêu căng , giống hệt hongkyonline ...
  4. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thằng này cũng khựa nè, lời chú mày chả thấy có tý trọng lượng nào cả.
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc quyết tâm áp dụng Học thuyết Monroe ở Đông Nam Á

    Khi sức mạnh của Trung Quốc trở nên ngày một rõ rệt hơn, đặc biệt đối với các nước láng giềng châu Á, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đang ngày càng khó cân bằng giữa những ngôn từ hòa dịu với những hành động quyết đoán. Việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt mới đây muốn trấn an các nước Đông Nam Á và các nước khác coi biển Đông là một tuyến đường huyết mạch về kinh tế và an ninh, cho thấy độ đáng tin cậy của Trung Quốc đã trở nên mập mờ như thế nào.

    Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Tướng Lương Quang Liệt nhắc lại "câu thần chú" của các quan chức Trung Quốc từ cấp cao nhất là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trở xuống: rằng chính sách an ninh của Trung Quốc "thuần túy mang tính phòng thủ"; rằng Trung Quốc sẽ "không bao giờ tìm cách bá chủ hay bành trướng quân sự"; và "cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại biển Đông".

    Trong bài phát biểu trước các chuyên gia quốc phòng quốc tế, Tướng Lương không nhắc tới tuyên bố đòi chủ quyền từ lâu của Trung Quốc đối với tất cả các nhóm đảo chính ở biển Đông và đòi quyền tài phán đối với các vùng nước lân cận, vùng đánh cá và nguồn tài nguyên dưới lòng biển, trong đó có dầu mỏ và khí tự nhiên. Đòi hỏi của Trung Quốc chồng lấn với đòi hỏi của Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, bao trùm khoảng 80% biển Đông, rộng 3,35 triệu km vuông, kéo dài từ Singapore tới Đài Loan.

    Tuy nhiên, theo một tuyên bố chính thức của Trung Quốc, không có sự tương phản giữa các cam kết và chính sách của họ. Họ cho rằng vì biển Đông là phần "không thể tranh cãi" của lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất quốc gia Trung Quốc, nên việc bảo vệ vùng biển này bằng mọi cách, kể cả sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chỉ là để "phòng thủ".

    Sau tuyên bố của Tướng Lương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Philippines đã đặt lại vấn đề các cam kết của Trung Quốc hướng tới một giải pháp hòa bình về việc ai sẽ kiểm soát "trái tim biển" của Đông Nam Á. Tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo không nên tái diễn sự việc ngày 26/5, khi một tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của một tàu thăm dò dầu khí trong vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 220km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 630km. Nhưng tuần trước, Việt Nam cho biết một tàu thăm dò dầu khí khác của mình đã bị một tàu cá Trung Quốc cố ý chặn lại ngay trong vùng EEZ của Việt Nam, cách đảo Hải Nam hơn 1.000km.

    [​IMG]
    Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: AP


    Tại Manila, Đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cảnh báo các nước khác cũng đòi chủ quyền trên biển Đông nên ngừng hoạt động thăm dò dầu khí tại các vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền khi chưa được Trung Quốc cho phép.

    Nếu những gì Philippines lo ngại là đúng, liên quan đến việc các tàu của Trung Quốc thả vật liệu xây dựng và phao cứu sinh trên bãi đá không có người sinh sống Amy Douglas thuộc quần đảo Trường Sa trong các ngày 21-24/3, tức là vào đúng thời điểm Tướng Lương đang ở Manila thảo luận về cách thức hóa giải căng thẳng, thì đây sẽ là một sự vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên biển Đông, mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002.

    Trung Quốc từ chối pháp điển hóa tuyên bố trên. Nhưng Việt Nam cũng như Philippines, Malaysia và Brunei, đều tỏ ra quyết tâm và không khoan nhượng trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

    Ngày 9/6 vừa qua, khi các tin tặc từ Việt Nam và Trung Quốc phát động chiến dịch chống lại nhau, tấn công hàng trăm trang web trong đó có cả các trang web của chính phủ, trong bối cảnh sự giận dữ đang tăng cao liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, Thủ tướng *************** đã lần đầu tiên "đăng đàn" công khai.

    Ông nói chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng và quần đảo Trường Sa là không thể tranh cãi, và Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình. Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Malaysia cũng đang đòi chủ quyền đối với một số đảo trong quần đảo này.

    Việt Nam và Philippines đang xúc tiến khai thác dầu mỏ tại các vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc. Trung Quốc thì tìm mọi cách ngăn chặn các hoạt động này. Giới chức Trung Quốc cho biết giữa năm 2010, 180 mỏ dầu và khí đốt và hơn 200 giếng dầu có triển vọng đã được phát hiện dưới lòng biển Đông. Họ cho biết thiệt hại đối với Trung Quốc tương đương 20 triệu tấn dầu mỗi năm, khoảng 40% tổng sản lượng dầu ở ngoài khơi của nước này.

    Nhưng cuộc tranh giành quyền kiểm soát biển Đông không chỉ liên quan đến chủ quyền quốc gia và các nguồn tài nguyên có thể đang nằm trong lòng đất dưới đáy biển. Cuộc chiến này còn mang một chiều kích chiến lược. Trong một bài viết trên tờ China Daily gần đây, giáo sư chính trị Gong Jianhua, thuộc Đại học Đại dương Quảng Đông, đã giải thích tại sao.

    Ông viết: "Chỉ cần một số lượng nhỏ các đảo đang tranh chấp nằm ngoài quyền kiểm soát của mình, Trung Quốc sẽ mất đi những cầu nối vùng biển quốc gia với Thái Bình Dương. Để trở thành một cường quốc có ảnh hưởng, Trung Quốc phải biến đổi từ một 'cường quốc đại lục' thành một 'cường quốc biển'. Và tranh chấp trên biển Đông là một phép thử thực sự để họ đạt mục đích này".

    Chính sách của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và sự mở rộng các hạm đội hải quân và tàu tuần tra, đang có vẻ ngày càng giống với một Học thuyết Monroe áp dụng cho vùng biển ở châu Á. Học thuyết này là một tuyên bố chính sách năm 1823 của Mỹ nhằm cấm các vương quốc Âu châu đòi quyền kiểm soát bán cầu Tây. Cùng với thời gian, Mỹ đã xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để áp dụng học thuyết này. Trung Quốc có thể cũng đang cố làm điều tương tự ở biển Đông./.

    Tác giả: MICHAEL RICHARDSON

    Nguồn: Tuần Việt Nam
  6. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác này nằm mơ à ?
  7. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    ^:)^
  8. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc hiện đại hoá quân sự: Nỗi lo hay sự điềm tĩnh?

    "Tàu sân bay là công cụ của chủ nghĩa đế quốc và rất dễ bị tấn công”, một quan chức Bắc Kinh nói với nhóm du khách người nước ngoài. “Trung Quốc sẽ không bao giờ xây dựng tàu sân bay”.

    Đó là vào năm 1971, khi Trung Quốc nghèo và bị cô lập, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao và các học thuyết quân sự của ông.

    Giờ đây, Trung Quốc đang thay đổi các khái niệm quân sự để phù hợp với thời hiện đại. Họ cũng sẵn sàng hạ thuỷ một con tàu sân bay. Tại sao lại là tàu sân bay?

    "Nó giúp Trung Quốc với những tranh cãi chủ quyền hàng hải ở Biển Đông và biển Hoa Đông", Chris Yung, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS) thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ nói. "Thứ hai và có lẽ quan trọng hơn, nó là biểu tượng của việc Trung Quốc trỗi dậy trở thành một cường quốc".

    Nhiều người Trung Quốc dường như muốn có tàu sân bay. Một cuộc thăm dò của tờ Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc cho thấy, 81,3% người được hỏi ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc trong việc tự xây dựng tàu sân bay của mình và coi đó là trụ cột của sức mạnh quân sự.

    Hơn 75% người nói rằng, Trung Quốc cần tàu sân bay để bảo vệ đất nước, trong khi 50% người được hỏi nói nó là để "đối trọng" với Mỹ và kiềm chế ưu thế của Mỹ trong khu vực.

    Quân đội Trung Quốc giờ đây đang nâng cấp con tàu nặng 67.000 tấn, mà họ mua từ Ukraine năm 1998. "Nó đang được xây dựng nhưng chưa hoàn tất", ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (PLA) nói trong cuộc phỏng vấn với Nhật báo Thương mại Hong Kong tuần trước.

    Con tàu sân bay này có thể gia nhập hạm đội hải quân Trung Quốc vào cuối năm nay.

    "Chiến lược của Trung Quốc là giành chiến thắng một cuộc chiến công nghệ cao trong khu vực và để có thể đối phó với nhiều mối đe doạ trong môi trường quốc tế phức tạp", Tống Trọng Bình, nhà bình luận quân sự nói. "Mục tiêu của Trung Quốc là ngăn chặn đối phương trước khi họ tiến vào biên giới nước này".

    [​IMG]

    Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc thấy cần phải mở rộng quyền lực của mình và bảo vệ những lợi ích kinh tế ngày c àng mở rộng. Giờ đây, PLA đang phát triển lực lượng hải quân biển xanh và sức mạnh không quân để thực hiện điều này.

    Đầu năm nay, Trung Quốc đã ra mắt J-20, loại máy bay chiến đấu tàng hình có thể tránh được sự phát hiện của radar. Hình ảnh và video về máy bay này được công khai trên internet. Một số nhà quan sát quân sự cho rằng, nó có thể là đối thủ của máy bay chiến đấu F-22 từ Mỹ.

    Đây chỉ là động thái mới nhất trong hàng loạt dấu hiệu chuyển đổi từ m ột đội quân lớn nhưng trang bị nghèo nàn thành lực lượng chiến đấu hiện đại, chuyên nghiệp.
    PLA đã đi cả chặng đường dài.

    Nhiều năm trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá (1966-76), Trung Quốc thậm chí không có một hệ thống cấp bậc quân sự, điều mà những người theo chủ nghĩa Mao coi là phong kiến và tư bản. Cuối những năm 80, chủ nghĩa bình quân chi phối quân đội. Trong giai đoạn từ 1985, Trung Quốc đã giải ngũ hơn hai triệu binh lính. Mục tiêu là biến PLA trở thành lực lượng chiến đấu gọn ghẽ nhưng tinh nhuệ hơn.

    Những thay đổi này nhằm mục tiêu tăng cường nhuệ khí cho đội quân PLA gồm 2,3 triệu người - hiện vẫn là quân đội thường trực lớn nhất thế giới. "Bằng cách phát triển vũ khí hiện đại, Trung Quốc đang tăng tốc sau nhiều năm lãng quên chỉ tập trung vào phát triển kinh tế", ông Tống nói. Trong "bốn chương trình hiện đại hoá" của Trung Quốc, đưa ra từ những năm 1970, hiện đại hoá quốc phòng đứng cuối cùng, sau công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và kỹ thuật.

    Với mọi sự tính toán, Chiến tranh vùng Vịnh 1990 -1991 là cuộc kiểm tra thực tế khiến Trung Quốc choáng váng. Họ kinh ngạc khi xem truyền hình trực tiếp lực lượng Mỹ sử dụng tên lửa hành trình, bom thông minh và máy bay ném bom, xuất hiện nhanh chóng và tàn phá, huỷ diệt lực lượng đối phương.

    Trung Quốc đã sớm lao vào cuộc mua sắm để nâng cấp lực lượng và các tài sản của không quân, hải quân đồng thời giành được ngày càng nhiều các hệ thống tinh vi. Chính phủ Trung Quốc cho hay, năm nay, họ sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng lên 12,7% lên 601,1 tỉ nhân dân tệ (91,5 USD). Theo rất nhiều nhà phân tích, con số chi tiêu thực còn cao hơn nhiều.

    Ngoài việc trả lương và chi phí cho quân đội, phần lớn ngân sách là để mua sắm xe tăng, máy bay, tàu hải quân, tàu ngầm và tên lửa mới. Trung Quốc còn đổ tiền của vào việc phát triển các chiến lược chiến đấu khác nhau, bao gồm chiến tranh ảo.

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng, sự gia tăng chi tiêu quốc phòng là hợp lý. "Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là tương đối thấp so với chuẩn thế giới", cựu ngoại trưởng L ý Triệu Tinh nói. Ông còn nhấn mạnh rằng, mức chi tiêu này thấp hơn nhiều so với Mỹ với con số 725 tỉ USD năm 2011.

    Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch về phạm vi, tốc độ và phương hướng trong các nỗ lực xây dựng quân sự của Trung Quốc tiếp tục là mối lo ngại với các nước láng giềng và Mỹ. Những tin tức về việc sắp hạ thuỷ tàu sân bay lại càng tạo ra nỗi bất an. "Tôi sẽ mô tả phản ứng là những sự thận trọng và lo lắng vừa phải", Yung nói. "Câu hỏi lớn là Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay của họ thế nào và ở đâu".

    Thậm chí khi PLA cuối cùng đã hạ thuỷ một tàu sân bay đang hoạt động, thì Yung cho rằng, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có tàu sân bay với đầy đủ khả năng chiến đấu. "Tàu sân bay là cỗ máy vô cùng phức tạp với rất nhiều phần chuyển động", ông giải thích. "Sẽ là con đường dài trước mắt để có thể vận hành, cung cấp trang thiết bị để phòng thủ con tàu, để đảm bảo hậu cần và đào tạo người vận hành nó. Phải mất nhiều năm nữa".

    Jaime FlorCruz đã sống và làm việc ở Trung Quốc từ năm 1971. Ông học lịch sử Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh (1977-81) và là trưởng văn phòng Bắc Kinh của Tạp chí TIME (1982-2000).

    Tác giả: JAIME FLORCRUZ

    Nguồn: Tuần Việt Nam
  9. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác thông cảm, chắc bác ấy lo làm ăn quá nên tình hình " thị trường" bác ấy ko quan tâm:)), đến khi đánh nhau lại quay ra hỏi " sao mày đánh tao " =))
  10. longtt88

    longtt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23-6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình trên quần đảo Trường Sa, tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa dẫn tới chiến tranh.

    [​IMG]
    Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương


    Ông Gary L. North cũng khẳng định Washington ủng hộ Manila trên cơ sở hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

    Ông North nói Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hi vọng tranh chấp trên biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh. Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền quần đảo Trường Sa phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

    Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Trường Sa mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

    Ông North bày tỏ hi vọng tình hình ở Trường Sa sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

    Trong khi đó, tổng tham mưu trưởng lực lượng không quân Philippines Eduardo Oban nói các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ Trung Quốc, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

    Nguồn: TTO
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này