Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2934 người đang online, trong đó có 68 thành viên. 04:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 98443 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Báo nước ngoài nói về báo VN giải thích Công hàm Phạm Văn Đồng


    Lần đầu tiên một tờ báo của Việt Nam đưa ra giải thích về nội dung bức công hàm gây tranh cãi của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    [​IMG]

    Báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm thứ Tư 20/07 đăng bài ‘Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam’.
    Tờ báo này nói ngay từ đầu bài, rằng việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/09/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là “hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó”.
    Lâu nay, các kênh chính thống của Trung Quốc bao gồm cả báo chí và truyền thông đã không ít lần nhắc tới bản Công hàm 1958, trong đó ông Phạm Văn Đồng viết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ‘ghi nhận và tán thành’ tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý; đồng thời sẽ “chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.
    Tuy nhiên, bài báo Đại Đoàn Kết phân tích nội dung công hàm này không có nghĩa ông thủ tướng Việt Nam DCCH lúc đó công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà việc mà báo này gọi là “giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ (Trung Quốc)”.
    Bối cảnh ‘phức tạp và cấp bách’

    Bài viết của Nhóm Phóng viên Biển Đông trên tờ Đại Đoàn kết phân tích về bối cảnh của bản Công hàm 1958 là thời điểm “có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan”.
    Trong bối cảnh đó, bản công hàm được giải thích là “đơn giản chỉ là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp”, tức “chỉ là những tuyên bố mang tính chính trị và ngoại giao chứ hoàn toàn không có ý nghĩa pháp lý”.
    [​IMG]Bản Công hàm 1958 được giải thích chỉ có tính chất ngoại giao


    Bài báo viết: “Nội dung công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
    Các phóng viên cũng phân tích rằng trong lúc đó, về phương diện pháp lý, nước Việt Nam DCCH “không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
    Thực tế trước năm 1975, các bên tranh chấp đối với hai quần đảo này là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines, chứ không có miền Bắc Việt Nam.
    “Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam DCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.”
    Nhóm phóng viên kết luận: “”Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi.”
    Họ cũng đưa ra một nhận xét trực diện là: “Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc”.

    Lời lẽ và ngôn từ như trên ít thấy trên báo Việt Nam. Mới đây, cũng báo Đại Đoàn Kết đăng bài đả phá báo chí Trung Quốc ‘hăm dọa dân tộc’.
    Một thời gian nay đã có nhiều kiến nghị của giới trí thức và người dân Việt Nam yêu cầu được cung cấp thêm thông tin về quan hệ với Trung Quốc, nhất là trong liên quan tới các quần đảo ở Biển Đông.
    Dư luận cũng đòi hỏi được giải thích về bản Công hàm 1958.
    Đây là lần đầu tiên trên kênh thông tin chính thức, Công hàm 1958 được mang ra phân tích cặn kẽ.


    E rất thích câu này: "Lời lẽ và ngôn từ như trên ít thấy trên báo Việt Nam. Mới đây, cũng báo Đại Đoàn Kết đăng bài đả phá báo chí Trung Quốc ‘hăm dọa dân tộc’".

    ít ra cũng fải mạnh mẽ như vậy chứ
  2. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Mod nữ còn đỡ chứ Mod này thì
  3. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Bạn nên thận trọng trong việc chú thích hình minh họa. Không nên lạm dụng các hình ảnh bạo lực để ví von về BQT[};-
  4. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Ah tôi đùa mang tính giải trí chứ không phải ý như bác nói. Just for fun!
  5. Khongsogiau

    Khongsogiau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Hề chèo đời mới
    Chuyện xảy ra tại sân nhà quan.
    [​IMG]Quan: (Ra) Sáng chủ nhật vừa bảnh mắt không biết nó chạy đâu? (Gọi) Hề đâu?
    Hề mặc áo pull Quốc kỳ, tay cầm biểu ngữ chống Tàu, ra.
    Hề: Dạ dạ dạ… có con có con.
    Quan trợn mắt há mồm nhìn Hề
    Quan: Mày tính đi đâu hả?
    Hề: Dạ con đi biểu tình
    Quan: Chết chết chết… Mày biết biểu tình là gì không?
    Hề: Dạ biết. Biểu tình là con đi biểu với thằng Tàu, con điếu đồng tình với cái lưỡi bò của nó.
    Quan: Ủa, tao tưởng biểu tình là tao biểu mày đồng tình chớ. Chết chết chết…mày làm thế lợi hay hại lợi hay hại hả hả…
    Hề: Dạ vừa lợi vừa hại. Lợi quan mà hại con.
    Quan: ( cười) Nghe cũng hay hay, nói tao nghe, tao lợi mày hại ra sao.
    Hề: Dạ, con đi biểu tình là đi đòi chủ quyền. Có chủ quyền mới có chế độ, có chế độ quan mới được làm quan, quan được làm quan thì quan mới được hành con.
    Quan: Láo! Sao gọi là hành, phải gọi là dân chủ, nhớ chưa!
    Hề: Dạ dạ.. dân chủ dân chủ, con nhớ rồi.
    Quan: Thế hại mày cái gì nói nghe xem nào?
    Hề: Dạ, hại lắm quan ạ. Con đi biểu tình chẳng những mất việc mất vàn, hao hơi tốn sức mà còn được hưởng dân chủ nữa, cực khổ vô cùng. ( Ngâm) Này ối quan ôi/ Con bị tóm cổ bị lôi ra đường/ mấy phát dân chủ vào sườn con đây/ Bị chơi dân chủ đế giày/Mấy phát dân chủ trúng ngay vào mồm/ …
    Hề ôm mặt khóc hu hu.
    Quan: Ủa thằng này, sao khóc. Người ta đòi dân chủ chả được, mày nói đến dân chủ là khóc tu tu là nào thế nào. Cái thằng này thở ra luồng gió độc từ lúc nào thế hả
    Hề (Giật mình, lắc đầu xua tay): Không không không, con không khóc, con đang phấn khởi tin tưởng ( làm điệu bộ diễn giả trước đám đông) Chi Chín xang xu úa- chúng ta cần phấn khởi tin tưởng, Quớ ki queng xí huớ- Mọi việc đã có nhà nước lo, chang sú chin si seng hú- Không nên nghe kẻ xấu xúi dục, chủ chương chủ chương- giải tán giải tán.
    Quan: Hay hay. Tiếng Tàu hay thật, chủ chương là giải tán à?
    Hề: Dạ. Chủ chương còn có nghĩa là sợ. Nói sợ thì mất quan điểm lập trường quá, ngày nay người ta hay nói là chủ chương. Để con hát bài chủ chương cho quan nghe nhé.
    Quan: Ừ, hát đi.
    Hề ( nhảy hip hop và hát): Hề chủ chương *******, ******* chủ chương quan, quan chủ chương Tàu, Tàu chủ chương Mỹ, Mỹ chủ chương trời, trời chủ chương mây, mây chủ chương gió, gió chủ chương bờ tường, bờ tường chủ chương chuột cống, chuột cống chủ chương mèo già, mèo già chủ chương mẹ đĩ nhà hề, mẹ đĩ nhà hề chủ chương hề, hề chủ chương *******, ******* chủ chương quan, quan chủ chương Tàu…
    Quan (quát): Im ngay! Mày định phun gió độc vào nhà này hả, liệu hồn không tao tống cổ ra khỏi nhà
    Hề ( Giật nảy mình): Ôi chết chết, con sợ con sợ, chủ chương chủ chương. (Ngâm) Quan ơi… quan đuổi con ra khỏi nhà/ mai mốt Tàu đến quan thì là mà… ra đê.
    Quan (đập bàn): Láo! Lại phun gió độc!
    Hề ( Giật nẩy mình): Chủ chương chủ chương!
    Quan (cười): Hà hà, té ra mày cũng biết chủ chương.
    Hề: Dạ, con chủ chương lắm quan ạ. Để con ngâm bài thơ ca ngợi quan
    (Ngâm) Trong… lưỡi bò, gì đẹp bằng… quan trên / Lá anh em, bông đồng thuận, lại chen nhụy… chữ vàng/ chữ vàng đồng thuận anh em/ gần hề mà chẳng hôi tanh mùi hề.
    Hay không quan?
    Quan: Vì khiêm tốn tao không khen hay, nhưng tao đề nghị mày sửa cho tao câu cuối.
    Hề: Dạ sửa thế nào?
    Quan: Gần Tàu mà chẳng hôi tanh mùi Tàu. Phải sửa thế, không dân chửi tao vuốt mặt không kịp.
    Hề thò mũi ngửi quan, nhăn mũi phẩy tay như ngửi phải mùi rắm.
    Hề: Mùi Tàu nặng quá.
    Quan ( cười): Tao ở trong lưỡi bò, không có mùi Tàu thì mùi gì? Không lẽ mùi Liên Xô.
    Hề: Vậy thì không sửa được. Sửa xong, quan ra đường dân ngửi thấy mùi Tàu lại chửi quan, chửi luôn con là văn nô, có phải ngu không. Muốn sửa chỉ có một cách.
    Quan: Cách gì?
    Hề: Phải làm cho bớt mùi Tàu đi. Chỉ cần quan đi theo con đọc thần chú là mùi Tàu giảm ngay tức khắc.
    Quan : Hay nhể hay nhể, làm ngay làm ngay!
    Hề đi trước vung tay hô, quan đi sau lưng hề cũng vung tay hô theo.
    Hề: Hoàng Sa tả cua! Trường Sa tả cua!
    Quan: Hoàng Sa tả cua! Trường Sa tả cua!
    Hề quay lại ngửi quan
    Hề: Đã bớt mùi Tàu rồi đó.
    Quan: Hay nhể hay nhể, làm ngay làm ngay!
    Họ lại tiếp tục đi và hô
    Hề: Bản Giốc tả cua! Mục Nam Quan tả cua!
    Quan: Bản Giốc tả cua! Mục Nam Quan tả cua!
    Hề quay lại ngửi quan
    Hề : Đỡ mùi Tàu nhiều lắm rồi.
    Quan: Hay nhể hay nhể! Nhưng tả cua là cái gì?
    Hề: Bẩm quan…tả cua là của ta.
    Quan tái mặt sững sờ.
    Quan: Tao hô to không?
    Hề: Dạ to.
    Quan: Mụ Khương Du, thằng Chiêu Húc nghe không?
    Hề: Dạ nghe.
    Quan run bần bật
    Quan: Chủ chương… chủ chương.
    Quan nằm vật ra, bất tỉnh.
    Hề ( la to): Hú ba hồn bảy vía quan tôi đâu thì về nhập xác!
  6. audilevis

    audilevis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2010
    Đã được thích:
    2
  7. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    úi trời, uyển chuyển thôi, nếu mà set cứng như vậy thì em không làm được ;)
  8. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc: một chiến dịch không cần thủ lĩnh


    [​IMG]
    - Ý tưởng đầu tiên của đa phần chúng ta là tẩy chay sản phẩm TQ là điều nói dễ nhưng khó làm. Điều này có cơ sở với một lý do đơn giản: hàng hóa TQ tràn ngập thị trường VN, giá cực rẻ, mẫu mã bắt mắt. Vậy làm sao vận động được đồng bào tẩy chay.

    Nếu chúng ta đồng ý với thực tế này thì chúng ta phải đồng ý với thực tế tiếp theo:


    Cả nước chúng ta, gần 90 triệu người Việt Nam đang nô lệ vào hàng hóa TQ;
    Chúng ta không thể sống không có hàng hóa, sản phẩm TQ;
    Cho dù TQ bắn giết ngư dân, xâm chiếm đất biển, chà đạp lên danh dự dân tộc... nhân dân Việt Nam vẫn phải mua hàng và góp phần làm giàu cho giặc
    .



    Bạn có chấp nhận điều đó không?


    Nếu không thì xin bạn hãy cùng tôi từng bước, tháo gỡ ách nô lệ ngoại bang đang vô hình áp đặt lên cá nhân bạn và tôi với sự đồng ý / chấp nhận / đành vậy của hai anh em chúng ta:


    1. Tại sao tôi viết "2 anh em chúng ta"? Đúng! chỉ có bạn và tôi ngay lúc này. Tôi sẽ thất bại ngay từ trong ý tưởng nếu BƯỚC ĐẦU TIÊN của tôi là mong mỏi huy động TOÀN THỂ NHÂN DÂN tẩy chay sản phẩm TQ. Vì thế, tôi tin rằng tôi thành công với bước đầu tiên trong mục tiêu khiêm tốn là VẬN ĐỘNG ĐƯỢC 1 NGƯỜI là bạn: đồng ý không chấp nhận tiếp tục nô lệ và tiếp tay làm giàu cho giặc.


    2. Bạn cũng như tôi, không dư giả gì. Làm sao để bạn và tôi có thể dứt khoát không đụng đến bất cứ cái gì made in china đang tràn ngập. Vì thế, để bạn không nhiều đắn đo, tôi đề nghị bạn cùng với tôi khiêm tốn hơn trong mục tiêu muốn đạt được cho bước đầu này - bạn và tôi sẽ bắt đầu tẩy chay:


    a. Tất cả những gì của quân xâm lược mà không có chúng, chúng ta vẫn an nhiên, đời sống không bị khó khăn: phim ảnh TQ, du lịch TQ và các công ty phục vụ TQ. (Chúng ta chỉ tẩy chay những dịch vụ thương mại văn hóa rẻ tiền, mang mục tiêu lợi nhuận là chính, nhưng không tẩy chay những văn hóa tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa).


    b. Tất cả những thực phẩm từ TQ mà chúng ta có thể mua được (dù có thể mắc hơn chút đỉnh) từ các công ty Việt Nam hay Thái Lan. Các sản phẩm có chất phụ gia từ TQ, ví dụ như rau quả, dùng thuốc kích thích của TQ nhất định phải tẩy chay. Điều này cũng giúp cho sức khỏe của gia đình bạn và tôi vì thực phẩm TQ nổi tiếng (xấu) là có nhiều hoá chất độc hại và chế biến cẩu thả nhất thế giới.


    3. Nếu có những sản phẩm TQ mà tôi và bạn, trong lúc này, không thể thiếu cho nhu cầu của đời sống gia đình và không thể tìm được nguồn thay thế với giá thành có thể kham được, chúng ta sẽ cắt giảm 25% tiêu dùng vào những sản phẩm này. Bạn và tôi sẽ xem đó như là một cố gắng tiết kiệm ngân quỹ gia đình.


    Chúng ta cùng nhau đạt chỉ tiêu cho tháng này là làm sao tổng số tiền mà chúng ta tẩy chay sản phẩm TQ là 200.000 đồng. Tôi đã làm được vì thế tôi tin rằng bạn sẽ làm được.


    Cùng với nhau, bạn và tôi mỗi tháng sẽ làm bớt đi 20 US đô la trong hệ thống kinh doanh khổng lồ của quân xâm lược. Bạn có thể nói muối bỏ biển. Nhưng biển làm sao mặn được nếu không bắt đầu bằng một hạt muối. Bạn và tôi có thể là hạt muối ấy và tin rằng nếu 2 anh em mình làm được sẽ có thêm 1 người làm được. Sẽ thành 3 anh chị em. Anh mời thêm 1 người. Chị kiếm thêm 1 người, em kéo thêm 1 người, thêm 1 người...


    Nhất định chúng ta không thể lâm vào tình trạng nô lệ TQ. Nhất định không thể tự chấp nhận tình trạng "chúng ta không thể sống không có hàng hóa, sản phẩm TQ; Cho dù TQ bắn giết ngư dân, xâm chiếm đất biển, chà đạp lên danh dự dân tộc nhân dân Việt Nam vẫn phải mua hàng và góp phần làm giàu cho giặc".


    Cuối cùng, nếu có lúc tôi hoặc bạn có những phân vân, một thoáng buông xuôi, chạy theo dòng đời yên ổn... hãy nhắc cho nhau bài học lịch sử của cha ông, những bài học về vườn không nhà trống, tiêu thổ kháng chiến của tổ tiên khi chống lại ngoại xâm để anh em mình thấy những gì chúng ta đóng góp cho quê hương thật là nhỏ bé.


    Nhưng cần thiết.


    *


    T.B.


    Một người bạn phôn cho biết là đã thuyết phục thêm được 1 người tham gia. Hỏi là ai. Bạn ta lưỡng lự một hồi rồi mới cười hề hề nói: vợ tao!. Có sao đâu phải không bạn. Càng nên nữa!.


    Bạn ta nói bắt đầu tuần tới sẽ dành 1 chút thời giờ vào buổi tối để nghiên cứu những sản phẩm TQ nào độc hại nên tránh, những vật dụng hàng ngày có thể mua từ VN hay Thái, thiết kế logo để phổ biến trên mạng, nhờ bạn bè dán lên xe, mũ bảo hiểm, vẽ lên tường...


    Bạn còn lên chương trình để tìm cách rọi đèn những công ty, siêu thị hay nhập khẩu hàng TQ, đưa những nơi này lên danh sách và xếp chúng vào dạng “danh sách đen”, kiên quyết tẩy chay... Cái này tớ tự làm được, ít ra cũng kiếm được vài đứa gian tiếp tay cho giặc. Thành công hay thất bại không lệ thuộc vào sự kêu gọi, hưởng ứng của người khác...


    Nhưng bạn ấy hứa - tớ sẽ kiếm 10 người thực sự tham gia các trò tẩy chay này trước khi tính tiếp.

    Làm ít mà chắc, làm trong sức mình, tự mình làm được và mỗi tháng phải cỡ 2 triệu đồng không cho thằng khựa ăn. Cũng sướng, phải không bạn?

    Vũ Đông Hà (danlambao
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chăm rau hơn… chăm con mọn

    Có lẽ, ai cũng biết, có hai thứ ở Trường Sa được “quý hơn vàng”, ấy là rau xanh và nước ngọt. Để có rau xanh, ngoài việc chờ đợi tiếp tế từ đất liền, dân quân trên đảo còn ra sức để có thể tự “tự sản, tự tiêu” - một cuộc chiến đầy khó khăn, gian khổ.
    [​IMG]Chăm rau hơn… chăm con mọn


    Không giống như đất liền, chỉ cần gieo hạt, chẳng mất nhiều công chăm bẵm là rau mọc tươi tốt. Ở hải đảo, đặc biệt là những đảo chìm, nơi bốn bề chỉ toàn nước biển mặn chát và những tảng san hô ngầm, chiến sĩ hải quân phải tận dụng từng xô, từng thùng đất từ đất liền gửi ra. Ở đây, thống kê tất thảy chỉ có 11 loại rau có thể chịu đựng “phong ba bão táp, gió quật mưa gào” của hải đảo như rau muống, mồng tơi, cải, bầu, mướp…


    [​IMG]
    Những chuyện “độc nhất vô nhị” ở Trường Sa Ở quần đảo tiền tiêu ngập tràn nắng gió của Tổ quốc, tuy khó khăn vẫn chồng chất nhưng còn có biết bao câu chuyện đặc biệt mà không phải ở nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng có được.


    [​IMG]
    Ngư dân kể chuyện kì dị ở Trường Sa Huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi có 3 làng câu mực trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Dù nhiều ngư dân ở đây đi biển không về nhưng những người khác vẫn tiếp tục ra khơi.





    Trong đó, những loại thân leo như mồng tơi, mướp, bầu… được các chiến sĩ ưa chuộng hơn cả bởi có thể thiết kế theo phương pháp “lấn trời”. Những hàng rào bằng tre nứa được dựng lên để rau có thể leo bám thành những bức tường cao, xanh mướt. Phương pháp này vừa cho hiệu quả về số lượng, lại vừa tiết kiệm được đất trồng, nước tưới.

    Nói thì nghe đơn giản nhưng tận mắt chứng kiến “cuộc chiến rau xanh” mới thấy được những người chiến sĩ phải tận tụy, nhiều khi mất ăn mất ngủ như thế nào. Họ chẳng khác nào những bà mẹ tất bật chăm con mọn. Trên đảo mỗi năm có hai mùa gió, một thổi theo hướng đông-bắc và một theo hướng tây-nam. Nếu không may để “trúng gió”, dàn rau sẽ “tiêu” ngay. Cách chắn thông thường bằng những tấm ván, bạt tận dụng không đủ sức ngăn được sức gió và sóng, nhất là mùa biển động.

    Vì vậy, lính đảo đã nghĩ ra cách sử dụng chính ngôi nhà mình đang ở làm bức tường chắn gió. Chẳng vậy mới có chuyện: những khu vườn rau di động thường xuyên được “chạy” vòng quanh đảo.Điều đặc biệt, dù không dùng bất cứ thuốc nào nhưng tất cả các loại sâu bọ không thể tấn công tới một lá rau xanh của người chiến sĩ. Cứ ngoài giờ huấn luyện hay khi rảnh rỗi, anh em chiến sĩ lại có mặt ở vườn rau, vạch lá, bắt sâu, tưới nước, vun xới… thậm chí, đơn thuần chỉ là “ngồi ngắm” để thấy “mát lòng”.


    Trung tá Đinh Trọng Thắm, đảo trưởng đảo Sinh Tồn đã từng kể lại câu chuyện vừa buồn cười, vừa chua xót. Đó là một dịp cuối năm, bão đến quá bất ngờ nên toàn bộ những khay rau mầm mới nhú đặt trên lan can đã bị gió thổi cuốn phăng xuống biển. Tiếc nuối những “khay vàng” mang bao mồ hôi công sức, cả đoàn chỉ biết lặng nhìn, một cậu chiến sĩ không giấu nổi cảm xúc, bật khóc tu tu như một đứa trẻ.


    Thế mới biết, rau xanh đối với họ ý nghĩa và quan trọng như thế nào.



    Mỗi lần có khách đến thăm đảo, thứ đặc sản mà lính đảo luôn “nhịn miệng “đãi khách không gì khác, chính là rau xanh. Bởi rau xanh là thứ quý giá nhất nơi đây. Họ vẫn nói, “có rau xanh là giàu”. Vì vậy mà để làm “giàu”, những người chiến sĩ ở đây vẫn ngày đêm… ăn ngủ cùng rau!


    vnn
  10. hoangtan_79

    hoangtan_79 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    1
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này