1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Chấp nhận 1 sự thật...!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi broker_vn77, 12/12/2011.

3859 người đang online, trong đó có 204 thành viên. 08:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 12109 lượt đọc và 134 bài trả lời
  1. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Đợt sóng chớp nhoáng cách đây 2 tuần.
    Một số mã định đánh lên để thoát hàng, đón năm mới như THV... nhưng không kịp. Tuy nhiên cũng làm khổ một số NĐT kẹp thêm
    .:-w:-w:-w:-w
  2. broker_vn77

    broker_vn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Đã được thích:
    0
    chuẩn bác ạ
    thị trường này nhiều CP tốt bị vạ lây
    mà bác nói đúng, trên 2 sàn hiện nay cũng chỉ khoảng 20-30 CP đáng quan tâm
    số còn lại thì tệ đến mức ko thể tệ hơn
  3. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ bị đánh xuống không thương tiếc, thậm chí trong trọn 5 phiên giao dịch của tuần này.
    Nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ bị đánh xuống không thương tiếc, thậm chí trong trọn 5 phiên giao dịch của tuần này.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Tất nhiên, HNX sẽ không là một ngoại lệ trong bối cảnh chung.
    TTCK đã vừa trải qua một tuần lễ có giá trị ngang bằng với thất bại. Vì sao thế?

    Cơ cấu 4 phiên giảm trong khi chỉ có một phiên tăng điểm đã phản ánh rõ nhất thế bế tắc không cưỡng lại được của thị trường. Cho dù khối lượng và giá trị giao dịch có trội hơn tuần trước nữa, nhưng điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi phiên bật mạnh đầu tuần trước đã khơi dậy khá nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư về tương lai hồi phục của thị trường sau khi đón nhận những tin tức tốt lành về giảm lãi suất.

    Nhưng chính xác, giảm lãi suất đã đến từ "phương thức" tin đồn. Phát xuất từ ngày cuối tháng 11 và tồn tại trong vài ngày sau đó, luồng thông tin này đã nhanh chóng bị dập tắt, không chỉ bởi xác nhận của một vài quan chức thuộc Ngân hàng nhà nước, mà còn do khá nhiều ý kiến "bất ngờ" xuất hiện trên các diễn đàn và báo chí trong tuần qua, nghiêng về quan điểm chưa nên nới lỏng tiền tệ và do đó chưa nên hạ lãi suất.

    Những động thái liên quan đến lãi suất, dù có bao hàm tính hoài nghi tự thân của nó hay không, cũng đã mau chóng làm cho tâm lý nhà đầu tư nguội lạnh. Đáng kể hơn, có lẽ tâm lý của nhóm tạo lập thị trường cũng không còn mấy hào hứng để đưa chỉ số vào một con sóng như đã từng như thế vào giai đoạn từ giữa tháng 8-giữa tháng 9/2011.

    Phép thử lãi suất, hay nói cách khác là phép thử với tin đồn về lãi suất đã trôi qua, chỉ để lại một dấu ấn nho nhỏ. Ít nhất, thị trường đã không hề phản ứng tích cực với xu hướng giảm lãi suất.

    Còn chuyện lãi suất có được thực giảm hay không và khi nào được kéo giảm lại đang trở nên mù mờ một cách đầy khó hiểu. Như thông báo của Văn phòng chính phủ sau phiên họp thường kỳ Chính phủ vào đầu tháng 12, "quả bóng" được đặt vào chân của Ngân hàng nhà nước, giảm bao nhiêu và vào lúc nào là do cơ quan này "sút".

    Nếu cứ căn cứ theo logic diễn biến của luồng dư luận về hoạt động sáp nhập ngân hàng và những ý kiến liên quan đến chủ đề nới lỏng tín dụng, có thể chưa mấy hy vọng rằng lãi suất huy động sẽ được Ngân hàng nhà nước cho giảm ngay trong tháng 12 này.

    Mà lãi suất huy động không được giảm thì lãi suất cho vay càng có cớ để duy trì ở vùng "giá" cao, cho dù khá nhiều ngân hàng lớn nhỏ vẫn đang trong tình trạng ứ vốn, còn đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa thể "tiếp cận được nguồn vốn vay giá rẻ".

    Đối với TTCK, điều hiển nhiên nhất hiện thời là hầu như không thể có hy vọng nào cho triển vọng lãi suất cho vay giảm sẽ kéo theo luồng tiền từ ngân hàng chảy vào khu vực cổ phiếu. Nếu có chăng, khả năng hiếm hoi này chỉ xảy ra trong năm sau. Còn trước mắt, cho dù lãi suất cho vay có được giảm về vùng 16-18% đối với phi sản xuất thì cầm chắc là chỉ có rất ít nhà đầu tư dám gồng mình vay mượn ngân hàng để thảy vào "thùng không đáy".

    Chỉ còn lại một chút cơ sở cho kỳ vọng về dòng tiền bổ sung vào TTCK. Đó là một chỉ thị mới đây được Chính phủ ban hành liên quan đến một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Trên danh nghĩa là về bất động sản, nhưng với nội dung chỉ đạo trong chỉ thị này về việc Ngân hàng nhà nước tiếp tục có biện pháp cho vay phù hợp với tình hình thực tế, cũng nhu xét đến nhu cầu một lượng vốn từ ngân hàng cần được giải phóng ngay để đắp bồi cho những dự án căn hộ đang bị đắp chiếu từ ít nhất nửa năm qua, nhà đầu tư chứng khoán có thể hy vọng rằng Ngân hàng trước hay sau, và có lẽ không bao lâu nữa, sẽ thực hiện một động tác dứt khoát nào đó liên quan đến chủ đề lãi suất.

    Thế nhưng cái hy vọng cho TTCK lại phản ánh thêm một sự khó khăn nữa cho nó. Cần nhắc lại rằng từ cuối tháng 5/2011, TTCK và thị trường bất động sản đã nằm trong danh sách cần được Chính phủ cho uống thuốc trụ sinh chính sách. Tuy nhiên cho đến nay, tiếp sau một vài động thái "giải cứu" ban đầu, chính thị trường bất động sản lại nhận được sự ưu ái trước, thể hiện qua Chỉ thị số 2196 ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

    Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán nhà nước vẫn loay hoay với đề án tái cấu trúc khối công ty chứng khoán. Ngoài thông tin về thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư chứng khoán có thể được giảm đến 50% cho cả năm 2012, nhà đầu tư chưa có thêm cơ sở nào để có thể kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục trong một sớm một chiều.

    Trong hơn hai tuần qua, chỉ số chứng khoán vẫn tiếp tục trôi trượt theo kiểu Hy Lạp - một dạng thái mà chúng tôi đã nêu ra cách đây không lâu như một dự báo trung hạn cho TTCK.

    Đà trôi trượt như thế vẫn chưa có điểm dừng. Khối ngoại vẫn bán ròng, các cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn vẫn bị làm giá, nhóm cổ phiếu nhỏ và siêu nhỏ vẫn tiếp tục hạ giá mạnh và ngày càng sa chân vào vùng mất thanh khoản. Không chỉ cổ phiếu mà ngay cả những công ty chứng khoán có vượt qua được năm 2011 cũng đang không biết làm sao để có thể trụ được đến giữa năm sau...

    Phía trước không còn thông tin gì tích cực, ít ra trong tuần này. Lãi suất giảm - hy vọng duy nhất có thể làm cho thị trường phục hồi vài ba phiên - gần như sẽ không còn mang tính động lực cho thị trường tạo sóng tăng vài chục phần trăm.

    Trong khi đó, sự kiện nguy hiểm nhất của thị trường lại đến từ chỉ số VNI, khi cuối tuần qua chỉ số này đã chính thức phá ngưỡng 380 điểm và cũng đồng thời phá đáy cũ đã thiết lập vào giữa tháng 8/2011.

    Trong quan điểm nhìn nhận của chúng tôi từ lâu nay, mặc dù việc dao động của VNI không có ý nghĩa gì lớn vì phụ thuộc phần lớn vào sự làm giá của các cổ phiếu siêu lớn, nhưng những trải nghiệm về chỉ số này từ cuối năm 2010 đến nay đã cho chúng ta nhiều cơ sở để dự báo về một tuần thất bại của thị trường trong tuần này.

    Theo đó, nhiều khả năng chỉ số VNI sẽ bị đánh xuống không thương tiếc, thậm chí trong trọn 5 phiên giao dịch của tuần này - một hệ quả từ việc nó đã được kéo ngang trong hơn 2 tuần trước đó. Tất nhiên, HNX sẽ không trở thành một ngoại lệ trong bối cảnh chung.
  4. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Chiến lược chứng khoán trong giai đoạn hiện nay
    1. Châu Âu nghỉ giao dịch đón Noen, các dòng tiền ngoại ngừng giải ngân
    2. Trong nước công ty lỗ chiếm 80%
    3. Tiền mặt khan hiếm
    Vậy chiến lược là chạy nếu còn cổ, sọt seo
    sang tháng 1 năm 2012 hãy tính.
  5. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Bởi bọn này thực chất chẳng có gì ngoài tài nghệ bơm thổi, xào nấu báo cáo và lừa đảo bán giấy thu tiền (được sự tiếp tay và bảo kê của mấy ngài Lờ đờ UB khả kính)
  6. broker_vn77

    broker_vn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Đã được thích:
    0
    xác định ko ham hố tức là ko chơi nữa bác ạ, ko mua ko bán gì cả
    cái TT cối xay thịt này dù bác có vận hết công lực, nội công cực kỳ thâm hậu cũng ko lại được đâu [r24)]
  7. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Chiến lược chứng khoán trong giai đoạn hiện nay
    1. Châu Âu nghỉ giao dịch đón Noen, các dòng tiền ngoại ngừng giải ngân
    2. Trong nước công ty lỗ chiếm 80%
    3. Tiền mặt khan hiếm
    Vậy chiến lược là chạy nếu còn cổ, sọt seo
    sang tháng 1 năm 2012 hãy tính.

    Bán và bán
  8. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Kinh doanh dịch vụ cưới cũng chết dở vì ...chứng khoán




    “Một đồng vốn, bốn đồng lời” là mô tả về dịch vụ cưới, đang được cho là ngành kinh doanh “hot” ở Việt Nam. Nhưng mấy ai biết ngành này cũng chịu tác động từ… chứng khoán.
    [​IMG]


    Mùa cưới năm 2011 trải qua trong giai đoạn kinh tế khó khăn khiến ngành kinh doanh này chịu sức ép không nhỏ. Các cặp uyên ương cũng trở nên căn ke hầu bao khi chuẩn bị cho đại sự trăm năm.

    Kinh doanh dịch vụ cưới cũng ngắc ngoải bởi... chứng khoán

    Dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn được ví von là lĩnh vực "một vốn, bốn lời”, thị trường kinh doanh cưới cũng không ngoại lệ. Dạo qua thị trường kinh doanh cưới Hà Nội, các cô dâu – chú rể có thể tha hồ lựa chọn trong muôn hình vạn trạng mô hình, từ cho thuê rạp cưới bình dân đến các khách sạn lớn có cho thuê và tổ chức đám cưới. Thời buổi kinh tế khó khăn, sức hấp dẫn của ngành kinh doanh này có vẻ như vẫn không hề giảm sút.

    Theo ông Nguyễn Phương Lai – ông chủ của nhà hàng Sum Villa: Với nghề này, nói kinh doanh dễ thì sai hoàn toàn, nhưng nếu khéo, việc “một vốn, bốn lời” là điều có thể trong tầm tay.

    Người ta vẫn cho rằng kinh doanh dịch vụ cưới hỏi là nghề dễ chặt chém nhất, bởi ai cũng quan niệm cả đời mới có một ngày vui. Nếu quả đúng kiếm tiền dễ như thế thì ai cũng có thể làm được !?

    Trong khi dịch vụ cưới mọc lên như nấm thì làng cưới lại chưa có nhiều tên tuổi thành công. Sự kén ông chủ ở ngành này bị gán cho chữ “duyên” và sự khốc liệt của ngành không chỉ nằm ở giá cả cạnh tranh, mà còn chịu sức ép cân đo của khách hàng về tất tần tật những dịch vụ đi kèm – ông Lai nói.
    [​IMG]

    Dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn hấp dẫn đầu tư bởi sức hút "một vốn, bốn lời”
    Một điều cũng ít ai biết, đó là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp HCM, dịch vụ cưới hỏi còn chịu sự tác động mãnh mẽ của thị trường... chứng khoán!
    Ông chủ này cho hay, thời điểm thị trường chứng khoán sôi động, nhân viên công ty chứng khoán được liệt vào hàng khách VIP của hầu hết các nhà hàng. Sum Villa lúc đó ăn nên làm ra nhờ “chứng” do thường xuyên được lựa chọn để đặt làm nơi họp cổ đông, tiệc cuối năm, cũng như là địa điểm lui tới ăn uống và giải trí của các nhà đầu tư. Nhưng với sự ảm đạm hiện nay, đối tượng khách hàng này dường như… mất hút.
    Cũng nói về chứng khoán, ông Lai kể cho chúng tôi câu chuyện vui của một cặp tân lang - tân nương mới tổ chức đám cưới ở nhà hàng của mình. Cặp đôi này vốn là dân kinh doanh, kiếm được kha khá nhờ “chơi” chứng khoán từ dạo thị trường còn lên như diều.
    Năm 2009, cả hai dự định lên kế hoạch cho một đám cưới trên mây hạng Kim Cương, gói cao cấp nhất ở Sum Villa. “Phụ kiện” cho đám cưới kiểu này thực sự là niềm mơ ước của các cặp đôi: đuốc và nến dọc lối vào, thảm đỏ rải hoa hồng, hoa tươi cùng nến trên bàn tiệc, 6 bé thiên thần… cùng ưu đãi 2 đêm nghỉ ở khách sạn 4 sao.

    Qua năm sau lại trúng năm kim lâu của cô dâu nên đám cưới được tạm rời sang năm 2011. Cặp đôi này thêm một năm chờ đợi, khi mà chứng khoán ngày càng ảm đảm.

    Tháng 9 vừa rồi cô dâu chú rể đã tay trong tay hạnh phúc, vẫn ở Sum Villa, nhưng cả hai quyết định chọn gói bình dân nhất thay cho dự định Kim Cương ban đầu. “Phụ kiện” cưới được cắt giảm tối đa, mà chi phí cũng đội lên mấy lần so với trước. Lý do thì nhiều, phần vì chứng khoán thê thảm, kinh doanh khó, phần vì trượt giá, giá dịch vụ cưới cũng leo thang.

    Cửa sống cho nghề kinh doanh cưới khi cạn nguồn thu từ chứng khoán

    Khi được hỏi: Trong thời buổi “người khôn của khó” vì đâu các hình thức kinh doanh dịch vụ cưới hỏi nở rộ, nhà hàng, khách sạn vẫn cứ chật chỗ đặt vào ngày đẹp? Câu trả lời của ông Lai là: Nếu biết chọn thị trường ngách, kinh doanh dịch vụ cưới vẫn lãi lớn.

    Thực tế, dịch vụ cưới hỏi ở Việt Nam không mới, nhưng còn quá manh mún. Trong khi phân khúc dịch vụ tầm trung khá phổ biến trong các đám cưới truyền thống, như cho thuê phông bạt, cỗ cưới, trang phục cô dâu chú rể, chương trình tiệc cưới… thì nhu cầu cao cấp của khách hàng thượng lưu, khách hàng trẻ, rõ ràng đang thiếu. Thị trường cao cấp còn khá trống trải và thiếu chuyên nghiệp so với thực tế ở các nước trên thế giới.

    [​IMG]
    Nhu cầu dịch vụ cưới cao cấp của khách hàng trẻ ngày càng tăng
    (Ảnh: Đám cưới Trung Kiên - MC Diệp Chi tại Sum Villa)


    Rõ ràng thị trường cưới ở Việt Nam hiện còn khuyết chỗ cho các công ty Wedding Planner và dường như khách hàng Việt ở đô thị thực sự khó gọi tên một thương hiệu thực sự uy tín, chuyên nghiệp khoán trọn gói một đám cưới từ A-Z.

    Một yếu tố quan trọng nữa không thể không nhắc tới trong kinh doanh cưới là tính chất mùa vụ. Đặc điểm này đi kèm yếu tố văn hóa của người Á Đông. Ông chủ muốn làm ăn quanh năm mà chỉ bám rễ vào dịch vụ cưới hỏi đơn thuần thì cầm chắc thua lỗ to. Ngách mà ông Lai nhắc đến dựa chính vào yếu tố này.

    [​IMG]

    Mô hình quán cafe ở tầng 1 của Sum Villa mang lại doanh thu khá tốt cho nhà hàng


    Ông Lai cho hay, các dịch vụ kèm theo hiện là nguồn đem lại doanh thu khá tốt trong thời điểm này. Bạn có thể sử dụng nhà hàng như theo mô hình quán café vào ngày thường và mô hình phòng trà có biểu diễn nhạc sống vào cuối tuần. Lên lịch tổ chức event vào các dịp lễ tết, thậm chí Noel, Valentine, Halloween… mang hơi hướng Tây lại là dịp để nhà hàng tạo event hút khách. Hay tận dụng chính giá trị địa điểm để cho thuê… chụp ảnh cưới nếu dựng được khung cảnh đẹp và lãng mạn cho các cặp đôi.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoại cảnh tốt có thể tận dụng để cho thuê chụp ảnh cưới và tổ chức tiệc ngoài trời
    Cuối cùng, khi chìa khóa cắt giảm chi phí làm đau đầu bất cứ ông chủ nào thời điểm này, mạng xã hội trở thành công cụ hữu hiệu. Thông qua facebook, twitter hay muachung, bạn có thể quảng cáo rao vặt, nhận đặt tiệc, thậm chí nhận được “comment” (bình luận) từ chính các khách hàng của mình mà không mất đồng phí nào. Hãy vận động tìm đến với khách hàng bằng nhiều kênh marketing thay vì việc ngồi chờ họ đến, là lời khuyên bỏ túi hiệu quả theo bật mí của ông Lai.

    Khánh Linh - Kỳ Anh
  9. broker_vn77

    broker_vn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Đã được thích:
    0
    cũng 1 phần tiếp tay bới nhà đầu tư
    ko biết từ bao giờ nhiều người cứ thích đâm đầu vào mấy con thua lỗ, tin mật, nội gián...hàng nóng..
    Dân VN mình cứ thích nửa kín nửa hở, mọi cái phơi bày ra là tốt, tốt thật sự lại ko khoái
    Nói chung CKVN bây giờ thành sới bạc vì người đầu tư thì ít, mà người đánh bạc thì nhiều
  10. bvpottery

    bvpottery Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Đã được thích:
    5
    Tôi nghĩ thị trường có người thua kẻ thắng, mà kẻ thắng thường ít lên tiếng :D

Chia sẻ trang này