Chia sẻ thông tin, nhận định, kinh nghiệm (phần 9)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duc6869, 03/06/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3794 người đang online, trong đó có 302 thành viên. 08:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 251925 lượt đọc và 1782 bài trả lời
  1. CafeChunhat

    CafeChunhat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Em may mắn múc KSA ngay đáy 11.4 ăn 4 cây CE rồi chưa thèm bán - KSS ăn hôi KSA[r2)][r2)][r2)]
  2. BOEING777_01

    BOEING777_01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    Đã nhận được chỉ thị, Buổi chiều tăng 4 - 8 P[r2)][r2)][r2)]
  3. ibstchungkhoan

    ibstchungkhoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2011
    Đã được thích:
    2.347
    Hiện tại nếu thanh khoản cao là hiện tượng xả hàng.
    Nhưng thanh khoản thấp mà cứ hơi tăng một chút là một đống cổ xả ra thì rất nguy hiểm.
  4. BrokerHSC

    BrokerHSC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác nào qua tâm cp VND thì vào đây tham khảo bài phân tích của em. Đây chỉ là nhận định cá nhân, ko PR hay dìm hàng.

    Phân tích nhanh cổ phiếu VND

    Với những nhà đầu tư lướt sóng chuyên nghiệp thì công ty nào ko quan trọng, ngành nghề gì chỉ là thứ yếu. Điều họ cần đối với một cổ phiếu là thanh khoản lớn, giá giao động mạnh, sóng dài. Cũng vì thế mà VND được chọn là con át chủ bài trên sàn HNX – luôn là tâm điểm của thị trường, vì cổ phiếu này đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết cho những dân chơi thứ thiệt.

    VND là một trong những công ty chứng khoán lớn trên sàn với đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh như môi giới, tự doanh, tư vấn và bảo lãnh phát hành. Trong giai đoạn khó khăn vừa qua thì tự doanh là gánh nặng. Vì thế VND đã cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, chọn môi giới làm nòng cốt và nguồn thu chính đến từ hoạt động cho vay (hợp tác đầu tư).

    Theo bảng xếp hạng thị phần môi giới thì VND đứng ở vị trí thứ 6 đạt 4% trên cả 2 sàn. Mặc dù vậy thì doanh thu từ hoạt động môi giới mang về chưa tới 20% trong cơ cấu tổng doanh thu. Tuy nhiên nhờ lượng khách hàng lớn công ty đã đẩy mạnh hoạt động cho vay (hợp tác đầu tư) và mảng này chiếm gần 80% trong cơ cấu tổng doanh thu – báo cáo quý 1/2012.

    VND được dẫn dắt bởi bà Hương – một người rất giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – từng làm CEO của SSI (2003-2005). Tuy nhiên xét trên các tiêu chí như hiệu quả kinh doanh, chiến lược phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao… thì VND thua xa so với SSI & HCM. Cũng vì thế VND thích hợp cho đầu cơ lướt sóng hơn là đầu tư dài hạn.

    Trong các năm tới khi thị trường khởi sắc thì lợi nhuận sẽ chủ yếu đến từ mảng tự doanh nhờ hoàn nhập dự phòng – đây cũng là điểm hấp dẫn của VND. Tuy nhiên tự doanh của công ty ko thực sự mạnh vì có nhiều khoản đầu tư vào các cổ phiếu yếu kém. Mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành hiện nay gần như tê liệt vì thị trường chứng khoán ảm đạm trong vài năm qua.

    Về kỹ thuật, VND có hỗ trợ rất mạnh quanh vùng giá 10, khả năng giá sẽ giao động quanh mức này trong vài tuần. Hỗ trợ trung bình đặt tại vùng giá 8.5, nhiều khả năng VND sẽ về mức này trong vài tháng tới và đó cũng là thời điểm tốt nhất để mua cp này. Kháng cự rất mạnh đặt tại vùng 14, trong năm 2012 rất khó để VND vượt qua mức này.

    Kết luận: VND thích hợp cho hoạt động lướt sóng, đặc biệt là mỗi khi thị trường tăng mạnh. Đây ko phải là cổ phiếu tốt để đầu tư, chúng ta có nhiều sự lựa chọn tốt hơn trong ngành chứng khoán như HCM hoặc SSI…

    http://ssicapital.wordpress.com/2012/06/06/phan-tich-nhanh-co-phieu-vnd/
  5. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.296
  6. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.117
    Cần giảm ngay giá xăng dầu
    06/06/2012 3:25
    Các chuyên gia và cả các đầu mối lớn đều khẳng định thời điểm hiện nay là cơ hội để tiếp tục giảm giá xăng dầu, nhằm vừa hỗ trợ người tiêu dùng, vừa tránh cảnh thị trường xăng dầu lộn xộn vì chạy đua hoa hồng đại lý.

    Hoa hồng đại lý trên 700 - 800 đồng/lít

    Giá xăng A92 trên thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam - tiếp tục giảm sâu, tính tới ngày 4.6, giá xăng đã về mốc 104,91 USD/thùng. Nếu tính bình quân 10 ngày (so với thời điểm ngày 23.5 khi Bộ Tài chính điều chỉnh giá xăng xuống 600 đồng/lít, giá xăng nhập khẩu trên thị trường Singapore ở mức 114,68 USD/thùng), giá xăng đã giảm hơn 8%. Nếu tính ngược trở lại bình quân 30 ngày, giá xăng hiện tại đã giảm gần 18%. Thế nhưng, giá xăng trong nước qua hai lần điều chỉnh giảm mới chỉ hạ thêm 1.100 đồng/lít (tức giảm khoảng 5%).

    Theo tính toán, với việc khôi phục thuế nhập khẩu xăng lên 4%, giá xăng cơ sở xấp xỉ 21.100 đồng/lít, thấp hơn giá bán hiện hành gần 1.600 đồng/lít. Khi trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo một đầu mối xăng dầu ở miền Nam cho rằng đây là thời điểm cần sớm điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Ông này lý giải, việc duy trì mức lãi cao hiện nay cũng không tốt cho thị trường và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu, bởi trên thực tế, nhiều đầu mối nhỏ lượng tồn kho ít, cộng thêm nhập được xăng dầu giá rẻ thời điểm này đã có lãi lớn, dẫn tới chạy đua hoa hồng cho đại lý giữa các đầu mối.

    Còn theo ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), mức lãi của các DN còn phải xem xét trên yếu tố hàng tồn kho nhập từ thời điểm trước đó. Nhưng nếu ngắt ra từ thời điểm 23.5 đến nay, giá cơ sở của DN này đang thấp hơn giá bán hiện hành 900 - 1.000 đồng/lít hoặc trên một chút.

    Theo tiết lộ của giới kinh doanh xăng dầu, mức hoa hồng đại lý đã được đẩy lên trung bình 700 - 800 đồng/lít, thậm chí còn cao hơn do các đầu mối nhỏ chạy đua giành giật đại lý.


    Doanh nghiệp đầu mối đang có lãi từ 1.000 đến 1.600 đồng/lít xăng - Ảnh: Ngọc Thắng

    Chờ Bộ Tài chính

    Tuy nhiên, câu trả lời chung của các DN vẫn là phải chờ đợi Bộ Tài chính có quyết định giảm giá xăng dầu hay không. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương, việc giảm giá xăng dầu tương ứng với mức giảm của giá thế giới là không thể thực hiện được, bù lại liên bộ sẽ xem xét áp dụng việc tăng thuế nhập khẩu, trích lập quỹ bình ổn giá.

    Theo Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giảm giá liên tiếp tối thiểu là 10 ngày. Việc giảm giá được tính dựa trên giá tính bình quân 30 ngày, theo đó nếu giá cơ sở giảm trong phạm vi dưới hoặc bằng 12% so với giá bán lẻ hiện hành thì đầu mối phải giảm giá bán lẻ tương ứng. Nếu giá cơ sở giảm trên 12% so với giá hiện hành, sau khi cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp về thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá, đầu mối xăng dầu phải tiếp tục giảm giá bán lẻ, không hạn chế khoảng thời gian giữa hai lần và số lần giảm giá. Nếu xét theo quy định trên, việc giảm giá thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp.

    So sánh với thời điểm giảm giá gần đây nhất ngày 23.5 (10 ngày sau lần giảm giá ngày 14.5), khi giá cơ sở thấp hơn giá bán hiện hành 900 đồng/lít xăng A92, Bộ Tài chính đưa ra quyết định giảm 600 đồng/lít xăng đồng thời nâng thuế nhập khẩu xăng thêm 2%. Với mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện nay, theo các chuyên gia, việc Bộ tính toán điều chỉnh giảm ở mức tương tự kết hợp với tăng thêm thuế nhập khẩu xăng dầu là việc hoàn toàn hợp lý và có thể làm ngay.

    1 tuần giá biến động là phải điều chỉnh giá

    Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Khoa học nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng việc giảm giá sâu đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng phải xem xét giảm giá để tạo điều kiện tháo gỡ bớt khó khăn cho DN và người tiêu dùng. Ông Long cũng tiếp tục đặt ra vấn đề phải sửa Nghị định 84 quy định về kinh doanh xăng dầu để minh bạch và linh hoạt hơn thị trường xăng dầu. Theo ông Long, quy định về định mức dự trữ 30 ngày, theo đó giá phải tính dựa trên bình quân 30 ngày là bất hợp lý. Vì giá xăng dầu trong nước phụ thuộc thị trường thế giới, trong khi thị trường luôn luôn biến động, nên quy định tính giá chỉ cần tối thiểu 1 tuần giá biến động là phải điều chỉnh giá.
  7. ND835

    ND835 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    14
    Tôi thấy ông có giọng cay cú trong cm này đấy.
    1. Các bác ấy kêu đúng hay sai trong cả tháng qua!
    2. Nhận định về trend không thể dựa vào "phiên mai". Nếu chỉ dựa vào đốm lửa con con mà kết luận là cháy rừng thì ở nhà mà bú tí mẹ.
    3. Các nhận định của các bác ấy là hoàn toàn khách quan, không khuyến nghị mã hay lừa đảo, dụ gà, thế nên cần phải CẨN NGÔN!
    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  8. Stock.pro2012

    Stock.pro2012 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2012
    Đã được thích:
    0
    "Ngó" danh mục tự doanh 7 "ông lớn" CTCK: Quý 1/2012 được hoàn nhập bao nhiêu?





    [​IMG]
    Chưa tính các khoản đầu tư OTC, quý I/2012 SSI dự kiến được hoàn nhập 110 tỷ. VND bị "mắc kẹt" với SDU, TCM, VC3; 28% danh mục BVS là VFMVF1; Agriseco đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng trái phiếu.
    TTCK năm 2011 khép lại với 65/102 công ty chứng khoán (CTCK) thua lỗ và 71 CTCK có lỗ lũy kế với tổng lỗ lũy kế hơn 4.200 tỷ đồng.

    Các CTCK thua lỗ một phần là do tình hình thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh trong năm 2011, trung bình mỗi phiên giao dịch khoảng 500-600 tỷ đồng mỗi sàn dẫn đến doanh thu môi giới giảm mạnh. Tuy nhiên phần quan trọng hơn là danh mục tự doanh của các CTCK đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2011 dẫn đến việc các công ty này phải trích lập dự phòng hàng trăm tỷ đồng.
    Trong khuôn khổ bài viết, người viết đề cập đến 7 CTCK lớn công khai danh mục tự doanh trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 là CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS), CTCP Chứng khoán Ngân hàng NN&PTNT (Agriseco), CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS), CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán VnDirect (VND), CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) và CTCP Chứng khoán Thăng Long (TLS).

    Trong 7 công ty này, duy nhất TLS chưa niêm yết. Tổng giá trị đầu tư chứng khoán (ngắn hạn và dài hạn) của 7 công ty này tính tại thời điểm 31/12/2011 đạt gần 9.500 tỷ đồng, lỗ so với giá vốn là 1.735 tỷ đồng trong đó danh mục đầu tư của SSI giảm 470 tỷ so với giá trị ghi sổ và danh mục của TLS giảm 388 tỷ so với giá trị ghi sổ.

    [​IMG]

    (đơn vị: tỷ đồng) - Danh mục của HSC đa phần là cổ phiếu OTC nên không có giá tham chiếu tính hoàn nhập



    Trong 3 tháng đầu năm 2012, VN-Index tăng 25%, HNX-Index tăng 22%, danh mục của các CTCK cũng đã tăng đáng kể và được hoàn nhập một phần trong báo cáo quý 1/2012.

    Theo số liệu thống kê của chúng tôi, chưa tính giá trị hoàn nhập của danh mục đầu tư OTC (do không có giá tham chiếu), thì trong quý I/2012, SSI dự kiến sẽ được hoàn nhập khoảng 110 tỷ đồng (các cổ phiếu được hoàn nhập nhiều nhất trong danh mục của SSI là HAG, DBC và VFMVF4); TLS được hoàn nhập khoảng 61 tỷ đồng, VND hoàn nhập khoảng 28 tỷ đồng, HSC danh mục chủ yếu là các cổ phiếu OTC, AGR mặc dù đầu tư 4.245 tỷ đồng nhưng hơn 3.600 tỷ là trái phiếu.

    Tự doanh CTCK: Lỗ nặng

    BVS: Nếu tính theo giá trị ghi sổ (giá vốn) thì BVS đang nắm tới 28% là VFMVF1 (5,49 triệu cp), tiếp theo là TLG, TH1, TIX, HVX..Khoản đầu tư lỗ nặng nhất của BVS là HVX khi giá trị đầu tư ban đầu là 14.230 đồng/cp nhưng đến ngày 31/12/2011 cổ phiếu này còn lại 2.600 đồng/cp (-82%), khoản đầu tư TH1, TLG, PHC cũng giảm từ 60-70%.

    [​IMG]
    Cơ cấu danh mục đầu tư ngắn hạn của BVS dựa trên giá trị ghi sổ

    [​IMG]
    Dự kiến Q1/2011 BVS sẽ được hoàn nhập khoảng 18 tỷ đồng (chưa tính các khoản đầu tư OTC), trong đó khoản đầu tư VF1 được hoàn nhập nhiều nhất (8,7 tỷ).
    AGR: AGR nắm giữ gần 5,8 triệu cp PVX, gần 5 triệu cp VCR, 5 triệu cp HAGL Land và 3.650 tỷ trái phiếu. Khoản đầu tư “lỗ nặng” nhất của AGR là cổ phiếu PTP của CTCP Dịch vụ viễn thông và in Bưu điện đang niêm yết tại UpCOM (-93%) khi giá vốn của cổ phiếu này là 50.000 đồng/cp nhưng đến cuối năm 2011 giá cổ phiếu này rơi xuống 3.300 đồng/cp; giá vốn APS là 11.000 đồng/cp nhưng cuối năm chỉ còn 2.000 đồng/cp…

    [​IMG]
    Danh mục đầu tư ngắn hạn (trái) và dài hạn (phải) tính trên giá trị ghi sổ (giá vốn) của AGR tại 31/12/2011


    [​IMG]

    Quý 1/2012, AGR dự kiến được hoàn nhập 22,5 tỷ trong đó riêng PVX được hoàn nhập 20,8 tỷ khi tăng 53% trong quý 1/2012.

    SSI: SSI nắm giữ 14,2 triệu ccq VF4, 4,7 triệu ccq PRUBF1, 2,7 triệu cp DBC…danh mục dài hạn của SSI gồm gần 20 triệu cp PGBank, hơn 10 triệu cp cao su HAGL, 3,5 triệu HAG…tuy nhiên trong danh mục của SSI có 624.000 cổ phiếu DCC của Descon và cổ phiếu này đã bị hủy niêm yết từ ngày 15/12/2011 do vi phạm công bố thông tin.

    [​IMG]
    Cơ cấu danh mục đầu tư ngắn hạn (trên) và dài hạn (dưới) của SSI tại 31/12/2011


    Khoản đầu tư “lỗ nặng” nhất của SSI trong năm 2011 là khoản đầu tư 400 nghìn cp NSP với giá vốn 10,000 đồng/cp tuy nhiên cuối năm mã này còn 1.600 đồng/cp (-84%).

    [​IMG]
    [​IMG]

    Quý 1/2012, SSI dự kiến được hoàn nhập khoảng 110 tỷ đồng từ các cổ phiếu niêm yết, trong đó khoản đầu tư được hoàn nhập nhiều nhất là từ HAG, VF4, SSC, DBC…

    VND: Nhìn vào danh mục của VND có thể thấy dường như VND đang bị “mắc kẹt” với 3 cổ phiếu SDU, VC3 và TCM trong đó khoản đầu tư SDU lỗ nặng nhất khi giá vốn mua vào của cổ phiếu này khoảng 49.500 đồng/cp trong khi giá cuối năm 2011 là 4.400 đồng/cp (-91%).


    [​IMG]
    [​IMG]
    Năm 2011 VND đã bán toàn bộ 150 tỷ đầu tư vào cổ phiếu QCG.

    Dự kiến Q1/2012 VND được hoàn nhập khoảng hơn 27,7 tỷ đồng.

    KLS: Trong 7 CTCK lớn, KLS ít đầu tư tự doanh nhất, tổng giá trị danh mục đầu tư ngắn hạn của KLS chỉ ở mức 123 tỷ đồng. KLD đang “cầm” gần 2,4 triệu cp BIC, hơn 900 nghìn cp Habubank, 650 nghìn cp PGC. Các cổ phiếu “lỗ nặng” nhất trong danh mục của KLS là HDG, TMT, WSB, SRC (-80%). Quý 1/2012 dự kiến KLS được hoàn nhập khoảng 13 tỷ đồng.

    [​IMG]
    [​IMG]
    HCM: Danh mục của HCM ngoài 450 nghìn cp VTB, các cổ phiếu EIB, VTP, HOM, ICG còn lại đều là các cổ phiếu OTC, trong đó có 16,4 tỷ đầu tư vào ngân hàng Đông Á.

    [​IMG]





    TLS: Danh mục của TLS nổi bật có 1 triệu cổ phiếu SJS với giá vốn 72.000 đồng/cp, 5,6 triệu cp PVX, 5 triệu cp MCG. Danh mục của TLS khá dàn trải, ngoài các bluechips như DPM, KLS, PVX, HAG, HPG, VCB, SSI, SJS, thì có khá nhiều cổ phiếu “nóng” như MCG, PVV, LCG, VGS, APC…

    [​IMG]
    [​IMG]
    Danh mục ngắn hạn của TLS còn HPG, ACB, GLT, DRC, VCB, PVI...
    [​IMG]
    Danh mục dài hạn của TLS



    Dự kiến quý 1/2012 TLS được hoàn nhập khoảng 61 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản đầu tư OTC), trong đó cổ phiếu được hoàn nhập nhiều nhất là PVX, SJS và DIG.

    Phương Mai



    Theo TTVN


    http://cafef.vn/20120411032652288CA3...-bao-nhieu.chn

    [Infographic] Toàn cảnh hoạt động năm 2011 của các CTCK qua những con số




    [​IMG]
    Trải qua năm 2011 khó khăn, nhiều kỷ lục đáng buồn của công ty chứng khoán đã được thiết lập.
    [​IMG]

    http://cafef.vn/20120408104429829CA...ng-nam-2011-cua-cac-ctck-qua-nhung-con-so.chn
  9. nathanmr_84

    nathanmr_84 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/04/2010
    Đã được thích:
    4.618
    :-bd
  10. chonloc2010

    chonloc2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    56
    Dự báo gía xăng giảm chiều nay [r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này