1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cuối tuần: Tin này là quá tốt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 10/03/2012.

3331 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 03:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20895 lượt đọc và 296 bài trả lời
  1. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Cái này không thấy nói trong quy định. Vậy là chính sách mới ban ra, chưa áp dụng đã thấy cọc cạch rồi. Bó tay với tầm nhìn của lờ đờ vịt ngan.
  2. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Ới giời, cuối tuần anh Hưng nhùn tung tin tốt nè: Dự trữ ngoại hối tăng mạnh nha

    Tỷ giá USD/VND ngày 10/3

    (NDHMoney) Ngày 10/3, Ngân hàng Nhà nước đã giữ tỷ giá liên ngân hàng ở mức 20.828 đồng/USD ngày thứ 59 liên tiếp.


    Tỷ giá liên ngân hàng đến ngày 10/3. Nguồn: SBV, NDHMoney

    Sáng nay (10/3), giá USD được Vietcombank yết mua vào 20.810 đồng/USD và bán ra 20.870 đồng/USD, không đổi so với sáng 9/3.

    Trong khi đó, ACB yết giá USD mua vào 20.790 đồng và bán ra 20.850 đồng, không đổi so với sáng 9/3.

    Trong tuần này, giá USD tại ngân hàng ổn định từ 20.790 đồng/USD (mua vào) - 20.870 đồng/USD (bán ra). Tuy nhiên, chỉ có sự đột biến xảy ra ngày 8/3 tại Vietcombank khi ngân hàng này nâng giá bán USD tăng lên tới 20.930 đồng/USD, nhưng sau đó đã điều chỉnh giảm.

    Cũng trong tuần này, một số điểm thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội báo giá mua vào ở mức 20.800 đồng/USD, bán ra 20.820 đồng/USD. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng mức tỷ giá 20.850 đồng/USD (mua vào) và 21.036 đồng/USD (bán ra).

    Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước mới đây, kết thúc năm 2011, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng thêm xấp xỉ 50% so với năm 2010. Riêng 2 tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng thêm 20% nữa so với đầu năm.

    Nguyễn Bình - NDHMoney
  3. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Chính phủ còn nhượng bộ nhóm lợi ích xăng dầu bao lâu nữa?
    Nguồn tin: Tamnhin.net | 10/03/2012 8:54:20 SA
    In tin |

    Lưu vào sổ tay |

    RSS

    Một lần nữa lại đã diễn ra, và nếu lại có những lần khác trong năm 2012 này, Chính phủ phải nhượng bộ trước quyền lợi và sự đòi hỏi vô lối của các nhóm lợi ích, người dân sẽ còn trông cậy vào đâu để khôi phục niềm tin của mình với Chính phủ?

    Bóng ma lạm phát tái hiện: Chính phủ lại bị “qua mặt”

    Không thể nói khác hơn là bóng ma lạm phát năm 2011 đang lừng lững quay trở lại vào đầu năm 2012, trở thành một thách thức rất cụ thể, rất hữu hình đối với “quyết tâm” kềm giữ lạm phát dưới một con số của Chính phủ trong năm nay.

    Vào tháng 3/2011, các doanh nghiệp xăng dầu đã “vận động” Bộ Công thương, Bộ Tài chính để nhẹ nhàng “qua mặt” Chính phủ bằng một đợt tăng giá xăng dầu. Nhưng rủi thay, cơ chế tăng giá đột biến và khá tham lam như thế đã như đổ thêm dầu vào ngọn lửa lạm phát, vốn đang chực chờ bùng cháy. Bằng mô hình tính toán Leontief, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định được tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%!

    Một năm sau khoảng thời gian đầy “tai biến” đó, một lần nữa các doanh nghiệp xăng dầu lại thành công trong đợt tăng giá vào đầu tháng 3/2012. “Thành công” - chính xác là từ ngữ này, và nếu có thể nói thêm thì “Xin chúc mừng!”. Chỉ có điều, bối cảnh đầu năm nay đang khác biệt rất nhiều với đầu năm ngoái, khi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã được trực diện với cái tên “Nhóm lợi ích xăng dầu”.

    Lại một lần nữa, Chính phủ đã tỏ ra thờ ơ và khá chủ quan trước diễn biến “lobby” của nhóm lợi ích xăng dầu.

    Hoạt động “lobby” như vậy đã được khởi động từ tháng 9/2011, nhưng bị kềm giữ bởi vai trò của cá nhân Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ với triết lý đáng được ghi nhận vào biên niên sử kinh tế nước nhà “Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà hy sinh quyền lợi của 84 triệu người dân Việt Nam”.

    Nhưng vào tháng Chạp năm 2012, khi làn sóng phản ứng của dư luận đã dịu dần trước hàng loạt hậu quả trầm trọng do Petrolimex và một số doanh nghiệp xăng dầu gây ra từ đầu tư trái ngành và ý đồ “bù lỗ vào giá”, chính Petrolimex và một số quan chức của ngành công thương lại bắt đầu xúc tiến một cuộc vận động tăng giá mới. Không khí “nghị trường” vào thời điểm này lại bất ngờ mang một sắc thái thay đổi rất kín đáo, kín đáo đến hết sức tế nhị, khi ngay cả bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng không còn biểu hiện phản đối quyết liệt trước ý đồ tăng giá xăng dầu.

    Logic “vận động hành lang” đã hoàn tất diễn tiến của nó. Vào những ngày cuối năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt được thành quả như mong muốn khi vận dụng cơ chế được quyền “tự quyết” mức giá tăng 5%, với quyết định cuối cùng chỉ thuộc về Bộ Công thương mà hoàn toàn không liên quan gì đến vai trò của Chính phủ.

    Cũng theo logic diễn tiến ấy, đợt tăng giá 5% của EVN đã “đóng góp” đến 0,36% cho chỉ số tiêu dùng CPI, khiến cho chỉ số lạm phát tháng 1/2012 được “kềm giữ” ở mức 1%. Dù giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm và giá nhà trọ ngay lập tức bốc lên vài chục phần trăm theo giá điện, lại vẫn có những ý kiến cho rằng mức tăng 1% của CPI là lạc quan hơn cùng kỳ những năm trước. Tất nhiên, sự so sánh này đã biểu hiện đặc trưng lớn nhất của nó là… lý thuyết, bởi đã không hoặc cố không nhìn thấy bản chất của trào lưu tăng giá vô tội vạ từ những mặt hàng chủ chốt trong tiêu dùng xã hội khi “ăn theo” giá điện.

    Còn bây giờ, tình thế giá cả, nền kinh tế và niềm tin công dân sẽ thăng trầm ra sao?

    Vì sao chưa áp trần lãi suất cho vay?

    Trong hai tháng đầu năm 2012, CPI đã tăng 2,36%. Với cách nhìn theo hướng “vươn lên một tầm cao mới” như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số cơ quan nhà nước khác, mức tăng này vẫn nằm trong vòng kiểm soát, kèm theo “những dấu hiệu khởi sắc của kinh tế”.

    Nhưng ở một chiều kích trái ngược, đã lại dội lên con số hàng ngàn doanh nghiệp phải giải thể, phá sản qua mỗi tháng; đời sống người dân, công nhân và sinh viên trở nên khó khăn hơn cả thời kỳ năm 2011, hàng trăm ngàn tỷ đồng ứ đọng trong hệ thống ngân hàng mà đã không làm cho tốc độ vòng quay vốn xã hội vượt quá 1 lần…

    Cứ cho là con số lạm phát 2,36% trên là được thống kê chính xác, nhưng còn kỳ vọng của Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính về mức lạm phát tháng 3/2012 chỉ khoảng 0,5% sẽ bị biến thái ra sao trước “thành công” của đợt tăng giá xăng dầu?

    Trong thực tế, kỳ vọng trên đã chỉ là sự ước lượng trước khi xảy ra “cơn điên” tăng giá gas đến 52.000 đồng/bình 12 kg - tức tăng đến 20%, và cũng trước khi diễn ra kết quả cuối cùng 10% của tăng giá xăng dầu vào đầu tháng 3/2012. Nhưng sau khi “sóng phục hồi” gas và xăng dầu được hoàn tất, liệu ai trong tất cả những cơ quan bộ và thành viên của Chính phủ dám bảo đảm là chỉ số lạm phát tháng 3/2012 chỉ ở mức 0,5%?

    Trong khi đó, thời điểm cuối tháng 3/2012 lại đang đến rất gần. Đó chính là kỳ hạn tăng giá điện 3 tháng một lần, với mức 5% “tự quyết” của EVN như đã được “hứa hẹn”. Nếu quả thực đợt tăng giá điện sẽ diễn ra trong thời gian tới thì có thể nói, “chiến dịch tổng lực” của nhóm lợi ích điện lực và xăng dầu sẽ đạt được kết quả mỹ mãn khi 2012 chỉ mới bắt đầu quý đầu tiên của nó.

    Cần nhắc lại, trong buổi họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2012, đích thân Thủ tướng đã phải yêu cầu Ngân hàng nhà nước phải giảm ngay lãi suất sau buổi họp này. Tính đúng và tính đủ, đây đã là lần thứ năm kể từ phiên điều trần trước Quốc hội vào cuối tháng 11/2011, Thủ tướng chỉ đạo “giảm ngay lãi suất”. Tuy vậy, trong khi không đề cập cụ thể về loại lãi suất nào - huy động hay cho vay - cần được kéo giảm, thì Thủ tướng lại vẫn giao cho NHNN quyền chủ động về thời gian và mức giảm. Kết quả cho đến nay là Thống đốc NHNN mới chỉ có phương án giảm lãi suất huy động về 13%, trong khi điều cần thiết hơn nhiều là giảm hoặc áp trần lãi suất cho vay nhằm cứu vãn tình thế đang quá đỗi khó khăn của doanh nghiệp, lại vẫn không được NHNN tiến hành theo đúng chức trách của mình.

    Và trong khi lãi suất cho vay chưa hề được định hướng kéo giảm, các loại giá xăng dầu, gas và điện lại lập tức lao lên, kích động tăng giá tiêu dùng và do đó kich thích tăng lạm phát, gây khốn khó trầm trọng hơn cho đời sống dân sinh và nền tảng sản xuất của đất nước.

    Niềm tin công dân và uy tín Chính phủ?

    Đã hơn 7 tháng trôi qua kể từ khi Chính phủ mới được thành lập. Cũng đã hơn nửa năm qua, kể từ ngày người dân và cử tri một lần nữa nhẫn nại đặt hy vọng vào khả năng điều hành khách quan, công tâm và có chuyên môn hơn của các bộ ngành chủ chốt trong chính phủ mới. Tuy nhiên, ngoài việc chỉ số lạm phát “được kềm giữ” nhưng dường như lại chỉ có ý nghĩa như một con số thuần túy, sức sản xuất và mặt bằng thu nhập xã hội lại tiếp tục bị giảm sút tương đối trước tác động tiêu cực thực tế của mặt bằng giá cả hàng hóa tăng vọt. Phải chăng đây là lời giải trọn vẹn cho bài toán kinh tế và tài chính mà các cơ quan giúp việc cho Chính phủ hướng tới?

    Trong một năm qua, người ta đã phải nói rất nhiều đến tâm trạng khủng hoảng niềm tin - khủng hoảng niềm tin đối với các thị trường và với nền kinh tế nói chung. Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho khách quan, bởi những nền kinh tế then chốt trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh… đang có dấu hiệu hồi phục.

    Vậy cơ chế điều hành nào đã dẫn tới sự khủng hoảng niềm tin nội địa như thế?

    Một lần nữa lại đã diễn ra, và nếu lại có những lần khác trong năm 2012 này, Chính phủ phải nhượng bộ trước quyền lợi và sự đòi hỏi vô lối của các nhóm lợi ích, người dân sẽ còn trông cậy vào đâu để khôi phục niềm tin của mình với Chính phủ?

    Viết Lê Quân

    Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.


    http://www.stockbiz.vn/News/2012/3/...ong-bo-nhom-loi-ich-xang-dau-bao-lau-nua.aspx
  4. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Lẽ ra giá xăng cần tăng tới 6.500 đồng một lít'

    Thứ Sáu, 09/03/2012 18:38

    Lê Hoàng “hiến kế” giúp chị em “tăng giá” giống… xăng
    Giá xăng và bông hồng mồng 8/3
    Bộ Tài chính nói gì về cú nhảy giá xăng dầu?

    Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, nếu tính kịch trần thì thuế suất đối với xăng dầu phải là 25% - 35% và mức giá cần phải điều chỉnh là 4.200 - 6.500 đồng một lít.

    * Việc giá bán lẻ xăng dầu, đặc biệt là xăng bất ngờ tăng lên 22.900 đồng một lít. Tại sao mức tăng lại cao như vậy thưa ông?
    - Như các thông báo trước đây của Bộ Tài chính, giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng rất mạnh trong giai đoạn đầu năm vì nhiều lý do. Để bình ổn thị trường trong nước, Chính phủ đã cho phép thực hiện nhiều biện pháp như miễn thuế nhập khẩu, tăng mức sử dụng quỹ bình ổn giá… Tuy nhiên, tình hình giá thế giới hiện nay vẫn chưa có biến chuyển tích cực, dẫn đến giá cơ sở hiện tại cao hơn nhiều so với giá bán.

    Một yếu tố nữa là quỹ bình ổn giá (BOG) hiện đã cạn kiệt, thậm chí âm. Như tại Petrolimex, quỹ đang âm 73 tỷ đồng. Do vậy, Bộ đã phải đi đến quyết định điều chỉnh giá, đồng thời giảm mức sử dụng quỹ BOG về bằng với mức trích để tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng.



    Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết quỹ bình ổn giá hiện đã cạn kiệt. Ảnh: Nhật Minh
    * Theo thông báo của Bộ Tài chính, việc tăng giá vừa qua mới chỉ bằng 12,56% - 40,95% mức cần phải điều chỉnh. Đây có phải là cái “cớ” để doanh nghiệp tiếp tục đòi tăng giá tiếp?

    - Phần “đáng lẽ phải điều chỉnh” ở đây là của Nhà nước chứ không phải của doanh nghiệp, nên không thể là lý do để doanh nghiệp tiếp tục đòi tăng giá. Trong cơ cấu tính giá cơ sở lần này đã tính tới biến động giá thế giới, tỷ giá, chi phí lưu thông của doanh nghiệp, thuế VAT… Nhưng riêng thuế nhập khẩu thì chưa tính tới.

    Nếu tính kịch trần thì thuế suất đối với xăng dầu phải là 25% - 35%. Như vậy mới ra mức giá cần phải điều chỉnh là 4.200 - 6.500 đồng một lít. Tuy vậy, Nhà nước đang đứng trên quan điểm vì lợi ích của toàn nền kinh tế nên vẫn quyết định giữ thuế ở 0%. Mục đích chính là ổn định vĩ mô, cân đối một phần lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

    * Đợt điều chỉnh vừa qua được căn cứ theo giá cơ sở từ ngày 5/2 - 6/3. Vậy bao giờ Bộ Tài chính sẽ xem xét lại giá bán lẻ xăng dầu?

    - Theo quy định của Nghị định 84 thì việc điều chỉnh giá được căn cứ trên cơ sở bình quân 30 ngày. Như vậy, có thể trong vòng 30 ngày sau thời điểm điều chỉnh, giá bán có thể được xem xét lại. Tuy nhiên, nếu trong vòng 10 ngày tới, nếu giá thế giới có biến động, Bộ sẽ có tính toán lại ngay.

    * Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, Bộ Tài chính sẽ tăng thuế, giảm mức sử dụng quỹ BOG hay hạ giá cho người tiêu dùng?

    - Như tôi đã nói ở trên thì quỹ bình ổn giá hiện đã cạn kiệt. Do đó, nếu giá xăng dầu thế giới hạ nhiệt thì việc làm đầu tiên là giảm mức sử dụng quỹ, đồng thời kết hợp với giảm giá cho người tiêu dùng ngay khi điều kiện cho phép. Thuế sau đó sẽ được áp ở mức hợp lý.

    * Ông đánh giá như thế nào về việc tăng giá xăng dầu đối với mục tiêu kiểm chế lạm phát năm nay, đặc biệt là khi hiện tượng “tát nước theo mưa” khá phổ biến trong kinh doanh tại Việt Nam?

    - Theo tính toán của Tổ điều hành giá xăng dầu của Liên bộ Tài chính - Công Thương thì nếu giữ nguyên giá bán lẻ vừa điều chính đến hết năm thì CPI của 2012 sẽ tăng khoảng 0,85%. Trong đó, trực tiếp là 0,24%, gián tiếp là 0,61%.

    Giá xăng tăng, nhất là tăng 10% như vừa qua (trung bình các mặt hàng xăng dầu là 7,3%) đương nhiên sẽ tác động đến đời sống. Trách nhiệm của cơ quan quản lý khi đó là làm sao hạn chế tối đa tác động này, bằng cách kiểm soát chặt, không để doanh nghiệp “tát nước theo mưa”. Chẳng hạn xăng dầu chiếm 40% giá thành vận tải. Như vậy xăng dầu tăng 7,3% thì doanh nghiệp vận tải chỉ được tăng giá khoảng 3%. Nếu tăng cao hơn thì sẽ bị xử lý.

    * Tuy vậy, việc xăng tăng giá lên mức kỷ lục 22.900 đồng một lít vẫn được xem là cú sốc với người tiêu dùng, trong khi lần điều chỉnh gần nhất đã cách đây một năm. Ông bình luận như thế nào trước ý kiến cho rằng giá xăng đã bị “nén” quá lâu nên mới bùng lên như vậy?

    - Nếu thực hiện kiên quyết tinh thần của Nghị định 84 thì đúng là giá xăng dầu sẽ phải thường xuyên điều chỉnh. Nhưng nếu làm như vậy thì tâm lý xã hội cũng như bản thân doanh nghiệp cũng chưa quen, sẽ lại có ý kiến cho rằng tăng dồn dập. Do vậy, việc điều hành giá sẽ tiếp tục đi theo hướng tiến dần tới thị trường, nhưng phải từ từ, từng bước một.

    Vừa rồi do tác động của bên ngoài cũng như yêu cẩu phải bình ổn giá trong dịp Tết nên phải giữ giá. Đến lúc tăng thì lại tăng cao, gây sức ép lên nền kinh tế. Tuy nhiên, dự báo giá dầu thô năm 2012 chỉ dao đông trong khoảng 105 - 112 USD một thùng. Do vậy, tình trạng căng thẳng về giá hiện nay chắc chắn chỉ là tạm thời.
    Theo VnExpress

    http://thethaovanhoa.vn/132N20120309183431162T0/le-ra-gia-xang-can-tang-toi-6500-dong-mot-lit.htm
  5. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.315
    Cái dòng đo đỏ trên có nghĩa là nếu giá dầu thế giới về dưới 50 USD/thùng thì ngay lập tức Nhà nước sẽ cho áp thuế nhập khẩu kịch trần 35% => Mức giá 22900 đồng/Lít sẽ không bao giờ có thể giảm được nữa.
  6. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    doanh nghiệp ngoài ngành vận tải thì tăng giá xăng góp phần tăng một phần nhỏ giá thành, còn giảm lãi suất góp phần giảm một phần lớn chi phí tài chính, hai cái này bên nào nặng nhẹ là rất rõ ràng :)
  7. Stock2012

    Stock2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy lãi suất giảm ngon hơn
  8. ultra

    ultra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Đã được thích:
    3
    -Xăng tăng ảnh hưởng đến CPI là tất nhiên; nó sẽ ngấm vào tháng 3 rồi tháng 4[-X
    -Ảnh hưởng nữa lớn hơn là tâm lý của nhà đầu tư

    ...
    Vậy mà cụ nói chẳng ảnh hưởng là sao nhể:-??
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    An tâm đi bác !:-??:-??:-??
    Nếu nhợn muốn rời bỏ TT thì chẳng vào đây nhợn làm gì !>:)>:)>:)
    Chỉ sợ là ôm nhiều tiền quá nên phải vào nhợn càng nhiều càng tốt !
    Khà khà ... rình rập gom hàng thoai !!![:p][:p][:p][:p][:p]
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tháng 3 giá gạo , ăn uống, thực phẩm , điện máy, bưu chính ... giảm giá cũng kha khá ! [:p][:p][:p][:p][:p]

Chia sẻ trang này