Đầu tư theo giá trị DN - Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (kỳ 4.5)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 08/05/2013.

3396 người đang online, trong đó có 63 thành viên. 04:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 64916 lượt đọc và 1159 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    TẠi vì vào thời điểm đó là đáy của thị trường. Nên lúc đó mọi cổ phiếu tốt đều giảm giá theo thị trường 1 thời gian dài. Đến giờ giá tăng mạnh nếu anh bán 1/ 2 danh mục thì thu hồi hết vốn. Đó là thời điểm vàng mua cp, cái này để có điểm mua bán tốt thì nhà đầu tư giỏi TA có lợi thế hơn khi đầu tư giá trị:-bd
  2. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.300
  3. pthung64

    pthung64 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    5.272
    Quan điểm đầu tư nhưng giảm giá vốn kết hợp KT lướt sóng


    Những nhà đầu tư nhỏ thường có thói quen
    - Mua cổ phiếu và hy vọng tăng giá
    - Cổ phiếu giảm giá thì cắn răng chịu
    - Nếu đã giải tư cổ phiếu thành tiền mặt (sau khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng hoặc cắn răng stop loss) thì nôn nóng mua vào cổ phiếu khác ngay

    Việc không dự trù tiền mặt trong một xu thế thị trường có chiều hướng đi ngang hoặc đi xuống, không khác gì đi một chiếc xe mà không có giảm sóc, chiếc xe đó tất nhiên vẫn có thể về tới đích nhưng sẽ làm người đi xe ê ẩm toàn thân khi đi qua những chỗ sóc của thị trường.

    Nên quy trì một ngân sách tiền mặt 10 - 25% và sử dụng đúng mục đích

    1. Thị trường có xu hướng đi xuống

    Thị trường có xu hướng đi xuống sẽ kéo theo tất cả các cổ phiếu đi xuống, hãy sử dụng quỹ tiền mặt để mai phục những cú hẫng - rebound của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được coi là BC, sau khi đã rớt nhè nhẹ nhiều phiên liên tiếp sẽ có cú hẫng - sụt giá đột ngột, sau đó sẽ rebound. Những cú hẫng này có thể do :
    - Dao động cộng hưởng của nhiều nhà đầu tư (vào thời điểm nào đó, nhiều nhà đầu tư quá mệt mỏi >>> đồng loạt bán ra >>> giá giảm mạnh)
    - Các định chế tài chính đảo danh mục >>> bán ra mạnh >>> cung lớn hơn cầu đột ngột gây giảm giá mạnh
    - Ép bán (force sell) do thay đổi về chính sách, do đến hạn cầm cố
    - Cổ phiếu rớt xuống dưới một ngưỡng giá tâm lý cũng tạo ra rebound

    Nên tận dụng những cơ hội này để lướt sóng T+ với những cổ phiếu có sẵn trong danh mục

    2. Những đợt bull trap của thị trường

    Nếu thị trường xảy ra bull trap thì phải dùng quỹ tiền mặt tranh mua (kể cả tranh mua trần) những cổ phiếu có sẵn trong danh mục sau đó bán ra T+

    Khi ta tranh mua trần, tức là tạo thêm sức cầu mạnh, đẩy cổ phiếu tăng lên, đừng ngại chuyện tranh mua trần vì ta sẽ bán ngay cổ phiếu cũ trong danh mục vào những phiên liền kề (khi thị trường vẫn còn lên do bull trap)

    3. Thị trường có xu hướng đi lên

    Thực hiện tương tự như trong trường hợp bull trap, nhưng thay vì bán ra ngay thì tiếp tục nắm giữ
    (ST)
  4. hanhfi

    hanhfi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2009
    Đã được thích:
    1
    Chào các bác, đọc hết 56 trang topic này mệt quá :)
    Tôi đồng quan điểm với bácpthung64, kết hợp FA với TA.
    Tôi chọn một số CP FA tốt theo quan điểm đầu tư giá trị. Nhưng về TA nó phải có thanh khoản tương đối tốt. Sau đó dựa vào TA để lướt sóng (với tôi trung hạn là từ 2-3 tuần, hoặc 1 tháng) để giảm giá vốn.

    @bác ga_moi:
    Theo nhưng tiêu chí chọn CP của bác, tôi thấy cần bổ sung tiêu chí:
    - Tăng trưởng. Tôi nghĩ đây là tiêu chí quan trọng, chứ N trong mô hình CAN SLIM. Như tôi, tôi thích CSM và DRC hơn DPM kể cả khi chỉ số DPM có hấp dẫn hơn. Vì đơn giản là DPM cơ bản tốt, nhưng ko có tăng trưởng. Điều này nói lên là ban lãnh đạo ko có khả năng mở rộng sản xuất của công ty, hài lòng với những gì họ có, VDL DPM vẫn giữ nguyên từ năm 2007 đến nay. Còn DRC rõ ràng là công ty luôn luôn mở rộng sản xuất, doanh thu tăng ổn định hàng năm, lịch chia cổ tức đều đặn. VNM cũng vậy luôn tăng trưởng 30%/năm nên mặc dù VNM PE đã cao nhưng NN vẫn mua vì họ kì vọng và tăng trưởng
    - Tiêu chí thứ 2 là công ty phải có VDL tương đối chút. Choi với công ty nhỏ có rủi ro vì lực họ yếu, ko thể chống trọi được với biến động trên thương trường. Một công ty có PE=2 đi nữa nhưng VDL là 10 tỷ, doanh số, tiềm lực dội ngũ nhân viên ko nổi bật, thì ko bao giờ nên mua, họ có thể bị xoá sổ khỏi thương trường , cầm CP của họ có nguy cơ bị mất trẵng. Như VCB, CTG thì ko bao giờ lo bị phá sản. Đã đầu tư giá trị thì phải nắm giữ lâu dài thì mình cũng nên tìm công ty có qui mô tương đối sẽ yên tâm hơn.

    Vài lời chia sẻ, mong nhận được chỉ giáo
  5. pthung64

    pthung64 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    5.272
    Bác chuẩn. Một trong số những doanh nghiệp chia cổ tức rất tốt trong nhiều năm nay DTC đã rời sàn lẽ cốt nhiên nhiều nguyên nhân một trong nguyên nhân là vốn nhỏ không trụ được qua khủng khoảng
    Nên tôi chọn cổ phiếu tương đối tốt thôi, có sức cạnh tranh, lợi nhuận khá nhưng phải có thanh khoản nếu không chỉ cần rủi ro nhỏ xảy ra là CP bị treo không ma nào dám mua

    Cái này thuộc về quản trị rủi ro đảm bảo an toàn đồng vốn của mình
    Chia sẻ
  6. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    PMC thì ngon rồi, nó ở trong danh sách của tôi mà. nhưng nếu cp được thưởng mà chưa về thì cứ đợi nó về tk giao dịch đã. kinh nghiệm với em LIX đó; cp về phát là cho đi hết ngay, và bây giờ vẫn đang giảm dần đều. nhất là giá sau chốt đã tăng lên cao rồi thì càng phải đợi.
  7. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    thế bác gà không biết cuongstock là thuộc hội cái bang à!? các nink đó chẳng đóng góp được mã nào mới mà chỉ một mực bốc thơm mấy mã được chọn để đánh lên.
    topic này muốn giữ được uy tín thì chỉ cần bàn luận về cp nào đạt yeu cầu đầu tư giá trị là được, tức là tìm ra các cp đang giao dịch dưới giá trị tài sản, hoặc cổ tức cao hơn ngân hàng, còn không hô hòa nên mua hay không. Việc mua bán là để tự từng người quyết định.
    có ai lại đi hô hào chỉ cho người khác cơ hội kiếm tiền rất dễ đâu, nếu họ thực sự nghĩ thế. :D nhưng sẽ vấn có những người nghe theo họ, hoặc là do không biết, hoặc là nghĩ có thể nương theo đội lái mà cò mổ. :D
  8. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    bác gà cũng không phải là ôm cp để ăn cổ tức đâu :D trừ cổ đông lớn thì mới làm thế; mục đích của bác ấy là chọn cp phải thật an toàn; bét ra bị kẹp thì ăn cổ tức. :D
    chứ cp thì nó phải giao động rồi, mua cp mà biết được tình huống xấu nhất rồi thì ai mà chẳng muốn đánh cược. mục tiêu cuối cùng vẫn là thị giá của cp tăng lên.
  9. thitde_com

    thitde_com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2013
    Đã được thích:
    6.837
    chọn cp quy mô to hay nhỏ phải dựa vào mục tiêu đầu tư của mỗi người. nói chung thì là nhỏ lẻ thì chẳng ai thích vcb hay ctg cả. tất nhiên trừ ai đó đặt mục tiêu bảo toàn vốn lên hàng đầu.
    tôi thì thường chọn những cp có vdl < 1000 tỷ trở xuống thôi. To quá thì sẽ ít khi biến động lớn.
  10. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654

    tôi cũng có quan điểm vậy, khi cổ phiếu thưởng về sẽ có hàng bán ra và lình xình...khi đó vào cũng chưa muộn.

Chia sẻ trang này