Dự báo PGS trong 8 phiên tới và sự kì diệu của dãy số 1-1-2-3-5-8-13...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cafedem, 29/08/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4827 người đang online, trong đó có 426 thành viên. 20:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 50059 lượt đọc và 1475 bài trả lời
  1. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
    CNG là sản phẩm mới nhưng có biên lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với LPG và từ năm 2010, PV GAS SOUTH đẩy mạnh khai thác sản phẩm này. Do đó biên lợi nhuận của công ty đã gia tăng đáng kể. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh cải thiện tích cực. Các hệ số khả năng sinh lợi đều có sự gia tăng năm sau cao hơn năm trước, kỳ này cao hơn kỳ trước.
    Nhu cầu tiêu thụ CNG rất lớn, cộng với lợi thế độc quyền phân phối, giá mua khí đầu vào được cố định hàng năm ở mức thấp là những cơ sở cho PV GAS SOUTH mở rộng kinh doanh sản phẩm này góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
    Khả năng thanh toán
    PV GAS SOUTH sử dụng nợ phải trả với số lượng lớn, khoảng 70% nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số đó, khoảng 67% là nợ phải trả ngắn hạn. Vì vậy, các hệ số khả năng thanh toán của PV GAS SOUTH luôn duy trì ở mức thấp (< 1 lần). Với việc tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng, tình hình tài chính của PV GAS SOUTH cải thiện tích cực và lành mạnh hơn. Hệ số Nợ/VCSH giảm mạnh từ 4 – 5 lần xuống còn 2,8 lần góp phần gia tăng tính tự chủ về tài chính cho công ty.
    Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhưng nợ vay phải trả lãi chỉ khoảng 40%. Nói cách khác, PV GAS SOUTH chiếm dụng 60% tổng nợ phải trả để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hình thức trả chậm chi phí mua khí từ các thành viên trong cùng tập đoàn dầu khí chiếm tỷ lệ rất lớn (cuối quý 2/2011 tỷ lệ này là 47% tương ứng với số tiền 958 tỷ đồng). PV GAS SOUTH được phép trả chậm 90 ngày chi phí mua khí, trong khi hàng hóa bán ra công ty thu tiền ngay (bán lẻ) hoặc cho khách hàng nợ tối đa 60 ngày (bán buôn). Do đó, kỳ thu tiền bình quân luôn thấp hơn nhiều so với kỳ thanh toán bình quân. Đây là lợi thế lớn trong chính sách công nợ của PV GAS SOUTH. Ngoài ra,
    kết hợp với việc hàng tồn kho của công ty được luân
    chuyển nhanh giúp PV GAS SOUTH có thuận lợi lớn
    trong quản lý dòng tiền luân chuyển phục vụ hoạt động
    kinh doanh.
    HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
    Hoạt động đầu tư của PV GAS SOUTH gồm đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn) và đầu tư
    vào tài sản cố định với 2 đặc điểm sau:
    - PV GAS SOUTH đã sử dụng nợ vay với số lượng lớn để tài trợ cho hoạt động đầu tư.
    Ghi nhận tại thời điểm cuối quý 2/2011 nợ vay tài trợ cho hoạt động đầu tư là 618 tỷ
    đồng, bằng 86,4% vốn chủ sở hữu của PV GAS SOUTH. Do đó, PV GAS SOUTH có
    áp lực lớn về chi trả vốn gốc, lãi vay và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính phụ thuộc
    lớn vào kết quả hoạt động đầu tư.
    - Nhìn một cách tổng thể thì PV GAS SOUTH đã dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho đầu tư
    dài hạn dẫn đến tình trạng vốn luân chuyển phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
    doanh bị thiếu hụt (2009, 2010) hoặc duy trì ở mức khá thấp (30/6/2011). Chính điều
    này tạo nên áp lực lớn cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, chính sách
    công nợ với lợi thế lớn về dòng tiền đã giúp PV GAS SOUTH giảm bớt một phần áp
    lực này.
    Chỉ tiêu (Đvt: tỷ đồng) 31/12/2009 31/12/2010 30/06/2011
    1. Đầu tư tài chính ngắn hạn - 71 208
    2. Đầu tư tài chính dài hạn 108 65 64
    3. Tài sản cố định 314 913 1,061
    4. Vốn chủ sở hữu 192 351 715
    5. Tổng đầu tư (1+2+3) 422 1,049 1,333
    6. Tài sản dài hạn 560 1,301 1,530
    7. Nguồn vốn dài hạn 430 1,136 1,564
    Nợ vay tài trợ cho hoạt động đầu tư (5-4) 230 698 618
    Vốn luân chuyển (7-6) (130) (165) 34
  2. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Cụ thể các khoản mục đầu tư của PV GAS SOUTH:
    - Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của PV GAS SOUTH vào cuối quý 2/2011 là tiền
    gửi có kỳ hạn tại ngân hàng (208 tỷ đồng) nên công ty không có rủi ro cho khoản mục
    này.
    - Công ty mẹ - PV GAS SOUTH có hoạt động đầu tư tài chính dài hạn khá lớn (275 tỷ
    đồng, chiếm 45% vốn chủ sở hữu) bao gồm đầu tư vào 02 công ty con và 02 công ty
    liên kết có cùng hoạt động kinh doanh LPG và CNG.
    Công ty con, liên kết Vốn điều lệ (tỷ đồng) Sở hữu Hoạt động kinh doanh
    Công ty cổ phần CNG Việt Nam 162,50 60,35% Kinh doanh CNG
    Công ty TNHH Khí hóa lỏng Việt Nam 57,90 55,00% Kinh doanh LPG
    Công ty cổ phần Năng lượng Vinabenny 50,04 20,83% Cho thuê kho LPG
    Công ty cổ phần Bình khí Dầu khí Việt Nam 17,25 20,06% Sản xuất bình LPG
    Kết quả kinh doanh năm 2010 của công ty TNHH Khí hóa lỏng Việt Nam khá tốt đạt tỷ
    lệ lợi nhuận trên vốn 17%, đặc biệt CNG Việt Nam đạt tỷ lệ cao 55%. Năm 2011, PV
    GAS SOUTH tiếp tục tăng đầu tư tài chính dài hạn với kế hoạch mua thêm 02 công ty
    kinh doanh gas để nâng thị phần trên thị trường phía nam.
    Nhìn chung hoạt động đầu tư tài chính của PV GAS SOUTH khá tốt với doanh thu tài
    chính năm 2010 đạt 186 tỷ đồng, bao gồm 34 tỷ đồng từ lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức
    được chia (tỷ suất lợi nhuận đạt 12%/vốn đầu tư) và 147 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ
    phần PGD (tỷ suất lợi nhuận đạt 262%/vốn đầu tư 56 tỷ đồng).
    - Đầu tư vào tài sản cố định của PV GAS SOUTH tăng mạnh từ 37 tỷ đồng cuối năm
    2007 lên hơn 1.061 tỷ đồng vào cuối quý 2/2011 do đặc điểm ngành kinh doanh khí
    LPG và CNG đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào các trạm chiết nạp khí, vỏ bình, hệ thống
    kho cảng, phương tiện vận tải khí đến nơi tiêu thụ.. Quá trình đầu tư này đã hoàn
    thành là tiền đề cho PV GAS SOUTH nâng cao doanh thu, gia tăng lợi nhuận trong
    năm 2010 vừa qua và các năm sắp tới.
    Nhìn chung, hoạt động đầu tư bước đầu đã cho kết quả khả quan và việc sử dụng đòn bẩy
    tài chính đã có tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của PV GAS SOUTH.
    Tuy nhiên, hoạt động đầu tư cũng tạo ra một số áp lực cho PV GAS SOUTH trong những
    năm tới đối với các khoản mục như: chi phí lãi vay, chi phí khấu hao, …
    Thông tin mới nhất vào cuối tháng 7/2011, công ty mẹ - PV GAS SOUTH đã quyết định thành
    lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Đông với vốn
    điều lệ 100 tỷ đồng, có hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề.
  3. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LPG ĐÃ NIÊM YẾT
    Hiện tại có 6 doanh nghiệp kinh doanh LPG đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và đây
    cũng là những doanh nghiệp lớn trên thị trường LPG. Năm 2010, 4 doanh nghiệp PV GAS
    SOUTH, PVG, PGC, ASP chiếm hơn 50% thị phần LPG cả nước. Trong đó, PV GAS SOUTH
    là doanh nghiệp có thị phần và sở hữu hệ thống kho cảng lớn nhất, đồng nghĩa với năng lực
    kinh doanh LPG của PV GAS SOUTH là cao nhất trong ngành.
    Mã CK Công suất kho LPG (tấn/năm) Sản lượng LPG năm 2010 (tấn) Thị phần năm 2010
    PGS 8.700 238.667 20%
    PVG 5.893 168.000 14%
    PGC 500 129.873 11%
    ASP 3.100 76.244 6%
    Năm 2010, thị trường LPG nhiều biến động dẫn đến phần lớn doanh nghiệp trong ngành có
    kết quả kinh doanh khá thấp. Riêng PV GAS SOUTH với vị thế dẫn đầu đồng thời hưởng lợi
    lớn từ sản phẩm mới nên đạt kết quả kinh doanh tốt nhất so với các doanh nghiệp trong
    ngành. Mặc dù đã loại trừ một khoảng lợi nhuận lớn từ hoạt động tài chính bất thường nhưng
    các hệ số ROE, EPS của PV GAS SOUTH vẫn rất cao (ROE đạt 42%, EPS đạt 7.300đồng/cổ
    phần).
    - PGS: Biên LNST, ROE, EPS (2010) đã loại trừ lợi nhuận đột biến từ bán PGD
    - PVG: Nếu loại trừ lợi nhuận đột biến từ bán PGD thì 6T2011 công ty lỗ 7 tỷ đồng. Nguyên ngân chi phí
    lãi vay tăng (6T2011 lãi vay là 11 tỷ đồng trong khi cùng kỳ không phát sinh lãi vay)
    - ASP: 6T2011 lỗ 7,9 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 10,7 tỷ đồng
    - VMG: Sở GDCK Hà Nội quyết định tạm ngừng giao dịch từ ngày 26/7/2011. Kết quả kinh doanh 6T2011, VMG
    lỗ 4,25 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 12,49 tỷ đồng.
    Trong 6 tháng đầu năm 2011, phần lớn các doanh nghiệp lại có kết quả kinh doanh không
    khả quan với doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm do chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt là
    chi phí lãi vay có sự gia tăng rất mạnh đã tác động đáng kể đến lợi nhuận của các doanh
    nghiệp. Tuy nhiên, PV GAS SOUTH vẫn tiếp tục là điểm sáng khi đi ngược xu hướng chung
    với lợi nhuận tăng mạnh 580% so với cùng kỳ. (ASP, VMG, PVG – nếu loại trừ lợi nhuận đột
    biến thì có kết quả kinh doanh thua lỗ; PGC và MTG lợi nhuận thấp).
  4. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    TỔNG QUAN NGÀNH KHÍ VIỆT NAM
    Công tác thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1930 nhưng ngành công nghiệp khí chỉ thực sự hình thành vào những năm 1990 với sự ra đời của Công ty Khí đốt (tiền thân của PV Gas). Hiện nay, PV Gas là doanh nghiệp duy nhất tham gia ngành và được toàn quyền khai thác, phân phối khí cũng như các sản phẩm khí từ các bể do PVN sở hữu hoặc liên doanh.
    Theo PV Gas, trữ lượng khí Việt Nam dồi dào, chủ yếu tập trung tại khu vực Nam Bộ. Tổng trữ lượng khí dự báo vào khoảng 1.400 tỷ m3, trong đó được phê duyệt khai thác là 335 tỷ m3 và tính đến hết năm 2010 đã khai thác khoảng 62 tỷ m3.
    Khí khai thác tại Việt Nam chủ yếu là khí thiên nhiên (còn gọi là khí khô, khí đồng hành) và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Hai loại khí này chiếm khoảng 99% tổng sản lượng khí cung cấp tại Việt Nam.
    Hàng năm, sản lượng khí thiên nhiên khai thác của PV Gas vào khoảng 7 - 8 tỷ m3 và chủ yếu cung cấp cho nhà máy điện (90%) và nhà máy sản xuất phân đạm (6%), phần còn lại cung cấp cho các hộ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Trước đây, giá bán khí thiên nhiên do Chính phủ quy định và thường thấp hơn giá thế giới. Tuy nhiên từ năm 2011, giá bán khí sẽ được điều chỉnh mạnh theo hướng tiệm cận với giá khí khu vực và thế giới. Nhu cầu khí tự nhiên ngày càng gia tăng mạnh, trong khi năng lực khai thác gia tăng không đủ đáp ứng nhu cầu. Giai đoạn 2011 – 2015, PV Gas dự báo sẽ có thiếu hụt lớn về nguồn cung cấp khí cho các nhà máy điện, nhà máy đạm mới đi vào hoạt động, dự báo thiếu hụt trên 20% mỗi năm so với nhu cầu.
    Hiện tại, Việt Nam có 2 nguồn sản xuất LPG cung cấp cho thị trường là nhà máy xử lý khí Dinh Cố (trực thuộc PV Gas quản lý) và nhà máy lọc dầu Dung Quất (trực thuộc PVN quản lý, PV Gas độc quyền phân phối). Hai nhà máy này chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ (sản lượng Dinh Cố đạt 15.000 tấn/tháng, khoảng 17% nhu cầu). Do đó, thị trường LPG Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu cả về nguồn cung và giá cả. Trong 10 năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam tăng mạnh từ 0,2 triệu tấn năm 1999 lên 1,2 triệu tấn năm 2010 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Theo PV Gas nhu cầu tiêu thụ LPG sẽ đạt 1,5 triệu tấn năm 2015 và 2 triệu tấn năm 2020 trong khi năng lực sản xuất hầu như không gia tăng trong trường hợp không có các nhà máy lọc dầu mới, dẫn đến khả năng nhập khẩu số lượng lớn LPG để bù đắp cho sự thiếu hụt của thị trường. Khác với khí thiên nhiên do PV Gas độc quyền phân phối, thị trường phân phối LPG có tính cạnh tranh lớn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: PV GAS SOUTH, PVG, Sai Gon Petro, Petrolimex Gas, Anpha Petrol, Elf Gas, Petronas, Shell, ….
    Khí thiên nhiên nén (CNG) là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2009. CNG được lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, được xử lý và nén ở áp suất cao để tồn trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. CNG được sử dụng làm nhiên liệu cho các nhà máy tiêu thụ khí nhưng không có khả năng tiếp cận đường ống dẫn khí và là nhiên liệu sạch cho các phương
    tiện giao thông vận tải thay thế xăng, dầu. Nhu cầu tiêu thụ CNG là rất lớn do đây nhiên liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho động cơ, tiết kiệm 30% nhiên liệu, giá thành thấp hơn 10 – 30% so với xăng, LPG và đặc biệt đây là nhiên liệu được Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…). Hiện tại, sản phẩm này chỉ có PV GAS SOUTH và công ty con là CNG Việt Nam cung cấp và tiêu thụ toàn bộ trên thị trường phía nam với tổng công suất năm 2011 khoảng 120 triệu m3 khí.
    Trong thời gian tới, ngành khí Việt Nam sẽ xuất hiện thêm sản phẩm mới là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Đây là loại khí sẽ được PV Gas nhập khẩu để cung cấp cho thị trường do có sự thiếu hụt lớn kể từ năm 2012 – 2013 khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Về cơ bản, LNG có công dụng tương tự như khí thiên nhiên nhưng nó được hóa lỏng nhờ làm lạnh sâu đến âm 1600C để dễ dàng vận chuyển đến nơi tiêu thụ, sau đó sẽ được chuyển trở lại trạng thái khí nhờ thiết bị hóa khí.
    VỊ THẾ CỦA PV GAS SOUTH TRONG NGÀNH
    Trong lĩnh vực kinh doanh LPG, PV GAS SOUTH là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần và hệ thống kho cảng tại Việt Nam. Năm 2010, PV GAS SOUTH chiếm lĩnh 33% thị phần bán lẻ tại khu vực phía nam và là nhà cung cấp LPG lớn nhất khu vực này. Hệ thống kho cảng LPG của công ty cũng lớn hơn so với các doanh nghiệp.
    Trong lĩnh vực kinh doanh CNG, PV GAS SOUTH là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường.
  5. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    PHÂN TÍCH SWOT Thế mạnh (S) Cơ hội (O) - Vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong kinh doanh LPG (cơ sở vật chất, thị phần, thương hiệu). - Vị thế doanh nghiệp duy nhất sản xuất, phân phối CNG – sản phẩm mới có tỷ suất lợi nhuận cao. - Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các thành viên PVN như: nguồn khí đầu vào được cung cấp ổn định, sự hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ đấu thầu... - Nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam tăng cao trong khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng. - Nhu cầu tiêu thụ CNG rất lớn trong khi nguồn cung hạn chế tạo cơ hội lớn cho PV GAS SOUTH. - Ngành năng lượng Việt Nam nói chung và ngành khí nói riêng đã nhận được sự hỗ trợ lớn của Chính Phủ, sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điểm yếu (W) Thách thức (T) - Hoạt động kinh doanh, đầu tư phụ thuộc lớn vào vốn vay tạo nhiều rủi ro về dòng tiền, rủi ro thanh toán dẫn đến các hệ số tài chính không thực sự hấp dẫn. - Vay nợ đang ở mức cao so với vốn chủ sở hữu (1,12 lần) là điểm yếu khiến khả năng tự chủ tài chính thấp, phụ thuộc lớn vào nguồn lực bên ngoài. - Thị trường LPG nhiều biến động và ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ tạo nên thách thức to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. - Chính phủ từng bước điều chỉnh theo xu hướng tăng giá bán đối với nguồn khí thiên nhiên cung cấp trong nước tạo áp lực gia tăng chi phí đầu vào.
  6. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Năm 2011, kế hoạch kinh doanh của PV GAS
    SOUTH khá thận trọng. So với năm 2010, PV GAS
    SOUTH đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước
    thuế tăng khoảng 9% trong khi sản lượng CNG
    tăng mạnh 92% và sản lượng LPG tăng nhẹ 2%.
    Giá bán CNG do PV GAS SOUTH chi phối nên ít có
    tác động xấu đến kết quả kinh doanh, còn biến
    động giá LPG sẽ đóng vai trò quyết định tăng
    trưởng doanh thu của PV GAS SOUTH trong năm
    2011. Thực tế 6 tháng đầu năm 2011 giá bán LPG
    trong nước tăng 7 lần và giảm 3 lần nhưng vẫn giữ
    được mức tăng hơn 9% so với đầu năm. Do đó kết
    quả kinh doanh của PV GAS SOUTH 6 tháng đầu
    năm 2011 rất khả quan, doanh thu đạt 65% và lợi
    nhuận đã vượt kế hoạch năm 2011.
    Trong nửa cuối năm 2011, khả năng giá LPG giảm
    mạnh là không cao vì nguồn cung trong nước giảm
    do nhà máy Dung Quất ngừng hoạt động trong 2
    tháng để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên có khả
    năng giá LPG sẽ điều chỉnh giảm nhẹ theo xu
    hướng biến động giá LPG trên thị trường thế giới.
    MHBS dự báo năm 2011 PV GAS SOUTH đạt
    khoảng 4.600 tỷ đồng doanh thu và 300 tỷ đồng lợi
    nhuận sau thuế dựa trên một số giả định sau:
    - Sản lượng LPG, CNG kinh doanh đạt kế
    hoạch đề ra.
    - Giá LPG biến động không lớn, trường hợp có
    điều chỉnh trong 6 tháng cuối năm 2011 thì
    biên độ giảm thấp hơn 10% so với hiện tại.
    - Vì thận trọng nên chúng tôi vẫn giữ biên lợi
    nhuận ròng của LPG, CNG tương đương năm
    2010 do chi phí tăng cao. Thực tế 6 tháng đầu
    năm 2011, biên lợi nhuận ròng đạt 7,61% cao
    hơn tỷ lệ 4,45% năm 2010.
    Với những giả định trên, EPS năm 2011 của PV
    GAS SOUTH dự kiến đạt 5.600 đồng/cổ phần. Với
    mức giá 21.400 đồng/cp (31/08/2011) tương ứng
    P/E forward 2011 là 3,8 lần.
  7. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Lưu ý.
  8. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.296
    Quá thận trọng bác ạ. Theo tôi các quý cuối năm biên lợi nhuận ròng sẽ cao hơn mức 7,61% của quý 2, vì thế EPS năm 2011 của PGS phải từ 9-11K.
  9. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2008 2009 2010 2011F
    Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.713 1.979 3.705 4.632
    Giá vốn hàng bán 1.633 1.835 3.305 3.931
    Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 80 144 401 701
    Doanh thu hoạt động tài chính 62 35 186 44
    Chi phí tài chính 17 18 48 103
    Chi phí lãi vay - 13 32 89
    Chi phí bán hàng 69 102 178 215
    Chi phí quản lý doanh nghiệp 11 12 62 78
    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 46 47 299 349
    Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 33 43 312 356
    Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 30 40 275 304
    Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 30 40 226 213
  10. ACL8x

    ACL8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2010
    Đã được thích:
    1
    6 tháng đầu năm có LN 142 tỷ, dự kiến cả năm 213 tỷ, như vậy 6 tháng cuối năm chỉ được 71 tỷ? Quá thận trọng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này