Gió lên rồi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6674 người đang online, trong đó có 963 thành viên. 15:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 300363 lượt đọc và 1741 bài trả lời
  1. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.304
    Bác lại tự ái rồi. Thế này bác nhé:
    1. Bài gốc của tớ không phải là câu hỏi. :
    2. Nếu là câu hỏi thì cũng không sao, bởi góc nhìn đa chiều, phản biện đa chiều là rất cần thiết bác ạ.
    [r2)][r2)][r2)]
  2. mrmaster29

    mrmaster29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    0
    Chào bác, thấy bác có nhiều thông tin về dệt may, em muốn hỏi bác về GMC tiềm năng tốt không? :)
  3. johnherry

    johnherry Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    3.730
    Bác cho em hỏi theo em biết thì rules của VNM là phải có tối thiểu 70% danh mục là cp ở VNam, vậy sao nó còn là câu hỏi lớn nữa ạ?!
  4. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Bác vào cài đặt , bỏ phần đoán chữ thông minh đê[r2)][r2)]
  5. SIF

    SIF Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    45
    Dệt may, dày dép, hàng điện tử.
    TCM muốn thuế nhập khẩu vào Mỹ là 0% thay vì 17% ????
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chuẩn Hut cần nhìn lâu dài một chút nó sẽ tăng chậm theo tt chung giờ có 2 mã ASM và VPH là dòng tiền lớn của tay to đang vào rất mạnh giá trị một lệnh đã tăng gần gấp đôi
    Chart 3 year của VPH...

    [​IMG]

    khả năng cao sẽ tăng tầm 10 lần trong 2 năm tới
  7. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.839
    Thống đốc: Đã có những tín hiệu đảm bảo tín dụng đạt 12%
    Nguồn tin: VOV | 09/06/2013 9:11:10 CH
    In tin |
    Lưu vào sổ tay |
    RSS |
    Chia sẻ Facebook

    Tín dụng thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất và thanh khoản của các TCTD đã tốt hơn nhiều so với 2012.Thống đốc Nguyễn Văn Bình vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, thứ 4.

    Thống đốc cho biết, đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, từng bước hạ lãi suất, tăng trưởng tín dụng hợp lý, ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh.

    Thống đốc khẳng định: "Với các giải pháp đúng hướng, quyết liệt và kịp thời, NHNN đã chủ động chỉ đạo có kết quả mục tiêu giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2012, diễn biến tiền tệ, tín dụng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh”.

    Chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra là 3,03%

    Nhờ thực hiện các giải pháp trên, theo Thống đốc, kết quả đạt được là tổng phương tiện thanh toán tăng khá thể hiện sự thành công trong việc chuẩn bị nguồn lực tháo gỡ khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Đến cuối tháng 5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% so với cuối năm 2012. Trong đó, huy động vốn VND tăng 7,55% mặc dù trần lãi suất huy động vốn VND đã được điều chỉnh giảm đáng kể, đây là nguồn vốn dồi dào và ổn định để các TCTD có dư địa giảm lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng và đảm bảo thanh khoản ổn định, không biến động căng thẳng như các năm trước.

    Tín dụng đối với nền kinh tế tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, sức cầu yếu, khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế, phản ánh nỗ lực của NHNN và hệ thống TCTD trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính đến cuối tháng 5/2013, dư nợ tín dụng tăng 2,98% so với cuối năm 2012 (trong năm 2012, phải đến cuối quý 2, tín dụng mới tăng trưởng dương so với cuối năm 2011); trong đó, tín dụng bằng VND tăng 5,48%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 8,41%, góp phần quan trọng giảm bớt tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

    Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm 2-4%/năm so với đầu năm 2013. Lãi suất của các khoản cho vay mới đã giảm mạnh về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 và thấp hơn năm 2007 là điều kiện tốt để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng. Lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng giảm mạnh và thời gian tới sẽ tiếp tục giảm do từ đầu tháng 5/2013, bốn NHTMNN đã cam kết giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 13%/năm. Lãi suất cho vay giảm mạnh trong khi tín dụng chưa tăng cao cho thấy lãi suất không còn là nhân tố ảnh hưởng tới lưu thông dòng vốn tín dụng và chu chuyển vốn trong nền kinh tế.

    Việc giảm nhanh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, trong đó lãi suất cho vay giảm nhanh hơn so với lãi suất huy động đã khiến cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra của hệ thống ngân hàng giảm mạnh. Hiện nay, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 3,03%; nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch chỉ còn 1,93%, giảm so với mức 2,33%/năm tại thời điểm cuối năm 2012. "Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của các TCTD sụt giảm mạnh trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013” – Thống đốc cho biết.

    Thống đốc cũng bày tỏ tin tưởng: Mặc dù tín dụng 5 tháng đầu năm 2013 tăng ở mức thấp nhưng có những tín hiệu để đảm bảo cả năm tăng trưởng tín dụng đạt mức 12% theo kế hoạch do tín dụng thường tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm (6 tháng cuối năm 2012, tín dụng tăng gần 9%), mặt bằng lãi suất và thanh khoản của các TCTD đã tốt hơn nhiều so với năm ngoái; gói hỗ trợ tín dụng 30 ngàn tỷ đồng cho người có thu nhập thấp, người làm công ăn lương mua nhà ở và cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội; việc sớm đưa công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) vào hoạt động sẽ góp phần xử lý nợ xấu, khai thông tín dụng. Ngoài ra, các giải pháp của chính sách tài khóa như hoãn, giảm các mức phí, thuế, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để xử lý nợ xấu mà trước tiên là nợ đọng xây dựng cơ bản của chính quyền địa phương (khoảng 95 ngàn tỷ đồng) cũng sẽ có tác dụng làm tăng trưởng tín dụng được ấm lên.

    Còn 73,6 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro

    Thống đốc cho hay, đến cuối tháng 4/2013, tổng số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN là 284,4 nghìn tỷ đồng.

    Trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các TCTD vẫn tích cực trích lập dự phòng rủi ro, giảm chi phí hoạt động, lợi nhuận và hạn chế chia cổ tức để tạo nguồn xử lý nợ xấu. Số dư dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng tăng từ mức 59,4 nghìn tỷ đồng cuối tháng 01/2012 lên mức cao nhất 78,6 nghìn tỷ đồng cuối tháng 11/2012 và giảm xuống còn 64,2 nghìn tỷ đồng trong tháng 12/2012 do các TCTD đã sử dụng để xử lý nợ xấu. Đến cuối tháng 4/2013, số dư dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đạt 73,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% so với cuối năm 2012. Thống đốc khẳng định: Đây là nguồn vốn quan trọng mà TCTD có thể sử dụng ngay để xử lý nợ xấu. Nhờ đó, trong năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, tổng số nợ xấu đã được các TCTD xử lý bằng dự phòng rủi ro là 76,7 nghìn tỷ đồng (năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 4 tháng đầu năm 2013 là 7,5 nghìn tỷ đồng).

    Nhờ triển khai chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ các biện pháp xử lý nợ xấu cùng với các biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng đã giúp hệ thống các TCTD giảm dần tốc độ gia tăng nợ xấu từ những tháng cuối năm 2012 và giảm mạnh nhất trong tháng 12/2012 (giảm 12,2%).

    Theo báo cáo của các TCTD đến cuối tháng 4/2013, tổng số dư nợ xấu toàn hệ thống là 137,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7 nghìn tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng 36,2%), tốc độ tăng bình quân 3,94%/tháng (giảm đáng kể so với tốc độ tăng 9%/tháng của cùng kỳ năm 2012). Mặc dù tốc độ tăng của nợ xấu đã được kiềm chế, song tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng lên do dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm. Theo đó, đến cuối tháng 4/2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,67%, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012 và 3,07% cuối năm 2011.

    Vẫn là các NH tự xử lý nợ xấu

    Thống đốc cho rằng, mặc dù, các giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, nhưng việc xử lý nợ xấu cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế: các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là TCTD tự xử lý nợ xấu đã làm giảm mức độ lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn. Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của TCTD và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.

    Nợ xấu lớn, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh là nguyên nhân quan trọng làm giảm kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của các TCTD. Chênh lệch thu-chi lũy kế năm 2012 của toàn hệ thống chỉ bằng 40% năm 2011, của 4 tháng đầu năm 2013 là 13,1 nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều TCTD có chênh lệch thu - chi âm.

    Trong số 104 TCTD có chênh lệch thu – chi dương, có 20 TCTD có mức chênh lệch giảm so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA (chênh lệch thu-chi trên tài sản Có) và ROE (chênh lệch thu-chi trên vốn chủ sở hữu) tương ứng đạt 0,25% và 2,64%. So sánh hai chỉ số này của ngành Ngân hàng với 20 nhóm ngành kinh tế của Việt Nam (được tính toán từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán) thì ROA xếp thứ 20/20 và ROE xếp thứ 11/20. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh thực tế còn thấp hơn nhiều vì việc thực hiện Quyết định 780 đã giúp các TCTD giảm đáng kể mức độ trích lập dự phòng rủi ro.

    Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu còn thiếu sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho việc xử lý nợ xấu; môi trường kinh doanh không thuận lợi khó thu hút các nguồn vốn đầu tư tài chính cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Cơ chế, chính sách xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu./.
    http://www.stockbiz.vn/News/2013/6/...o-nhung-tin-hieu-dam-bao-tin-dung-dat-12.aspx
  8. KimNguu6886

    KimNguu6886 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2013
    Đã được thích:
    1.368
    Ý tôi không quan trọng việc ấy,cái quan trọng là nhiều thứ nó thái quá đâm ra nó chẳng ra làm sao cả,tôi biết bác KQ rất tế nhị rồi nhưng nhiều người không hiểu.
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tôi hiểu ý bác , tình yêu bao giờ cũng là bất diệt chỉ có thời gian sau mới là câu trả lời rất rõ ràng
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Mai em sẽ lý giải chung lên quan đến các mã Tây nó mua ròng gần đây.

    Từ TCM đến PVT, VIP... tưởng như chả liên quan gì nhưng nó có 1 điểm chung mà chúng ta ít để ý đến thôi.

    Nó mua thâu tóm nhóm ngành và đầu tư từ bên trong khác hẳn chúng ta là mua CP và bán khi nó lên. Chúng ta là đầu tư bên ngoài.

    Do khác hẳn nhau cách thức đầu tư nên nếu không đặt mình vào vị trí của chúng để hình dung chúng ta sẽ không giải thích được.

    Hôm nay nghỉ ngơi ở đây thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này