Hãy thắt dây an toàn để vượt qua đợt rung –lắc khi tàu đi vào vùng “địa hình xấu”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 11/01/2012.

3734 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4564 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    chưa biết được đâu bác . các anh nhiều thứ đã ngoài tầm kiểm soát rồi,,,,,,, chỉ toàn biện pháp tình thế để giữ ghế thôi
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot][/FONT] Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Theo tôi thì tỷ giá năm nay sẽ kiểm soát được.. nên tỷ giá có nới thì cũng nới trong tầm cho phép. Tôi thấy bác Bình giải quyết vấn đề có phần căn cơ và mạnh tay hơn.
  3. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.301
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    chưa đâu bác , bác chưa hiểu về lộ trình trả nợ vốn ODA và những khoản phải vay của CP nên bác chỉ nhìn bề ngoài các anh chếm gió . vấn đề tỷ giá sẽ căng thẳng vao năm sau. tôi chưa nói vấn đề mua vWEAPON mà các anh phải thanh toán bằng obama
  5. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    10/01/2012 21:47 | A A A
    Rủi ro hệ thống ngân hàng tăng nhanh


    Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành khẳng định điều này tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam.













    Chiều 10/1, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Dự báo kinh tế 2012 – 2015, nhằm tạo diễn đàn trao đổi đa chiều về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, dự báo tình hình kinh tế năm 2012 và những năm tiếp theo.

    Theo các chuyên gia, năm 2012, kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do chịu tác động từ biến động kinh tế thế giới; lạm phát mặc dù đã giảm từ quý IV của năm 2011, nhưng vẫn ở mức cao; xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng; thâm hụt thương mại và ngân sách nặng nề; hệ thống ngân hàng đối mặt với tình trạng khó thanh khoản.

    Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát trong năm 2012 phụ thuộc lớn vào công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Các chuyên gia đưa ra 2 kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012. Ở kịch bản tốt, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng từ 6-6,3%/năm; Kịch bản trung bình, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6-5,9%/năm. Lạm phát trong năm 2012 có thể giảm xuống thấp từ 8-10%. Trong năm 2013, có thể lạm phát sẽ đưa xuống còn 6-7%.

    Tuy nhiên, việc giảm lãi suất vẫn đứng trước nhiều thách thức vì hiện nay, các ngân hàng thiếu thanh khoản nên không có tiền cho vay; nợ xấu còn rất lớn và không thể giải quyết trong một vài tháng, theo đó nguồn vốn quay trở lại ngân hàng rất ít, chi phí cho vay tăng lên. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp trong năm 2012 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi lãi suất chưa thể giảm xuống mức thấp như kỳ vọng.

    Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: “Hạ lạm phát đến mức nào là đủ để cho nền kinh tế ổn định và phục hồi. Hiện nay tình trạng doanh nghiệp rất yếu, nếu không có khả năng tiếp cận vốn sớm thì sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp diễn ra. Nếu hạ lạm phát xuống 9% như mục tiêu của Quốc hội, lãi suất có thể vẫn còn đến 14-15% thì liệu bao nhiêu doanh nghiệp cầm cự được? Đây là vấn đề then chốt vì gắn với câu chuyện thanh khoản, thanh khoản yếu thì lãi suất rất khó hạ”.

    Theo một số chuyên gia kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm nhất và cần thực hiện ngay trong quý I/2012 là ổn định thanh khoản của hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ như: tái cấp vốn trực tiếp từ ngân hàng, điều hoà vốn từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu vốn, khi có điều kiện thích hợp (lạm phát giảm mạnh và được kiểm soát tốt) thì có thể bỏ trần lãi suất huy động và giảm lãi suất tín dụng (biện pháp này có thể thực hiện từ đầu quý II/2012). Chính sách tiền tệ cần được thực hiện chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, có định hướng tập trung vào những ngành ưu tiên.

    Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: “Kinh tế Việt Nam vẫn còn thách thức, rủi ro hệ thống ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh lạm phát cao, tăng trưởng trì trệ, sản xuất đình đốn, đây là thời điểm khó khăn để lựa chọn chính sách. Ổn định vĩ mô đòi hỏi sự uyển chuyển linh hoạt trong điều hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên chính sách tiền tệ thì uyển chuyển về đối tượng, cung ứng tín dụng. Bên ngân sách cần uyển chuyển về thuế, phân bổ nguồn lực. Bên cạnh đó, điều hành lãi suất cần xử lý về thanh khoản”.

    Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, giai đoạn 2012 – 2015, mục tiêu cơ bản đặt ra là ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với đó là đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này ước đạt từ 6,5- 7%/năm; lạm phát có thể dưới 10% trong năm 2012 và tiến tới giảm xuống còn khoảng 7% trong năm 2015.




    Theo Minh Hà - VOV





    Thứ Tư, 11/01/2012 | 07:01
    _$(document).ready(function(){ _$(".NewsDetail_Box_Title_Right_BookReader").colorbox({width:"60%", inline:true, href:"#inline_bookreader"}); });
    Không đảo nợ chỉ có phá sản?





    Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không tiêu thụ được khối tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ. Còn tình trạng đó kéo dài thì kết quả không có gì ngoài: phá sản.




    Đảo nợ hay nợ chồng nợ?

    Không khác mấy tình hình gần cuối quý 2/2011, những tháng cuối năm trước lại rộ lên hàng loạt dự báo và đồn đoán về nguy cơ sụt mạnh của giá nhà đất ở khu vực phía Nam. Luồng thông tin suy đoán này còn được củng cố một cách chắc chắn bởi hiện tượng giảm mạnh giá bán căn hộ ở các dự án Petro Ladmark thuộc quận 2 và An Tiến ở huyện Nhà Bè tại TP.HCM.
    Nhưng cũng chẳng khác với thời điểm 30/6/2011, ngày 31/12 cùng năm đã lặng lẽ trôi qua mà không chứng kiến một làn sóng "chạy loạn" nào của các doanh nghiệp BĐS. Lại càng không có lấy một ngân hàng nào kêu cứu về chuyện hụt thanh khoản từ nợ khó đòi.
    Cuối cùng, những tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất ở mức 22% và 16% chỉ là khái niệm mang tính tượng trưng. Về thực chất, hoạt động đảo nợ đã diễn ra một cách êm thắm và phổ biến vào cả hai thời điểm trên.
    Những con số được Bộ Xây dựng công bố chỉ vào cuối năm 2011 mới hé lộ một phần về ẩn số đảo nợ mà dư luận và giới đầu tư BĐS trước đó vẫn hoài nghi.
    Theo thống kê của cơ quan này, nhìn chung các khoản tín dụng trong năm 2011 đều giảm: vay xây dựng khu đô thị là 24.618 tỷ đồng, giảm 13,08%; vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (trừ trường hợp khách hàng vay trả nợ bằng tiền lương) là 54.285 tỷ đồng, giảm 26,97%; vay đầu tư, kinh doanh bất động sản khác (xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng) là 38.875 tỷ đồng, giảm 36,23% so với cuối năm 2010.
    Tuy nhiên, cũng báo cáo của Bộ Xây dựng lại cho thấy, vẫn có một số khoản mục có mức tăng dư nợ như: vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 13.877 tỷ đồng, tăng 5,74%. Đặc biệt vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê là 23.453 tỷ đồng, tăng tới 76,6% so với 31/12/2010. Riêng vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 32.573 tỷ đồng, tăng 20,81%.
    Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng từ hầu hết các ngân hàng trong nguyên năm 2011, vì sao lại có những khoản vay tăng khác thường như thế?
    Một điểm đáng chú ý là chính Bộ Xây dựng cũng đánh giá đây là một sự bất thường, khi mà cho vay các khoản mục xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán, cho thuê (thuộc đầu cung) lại tăng quá cao, đến 76,6%, trong khi cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để ở (đầu cầu) lại giảm nhiều tới 26,97%.
    Trong quan điểm của mình, Bộ Xây dựng cũng cho rằng tuy dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản 2011 giảm số tuyệt đối so với cuối năm 2010 (giảm hơn 31.000 tỷ đồng), nhưng không phải giảm tốc độ tăng trưởng theo nghị quyết 11 và các nghị quyết phiên họp khác của Chính phủ.
    Sự "bất thường" chỉ lộ ra vào thời điểm cuối năm có lẽ cũng gián tiếp xác nhận tính chất danh nghĩa về thắt chặt tín dụng của một số ngân hàng thương mại, trong khi về thực chất đã có nhiều khoản vay của doanh nghiệp BĐS, bằng hình thức này hoặc hình thức khác, đã được ngân hàng "biến thái".
    Một trong những cơ sở khích lệ cho sự biến thái trên là tỷ lệ vay trung và dài hạn của doanh nghiệp BĐS chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay BĐS. Nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Xây dựng, trong tổng dư nợ cho vay BĐS, khoản vay ngắn hạn là 40.890 tỷ đồng chiếm 20,08%, vay trung và dài hạn là 162.708 tỷ đồng chiếm 79,92%.
    Vay trung và dài hạn BĐS lại kéo dài từ 3-5 năm. Như vậy, những doanh nghiệp đã vay ngân hàng từ năm 2008, tức vào thời kỳ "đen tối' của thị trường BĐS, cho tới cuối năm 2011 thì vẫn còn "room" thời gian để hy vọng trả nợ. Còn doanh nghiệp nào chỉ mới vay ngân hàng từ hai năm 2009-2010 thì đương nhiên còn dư "quota", thậm chí còn có thể được vay tiếp.

    Kiệt quệ hay phá sản?

    Quyền được vay tiếp cũng chính là là nguyên do dẫn đến con số tăng "bất thường" trong một số khoản vay BĐS, như cách diễn giải của Bộ Xây dựng. Nếu quyền này không được "phát huy" thì làm sao trong bối cảnh gần như không thể tiêu thụ được vài ba phần trăm lượng căn hộ trung - cao cấp còn tồn đọng, các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là khối đại gia, lại có thể triển khai tiếp những công trình dang dở của mình?
    Còn sau một văn bản của Ngân hàng Nhà nước về loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất, dĩ nhiên các ngân hàng càng nhẹ gánh khi không phải quá ráo riết đòi nợ doanh nghiệp.
    Nhưng tất nhiên, nợ bao nhiêu thì vẫn là bấy nhiêu, chỉ có khác biệt là nợ đó được hạch toán vào hạng mục sản xuất hay phi sản xuất mà thôi.
    Hiện tượng đảo nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp BĐS ỏ Việt Nam cũng gần giống như tình trạng tương tự đang diễn ra ở Trung Quốc. Khi mà giá nhà đất đã giảm khá mạnh trong 3 tháng cuối cùng của năm 2011, nhưng trầm trọng hơn là thanh khoản của thị trường gần như đóng băng và doanh số bán nhà của các doanh nghiệp BĐS Trung Quốc bị sụt giảm dến 50-70% so với thời điểm cuối năm 2010, nền kinh tế nước này đã phải đối mặt với một hệ quả rất nguy hiểm là có tới 2.200 tỷ USD do các chính quyền địa phương nợ ngân hàng, trong đó ít nhất 50 thuộc về nợ BĐS, nhưng lại chưa có hy vọng nào được thanh toán.
    Cũng bởi thế, bài toán đảo nợ chỉ có ý nghĩa như một động thái giãn nợ chứ không thể giải quyết bất cứ một vấn đề nào thuộc về thực chất thanh toán. Khi đã được chấp thuận cho đảo nợ, có trường hợp được hạch toán khoản nợ sang một hạng mục khác, doanh nghiệp BĐS có thể được nới thời gian và còn có thể được vay thêm một khoản tiền để dùng chính tiền đó trả lãi vay ngắn hạn.
    Thế nhưng vay nợ không phải là một phạm trù vĩnh viễn, cũng như các ngân hàng luôn cầm đằng chuôi trong mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Dù có thể vượt qua được cơn sóng gió năm 2011, nhưng triển vọng nào cho năm 2012 để các doanh nghiệp BĐS trả được nợ, ít nhất là 20% số nợ vay trong ngắn hạn?
    Tiếp sau những vụ việc gây chấn động giới BĐS như Petro Landmark và An Tiến ở TP.HCM, người ta cũng bắt đầu chứng kiến sự thay đổi khác thường của một doanh nghiệp BĐS hàng đầu ở khu vực phía Nam là Hoàng Anh Gia Lai. Khác hẳn với 9 tháng đầu năm 2011, 3 tháng cuối năm qua lại xuất hiện tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức về khả năng sẽ rút khỏi lĩnh vực BĐS sau 3 năm, tính từ năm 2011. Mặc dù tuyên bố này sau đó đã được chính ông Đức đính chính, thay vào đó sẽ bổ sung 2.500 căn hộ ra thị trường với giá hợp lý vào năm 2012, nhưng sự mâu thuẫn ít nhất về "ý tưởng chiến lược" như thế cũng đương nhiên để lại một dấu ấn nghi ngờ về năng lực trả nợ hiện tại của đa số, nếu không nói là tất cả các đại gia BĐS.
    Nợ chồng lên nợ thông qua đảo nợ, giãn nợ, và do đó làm gia tăng nợ xấu trong bối cảnh chưa có ánh sáng le lói nào cho việc tăng doanh số bán BĐS. Đó cũng là lý do dẫn đến rất nhiều hoài nghi về tỷ lệ dư nợ xấu BĐS chỉ có 4,14%, tức chỉ khoảng 8.000 tỷ đồng, như Ngân hàng nhà nước công bố.
    Theo một số chuyên gia, tỷ lệ thực về nợ xấu BĐS có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba lần con số chính thức.
    Còn trước mắt là thời hạn tháng 6/2012, thời điểm "nợ chồng nợ" tính từ tháng 6/2011. Trong vòng 6 tháng nữa, nếu không "sáng tạo" ra được cách thức nào mới để tiêu thụ tài sản bất động, sẽ có không ít doanh nghiệp BĐS phía Nam phải đối mặt với đáp số kiệt quệ.
    Còn nếu đến cuối năm 2012 mà thị trường BĐS vẫn không được cải thiện ít ra về thanh khoản, đáp số bài toán khi ấy sẽ chỉ còn gọn ghẽ hai từ: phá sản.
    Trường Sơn
    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM

  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot] Đầu năm 2011 nhiều người nói tỷ giá cuối năm sẽ căng thẳng… nhưng bác thấy đó, diễn biến tỷ giá cuối năm khá nhiều. Vốn ODA thường kỳ hạn đến hơn 10 năm -20 năm. [/FONT] Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Xuất khẩu tăng, dự trữ ngoài hối tăng, nhập siêu giảm, kiều hối tăng là những nguyên nhân tác động tốt đến tỷ giá cuối năm 2011, đầu năm 2012.
  7. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    tôi đã nói sai với bác bao giờ chưa , tôi bảo sssss là tôi ssss vì bác không biết làm ở đâu và những vấn đề bất cập của nền kinh tế đó là vấn đề tỷ giá của năm sau.......bác sẽ kiểm chứng vì tôi đang làm cho một tổ chức bieets rất rõ các anh đang yếu ở chỗ nào
  8. inforstock

    inforstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    1.538
    Cho NVH lên thay Vũ Bằng đê.=))=))=))
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} . Bác lý giải sao về việc tỷ giá cuối năm vẫn ổn hơn dự báo của nhiều người ?
  10. pilot

    pilot Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/11/2011
    Đã được thích:
    0
    cu Hoa dang dan la em te:((

Chia sẻ trang này