ICG - "Ông Trùm" đất vàng. Xuất hiện hàng loạt ứng viên nặng ký M&A.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 1Von4Loi, 20/08/2024.

2094 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 03:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 14706 lượt đọc và 112 bài trả lời
  1. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    TP - Chiều 13/2, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM. Từ thực tế chậm trễ, đội vốn của các dự án đường sắt đô thị thời gian qua, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cách làm mới, cơ chế mới để Hà Nội và TPHCM tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các dự án.
    “Nếu chúng ta vẫn duy trình cách làm như 20 năm qua thì trăm năm nữa mới có thể hoàn thiện được hệ thống đường sắt đô thị như mục tiêu đề ra”, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) nêu ý kiến.

    Dự án nào cũng đội vốn và trễ hẹn

    Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, TPHCM, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Minh nêu rõ: Đường sắt đô thị là trục “xương sống” của hệ thống vận tải công cộng, là giải pháp quan trọng, căn cơ để phát triển đô thị hiện đại, bền vững. Từ năm 2007, Hà Nội và TPHCM đã thực hiện các dự án đường sắt đô thị, tuy nhiên quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến tiến độ chậm, không đáp ứng yêu cầu đề ra. Do đó, việc ban hành cơ chế đặc thù nhằm huy động mọi nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động của hai thành phố trong phát triển dự án đường sắt đô thị là hết sức cần thiết.

    [​IMG]
    Việc triển khai dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến “đội vốn” và trễ hẹn hoàn thành nhiều lần.

    Theo Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM đã được Bộ Chính trị thông qua, để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị đến 2045, ước tính tổng nhu cầu vốn của Hà Nội là khoảng 62,25 tỷ USD và TPHCM khoảng 67,15 tỷ USD. Mục tiêu trước mắt được Hà Nội và TPHCM đặt ra là, đến năm 2035 đưa vào khai thác 17 tuyến, đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng 752 km, đảm nhận 35-50% thị phần vận tải hành khách công cộng. Đến năm 2045 đưa vào khai thác thêm 7 tuyến, 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài thêm khoảng 355 km, đảm nhận 50-60% thị phần vận tải hành khách công cộng.

    “Hà Nội và TPHCM là các cực tăng trưởng, đầu tàu kinh tế, có sức lan tỏa lớn. Việc ban hành cơ chế đặc thù giúp hai thành phố đơn giản hóa trình tự, thủ tục, trên quan điểm: Trung ương xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, đảm bảo kiểm soát về mặt vĩ mô, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rút ngắn trình tự, thủ tục để các địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Việc ban hành nghị quyết cơ chế đặc thù cũng giúp huy động tối đa nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi hai thành phố thực hiện thành công mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị bảo đảm hiện đại, bền vững”.

    Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh

    Từ thực tế triển khai các dự án đường sắt đô thị thời gian qua, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ban hành cơ chế đặc thù là cấp thiết. “Nếu vẫn duy trì cách làm cũ theo cơ chế cũ thì trăm năm nữa Hà Nội và TPHCM mới có thể hoàn thành được việc xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị theo quy hoạch”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao đổi với Tiền Phong. Theo ông Thân, để tăng tốc, bứt phá trong phát triển mạng lưới đường sắt đô thị cần phải có các cơ chế đặc thù thực sự đột phá trong thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ, cải cách thủ tục đầu tư - xây dựng. “Nếu vẫn cứ làm theo cách cũ thì các dự án đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM chắc chắc vẫn rơi vào điệp khúc đội vốn và trễ hẹn như đã xảy ra thời gian qua”, ông Thân nói.

    Theo các đại biểu Quốc hội, sau gần 20 năm triển khai, đến nay Hà Nội mới đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, với chiều dài 13 km, còn tuyến số 3 mới đưa vào hoạt động đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy, chiều dài khoảng 8 km. Trong khi đó, TPHCM cũng mới chỉ đưa vào vận hành được tuyến số 1, đoạn Bến Thành - Suối Tiên, với chiều dài khoảng 19,7 km. Điều đáng nói, hầu hết các dự án đường sắt trên khi thực hiện đều gặp vướng mắc, “đội vốn” nhiều lần và liên tục trễ hẹn thời gian vận hành. Điển hình như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, được triển khai thủ tục xây dựng từ năm 2007. Tuy nhiên, trải qua 5 đời bộ trưởng, 13 năm dai dẳng, với khoảng 12 lần trễ hẹn, “đội vốn” từ 8.770 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, dự án mới hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng vào cuối năm 2021.


    Tương tự, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010 và có tiến độ hoàn thành năm 2015 nhưng đến nay cũng mới chỉ đưa vào khai thác 8 km đoạn tuyến trên cao Nhổn - Cầu Giấy, còn đoạn tuyến Cầu Giấy - ga Hà Nội vẫn chưa biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành. Trước mắt, tổng mức đầu của dự án đã tăng từ mức 18.000 tỷ đồng lên hơn 34.500 tỷ đồng.

    Trong khi đó, dự án Bến Thành - Suối Tiên (TPHCM) được phê duyệt vào năm 2007, tổng mức đầu tư là 17.387 tỷ đồng từ vốn vay của Chính phủ Nhật và vốn đối ứng của TPHCM, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Do gặp nhiều vướng mắc, tổng vốn đầu tư dự án đã tăng lên thành con số 47.300 tỷ đồng, 5 lần xin lùi tiến độ. Mãi đến cuối năm 2024, dự án mới được hoàn thành và đi vào hoạt động, khép lại hành trình 17 năm “vật lộn” với “ma trận” cơ chế, chính sách.



    Tăng tính chủ động của địa phương trong thu hút nguồn lực

    Trước thực trạng trên, Chính phủ đề xuất hàng loạt các cơ chế chính sách đặc thù về huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển mô hình quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình giao thông công cộng (TOD); phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo; nguồn vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; các chính sách áp dụng riêng cho TPHCM. Trong đó, việc phát triển mô hình TOD được Chính phủ lý giải sẽ giúp các khu vực quanh nhà ga đường sắt đô thị được quy hoạch bài bản, tăng mật độ dân cư và chức năng thương mại, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế vừa giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân. Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất hướng tới phát triển ngành công nghiệp đường sắt trong nước. Các doanh nghiệp nội địa sẽ có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cho các dự án đường sắt đô thị.

    Đồng tình với các chính sách đặc thù mà Chính phủ đề xuất, đại biểu Trần Văn Lâm, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TPHCM cần nguồn vốn lớn, trong khi thời gian thực hiện thường kéo dài nên huy động vốn rất khó khăn. Do đó, ngoài nguồn lực từ ngân sách, theo ông Lâm cần có các chính sách để huy động các nguồn lực từ xã hội, triển khai dự án theo hình thức TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng), thu hút các doanh nghiệp tham gia khai thác các quỹ đất ở khu vực ga đường sắt làm dịch vụ thương mại.

    Về phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho biết, vừa qua, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp, đại diện các tập đoàn lớn đã bày tỏ mong muốn tham gia vào phát triển ngành công nghiệp đường sắt. Điển hình, như THACO cho biết sẽ tập trung làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, cấu kiện thép; Hòa Phát có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray xe lửa… Vì vậy, theo ông cần có quy định cụ thể về đặt hàng để các doanh nghiệp an tâm đầu tư nguồn lực vào lĩnh vực này.

    Nêu thực tế từ dự án đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên đội vốn, kéo dài thời gian thi công, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, ngoài vướng mắc về cơ chế, chính sách, còn do không làm chủ được công nghệ, dẫn đến lệ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, mỗi dự án lại lựa chọn một công nghệ khác nhau nên khả năng liên kết kém, không giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Do đó, ông Cường đề nghị thực hiện cơ chế đặc thù theo nguyên tắc đặt hàng cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thực hiện dự án. Ví dụ, đặt hàng các doanh nghiệp có năng lực làm các sản phẩm cụ thể như đường ray, toa xe, nhà ga, kinh doanh thương mại,… từ đó thúc đẩy hình thành ra nền công nghiệp đường sắt.

    Thẩm tra các cơ chế đặc thù mà Chính phủ đề xuất, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ sự tán thành quy định các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được chỉ định thầu nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các dự án. “Việc chỉ định thầu các gói thầu thuộc dự án đường sắt đô thị là phù hợp, do tính chất đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ của loại dự án này. Tuy nhiên, đối với các dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD đề nghị cân nhắc thực hiện công tác chỉ định thầu để bảo đảm tính cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả trong việc khai thác, phát triển khu vực TOD”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu.
    milan88 thích bài này.
  2. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Tháng 10 khởi công tuyến Metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
    Hiện Hà Nội đang xúc tiến công tác tái khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào tháng 10 tới và hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2032.

    Sau điều chỉnh, dự án này có tổng chiều dài 11,5 km gồm 8,9 km đi ngầm và 2,6 km đi trên cao; có 7 ga ngầm và ba ga trên cao với 10 đoàn tàu.

    Tổng mức đầu tư dự án là gần 35.600 tỷ đồng, tương đương hơn 1.500 triệu USD. Trong đó, vốn ODA vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hơn 29.000 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội gần 6.000 tỷ đồng.

    Ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: “Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và sẽ lập thẩm định, trình quyết định dự án đầu tư. Dự kiến tuyến này sẽ thực hiện trong 7 năm và sẽ hoàn thành trong năm 2032".

    Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được phê duyệt từ năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu gần 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do một số thay đổi trong thiết kế, đặc biệt liên quan đến khu vực hồ Gươm và vùng phụ cận, nên sau 17 năm hiện mới được tái khởi động trở lại với quyết tâm khởi công dự án trong năm nay.

    Dự án có điểm đầu Nam Thăng Long, lộ trình theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và điểm cuối tại ngã tư phố Huế và Nguyễn Du.

    Theo quy hoạch, tuyến đường sắt số 2 sẽ tạo thành trục xương sống huyết mạch, kết nối khu vực nội đô, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đô thị phía Bắc của Hà Nội.

    Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Ủy ban thành phố cũng giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý đường sắt chuẩn bị tiếp các tuyến như Nam Thăng Long - Nội Bài cũng phải triển khai ngay vì Nội Bài là khu vực quan trọng cho cảng hàng không quốc tế, cửa ngõ. Dự báo, đến năm 2030, cảng hàng không này đạt 60 - 65 triệu hành khách/năm và đến năm 2050 là khoảng 100 triệu hành khách/năm. Còn về tuyến Trần Hưng Đạo - Thượng Đình cũng sẽ phát triển để cho hoàn chỉnh các tuyến".

    Cùng với hai tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy đang hoạt động hiệu quả, việc quyết tâm khởi công dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo trong năm nay là bước đi quan trọng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị văn minh, hiện đại, đồng bộ và bền vững của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân.

    Ngoài tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Hà Nội cũng đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và ưu tiên triển khai tuyến số 5 Nam Cao - Hòa Lạc.

    Tại Kỳ họp bất thường của Quốc hội đang diễn ra, dự kiến các đại biểu sẽ thảo luận và cho ý kiến về dự thảo nghị quyết các cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu nghị quyết được ban hành, đây sẽ là tiền đề giúp hai thành phố lớn đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện tổng thể hệ thống đường sắt đô thị nói chung và các tuyến đường sắt cần ưu tiên triển khai nói riêng.
    milan88 thích bài này.
  3. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết, về hướng tuyến, dự án đã nghiên cứu và lựa chọn theo nguyên tắc tuyến ngắn nhất, thẳng nhất, giảm các công trình trên tuyến, giảm các khối lượng trên tuyến để cân đối được khối lượng đào cũng như khối lượng đắp. Bộ trưởng cũng khẳng định, các công trình trên tuyến được thiết kế để bảo đảm được khả năng chịu lực, đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của quốc gia cũng như của thế giới.

    Đối với khía cạnh tác động tới môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, trên toàn tuyến sử dụng 29% kết cấu là cầu, 7% kết cấu là hầm và hơn 60% kết cấu là nền đường. Các công trình ga được bố trí phù hợp với quy hoạch và đáp ứng được yêu cầu vận tải, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khu vực, phát huy được tiềm năng kinh tế, thương mại của các địa phương. Trong bước tiếp theo, khi có đủ các số liệu khảo sát, thiết kế chi tiết, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo tối ưu, giúp Dự án được thực hiện đạt hiệu quả cao.

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu giải trình

    Về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, Dự án có tiến độ rất gấp, quy mô lớn, nếu thực hiện theo điều kiện hiện hành sẽ không đáp ứng được tiến độ yêu cầu. Đồng thời, với chủ trương của Đảng về tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026-2030 thì việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sẽ là một động lực để góp phần tăng trưởng.

    Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách đã được Quốc hội thông qua cho đường sắt tốc độ cao và những đặc thù của dự án, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các đại biểu, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị sử dụng 15/19 cơ chế chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, và thêm vào 3 cơ chế chính sách khác. Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

    Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, các đại biểu Quốc hội nhất trí về sự cần thiết đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt. Các đại biểu tham gia ý kiến về phương án và hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án, các chính sách đặc thù, đề nghị áp dụng việc khai thác đồng bộ với các tuyến đường sắt hiện hữu khổ 1m và kết nối với các tuyến đường bộ, đường cao tốc và các tuyến đường sắt quốc tế sẽ kết nối.

    [​IMG]

    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận

    Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phát biểu hôm nay và tại tổ để tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định.

    Tại phiên họp này, các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh:

    [​IMG]

    Quang cảnh phiên họp

    [​IMG]

    Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cùng các đại biểu tại phiên họp

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp

    [​IMG]

    Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu giải trình

    [​IMG]

    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận.
    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  4. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Sáng nay 19/2, Quốc hội khóa XV bước vào phiên làm việc cuối cùng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, với việc biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.

    https://cafef.vn/sang-nay-quoc-hoi-quyet-sach-nhieu-van-de-quan-trong-188250219070442869.chn


    Cụ thể, Quốc hội biểu quyết thông qua: Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

    [​IMG]
    Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  5. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Chính thức áp dụng cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

    Quốc hội chính thức thông qua việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng.
    Thứ tư, ngày 19/02/2025 - 09:49

    [​IMG]
    Toàn cảnh phiên họp của Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)
    Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về dự thảo nghị quyết.

    Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả, 459/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 100%), như vậy, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

    [​IMG]
    Kết quả biểu quyết. (Ảnh: DUY LINH)

    Trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng nêu rõ, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành nghị quyết này để giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đáp ứng nhu cầu vận tải công cộng, góp phần phát triển đô thị xanh, bền vững.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với nhiều ý kiến đại biểu, nhấn mạnh việc ban hành nghị quyết thí điểm sẽ tạo cơ sở pháp lý cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thành phố trong thời gian qua, để thực hiện thành công mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo Nghị quyết số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, giúp tạo lập hạ tầng giao thông đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

    Nghị quyết gồm 11 Điều và 1 Phụ lục, quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Về huy động và bố trí nguồn vốn đầu tư, nghị quyết quy định, trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến tại phụ lục kèm theo nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ căn cứ khả năng cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, tối đa không vượt 215.350 tỷ đồng cho thành phố Hà Nội và tối đa không vượt 209.500 tỷ đồng cho Thành phố Hồ Chí Minh trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và 2031-2035 làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án.


    [​IMG]
    Đại biểu tham gia biểu quyết. (Ảnh: DUY LINH)

    Việc phân bổ vốn quy định tại điểm này được sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác; trường hợp sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm thì không phải thực hiện thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước…

    Hội đồng nhân dân thành phố có trách nhiệm cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách địa phương làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục dự án dự kiến.

    Ủy ban nhân dân thành phố được quyết định bố trí vốn từ ngân sách thành phố trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm trước khi có quyết định đầu tư để triển khai thực hiện một số hoạt động phục vụ cho dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD.

    Nghị quyết quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD; quy định về phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực…



    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  6. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Siêu dự án của ICG, có ga ngầm metro kết nối 10 tòa chung cư cao cấp.

    [​IMG]

    Khu đất vàng 5,2 ha.
    [​IMG]

    Ga ngầm metro kết nối:

    [​IMG]

    [​IMG]
    Vị trí 10 tòa chung cư cao cấp:

    [​IMG]
    Khu đất được bao quanh bởi các phố Phạm Ngọc Thạch, Lương Định Của, Đào Duy Anh, Hoàng Tích Trì.

    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
    milan88 thích bài này.
  7. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Đột phá cơ chế cho đường sắt đô thị

    Sự bùng nổ của bất động sản quanh các ga tàu

    ICG - Siêu cổ đất vàng Hà Nội, với hơn 10 ha đất vàng khắp các quận Nội thành.


    --- Gộp bài viết, 19/02/2025, Bài cũ: 19/02/2025 ---
    Ga tàu ngay dự án của ICG

    Ga ngầm metro kết nối:

    [​IMG]

    [​IMG]
    Vị trí 10 tòa chung cư cao cấp:

    [​IMG]
    milan88 thích bài này.
  8. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    BIM Land hợp tác G.Empire Group phát triển kinh doanh Thanh Xuan Valley

    [​IMG]

    Sáng ngày 14/02/2025, tại BIM Gallery (Hà Nội), nhà phát triển BIM Land (thành viên Tập đoàn BIM) và Grand M, đơn vị tư vấn thuộc hệ sinh thái G.Empire Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược phát triển kinh doanh dự án Thanh Xuan Valley – điểm đến mới tọa lạc tại cửa ngõ phía Bắc Hà Nội.


    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Thanh Xuan Valley

    Lễ ký kết có sự góp mặt của đại diện nhà phát triển BIM Land, đại diện các đối tác tư vấn và môi giới chiến lược gồm G.Empire Group, Grand M, Mai Việt Land, cùng sự chứng kiến của các đối tác, đơn vị đồng hành phát triển dự án Thanh Xuan Valley (Khu biệt thự nhà nghỉ cuối tuần và du lịch sinh thái Thanh Xuân).

    Với 30 năm kinh nghiệm kiến tạo những dự án tầm cỡ quốc tế, BIM Land hiện sở hữu quỹ đất hơn 7,2 triệu m2 tại Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Quốc, Ninh Thuận, Lào… đồng thời là đối tác chiến lược tại châu Á của nhiều thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như: Tập đoàn Hyatt Hotels & Resorts, Tập đoàn IHG Hotels & Resorts, Sailing Club Leisure Group, The Ascott Limited, Frasers Property Group… BIM Land tiên phong áp dụng chuẩn mực quốc tế và triết lý phát triển bền vững trong hoạt động đầu tư, kiến tạo những điểm đến an cư và nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam.

    Trong khi đó, Grand M với sự hậu thuẫn từ hệ sinh thái vững mạnh của G.Empire Group đã chứng minh năng lực và kinh nghiệm trong việc tư vấn và phát triển các sản phẩm bất động sản cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Trước khi đồng hành cùng BIM Land với vai trò đơn vị tư vấn và môi giới chiến lược dự án Thanh Xuan Valley, Grand M đã và đang hợp tác cùng nhiều chủ đầu tư phát triển các dự án bất động sản quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại.

    [​IMG]
    Đại diện BIM Land và Grand M ký kết hợp tác

    Bà Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị G.Empire Group – Đại diện Grand M chia sẻ: "Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành đối tác tư vấn và môi giới chiến lược của dự án Thanh Xuan Valley. Grand M cam kết mang đến những giải pháp tiếp cận thị trường hiệu quả, đồng hành cùng khách hàng trong hành trình sở hữu bất động sản đẳng cấp, giàu tiềm năng".

    Bày tỏ sự vui mừng khi Thanh Xuan Valley – dự án trọng điểm của BIM Land có thêm những trợ lực mới, bà Nguyễn Thị Hương Giang – Giám đốc khối Thương mại Bất động sản BIM Land chia sẻ: "Chúng tôi tin tưởng rằng, các đối tác trong đó có Grand M, với kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và tinh thần tiên phong sẽ cùng BIM Land kiến tạo những trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng, thiết lập những chuẩn mực mới trên thị trường bất động sản cao cấp".

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Dung - Chủ tịch HĐQT G.Empire Group - Đại diện Grand M phát biểu tại lễ ký kết.

    Thanh Xuan Valley – Điểm đến mới của BIM Land tại cửa ngõ phía Bắc Hà Nội

    Thanh Xuan Valley là điểm đến mới nhất của BIM Land, hội tụ kinh nghiệm, nguồn lực và triết lý phát triển được đúc rút sau 3 thập kỷ kiến tạo. Dự án được định vị là miền an trú giữa thung lũng thông reo dành cho cộng đồng thượng lưu mới, sở hữu những giá trị cốt lõi hiếm có trên thị trường bất động sản hiện nay.

    Tại Thanh Xuan Valley, BIM Land sẽ giới thiệu những sản phẩm bất động sản an cư trong thung lũng độc đáo và hơn cả là một phong cách sống ưu tú: Thanh Xuan Valley Home.

    "Chính vì sự khác biệt như vậy, chúng tôi kỳ vọng các đối tác sẽ trở thành những người tiên phong, truyền tải trọn vẹn câu chuyện về những ngôi nhà trong thung lũng – nơi thiên nhiên nguyên bản, kiến trúc tinh tế, tiện ích sang trọng và cảm xúc hòa quyện thành một lối sống hiếm có." – Đại diện BIM Land chia sẻ.

    Trước đó, BIM Land và Tập đoàn IHG Hotels & Resorts đã đạt thỏa thuận hợp tác phát triển khu nghỉ dưỡng InterContinental Thanh Xuan Valley Resort, giới thiệu mô hình valley-resort (khu nghỉ dưỡng trong thung lũng) đầu tiên của thương hiệu tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Dự án Thanh Xuan Valley

    Tọa lạc tại cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, Thanh Xuan Valley hưởng lợi từ sự phát triển đồng bộ, hiện đại về hạ tầng giao thông và tầm nhìn phát triển của địa phương. Khu vực này đang đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ những nhà phát triển hàng đầu trên thị trường như VinGroup, BIM Group, Ecopark…

    Sự đồng hành của những đơn vị tư vấn, tìm hiểu nhu cầu thị trường uy tín như Grand M, Mai Việt Land, hứa hẹn tạo nên trợ lực quan trọng để Thanh Xuan Valley trở thành một trong những dự án đáng chú ý trong thời gian tới, thiết lập chuẩn mực mới trên thị trường bất động sản cao cấp tại Việt Nam,.

    Grand M chính thức tiếp nhận các yêu cầu đăng ký tư vấn, giới thiệu thông tin về dự án Thanh Xuan Valley.

    [​IMG]
    milan88 thích bài này.
  9. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    23.079
    Nhìn LSG lại thấy ICG quá rẻ mạt...=)):drm
    --- Gộp bài viết, 20/02/2025, Bài cũ: 20/02/2025 ---
    CTCP Xây dựng Sông Hồng(HNX: ICG)

    BVPS 15,959

    P/B 0.49

    CTCP Bất động sản Sài Gòn Vina(UPCoM: LSG)

    BVPS 11,589

    P/B 1.62
    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  10. leminhuuuu

    leminhuuuu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2021
    Đã được thích:
    206
    cả ngày giao dịch được 500 cổ thì chơi bời gì bác chủ :)))
    1Von4Loi thích bài này.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]