Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6860 người đang online, trong đó có 877 thành viên. 13:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192088 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. jack_aubrey

    jack_aubrey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    523
    Ba
    eo hieu may thang mod f319 lam gi ma cu de van nan nay tai dien. Chui boi nhu bon vo hoc. Thao nao nhan tai tren F cu roi rung dan.
    giakimtu, namoonhailuabuonchung thích bài này.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Điểm mặt 13 doanh nghiệp vượt 100% kế hoạch năm
    Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều đã công bố BCTC quý 3/2013, dù chỉ mới 9 tháng nhưng có khá nhiều đơn vị hân hoan báo lãi vượt kế hoạch năm và không ít trong số đó vượt kế hoạch đến trên cả 100%.
    Tính đến ngày 13/11/2013, theo thống kê của *********, có 446/679 doanh nghiệp đã ra BCTC (không tính công ty mẹ). Trong số 71 doanh nghiệp đã cán đích kế hoạch kinh doanh, có 13 doanh nghiệp đã thực hiện được hơn gấp đôi kế hoạch hay thậm chí gấp 4 đến gấp 5 lần.

    13 doanh nghiệp vượt trên 100% kế hoạch lợi nhuận
    http://image.*********.vn/2013/11/15/lai-vuot-ke-hoach-1.jpg

    Những thành quả đẹp

    CTCP ĐT và XD Thủy lợi Lâm Đồng (HNX: LHC) là một điển hình trong việc doanh thu thuần tăng mạnh, kể từ quý 4/2012 khoản mục này đã luôn đạt trên 30 tỷ đồng. Đặc biệt, quý 3 này doanh thu tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước khi đạt 75 tỷ đồng, nâng doanh thu lũy kế 9 tháng lên gần 154 tỷ đồng, tăng trưởng 240%. Nhờ đó, lãi ròng 3 quý đạt 40 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 3.5 lần và vượt 168% kế hoạch năm.

    Cùng bối cảnh, CTCP Kỹ thuật và Ôtô Trường Long (HOSE: HTL) gây ấn tượng với doanh thu hai quý gần đây tăng vọt lên mức 150 tỷ đồng mỗi quý, việc này đã khiến cho lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt 12.3 tỷ đồng, vượt 145% kế hoạch năm. Theo giải trình từ phía công ty, lãi ròng tăng mạnh nhờ các yếu tố như lãi suất vay ngân hàng thấp, tỷ giá đồng yên Nhật giảm giúp giá thành của những sản phẩm nhập từ nước này trở nên hấp dẫn người tiêu dùng hơn và việc chi nhánh Vĩnh Long bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2012 đã đi vào ổn định và đem về nguồn thu.

    Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.5 tỷ đồng, chỉ riêng quý 2 CTCP Gạch men Thanh Thanh (HNX: TTC) đã gần như hoàn thành mục tiêu cả năm khi ghi nhận 5.48 tỷ đồng lợi nhuận. Lũy kế 9 tháng đầu năm thì TTC đã vượt kế hoạch đến 112% lãi trước thuế. Theo số liệu thống kê, trong vài năm trở lại đây, quý 2 và quý 3 thường là thời điểm đem lại doanh thu, lợi nhuận nhiều nhất cho công ty. So với 9 tháng năm trước, lợi nhuận trước thuế của TTC đã tăng 57% và đạt 11.7 tỷ đồng, theo đó lãi ròng cũng tăng 45% và đạt 10.8 tỷ đồng. Dù doanh thu trong 9 tháng không tăng so với cùng kỳ nhưng giá vốn giảm mạnh đã giúp TTC đạt được kết quả tốt như trên.

    Doanh thu và lợi nhuận của 4 doanh nghiệp có thành quả tốt http://image.*********.vn/2013/11/15/hinh2.PNG


    Cứu cánh từ thu nhập khác

    CTCP Xây dựng số 5 (HOSE: SC5) với kết quả kinh doanh đột biến trong quý 3 đã giúp lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 70 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần kế hoạch năm. Nguyên nhân xuất phát từ việc định giá lại Khu dự án kinh doanh để góp vốn vào công ty TNHH Bay Water, điều này đã đem về lợi nhuận 198 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án. Với 50% vốn góp, SC5 được hưởng 50% lợi nhuận, tương ứng 99 tỷ đồng. Khoản định giá lại đã giúp cho SC5 ghi nhận lợi nhuận khác lên đến 102 tỷ đồng. Qua đó, lãi ròng công ty đạt 47 tỷ đồng trong quý, chiếm đến 90% lãi ròng 9 tháng đầu năm.

    Phải nhấn mạnh, khoản lợi nhuận khác này đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả kinh doanh của SC5 bởi nếu không có nó, công ty sẽ bị lỗ gần 40 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn trong quý 3.

    Cơ cấu lợi nhuận của SC5, VHG, VT0 (Đvt: triệu đồng)
    http://image.*********.vn/2013/11/15/lai-vuot-ke-hoach-3.jpg


    Bên cạnh SC5, CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (HOSE: VHG) cũng đáng nhắc đến khi tiếp tục tạo doanh thu gần gấp đôi trong quý 3, cộng thêm doanh thu tài chính từ thanh lý khoản đầu tư 32 tỷ đồng đã khiến cho lãi ròng đạt 21 tỷ đồng (cùng kỳ trước lỗ 5.7 tỷ đồng).

    Nhắc lại là ngay từ quý 2 thì kết quả kinh doanh của công ty đã rất khởi sắc. Ở thời điểm này, VHG vừa tạo ra doanh thu thuần tăng gấp đôi cùng kỳ, vừa có doanh thu tài chính tăng mạnh lên 32 tỷ đồng, lại thêm thanh lý tài sản 79 tỷ đồng. Từ những nguồn thu này đã giúp trong 6 tháng đầu năm, VHG lãi khủng 64 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi lỗ ròng 8 tháng liên tiếp. Và đây cũng là động lực khiến công ty mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh từ lỗ 20 tỷ đồng sang lãi 130 tỷ đồng.

    So với kế hoạch kinh doanh cũ, công ty đã hoàn toàn bỏ xa nhưng so với kế hoạch đã điều chỉnh thì qua 9 tháng VHG mới thực hiện 58% kế hoạch năm. Có thể thấy, Hội đồng quản trị công ty khá kỳ vọng vào quý cuối cùng của năm.

    Còn CTCP Vận tại Xăng dầu Vitaco (HOSE: VTO) đã vượt kế hoạch lợi nhuận 115% ngay từ 6 tháng đầu năm nhờ khoản lợi nhuận khác đến từ việc thanh lý bán tàu Petrolimex 04. Qua quý 3, mất khoản thu đột biến nên lãi ròng chỉ còn 8 tỷ đồng, giảm đến 37% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, VTO cũng đã vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đến 226%.

    Mặc dù vượt xa kế hoạch đã đặt ra, nhưng cả ba doanh nghiệp trên đều nhờ vào những nguồn thu bất thường, không mang lại dòng tiền như định giá lại tài sản, hay chỉ là những khoản thanh lý. Nếu xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi, ngoại trừ VHG thì cả SC5 và VTO đều không mấy khởi sắc, thậm chí SC5 bị lỗ hoạt động kinh doanh hơn 32 tỷ đồng và VTO lỗ 6 tỷ đồng.

    Bèo nhèo chỉ tiêu

    Đó là trường hợp của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT), với việc đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế chỉ 39 tỷ đồng, công ty đã dễ dàng vượt kế hoạch trước thuế đến 351% và vượt kế hoạch sau thuế 450%. Cụ thể, 9 tháng đầu năm, PVT ghi nhận doanh thu 3,526 tỷ đồng, lãi ròng đạt 176 tỷ đồng.

    Với chỉ tiêu lãi ròng 12 tỷ đồng, quá thấp so với thực hiện năm 2012 (69 tỷ đồng), CTCP Mía đường Sơn La (HNX: SLS) cũng đã vượt kế hoạch 313% khi đạt 49 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước thì kết quả này đã giảm 28% và doanh thu thuần cũng giảm 14% chỉ đạt 512 tỷ đồng.

    Tiếp theo, công ty chứng khoán cán đích lợi nhuận năm ấn tượng là CTCP CK Ngân Hàng ĐT & PT Việt Nam (HOSE: BSI). Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của BSI là 3 tỷ đồng, cực kỳ khiêm tốn so với kết quả thực hiện năm 2012 là 21 tỷ đồng. Trước một kế hoạch thấp như trên, công ty dễ dàng để vượt 200% kế hoạch chỉ trong 9 tháng đầu năm khi lãi ròng đạt khoảng 9.2 tỷ đồng.

    Và chỉ riêng quý 3, BSI đã tạo ra 5.1 tỷ đồng lợi nhuận, chiếm đến 55% kết quả lũy kế từ đầu năm. Điều giúp công ty đạt được lợi nhuận cao trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 7.7 tỷ đồng là nhờ doanh thu tăng mạnh 62% đạt 54.2 tỷ đồng (riêng doanh thu khác là 18 tỷ đồng). Ngoài ra, lợi nhuận khác đạt 1.2 tỷ đồng cũng là một nhân tó góp phần nâng cao lãi ròng của BSI trong quý 3.
  3. DavidDodd

    DavidDodd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2013
    Đã được thích:
    659
    issac thích bài này.
  4. hien83tn

    hien83tn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2011
    Đã được thích:
    274
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Họp “G14”: Tăng tín dụng, đã nới hết cách…!
    Như VnEconomy đề cập ở bản tin trước, một nội dung của cuộc họp là Ngân hàng Nhà nước cùng 14 thành viên nói trên đánh giá về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện nay; trong đó đề cập đến việc đánh giá ảnh hưởng của bão lũ vừa qua đối với các doanh nghiệp, hộ dân vay vốn chịu thiệt hại, để tìm hướng hỗ trợ và khắc phục.

    Và cụ thể hóa thông tin đưa ra tại diễn đàn Quốc hội ngày 1/11 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chủ trì cuộc họp trên và đặt vấn đề xây dựng hướng liên kết 4 nhà trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà đầu tư và ngân hàng), nhằm góp phần thúc đẩy việc giải phóng hàng tồn kho, gỡ khó cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này…

    Quan trọng nhất tại cuộc họp “G14” là việc tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm. Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, nhưng đến thời điểm này mới chỉ đạt được gần 8%. 45 ngày còn lại, để hoàn thành, hệ thống các tổ chức tín dụng cần “đẩy” được thêm 4% nữa.

    Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được đưa ra từ đầu năm, thường có mức độ sai số nhất định khi triển khai trên thực tế, gắn với nhiều biến số của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, năm nay dường như con số 12% trở nên quyết liệt và áp lực hơn với Ngân hàng Nhà nước, khi nó được nhấn mạnh tại nhiều thời điểm từ đầu năm đến nay, cũng như thường có mặt trong nghị quyết về phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng…

    Vậy Ngân hàng Nhà nước hệ thống các tổ chức tín dụng đã làm được gì?

    Phát biểu tại diễn đàn Quốc hội cũng như trong các văn bản gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tin tưởng tăng trưởng tín dụng cả năm 2013 có thể đạt 11 - 12%.

    Song, khoảng 4% cho 45 ngày còn lại là áp lực lớn. Điều này thể hiện ở nội dung cuộc họp 14 ngân hàng lớn sáng 14/11. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã đặt “đề bài” làm sao để đạt được.

    Một lãnh đạo ngân hàng tham gia cuộc họp trên cho biết, có nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận và gần như cả buổi sáng chỉ tập trung để trả lời “đề bài” trên. Tuy nhiên, không có ngân hàng nào trả lời được, hay nói đúng hơn là không có thêm giải pháp mới.

    Thành viên tham dự trên giải thích rằng, bởi suốt từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng cũng đã làm hết mọi cách có thể để thúc đẩy tín dụng.

    “Có lẽ để đẩy nhanh tín dụng cho đạt mục tiêu 12%, trong bối cảnh hiện nay, sau khi đã vận dụng hết mọi giải pháp, thì chỉ còn cách… nới hoặc hạ điều kiện và tiêu chuẩn cho vay”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói.

    Điểm lại, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã dùng mọi cách có thể để hỗ trợ các ngân hàng đẩy vốn ra nền kinh tế, thậm chí có những giải pháp “cực chẳng đã”, nếu không nói là “chệch chuẩn”.

    Ở yếu tố nền tảng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm được lãi suất cho vay về mức khá thấp, giữ được thanh khoản tốt và vốn khả dụng khá dồi dào trong hệ thống qua điều tiết “bơm - hút” vốn…

    Nhà điều hành cũng đã phải nhượng bộ khi ban hành Quyết định 780 cho cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp khó khăn vẫn có thể tiếp cận vốn, ngân hàng cũng bớt áp lực nợ xấu để cho vay ra. Hay sự nhượng bộ bằng lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 thêm 1 năm, tránh siết các điều kiện chặt chẽ hơn tác động đến nguồn vốn các tổ chức tín dụng và hạng mức tín nhiệm của nhiều doanh nghiệp vay vốn.

    Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải có văn bản số 7558 ngày 14/10/2013, có thể xem là “sự nhượng bộ cuối cùng” khi mở cơ chế cho phép tổ chức tín dụng không xem xét các điều kiện về các khoản nợ cũ khi khách hàng vay vốn mới có dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo thu hồi được nợ.

    Ngay cả khi có văn bản 7558, tại cuộc họp “G14” nói trên, có thành viên cho biết là họ cũng không dám cho vay. Bởi những doanh nghiệp đang có nợ xấu được vay vốn tiếp, họ không dùng để triển khai dự án hay sản xuất kinh doanh mà đem đi trả nợ cho ngân hàng khác thì sao?

    Hay ở giới hạn khác, xét thấy nhiều tổ chức tín dụng đủ lực và có đà tăng trưởng tín dụng tốt, Ngân hàng Nhà nước đã nới hẳn rào chỉ tiêu; giới hạn 12% hồi đầu năm đã được nới lên 20%, thậm chí 25 - 26%...

    Tựu trung, như ý kiến của vị lãnh đạo ngân hàng trên, tất cả các giải pháp có thể được đều đã làm, đã nới; cách còn lại chỉ có nước hạ tiêu chuẩn và điều kiện cho vay. Song, điều này là không thể.

    Tại cuộc họp trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng quán triệt, dù nỗ lực thúc đẩy cho vay nhưng yêu cầu tiên quyết là phải luôn đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu lại nảy sinh phức tạp trong tương lai.

    Theo đó, có lẽ chất lượng tín dụng, điểm đến hợp lý của nó và chi phí vay vốn dễ chịu hơn sẽ quan trọng hơn là áp lực của con số 12% mà chỉ tiêu đề ra.
  6. DavidDodd

    DavidDodd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2013
    Đã được thích:
    659

    CMX 200% từ đáy, BLF 350% từ đấy rồi đấy, vừa chửi LAF sao lại nhục ko dám chửi nữa à ?
    Cổ của anh dù tệ đến mấy cũng không tệ như cao sủ dưới đây đâu, đã từng mất trắng gần hết sau vụ VSP và phải đi làm thuê bốc cờ.
    =))=))=))=))=))

    http://f319xen.todo.vn/threads/73682/page-3#post-1045726

    [​IMG]
    khongquen25 Thành viên mới Not Official
    #25
    [​IMG] 27/12/2008, 16:56
    Mất 40% niềm tin nhưng lòng tham vẫn còn 100% thế mới đau !

    Đây là tổng gia tài của cao thủ đã bị vặt lông gần hết , 2 năm sau gần như trắng tay=))=))

    [​IMG]
    khongquen25 Thành viên mới Not Official
    #25
    [​IMG] 04/11/2008, 11:03
    Có em đây. Em chơi toàn SDx là MEC, SIC và SNG. Ngày trước toàn là hàng hiệu nhưng giờ bản thân em cũng kẹp . Em mua để bình quân xuống cả 3 mã này nhưng không có nhiều nên các bác không cần cảnh giác với em đâu.
    SNG: chỉ có 4K bình quân 31
    MEC có 5k bình quân 22
    SIC có 4K bình quân 20.
    Thật thà bằng cha ma quái các cụ dạy thế mà !!!!
    [​IMG]
    khongquen25 Thành viên mới Not Official
    #3
    [​IMG] 03/11/2008, 15:09
    Hehe tin LSCB giảm đã bung ra rồi nhưng MEC vẫn down mới đau. May mà SNG chưa down nên em lại tiếp tục ôm thêm 1 tuần nữa cho chết hẳn !
    Last edited: 16/11/2013
    hungvtt50 thích bài này.
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    nhiều bác ham hố thật , chart vindex năm đã tăng 4 lần nhưng ko vượt đường giá , quí 3 nợ xấu các NH gia tăng mạnh , lợi nhuận giảm , hàng tồn kho hầu hết doanh nghiệp vẫn tăng cao ...dự quí 4 cũng ko sang sủa gì ..khả năng vindex lại rơi về mốc 470
  8. quocdungsd

    quocdungsd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    179
    [ôixxxxxx
    Môi Loại hình dn định giá mỗi kiểu khác nhau bác ạ. Nhà máy thủy điện là loại hình đặc thù, thường lỗ 3->5 năm trước khi có lãi, dòng tiền thu về phía sau vòng đời dự án.



    liote="DavidDodd, post: 9670155, member: 493723"]http://finance.*********.vn/DIENTAYBAC-ctcp-dau-tu-phat-trien-dien-tay-bac.htm

    Điện Tây bắc đây, vốn 300 tỷ, nợ 1400 tỷ, lãi 8 triệu
    bán cho ma=))=))=))=))
    [/quote]
    Môi
  9. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.295
    Mùa BC quý 3 coi như hạ màn, chỉ trừ một số rất ít Blue và Midcap thực sự hàng hiệu, thực sự chính tắc có lợi nhuận cao và bền vững như : VNM, GAS, FPT, HPG, DHG, VSC, VNS, TRA, ... thì số còn lại còn đa phần đều thua lỗ nặng nề. Một số ít các công ty khác tuy có lãi khủng như : PPC, PVT, DRC, HSG, VHG,...nhưng đều xuất phát từ những lợi thế nhất thời (do chênh lệch tỷ giá, do giá nguyên liệu đầu vào giảm sâu, thậm chí còn có thể do cả xào nấu báo cáo)
  10. Bond2011

    Bond2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2013
    Đã được thích:
    6.704
    Môi[/quote]
    Ko đùa với mấy em điện được đâu. KO phải ngẫu nhiên mà nhà nhà đi làm thủy điện đâu.
    Mấy cái điện của xong xuôi rùi và đã phát điện bán bây h là hang hot đó
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này