Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4723 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 15:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 32465 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]





    SỨC SỐNG TRƯỜNG SA

    Nhạc: Nguyễn Hồng Sơn
    Phỏng thơ: Đoàn Vũ Vinh
    Ca sĩ: Trang Nhung

    Bồi hồi xốn xang, tàu lướt sóng đưa tôi thăm Trường Sa
    Đảo nhỏ yêu thương, một thời tuổi trẻ tôi đã qua
    Nắng, gió thiêu thịt da những ngày mưa khát
    Muối đắng môi cười, thèm cọng lá rau xanh…

    Màn đêm chớm buông, Trường Sa sáng lung linh giữa đại dương
    Màu xanh quê hương chen giữa Phong Ba, Bàng Vuông…
    Đảo vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng dữ
    Có sức người đảo bắt sóng vẽ hoa…

    Ôi! Tôi đứng đây giữa biển trời bao la
    Tiếng học vần ê a dưới nếp nhà ngói mới
    Chẳng còn xa đâu, chẳng còn đêm tối
    “Đất ấm tình người, người ấm tình nhau”…

    Ôi! Tôi đứng đây và cất cao lời ca
    Những người lính kiên trung nơi đầu ngọn sóng
    Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì Tổ Quốc
    Đảo đang bừng lên, bừng lên sức sống mới…

    Coda
    Ôi! Tôi đứng đây và cất cao lời ca
    Cột mốc uy nghiêm là hồn thiêng non nước
    Súng chắc trong tay hướng về phía trước
    Thề quyết giữ gìn biển đảo quê hương…


    [​IMG]



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Năm, 15/12/2011, 12:27 (GMT+7)
    Trung Quốc điều tàu tuần tra lớn nhất đến biển Hoa Đông

    TTO - Ngày 14-12, Thời báo Hoàn Cầu cho biết Bắc Kinh đã đưa tàu Hải Giám 50, tàu tuần tra lớn nhất nước này, đến biển Hoa Đông.

    [​IMG]
    Tàu Hải Giám 50 trước lúc khởi hành đến biển Hoa Đông - Ảnh:xinhua
    Tàu Hải Giám 50 là tàu tuần tra hiện đại và lớn nhất Trung Quốc hiện nay, có thể mang theo loại trực thăng Z9A do Trung Quốc chế tạo. Chiếc tàu có tải trọng 3.000 tấn bắt đầu đến biển Hoa Đông từ ngày 13-12.
    Tàu này sẽ đến thăm bãi đá Rixiang và Suyan, sau đó sẽ đến mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu và Bình Hồ, cũng như khu vực hợp tác khai thác và phát triển chung Nhật Bản - Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
    Tàu Hải Giám 50 sẽ phối hợp tuần tra trên biển Hoa Đông cùng với tàu Hải Giám 66 đã được điều đến đây hồi tháng 3-2011.
    Giới chuyên gia cho rằng việc đưa tàu Hải Giám 50 đến khu vực trên có khả năng sẽ gây căng thẳng thêm tình hình tranh chấp giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc, trong đó có Nhật Bản và Đài Loan về quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku).


    Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc đã liên tục căng thẳng về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư. Tokyo cho rằng tàu hải giám Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập trái phép vào vùng biển mà Nhật Bản cho là thuộc chủ quyền của mình.
    MỸ LOAN (Theo Xinhua, Global Times)


    Tham lam thói cũ không chừa !
    Đi đâu cũng cứ nhận vơ của mình !
    Rập rình khiêu khích đao binh ...
    Miệng hô hào giữ hòa bình lân bang !
    Nói láo , hứa cuội , làm càng !
    Tin Tàu nước mất hận mang suốt đời !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa


    TT - Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng *************** khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?

    [​IMG]
    Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa - Ảnh: Đăng Nam Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.
    Xác lập chủ quyền

    Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực
    Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
    Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.
    Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình. Trong suốt ba thế kỷ từ 17-19, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hằng năm để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.
    Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.
    Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự - tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
    Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
    Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
    Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.
    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2-7-1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
    Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12-1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

    [​IMG]
    Được hoàn thành năm 2009, tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (đặt tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) mang tính biểu tượng tâm linh tri ân những người từng hi sinh trên biển Đông bảo vệ chủ quyền biển đảo trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Ảnh: Kim Em Đấu tranh ngoại giao
    Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
    Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.
    Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.
    Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.
    Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.
    Lập cơ quan chuyên trách
    Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).
    Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.
    Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.
    Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.
    Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.
    Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.
    Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.
    Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.
    NGUYỄN THÁI LINH - LÊ MINH PHIẾU - LÊ VĨNH TRƯƠNG (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)

    Thủ tướng ***************:
    Chúng ta làm chủ Hoàng Sa từ lâu
    Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế.
    Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
    Lập trường nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC.
    (Trích nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng *************** ngày 25-11-2011)
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Đại sứ Việt Nam tại Mỹ:
    Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia
    SGTT.VN - "Tôi không thích dùng từ cân bằng để nói về quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ và Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam không dùng quan hệ với nước này để chống nước kia", đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường trao đổi với báo giới bên lề ngày làm việc thứ ba của hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 vào sáng 14.12 tại Hà Nội.
    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bill Burns hôm qua (13.12) khi gặp Thủ tướng *************** đã nhấn mạnh đến việc mong muốn thúc đẩy nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Xin ông cho biết tiến độ hiện nay?


    [​IMG]

    Đại sứ Nguyễn Quốc Cường. Ảnh:


    Sau 16 năm, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển vượt bậc và toàn diện, có khuôn khổ hợp tác rõ ràng trên tất cả mọi mặt từ ngoại giao, chính trị đến giáo dục, thương mại, đầu tư. Lãnh đạo hai nước đã nhiều lần phát biểu mong quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục được nâng lên tầm cao mới. Nhưng tầm cao đó thế nào, nội hàm, tên gọi của quan hệ đó thế nào thì vẫn đang trong quá trình đàm phán.
    Việt Nam có lợi gì từ việc Mỹ nêu rõ lập trường họ duy trì vai trò ở châu Á – Thái Bình Dương?
    Việt Nam hoan nghênh tất cả đóng góp của tất cả các nước cho hòa bình, ổn định phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kể cả từ phía Mỹ.
    Sự nổi lên của Trung Quốc có được đề cập trong làm việc của ông với phía Mỹ?
    Tôi có tiếp xúc nhiều với chính giới Mỹ, từ bộ Ngoại giao, Quốc phòng, hội đồng an ninh quốc gia, các nghị sĩ Mỹ, các học giả Mỹ, họ nói nhiều về sự nổi lên của Trung Quốc. Tôi cũng nói với họ rằng, sự nổi lên của Trung Quốc đối với Việt Nam có cả thách thức và cơ hội. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội nhiều hơn. Nhưng ta cũng thấy rõ những thách thức đó. Còn phía Mỹ cũng nói rõ Mỹ mong muốn Việt Nam có quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ.

    Việt Nam nên làm thế nào để cân bằng và hưởng lợi từ quan hệ với Trung Quốc và Mỹ?
    Tôi không thích từ cân bằng. Chính sách của Đảng và Nhà nước đã nói rất rõ, Việt Nam thi hành chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phuơng hóa, mong muốn phát triển quan hệ tốt với tất cả các nước, với cả Trung Quốc, cả Mỹ, các nước ASEAN, châu Âu… trên cơ sở độc lập tự chủ. Nguyên tắc lớn trong tất cả các mối quan hệ đó là theo hiến chương LHQ, theo luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Khi nêu những nguyên tác lớn đó, phía Mỹ cũng rất đồng ý. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ rất đa dạng như vậy thì chúng ta muốn quan hệ tốt với tất cả. Ta không dùng quan hệ nước này để chống nước kia. Ta không dùng quan hệ với Trung Quốc để chống Mỹ, cũng không dùng quan hệ với Mỹ để chống Trung Quốc.
    Theo ông, thái độ của Việt kiều ở Mỹ với các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo như thế nào?
    Phải nói Việt kiều rất quan tâm các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo trong nước. Nếu theo dõi trên mạng sẽ thấy rõ điều đó. Qua các cuộc gặp của tôi với cộng đồng người Việt, báo chí người Việt Nam ở hải ngoại hỏi rất nhiều về vấn đề này. Tôi khẳng định rõ với báo chí người Việt rằng, với người Việt Nam, chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ rất thiêng liêng, thiêng liêng với mọi người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Vấn đề quan trọng là làm sao xử lý bình tĩnh các khác biệt, duy trì được môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước và giải quyết những khác biệt đó trên cơ sở đàm phán và luật pháp quốc tế.
    Công tác kiều bào nói chung thì sao, thưa ông?
    Mỹ là địa bàn trọng tâm về công tác kiều bào. Trong số 4 triệu kiều bào thì 2 triệu là ở Mỹ. Tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số cộng đồng người Việt Nam ở các bang. Tâm tư tình cảm chung là họ rất quan tâm đến tình hình đất nước, đến sự phát triển của đất nước, tình hình an ninh của đất nước. Mong muốn của họ là làm sao đất nước được ổn định, được phát triển đi lên. Đó là điều rất trân trọng. Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến rất thẳng thắn đóng góp. Qua đó tôi cũng thấy sự chân tình, tấm lòng của những người xa tổ quốc, hướng về tổ quốc, rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng công tác với người Việt Nam ở Mỹ là một công tác trọng tâm của đại sứ quán.
    Đại sứ có nhận định và chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn với doanh nghiệp Mỹ?
    Cảm nhận của tôi là các doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Có thể nói hàng tuần tôi đều tiếp các doanh nghiệp Mỹ. Tháng nào cũng có hiệp hội doanh nghiệp khác nhau của Mỹ ở Washington D.C và các địa phương tôi đến thăm muốn có tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.
    Tôi cũng tiếp một số doanh nghiệp Việt Nam muốn sang đầu tư làm ăn tại Mỹ. Tuy nhiên sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ, đặc biệt chủ động trong quá trình hai bên tham gia đàm phán TPP so với doanh nghiệp Mỹ còn kém nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa, các hiệp hội doanh nghiệp cần chủ động có ý kiến với Chính phủ, đoàn đàm phán để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình đàm phán.
    Trong đàm phán TPP hiện nay, duy nhất có hiệp hội Dệt may chủ động cử người đi tham gia cùng đoàn đàm phán Việt Nam. Các hiệp hội khác chưa quan tâm đúng mức. Các hiệp hội công nghiệp của Mỹ họ quan tâm rất lớn, vận động hành lang đoàn đàm phán rất ghê để bảo vệ quyền lợi của mình. Cũng có những hiệp hội vì quyền lợi của mình sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam. Có những hiệp hội làm ăn với Việt Nam đã lâu thì chính là người bảo vệ lợi ích của chúng ta và đấu tranh lại với đoàn đàm phán Mỹ. Do đó, doanh nghiệp càng tham gia tích cực bao nhiêu thì càng bảo vệ lợi ích của mình bấy nhiêu.
    Làm ăn ở thị trường Mỹ phải đúng luật, bài bản, lâu dài, sẵn sàng cho những vụ kiện tụng. Quá trình kiện bán phá giá liên quan đến thép chúng tôi đang tiếp tục. Đặc biệt hiệp hội Thép liên quan làm sao tham gia từ đầu, tránh việc vụ kiện ra các nơi mà chúng ta không tham gia từ đầu.
    Việt Anh (ghi

    http://sgtt.vn/Thoi-su/156993/Viet-Nam-khong-dung-quan-he-nuoc-nay-de-chong-nuoc-kia.html
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...ap-ham-da-cho-tau-san-bay-Trung-Quoc/85484.gd

    Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc

    Thứ năm 15/12/2011 15:53
    (GDVN) - Nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, họ đã từ chối bán cho Trung Quốc 4 bộ cáp hãm đà để trang bị cho tàu sân bay Shi Lang.
    Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua bốn bộ cáp hãm đà cho tàu sân bay Shi Lang (trước đây là Varyag). Theo thông tin từ ngành công nghiệp đóng tàu của Nga đề cập đến tạp chí Quốc phòng châu Á Kanwa cho biết.

    Theo tạp chí Kanwa, những hệ thống cáp hãm đà được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu Cơ khí Hàng hải Petersburg của Nga. Trung Quốc đã sang đàm phán để mua lấy 4 bộ cáp hãm đà như vậy.

    Tuy nhiên phía Nga đã từ chối bán cho Trung Quốc các thiết bị hệ thống này với lý do tích chất quan trọng chiến lược của thiết bị.


    [​IMG]Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc
    Tổng biên tập của tạp chí Quốc phòng châu Á Kanwa Andrei Chang cho biết, việc Nga từ chối bán cáp hãm đà cho tàu sân bay Trung Quốc thực tế là do sợ rằng Trung Quốc sẽ sao chép các thiết bị mua được và sẽ sử dụng theo quan điểm riêng của mình trên các tàu sân bay hiện tại và tương lai, cũng như trường hợp Trung Quốc đã sao chép hầu hết các công nghệ của Liên Xô và Nga nói chung.

    Trong đó, tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc hứa hẹn sẽ trang bị các máy bay tiêm kích hạm J-15 mà được sao chép từ máy bay Su-33 mua lại của Ukraina.

    [​IMG]Shi Lang trong chuyến thử nghiệm trên biển lần hai. Ảnh chụp từ chiếc Boeing 737
    Trung Quốc đã mua lại tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành chỉnh của Ukraina vào năm 1998 với mức giá được bán theo loại "phế liệu".

    Các thiết bị chính và các thành phần, trừ các bộ cáp hãm đà đã được Trung Quốc lắp đặt đầy đủ trên tàu sân bay của họ từ giữa mùa hè năm 2011, và vào tháng 8/2011, tàu sân bay Shi Lang đã chạy thử nghiệm đầu tiên trên biển.


    Cuối tháng 11/2011 vừa qua Shi Lang cũng vừa chạy thử trên biển lần 2 được cho là thành công, và có khả năng sẽ bắt đầu phục vụ trong Hải quân Trung Quốc trong năm 2012.

    Trịnh Xuân Tuân (theo Lenta)

    Trung Quốc Thử Tàu Sân Bay
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111213110854979p0c1013/thang-62012-se-thong-qua-luat-bien.htm

    Tháng 6-2012 sẽ thông qua Luật Biển
    Văn phòng Quốc hội: Các phiên trả lời chất vấn kỳ họp vừa qua là đạt. Các đại biểu: Chưa thuyết phục!

    Ngày 13-12, Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã họp cho ý kiến về báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai, QH khóa XIII và cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ ba tới (từ ngày 21-5 đến 21-6-2012).
    Theo Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc, kỳ họp tới đây dự kiến QH sẽ xem xét nhiều vấn đề lớn của đất nước như công tác xây dựng pháp luật, tái cơ cấu nền kinh tế, giáo dục đào tạo… Ông Phúc cũng cho hay dự án Luật Biển Việt Nam sẽ bố trí trình QH xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ ba tới.
    Đánh giá về kỳ họp vừa qua, ông Phúc cho rằng việc rút ngắn thời gian chất vấn xuống còn 2 phút/một lần đã giúp cho nhiều đại biểu (ĐB) được hỏi. Nhìn chung người hỏi và người trả lời đều ngắn gọn, thuyết phục, đi đúng trọng tâm vào những vấn đề QH đã lựa chọn. “Các phiên chất vấn thực sự dân chủ, thẳng thắn, không gay gắt, thể hiện tinh thần xây dựng. Nhiều vấn đề qua phiên chất vấn đã được làm rõ, đi đến cùng. Công tác điều hành phiên chất vấn cũng thể hiện sự quyết liệt, linh hoạt, hạn chế sự trùng lắp…” - ông Phúc đánh giá.
    [​IMG]
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi khai mạc. Ảnh: TTXVN
    Tuy nhiên, nhiều ĐB tỏ ra chưa đồng tình với đánh giá về trả lời chất vấn nêu trên. Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai dẫn chứng: Kỳ họp vừa qua, chúng ta chất vấn Bộ Tài chính và Bộ Công Thương về giá xăng dầu nhưng trả lời của các bộ trưởng vẫn chưa làm rõ kinh doanh xăng dầu lời hay lỗ. Do đó, phải tăng tính tranh luận và phải đi đến cùng các vấn đề đưa ra chất vấn.
    “Tôi phải nói thẳng là trả lời trong phiên chất vấn vừa qua chưa thuyết phục. Tính tranh luận không được bao nhiêu vì có quá nhiều người cùng hỏi một lúc” - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước nói.
    Trưởng ban Công tác ĐB Nguyễn Thị Nương cũng phản ánh: Rất nhiều cử tri đề nghị QH điều hành sao cho ĐB hỏi trực tiếp và người trả lời cũng trực tiếp. Gom nhiều câu hỏi rồi trả lời một lượt, cử tri không theo dõi, giám sát được.
    Ghi nhận các ý kiến trên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các ủy ban của QH cần quan tâm, chuẩn bị kỹ các nội dung cho kỳ họp tới. Các ủy ban cần quan tâm đặc biệt tới các vấn đề về tái cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục, tiền lương vì có thể thảo luận các vấn đề trên trong 1-2 ngày…
    Nhiều văn bản pháp luật vi phạm
    Cùng ngày, TVQH cũng đã nghe và cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp.
    Theo báo cáo, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều tỉnh, thành còn chồng chéo về thẩm quyền trong cùng một lĩnh vực. Nhiều địa phương khi ban hành văn bản còn chưa hoàn thiện về trình tự, thủ tục…
    THÀNH VĂN
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Goc-nhin/156951/Dat-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-len-hang-dau-.html

    Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu (*)
    SGTT.VN - Tại Hà Nội, hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng” đang được tổ chức. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo. Sài Gòn Tiếp Thị xin lược trích ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư.

    [​IMG]

    Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngành ngoại giao phải góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, kể cả trên biển. Ảnh: Minh Đức


    Trong quá trình triển khai thực hiện phương hướng, nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội XI, tôi muốn gợi ý ngành ngoại giao chú trọng một số công việc chủ yếu sau:
    Một là, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, vừa mang tính tổng thể vừa có chiều sâu hơn, nhất là những diễn biến mới gần đây; chỉ ra những nguyên nhân nảy sinh; dự báo chiều hướng phát triển; phân tích tác động tới quan hệ quốc tế cũng như nước ta, từ đó đề xuất với Đảng và Nhà nước những chủ trương, quyết sách thích hợp, nhằm tận dụng những cơ hội, ứng phó với những khó khăn, thách thức mới. Đặc biệt chú trọng những nghiên cứu mang tính tổng thể và dài hơi trong quan hệ với các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp tới thế giới, khu vực và với nước ta; quan tâm thích đáng đến các vấn đề của khu vực… Cố gắng đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực, tránh sơ lược, hình thức.
    Hai là, cần cụ thể hoá chủ trương mới mà Đại hội XI đã nêu ra là hội nhập quốc tế nói chung chứ không chỉ là hội nhập kinh tế, từng bước đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu bền vững. Một hướng hoạt động có ý nghĩa quan trọng là tiếp tục thực hiện và mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi vì lợi ích của mỗi nước và lợi ích chung của hoà bình ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, ngành ngoại giao cần xây dựng đề án tổng thể để thực hiện chủ trương này với những nội hàm, phạm vi, biện pháp và lộ trình thực hiện cụ thể.
    Ba là, đi đôi với đề án tổng thể về hội nhập quốc tế, cần đề xuất biện pháp để phát huy vai trò của nước ta như một thành viên tích cực, chủ động của các thể chế khu vực và toàn cầu. Một mặt, ta cần tích cực phối hợp hưởng ứng thực hiện những sáng kiến, đề xuất xây dựng của các thành viên khác trong cộng đồng khu vực và thế giới; mặt khác, cũng cần phát huy vai trò chủ động của mình, có những đóng góp thiết thực vào các sinh hoạt quốc tế vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
    Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… Theo đó, tư tưởng chỉ đạo của hoạt động đối ngoại là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế.

    Bốn là, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan triển khai chủ trương nêu trong văn kiện Đại hội XI của Đảng là chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, cũng như tham gia vào một lĩnh vực mới đang nổi lên là hợp tác quốc tế để đối phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ và điều tiết các nguồn nước... là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước ta. Hoàn thiện các cơ chế, các quy định về sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, bảo đảm ngày càng có hiệu quả thiết thực.
    Năm là, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tìm kiếm phương cách thích hợp, góp phần trực tiếp vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong ngắn hạn là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; trong trung và dài hạn là tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về phương diện này, ngành ngoại giao có thể phát huy lợi thế có hiểu biết và quan hệ rộng rãi với thế giới, tham khảo và cung cấp những kinh nghiệm của các nước trong việc xử lý những vấn đề tương tự, đồng thời góp phần tranh thủ đến mức cao nhất nguồn lực của bên ngoài.
    Sáu là, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, kể cả trên biển, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng. Ngành ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành hữu quan, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế; đồng thời tăng cường đấu tranh dư luận, đấu tranh pháp lý bằng những luận cứ sắc bén cũng như thông qua đối thoại xây dựng, bình đẳng nhằm phản bác, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
    Ngoại giao có trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai đàm phán để tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp trong khuôn khổ song phương trên vấn đề liên quan chỉ tới hai nước, và đa phương trên những vấn đề liên quan tới nhiều nước, nhiều bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), đồng thời cùng các nước hữu quan sớm soạn thảo bản Quy tắc ứng xử (COC).
    Bảy là, tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan tiếp tục thực hiện nghị quyết 36 của Bộ Chính trị (khoá IX) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
    Tám là, cùng với các ngành hữu quan làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, góp phần nâng cao giá trị Việt Nam trong con mắt bạn bè và nhân dân thế giới.
    Cuối cùng, và có thể là điều có ý nghĩa quyết định nhất, đó là xây dựng ngành ngoại giao, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới.
    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
  8. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    chứng khoán thế nào rồi pác ơi
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111213121632...nhap-wto-doi-thu-dang-ngai-cua-phuong-tay.htm

    10 năm Trung Quốc gia nhập WTO: Đối thủ đáng ngại của phương Tây
    61% số người Mỹ được hỏi cho rằng kinh tế Trung Quốc tác hại đến kinh tế Mỹ.

    Ngày 11-12-2001, Trung Quốc phải trả giá đắt để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lúc đó, Trung Quốc phải nới lỏng hơn 7.000 hạn ngạch thuế quan và nhiều rào cản thương mại khác.
    Nhiều nhà phân tích lúc đó lo sợ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sẽ đè bẹp nông dân và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Ở mức độ nào đó, vấn đề nêu trên đã xảy ra. Tuy nhiên, về tổng thể, Trung Quốc đã trải qua một trong những thập niên tốt nhất trong lịch sử kinh tế toàn cầu.
    Theo ông K.C. Fung, GS kinh tế học tại ĐH California-Santa Cruz, các nhà đầu tư nước ngoài cũng hưởng lợi lớn. Vốn đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Trung Quốc thu về lợi nhuận 13,5%, so với mức 9,7% toàn cầu.
    Tuy nhiên, tại Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, người Mỹ lại có cách nhìn tiêu cực. Trong cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 61% số người Mỹ được hỏi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tác hại xấu đến kinh tế Mỹ và chỉ 15% cho rằng đó là điều tốt. Điều này phản ảnh phần nào chính sách khăng khăng giữ tỉ giá hối đoái thấp của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Biếm họa của MARTIN SUTOVEC (Slovakia).
    Kinh tế Trung Quốc bành trướng, doanh nghiệp nước ngoài than thở về cuộc chiến thương mại từ Trung Quốc, dù vậy vẫn tham gia vì thị trường Trung Quốc sinh lợi nhiều.
    Nhiều công ty nước ngoài cảm thấy họ không chỉ cạnh tranh với các công ty Trung Quốc mà cả với nhà nước Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc sở hữu hơn 100.000 công ty và hỗ trợ nhiều công ty khác.
    Để đáp trả, Mỹ thường sử dụng biện pháp song phương tại WTO. Tuy nhiên, các công ty Mỹ lại lo ngại bị Trung Quốc trả thù nếu cung cấp bằng chứng chống Trung Quốc trong các xích mích thương mại.
    Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay không còn lo ngại bộ máy của WTO. Theo GS Henry Gao tại ĐH Quản trị Singapore, trong những năm đầu làm thành viên WTO, Trung Quốc áp dụng giải pháp tránh đối đầu.
    Ví dụ năm 2006, Mỹ dọa sẽ nộp đơn khiếu nại Trung Quốc về thuế áp dụng trên giấy công nghiệp, ngay hôm sau Trung Quốc bỏ ngay thuế đó. Hiện nay thì khác, Trung Quốc sẽ chỉ nhượng bộ nếu thua kiện.
    Một yếu tố cạnh tranh đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp nước ngoài là thị trường nội địa Trung Quốc. Ví dụ như thị trường thanh toán điện tử. MasterCard phát hành thẻ thanh toán đầu tiên tại Trung Quốc năm 1986. Thương hiệu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế ở thời điểm Trung Quốc gia nhập WTO. Sau đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành thẻ thanh toán China UnionPay và cho công ty này độc quyền trong lĩnh vực thanh toán đồng nhân dân tệ giữa thương nhân và ngân hàng. Sau đó thị trường này phát triển lên gấp 10 lần, trị giá khoảng 1.600 tỉ USD.
    QUANG MINH (Mỹ
  10. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    chú ở Đà Nẵng à
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này