SOI HSG

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungtri, 04/05/2016.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3895 người đang online, trong đó có 214 thành viên. 06:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 508242 lượt đọc và 4255 bài trả lời
  1. mover1299

    mover1299 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    8.766
    HSG ra tin phòng vệ thương mại và lợi nhuận quý 3 sẽ phi tít tắp. Cho HPG phi trước :)
    thatnhudem, hungtri, Meo_MeoTM1 người khác thích bài này.
  2. dungcuhg

    dungcuhg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    201
    Phòng vệ thương mại thì hpg đc hưởng lợi nhất chứ ko phải hsg
  3. luonguct

    luonguct Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/03/2016
    Đã được thích:
    13.685
    Là phòng vệ cho tôn màu và tôn mạ chứ không phải là phòng vệ cho Thép bác à! Sắp rồi!
    thatnhudemMeo_MeoTM thích bài này.
  4. mover1299

    mover1299 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Đã được thích:
    8.766
    Tặng các bác bài phân tích về phòng vệ thương mại, khi có rồi thì hảng tỷ đô là nhập khẩu tôn, thép từ nưóc ngoài sẽ về tay các doanh nghiệp trong nước. Lợi nhuận do đó sẽ tăng lên rất nhiều:

    Biện pháp Phòng vệ thương mại
    Con át chủ bài trong thời kỳ hội nhập


    Với xu hướng hội nhập ngày một sâu rộng của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam với hàng loạt những Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương thế hệ mới được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan… đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng như người tiêu dùng với nhiều sự lựa chọn hàng hóa giá rẻ, chất lượng cao. Tuy nhiên, sự tự do hóa này cũng mang lại những đe dọa và thách thức lớn với các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Điều này đã và đang diễn ra chứ không hẳn chỉ còn là đe dọa tiềm ẩn nữa và nó thể hiện rõ ràng qua sự gia tăng mạnh, thậm chí đột biến trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam trong thời gian qua và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, đe dọa tới sự tồn tại của ngành sản xuất trong nước, điển hình như nhóm các sản phẩm về thép, dầu ăn, bột ngọt… Trước bối cảnh đó, ngành sản xuất trong nước đã phải sự dụng đến “rào chắn” cuối cùng là các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của mình. Bài viết này sẽ phân tích rõ hơn về các công cụ này và công dụng của nó đối với ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng.

    1. Biện pháp phòng vệ thương mại là gì (trade remedies)

    Trong hệ thống thương mại quốc tế, song song với xu hướng chính là tự do hóa thương mại: cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật, hàng rào phi thuế quan nhằm tạo điều kiện tối đa cho sự lưu thông của hàng hóa thì chính hệ thống này lại quy định một số quy định mang tính “ngoại lệ” để các nước thành viên sử dụng nhằm hạn chế sự tự do hóa thương mại trong những tình huống và bối cảnh cụ thể. Đó được gọi là các biện pháp khắc phục thương mại (trade remedies) hay thường được gọi với tên là các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).

    Các biện pháp PVTM gồm 03 biện pháp chính: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ. Bản chất của các biện pháp PVTM là nhằm đối kháng lại các hành vi thương mại không công bằng (unfair trade) như bán với giá thấp hoặc được trợ cấp để bán với giá thấp hoặc gia tăng ồ ạt lượng nhập khẩu gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Việc đối kháng đó nhằm đưa thương mại trở lại trạng thái cân bằng và lành mạnh dưới các hình thức như: tăng thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan… nhằm ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nước nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể nói, đây là công cụ cuối cùng và duy nhất giúp cho các nước có thể tăng thuế nhập khẩu một cách hợp pháp vượt cao hơn mức thuế trần (mức thuế tối đa mà các nước cam kết có thể tăng lên khi tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do) nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước.

    [​IMG]

    Tóm tắt đặc điểm của các biện pháp PVTM:

    - Mặc dù các điều kiện để áp dụng biện pháp PVTM rất chặt chẽ để tránh việc lạm dụng bảo hộ. Tuy nhiên, một khi các doanh nghiệp thành công trong việc yêu cầu áp dụng biện pháp PVTM thì lợi ích mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn vì các lý do sau:

    + Mức thuế PVTM áp dụng được phép vượt ra khỏi trần cam kết và ở mức rất cao; Thực tiễn cho thấy các mức thuế PVTM đã được áp dụng bởi Hoa Kỳ, EU… đã lên tới mức 300%-500% và gần như đóng sập cánh cửa với hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường này.

    + Thời gian áp dụng biện pháp PVTM tương đối dài, tối đa 10 năm với biện pháp tự vệ (mức thuế giảm dần theo lộ trình) và 5 năm với biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp (có thể hạn không hạn chế số lần). Thực tế đã có vụ việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá tới hơn 30 năm với một số sản phẩm thép của Nhật Bản; 15 năm với cá tra, basa của Việt Nam và 14 năm với tôm của Việt Nam.

    2. Phòng vệ thương mại – Lá chắn vững chắc của doanh nghiệp Việt

    Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bị kiện PVTM. Chúng ta bị nhiều nước kiện, kiện nhiều lần, nhiều sản phẩm. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, tổng số vụ việc hàng hóa Việt Nam bị kiện đã vượt ngưỡng 100 vụ. Chúng ta bị động trước việc nước ngoài sử dụng rào cản này để bảo hộ sản xuất của họ. Nhiều công ty xuất khẩu mất thị trường, thậm chí phá sản, hàng chục ngàn người lao động mất việc làm, tạo ra sức ép xã hội nặng nề.

    Trong những câu chuyện buồn, một số doanh nghiệp đã nhen nhóm nhận thấy hiệu quả bất ngờ của các biện pháp phòng vệ thương mại. Họ nhận thấy rằng bên cạnh việc không ngừng nâng cao năng lưc, áp dụng công nghệ hiện đại, đổi mới và nâng cấp công tác quản lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa, xây dựng thương hiệu… thì việc chủ động sử dụng các công cụ “bảo hộ hợp pháp” mà cụ thể là các BIỆN PHÁP PVTM cũng PHẢI ĐƯỢC COI LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH quan trọng của doanh nghiệp, bởi những lý do sau:

    - Công cụ PVTM phù hợp với sự phát triển của Việt Nam

    Như đã phân tích ở trên, khi các FTAs có hiệu lực, hàng rào thuế quan không còn, Việt Nam không thể ngăn cản hàng hóa nhập khẩu bằng công cụ này. Trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật của ta còn yếu kèm nên các hàng rào về tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT), vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) cũng không thể cản trở hàng hóa nhập khẩu. Chính vì thế, chỉ có PVTM mới là van cứu sinh duy nhất và cuối cùng đối với sản xuất trong nước ở thời điểm hiện tại.

    - Việt Nam đã có hành lang pháp lý đầy đủ

    Việt Nam đã có luật và bộ máy Nhà nước để áp dụng các biện pháp PVTM. Luật pháp Việt Nam hiện đại, đầy đủ và tiệm cận với WTO. Đây là thuận lợi lớn cho doanh nghiệp muốn áp dụng PVTM.

    - Nhiều tấm gương thành công

    Nhiều doanh nghiệp đi đầu trong việc sử dụng biện pháp PVTM đã giữ được thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững cả trong và ngoài nước. Ta có thể chỉ mặt điểm tên như sau:

    + Vocarimex yêu cầu điều tra và được áp dụng mức thuế 5% đối với sản phẩm dầu thực vật (2012), từ đó duy trì sản xuất và phát triển mạnh mẽ hơn. Mức thuế này được áp dụng trong vòng 4 năm, có thể được gia hạn tới 10 năm nếu Bộ Công Thương thấy cần thiết.

    + POSCO và Inox Hòa Bình đầu tư cho thuế chống bán phá giá và ngăn cản được mặt hàng thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Malaysia. Mức thuế cuối cùng từ 4,64 đến 37,29%. Đặc biệt, thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc tăng một cách đáng kể, cao nhất lên tới 22,5% cho các nhà sản xuất không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ.

    + Vedan và Miwon yêu cầu áp dụng tự vệ với bột ngọt nhập khẩu. Mức thuế cuối cùng là gần 4,4 triệu/tấn và chặn hoàn toàn bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam trong ít nhất 3 năm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phục hồi và mở rộng lại thị trường.

    + Thép Hòa Phát, thép Việt Ý, gang thép Thái Nguyên và thép Miền Nam yêu cầu áp dụng tự vệ đối với thép xây dựng, hiện tại Bộ Công Thương đã áp dụng thuế tạm thời mới mức 14,2% và 23,3%. Mức thuế này có hiệu lực trong 200 ngày. Dự kiến cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 năm 2016, Bộ Công Thương sẽ có quyết định áp dụng chính thức, thuế tự vệ sẽ có hiệu lực trong vòng 4 năm, có thể được gia hạn tối đa tới 10 năm nếu Bộ Công Thương thấy cần thiết. Đây sẽ là cơ sở pháp lý rất tốt cho Hòa phát cũng như các doanh nghiệp thép để chiếm lại thị phần trong nước khỏi Trung Quốc (hàng năm nhập hàng tỷ USD vào Việt Nam)

    Hiện tại, theo thông tin chính thức từ Bộ Công Thương, một nhóm các doanh nghiệp đại diện cho ngành sản xuất tôn mạ trong nước đã yêu cầu điều tra chống bán phá giá với tôn mạ, tôn lạnh và đang trong quá trình nộp hồ sơ yêu cầu điều tra tự vệ với tôn mạ màu, cụ thể là công ty CSVC, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim, Tôn Đông Á… và tập đoàn Hoa Sen, đơn vị đang thống lĩnh thị trường tôn Việt, cũng ủng hộ các vụ việc này. Các chuyên gia tài chính nhận định rằng Hoa Sen (HSG) sẽ được hưởng lợi ích lớn từ các vụ việc này, trong trường hợp Bộ Công Thương quyết định điều tra và áp dụng thuế. Theo trình tự thủ tục của pháp luật PVTM của Việt Nam, quyết định điều tra tự vệ tôn mạ màu sẽ phải được ban hành chậm nhất là ngày 5/7/2016quyết định sơ bộ về vụ việc điều tra chống bán phá giá tôn mạ và tôn lạnh sẽ phải được ban hành chậm nhất vào ngày 3/8/2016.

    Như vậy, nếu quyết định điều tra tự vệ được công bố chính thức, đây sẽ là vụ kiện thứ tư của doanh nghiệp thép tại Việt Nam tiến hành đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, gồm thép không gỉ cán nguội (inox), phôi thép và thép dài, thép mạ (tôn mạ), và thép mạ kẽm phủ sơn (tôn mạ màu). Ngành thép luôn là ngành tiên phong và tích cực trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại. Dường như, đúng với phân tích nêu trên, các công cụ này đã trở thành một phần trong chiến lược tự bảo vệ thị trường của họ.

    Từ các thông tin nêu trên, ta có thể nhận thấy mục tiêu nhắm tới của các vụ kiện chủ yếu nhắm vào hàng hóa Trung Quốc, nơi có nguồn cung dư thừa được bán tháo khắp thế giới. Dường như, doanh nghiệp Việt Nam khá nhanh nhạy khi nắm bắt được vấn đề và sớm triển khai phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của chính mình. Trong tương lại, phòng vệ thương mại chắc chắn là lá chắn lợi hại đề ngành sản xuất Việt có thể trụ vững và phát triển.

    Như vậy có thể nói, việc các doanh nghiệp nắm bắt và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ là một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay, vừa giữ vững được hậu phương là thị trường nội địa, vừa loại bỏ được đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu
    --- Gộp bài viết, 26/06/2016, Bài cũ: 26/06/2016 ---
    Sẽ có phòng vệ thương mại cho cả các sản phẩm của HPG và HSG. Bạn chưa nghiên cứu kỹ rồi. Đọc bài phân tích PVTM của mình ở trên nhé.
    huann, thatnhudem, hungtri9 người khác thích bài này.
    t266luonguct đã loan bài này
  5. t266

    t266 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    54.829
    5/7 la còn may ngay?

    Dung chet trc cua thien duong!
    thatnhudemhungtri thích bài này.
  6. thuanvd

    thuanvd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    441
    Hàng loạt thị trường tài chính trong đó có Việt Nam xáo động vì Brexit. Tác động của Brexit có thực sự lớn đến vậy khi mà giao thương Việt Nam-Anh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và điều quan trọng là dù Anh rời EU thì cũng đến tận 2 năm sau mọi thứ mới thật sự thay đổi.
    Nhà đầu tư trên thị trường thực sự vẫn đang hoang mang, không biết nên hành động tiếp ra sao. Chúng tôi xin đăng tải bài phân tích thị trường chứng khoán hiện tại qua góc nhìn của nhà đầu tư bám trụ thị trường hơn 15 năm. Hy vọng những kinh nghiệm của nhà đầu tư này sẽ giúp nhà đầu tư, độc giả CafeF có quyết định sáng suốt cho phiên đầu tuần này.

    ------------

    Cuộc trưng cầu dân ý của người dân Anh về việc nước này ra đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU) cuối cùng đã khép lại với kết quả Anh sẽ rời EU. Điều đáng nói là trước ngày bỏ phiếu các thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ ở lại cao hơn ra đi nhưng kết quả cuối cùng lại cho ra điều ngược lại.

    Thị trường tài chính toàn cầu phản ứng rất mạnh, thậm chí quay ngoắt so với trước đó như TTCK nhật giảm 7,92% và phải tạm dừng giao dịch, Đồng Yên tăng giá lên 102,22: (3,72%) đổi 1 USD; TTCK Anh, Châu Âu, Mỹ cũng giảm sâu...Vàng tăng mạnh và giá dầu giảm đến 5%.

    Tại Việt Nam, có lúc chỉ số VNIndex giảm 5% tức mất 34,6 điểm, chốt phiên TTCKVN thiệt hại 25.500 tỷ đồng vốn hoá trong ngày 24/6/2016. Có lúc trong phiên TTCKVN mất hơn 3 tỷ USD. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: tác động thật sự của Brexit lên nền kinh tế Việt Nam có lớn đến mức sự bán đuổi xảy ra như phiên 24/6?

    Ngay sau Brexit, các chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra khẳng định: Những tác động thật sự của Brexit lên nền kinh tế Việt Nam có thể kể đến là:

    - Dòng vốn chảy vào Việt Nam qua FDI và FII gián đoạn và giảm phần nào đó trong ngắn hạn.

    - Việt Nam & Anh, Việt Nam & EU phải đàm phán lại về kỹ thuật trong thương mại giữa hai nước trong vòng 24 đến 36 tháng tới, còn mọi chính sách sẽ áp dụng như hiện nay trong vòng 24 tháng tới.

    - Về cán cân thương mại có giảm đôi chút trên 2,5% giá trị xuất khẩu Sang Anh và trong 4% nhập khẩu từ Anh. Các mặt hàng có thể ảnh hưởng với FDI là sản phẩn công nghệ, điện tử, Doanh nghiệp về dệt may, đồ gỗ tuỷ sản…Tuy hiên tất cả các chính sách đều duy trì như hiện nay sau 24 tháng nữa.

    - Nhìn tổng thể trong dài hạn Việt Nam và Anh chỉ đi đến thống nhất hiệp định thường mại mới và với EU thi thực thi thương mại hiện tại và sẽ không bao gồm Anh sau 24 tháng tới.

    Như vậy những ảnh hưởng của Brexit lên kinh tế VN là rất nhỏ, còn với TTCKVN thì không ảnh hưởng gì về mặt thực chất, biến động của ngày 24/6 chủ yếu là do vấn đề tâm lý của nhà đầu tư khi nhìn vào thị trường thế giới. Yếu tố chi phối hiện nay không phải nằm ở tác động ảnh hưởng tiêu cực không đo lường được như trên mà hoàn toàn chuyển sang rủi ro khác, đó là Tâm Lý, Tiền tệ và Nguy cơ tan rã EU.

    Những cú sốc trong quá khứ cần nhìn nhận lại

    1. Biển Đông 5/2014

    [​IMG]

    Sự kiện Biển Đông 2014 có ảnh hưởng tâm lý sâu rộng đến cộng đồng Việt Nam. Sau đó thật chất không ảnh hưởng gì về kinh tế. Cuối cùng thị trường hồi phục cao hơn cả trước khi sự kiện xảy ra. Mọi lo ngại tan theo. Đây là sự kiện trực tiếp ảnh hưởng đến TTCKVN.

    2. Giá dầu lao dốc cuối 2014

    [​IMG]

    Sự kiện này tác động trực tiếp đến ngành dầu khí, hàng hoá cơ bản, tuy nhiên cả thị trường suy giảm nghiêm trọng. Cho đến ngay sau đó những ngành bị giảm theo giá dầu đã quay lại tăng điểm do không tìm thấy ảnh hưởng trực tiếp nào. Hiện nay giá dầu vẫn ở mức thấp, Ngành dầu khi phục hồi đôi chút. Tuy nhiên thị trường vẫn tăng lên mức cao. Thậm chí nền kinh tế được hưởng lợi rất lớn từ giá dầu, thiệt hại chỉ là ngành dầu khí, và sản xuất ra hàng hoá cơ bản.

    3. Sự kiện giá dầu giảm lần 2 tháng 8-9/2015

    [​IMG]

    Cũng như lần trước, Nhóm dầu khí đã giảm về mức thấp, các nhóm ngành khác lại quay đầu tăng lại, do không ảnh hưởng trực tiếp gì.

    4. Sự kiện giá dầu lần 3 lập đáy tháng 2/2016

    [​IMG]

    Sự kiện này xảy ra, giá dầu lập đáy về 26 USD thùng, sau đó giá dầu tăng dần lên 50, những nhóm ngành khác cùng dầu khí, hàng hoá cơ bản tăng theo. VNIndex thiết lập gần mức cao nhất trong nhiều năm 640.

    5. Sự kiện Bầu Kiên bị bắt 2013

    Cùng với một số thông tin khác, sự kiện này khiến VNIndex giảm 120 điểm từ 492 xuống còn 372 điểm, Một mức giảm rất mạnh. Đây là sự ảnh hưởng lan rộng về mặt tâm lý, khiến thị trường giảm mạnh, kết hợp với thông tư 03 ra đời sau đó. Nhưng về bản chất thị trường chỉ ảnh hưởng bởi thông tư 03 chứ sự kiện Bầu Kiên chỉ tác động đến một số doanh nghiệp. Cuối cùng thị trường cũng hồi phục trở lại mức 478 điểm chỉ còn cách trước sự kiện 14 điểm.

    Như vậy tất cả các sự kiện rúng động thị trường từ 2013 đến nay đều có một điểm chung, thị trường hồi phục sau đó bất chấp là trực tiếp hay gián tiếp, hay không ảnh hưởng gì. Về mặt tâm lý, tất cả các sự kiện đều ảnh hưởng mạnh. Vậy chúng ta nên xem xét sự kiện Brexit bản chất là gì và thị trường sẽ vận động đến đâu. Hồi phục như thế nào?

    1. Sự kiện Brexit

    Chỉ ảnh hưởng tâm lý ngoài ra không đo lường ảnh hưởng trực tiếp nào lên bất cứ doanh nghiệp niêm yết nào cụ thể. Ngay cả tỷ giá cũng chỉ ảnh hưởng nhất thời. Mọi thứ sẽ cân bằng rất nhanh trong vòng một đến hai tuần tới. Thậm chí vài ngày tới.

    Nhà đầu tư nhìn vào diễn biến toàn cầu và sự ảnh hướng lên NĐT trong nước là rất lớn. Ví dụ một công ty cung cấp nước sạch cho một vùng Việt Nam cũng giảm sàn trong khi tỷ lệ cổ tức là rất cao. Biến động này vô tình nhà đầu tư đã trao cơ hội cho kẻ khác nếu đang kẹt lại trên thị trường. Brexit thực chất chẳng ảnh hưởng gì đến công ty này.

    NĐT đã trưởng thành qua nhiều sự kiện từ 2001 đến nay

    - Thời gian của sự kiện tác động ngày càng ngắn dần, 2001 thời gian giảm rất dài, 2008 bởi chỉ thị của NHNN thị trường giảm ngắn hơn sau đó 2013 thời gian giảm ngắn hơn 2014 và sự kiện đầu năm 2016 còn ngắn hơn nữa.

    - Một minh chứng khác cho thấy tốc độ tận dụng của nhà đầu tư trong cơ hội bởi sự kiện xảy ra mạnh mẽ hơn nhiều thông qua khối lượng mua vào hấp thụ lượng bán tháo rất lớn.

    - Ngay trong phiên Brexit xảy ra: tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt tới hơn 6.100 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch đạt hơn 380,7 triệu cổ phiếu, đây là mức khối lượng giao dịch cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây kể từ phiên ngày 9/9/2014 (407 triệu cổ phiếu).

    - Như vậy qua dần năm tháng nhà đầu tư đã trưởng thành, khi có sự kiện không ảnh hưởng gì nhiều lên công ty Việt Nam nhà đầu tư đã tận dụng nó ngay khi phiên đầu tiên xảy ra. Hoàn toàn khác biệt với các sự kiện trước đây.

    - Điểm quan trọng thứ 2 là ngay 1h chiều (phiên 2) nhà đầu tư đã chủ động hạ tỷ lệ nợ và công ty chứng khoán chủ động bán giải chấp, cổ phiếu nằm sàn la liệt chỉ diễn ra trong 10 phút. Đặc điểm này cho thấy nhà đầu tư trưởng thành hơn rất nhiều và tận dụng các cơ hội hiếm có.

    Rủi ro tan rã EU là trong dài hạn và rất mơ hồ, nó sẽ diễn ra nếu có trong vòng hơn 5 năm tới.

    - Sự kiện lớn này sẽ xảy ra khi các nước tiếp theo vào bỏ phiếu trưng cầu dân ý, nhất là các nước lớn như Pháp, Đức. Nếu người dân lại chọn ra đi thì đó sẽ là vấn đề cần lưu tâm.

    - Liên quan đến rủi ro này cần có rất nhiều thời gian và thông tin nắm bắt của NĐT sẽ trưởng thành hơn sau này.

    Brexit sẽ khiến Mỹ chưa thể tăng LS tháng 7 tới, thậm chỉ cả 2016 này

    - Đây là điểm quan trọng để giảm rủi ro cho nhà đầu tư đón đầu sóng kết quả kinh doanh quý 2 tới và không còn lo ngại FED tăng lãi suất trong ngắn hạn vài tháng tới.

    Các nước lớn, EU, Anh... đã có các biện pháp chống đỡ tức thì. Tài chính toàn cầu sẽ ổn định trong tuần tới.

    - Anh đã công bố gói ứng phó hơn 320 tỷ USD ngay khi Brexit xảy ra.

    - EU cũng đã có một loạt biện pháp ngay sau đó.

    - Trong vài ngày tới ngay cả Nhật khả năng cũng có các biện pháp chống đỡ do đồng Yên tăng giá quá mạnh. EU, Anh và các nước khác cũng sẽ đồng loạt có nhiều biện pháp.

    Việc đo lường tác động thật chất lên cộng đồng doanh nghiệp hoặc nền kinh tế là rất mơ hồ. Các biện pháp đưa ra nhằm đảm bảo tính thanh khoản, biến động tiền tệ được kiềm chế và các tác động tiêu cực khác chủ yếu về mặt tâm lý. Không như một cuộc khủng hoảng bắt đầu. Do việc Anh rời EU chỉ là kỹ thuật nhiều hơn. Do vậy thị trường sẽ sớm ổn định.

    Rủi ro trong ngắn hạn với TTCKVN

    - Tâm lý chi phối chứ không tìm thấy ảnh hưởng trực tiếp nào lên doanh nghiệp nào đa số (một số công ty được lợi từ tỷ giá của nợ vay). Diễn biến này ngắn hạn

    - Hoạt động giải chấp có thể diễn ra trong một vài phiên nào đó. Khi hồi phục hoạt động này sẽ không còn.

    - Có thể NĐTNN bán ròng (bán không nhiều như phiên 24/6 chỉ hơn 40 tỷ bán ròng)

    - Tâm lý lây lan từ thị trường tài chính toàn cầu

    NĐT nên thích ứng ra sao với cú sốc này

    1. Nếu bị giải chấp

    - Đây là hoạt động bắt buộc và tất nhiên nó phải xảy ra do NĐT dùng đòn bẩy quá cao

    - Tuy nhiên nhà đầu tư cũng không nên bán toàn bộ tỷ lệ mà chỉ nên giảm mạnh nợ hoặc không nợ lúc này

    2. Nếu NĐT không dùng đòn bẩy nợ

    - Cho đến thời điểm này không nên bán ra vì đây là hoạt động tâm lý đơn thuần trong ngắn hạn

    - Đây là cơ hội cho những NĐT thèm muốn những CP có mức tăng trưởng và cổ tức cao muốn mua ở giá thấp. Nên khả năng bán tháo là trao cơ hội đi mà khó giành lại được.

    - Nhà đầu tư có thể tận dụng dùng thêm đòn bẩy nâng tỷ lệ ở mức an toàn (dưới 50% nợ) để mua thêm các cổ phiếu có mức sinh lãi được chia từ doanh nghiệp cao.

    3. Nếu NĐT có tỷ lệ cổ phiếu thấp tiền mặt cao

    - Đây là cơ hội không thể tốt hơn để tăng lượng nắm giữ

    - Chiến thuật tốt nhất là tăng dần mỗi khi biến động mạnh

    - Có thể tăng thêm đòn bẩy nợ an toàn (dưới 50% nợ) nếu xảy ra thêm các đợt giảm mạnh

    4. Với NĐT nắm cổ phiếu đầu cơ

    - Đây là hoạt động rủi ro cao. Mỗi khi xảy ra biến cố thì đây là nhóm cổ phiếu có đòn bẩy cao, hoạt động dòng tiền mạnh nên mức độ thiệt hại sẽ lớn dần và nguy hiểm.

    - Những nhịp hồi phục nên nên cơ cấu danh mục tính đến rủi ro có thể cao lên với sức ép giải chấp.

    5. Cơ hội tốt nhất để chọn danh mục CP tăng trưởng đột biến quý 2.

    - Các cổ phiếu dạng này luôn đứng mức cao, khó giảm và đây là cơ hội tốt nhất. Vì cổ phiếu giảm đồng loạt bất kể tốt xấu.

    - Mức hồi phục của nhóm này sẽ cao hơn thị trường do kỳ báo cáo đã đến gần

    - Nếu đánh giá tài chính, lợi thế ngành… NĐT khá dễ dàng tìm ra nhóm này.

    Trong tất cả các cú sốc đa số CP Blue (không liên quan gì đến sự kiện) giảm ít và hồi phục nhanh là một chú ý quan trọng.

    - Loại cổ phiếu này luôn thu hút dòng tiền mỗi khi có cú sốc. Do nhà đầu tư luôn ưa chuộng và cơ hội mở ra nên mức an toàn cao hơn, rủi ro thấp hơn.

    - Cổ phiếu loại này tổ chức rất mong muốn mua giá thấp và cả cổ đông lớn

    Bài viết này mong muốn đánh giá những cú sốc trong quá khứ, đặc tính của nó, tác động giảm và hồi phục, lựa chọn và chiến thuật hợp lý. Trường hơp Brexit chắc chắn ít ai đánh giá tác động cụ thể lên doanh nghiệp niêm yết nào, nó hiện như bằng không (ngoại trừ doanh nghiệp hưởng lợi từ tỷ giá do nợ trong ngắn hạn). Chủ yếu chạy theo tâm lý lây lan và hy vọng bán đi và mua giá thấp hơn, giải chấp ở những tài khoản Full. Đây là những cái bẫy hiếm có trên thị trường. NĐT nên nhìn nhận cụ thể hơn. Tránh thua thiệt không đáng có.

    [Câu chuyện cuối tuần] Nhật ký ngày chứng khoán Việt Nam "trực" Brexit
    t266 đã loan bài này
  7. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.269
    Mấy bác cứ phân với tích,Anh thì ko nhập nhiều hàng Việt Nam ,có thật đi nữa thì tỉ giá VNĐ rớt giá,đồng Euro mất giá và các tiền tệ khác và nhiều loại hàng hóa giảm giá mạnh....nữa thì lúc đó ảnh hưởng chết,mịa cứ mấy ông báo tào lao
    chuki đã loan bài này
  8. Ngoclam714

    Ngoclam714 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2013
    Đã được thích:
    3.064
  9. thuanvd

    thuanvd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2016
    Đã được thích:
    441
    ai sợ thỳ cứ viêc bán đi xuống 37 em cân hết :))
    huannhungtri thích bài này.
  10. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.296
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này