Tái cấu trúc với tư duy quản trị HTX: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bigapple_k33, 16/12/2011.

3859 người đang online, trong đó có 262 thành viên. 00:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6092 lượt đọc và 44 bài trả lời
  1. DAIGIADUC

    DAIGIADUC Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Rất hay và ấn tượng.
  2. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Mình mới quay về Mỹ tháng trước. Sau Tết sẽ quay lại thực thi tiếp các dự án dở dang.

    ATB,
  3. phanpv

    phanpv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    288
    Bế tắc - ngõ cụt - vô trách nhiệm - bỏ ngỏ , tự tung tự tác nguồn lực đất nước , đặc biệt bỏ ngỏ trong kiểm soát chi tiêu ngân sách của các doanh nghiệp, các địa phương là điểm nổi bật và từ dùng thích hợp nhất cho năm 2011
  4. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Mong và hy vọng kết quả hết sức bất ngờ của bác. Lâu lắm mới thấy được bài sâu sắc và ý nghĩa như vậy. Bác tiếp tục chia sẻ cho anh em nhé![};-
  5. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Sự nghiệp tái cấu trúc - Chuyện của làng Vũ Đại ngày nay

    [​IMG]

    Quê tôi đột nhiên xảy ra cái sự động trời, hàng trăm công nhân bao vây mấy ông chủ để đòi lương. Loạn rồi, bu tôi nói - xưa nay làm gì có chuyện này, ai đời đi dọa ông chủ bao giờ. Kể từ hồi chị Dậu tức nước vỡ bờ và anh Chí đâm chết cụ Bá đến giờ, có lẽ đây là cái sự kiện lớn nhất ở làng tôi, mà có lẽ còn lớn hơn chuyện xưa ấy vì có hàng đoàn các bác lãnh đạo đi xuống, chỉ đạo, động viên, hô hào, giáo dục nhưng cái loạn vẫn hoàn loạn, người trong "tù" và ngoài "tù" vẫn trân trân ngó nhau...

    Hơn một tháng nay, đầu ngõ nhà tôi, trước cổng cái công ty đang tạo việc làm cho nửa số thanh niên trong làng luôn đông nghẹt người, xe cộ để ngổn ngang, người ta cười nói bàn tán xôn xao về cái sự tái cấu trúc, tạo áp lực và cuối cùng ngơ ngác hỏi nhau -- khi nào thì ông chủ trả lương? Không có câu trả lời, thất vọng, uất ức và rồi lại bắt, lại giam, lại chiến đấu. Trai làng thôi không nhậu nhẹt như xưa (do hết tiền và không ăn chịu được nữa) mà thay vào đó là đứng ngồi chặn cổng, hút thuốc lào vặt và ngó về phòng giám đốc - nơi có các lãnh đạo công ty mặt mày nhem nhuốc, hốc hác và căng thẳng. Lâu lâu, lại có đoàn về, xe cộ, *******, cán bộ. Ban đầu còn có sự xáo trộn, nhưng rồi cũng quen, mọi cái không thay đổi... thời gian nặng nề và căng thẳng trôi...

    Sau đó, người ta đưa ra khái niệm tái cấu trúc trong đàm phán chủ - tớ ở làng tôi. Người ta bảo rằng - công ty đã phá sản và chỉ có thể tái cấu trúc mới có thể phục hồi, lương lậu là chuyện nhỏ, chuyện lớn là nợ ngân hàng và phải có sự thoả thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Trai làng tôi thấy có lý, lần đầu tiên có anh ngân hàng giàu có và thế lực ngồi vào bàn chắc sẽ có lương rồi. Vui rồi. Thế là họ nhanh chóng giải thoát cho các con tin với cam kết sẽ kéo ngân hàng ngồi vào bàn. Biết đâu ngân hàng xiết nợ sẽ trả lương cho mình giống như cái cậu trẻ bên phòng kế toán nói.

    Thế rồi ngày ngày lần lượt trôi đi, chủ nhà máy ko lai vãng, ngân hàng cũng không. Cả làng tôi đợi và đợi, rồi dằn vặt, rồi bức xúc, rồi hy vọng, rồi thất vọng. Chuyện chửi bới, đâm chém, xiết nợ trở lại là chủ đề chính mang tính thời sự trong làng.

    Cách đây mấy hôm, đột nhiên ngân hàng cử người xuống trông tài sản và yêu cầu phát mại. Cả làng tôi bắt đầu tăng hy vọng. Chủ công ty quay lại, đàm phán, căng thẳng, bế tắc. Nghe mấy anh công nhân nói là -- bác giám đốc đề nghị giãn nợ khoanh nợ, đưa nhà máy vào hoạt động và trả lương, ngân hàng không chịu. Đến khi ngân hàng yêu cầu lập sổ sách chứng từ bàn giao, bác ấy lại bàn ngang vì không có đủ chứng từ để bàn giao. Họ đang lôi nhau ra toà thì phải...

    Với cái vốn kiến thức kinh tế quê muà, tôi chỉ có thể hiểu nôm na rằng nếu như phát mại tài sản, ngân hàng sẽ không mất thêm nữa và thay vào đó không phải dự phòng rủi ro, cân đối mọi cái cũng không đến nỗi lỗ lã nhiều. Tuy nhiên, nghe nói công ty chưa thanh quyết toán dự án xong nên khoản vay lại rơi vào hoàn cảnh là tài sản chưa định hình, chính vì vậy mà ngân hàng lại trở nên lúng túng. Có lẽ đây là nguyên nhân người ta kiện cáo nhau để quy trách nhiệm...

    Chiều hôm qua, lãnh đạo công ty, đại diện công nhân và các bên họp dưới tỉnh, nghe nói họ sẽ tái cấu trúc bằng cách "tìm nhà đầu tư mới vào tiếp quản công ty." Mấy chú có vai vế trong làng đi họp về thấy phấn khởi lắm. Từ sáng tinh mơ hôm nay, người ta xôn xao bàn vế tái cấu trúc, tưởng tượng ra cái nhà đầu tư mới và tràn trề hạnh phúc, hy vọng và lạc quan...

    Trưa nay, gặp anh bạn học đại học về chơi, ngồi uống vài chén rượu, kể chuyện làng, anh ấy lắng nghe và bật phì cười, nói rằng - "dân quê mình chất phác quá, đây là câu chuyện hoang đường nhất mà tôi nghe được ở thế kỷ 21 ông ạ." Thế rồi anh bạn tôi giảng giải thế này, thế nọ, càng nghe, tôi càng lo và hoang mang.

    Bạn tôi nói, cái công ty được lập nên bởi những người giàu kinh nghiệm, có quan hệ, có quyền lực và được ngân hàng chống lưng. Câu chuyện sa cơ có lẽ do nhiều yếu tố trong đó có vấn đề quản lý, thị trường, tham nhũng này nọ. Nếu tái cấu trúc, câu chuyện của quá khứ thời xây dựng, móc ngoặc sẽ lộ ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? các tài sản xấu sẽ để đi đâu? Có nhà đầu tư nào dám nhảy vào khi mọi cái chưa rõ ràng không? Nếu là giám đốc tôi sẽ hứa và tìm các lý do để câu giờ, do vậy cả làng bác bị lừa rồi.

    Ngẫm cũng đúng. Ví như cái nhà bác hàng xóm của tôi, có cái lò gạch đang làm ăn tốt từ đời nọ sang đời kia, tự nhiên dở chứng ra mua đất làm khu nghỉ dưỡng vì nghĩ rằng mấy cái nhà máy xi măng sẽ tạo ra nguồn khách cho bác ây. Thế rồi nợ đầm đìa, ngân hàng chủ nợ réo suốt ngày. Cũng may bác ấy tháo vát, biết cách cho ngân hàng xiết ngay cái nhà của thằng con và giao nộp dự án. Có đau một chút nhưng còn cái lò gạch để làm lại. Hàng ngày cha con xúm vào làm cũng còn đồng ra đồng vào. Tiếc thì tiếc thật nhưng vẫn còn tiền chi tiêu. Nhiều khi muốn phân ưu với bác ấy thì bác ấy cười và nói là -- "vài tháng nữa chắc tôi đủ tiền mua lại cái dự án xưa.." Tôi ngạc nhiên lắm, nhưng rồi ngẫm lại cũng đúng. Bác ấy làm lò gạch cũng được 200 triệu 1 tháng. Chấp nhận mất nhà và dự án để chuyển trách nhiệm nợ nần về ngân hàng gần 100 tỷ. Giờ cái dự án kiểu của bác ấy cho không ai lấy. Cái nhà thì giờ chỉ cần 4 tỷ là mua lại được, có khi còn rẻ hơn... Đợi vài tháng nữa chắc mua lại mấy cái đó dễ dàng...

    Thế rồi tôi gặp bác giám đốc đầu giờ chiều nay, kể chuyện cái lò gạch, chuyện làng, chuyện tái cấu trúc. Bác ấy trầm ngâm, suy nghĩ mông lung lắm. Uống xong tách trà, bác ấy nói cám ơn tôi và mời tôi qua công ty vào ngày mai chơi, tiện gặp mấy bác ngân hàng. Nhìn dáng bác ấy lom khom đi ngoài ngõ, lòng băn khoăn với câu hỏi -- loạn thật rồi chăng? cái kẻ xưa nay vẫn không lắng nghe người khác, giờ lại chịu lắng nghe và cầu tiến đến vậy?

    Câu chuyện sẽ tiếp tục với tự sự của bác giám đốc ở kỳ sau.

    Chúc mọi người một ngày vui vẻ.

    ATB,
  6. Goldsnake

    Goldsnake Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    10 phần chết 7 còn 3, chết 2 còn 1 sẽ ra thái bình.
  7. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.295
  8. nongvandan

    nongvandan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Cực kỳ tâm đắc bài viết của bác. Quả thực rất lâu rồi mới được đọc những bài viết có tầm và sâu sắc như vậy. Cảm ơn bác TÁO TO rất nhiều.

    Nhân thể xin góp với bác một ý nhỏ. Phải chăng đề tài/dự án mà bác đang thức hiện là để áp dụng ở đâu đó chứ không phải ở VN. Tôi nói vậy bởi lẽ khi nói đến thuật ngữ "tái cấu trúc" cần phải hiểu là còn hay có cấu trúc để mà tái hay không, chứ nếu nó chỉ đơn thuần là một mỹ từ rất kêu được vay mượn tạm để đắp điếm cho một đống đổ nát vô giá trị thì cụm mỹ từ kia chỉ mê hoặc tạm thời được một bộ phận công chúng thôi trong khi vấn đề vẫn tồn tại mà không hề được giải quyết. Tôi không muốn đi sâu vào định nghĩa của thuật ngữ đó nhưng theo thiển nghĩ thì có thể hiểu một cách đơn giản rằng tái cấu trúc là việc thay đổi trật tự, cách sắp xếp, hay bố trí lại, tổ chức lại để có được một cấu trúc mới tích cực hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn, và tạo ra nhiều giá trị hơn ... so với cấu trúc cũ. Người ta có thể tái cấu trúc ngay cả khi tổ chức đó rất hiệu quả nhưng người ta muốn tạo ra hiệu quả hơn nữa và thường thì người ta tái cấu trúc trong lúc nó đang hoạt động lành mạnh để tạo ra một cấu trúc mới thích ứng tốt hơn với những thay đổi và những thực tiễn khách quan. Trong một số ít trường hợp người ta tái cấu trúc để ngăn chặn đà suy thoái mà người ta dự báo là sắp xảy ra ... chỉ rât ít trường hợp áp dụng với nhưng "ca" đã "chết lâm sàng". Với những ca này, vấn đề không còn được gọi là tái cấu trúc nữa mà chính xác là một cuộc thay máu, đại phẫu thuật. Tái cấu trúc đã quan trọng, nhưng môi trường MỚI để cấu trúc mới sau khi được sắp xếp lại đó mới là yếu tố quan trọng. Câu hỏi đặt ra là liệu cấu trúc mới đó có phát triển tích cực, lành mạnh trong môi trường vẫn cũ như xưa không? Ai có thể đảm bảo? Lấy gì ra để đảm bảo hay lại vẫn dò dẫm - trial and error hoặc là lại tiếp tục đem tiền đồ và tương lai của nền kinh tế ra thí nghiệm!?

    Vì có ít thời gian nên viết vội mẩu mốt mẩu hai và hơi lộn xộn mong các bác thông cảm. Nhưng các bác nên lưu ý đế khía cạnh ngụy trang con chữ ở ta. Khi muốn câu giờ để cứu vớt uy tín đối với ý tưởng bị thất bại của họ thì họ dùng thuật ngữ "tái cấu trúc" thay vì "phá sản", rồi thì "dịch tả" thay bằng "tiêu chảy cấp", "ngoại tình" thì thay bằng "tư vấn trong nhà nghỉ" ... vv tiếng Việt quả đủ phong phú đến nỗi thừa để giúp người ta đổi trắng thay đen.
  9. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Đã được thích:
    16
    Quả đúng là có nhiều người hỏi mình về cái từ "tái cấu trúc", thú thực đây là cụm từ mang cảm giác khó hiểu với nhiều người vì tái cấu trúc có thể áp dụng trong nhiều hoản cảnh khác nhau. Riêng mình thì đơn giản chỉ là xây lại mọi cái từ một đống hoang tàn - ví như một công trình do kết cấu không ổn, có nguy cơ, đã, hoặc đang sụp đổ - việc tái tạo lại chính nó (không phải xây mới) bằng cách điều chỉnh lại kết cấu, sắp xếp lại, hay sàng lọc mầm sống để phục hồi lại nguyên dạng gọi là tái cấu trúc. Cũng có thể cụm từ này chưa sát nghĩa về ngôn ngữ vì trong một số hoàn cảnh có thể nói là phục hồi hay tái tổ chức... Tuy nhiên mình thích ngôn ngữ giản đơn kiểu nông dân là nói nôm na cho dễ hiểu. [:D]

    Ở VN trong những năm đầu của thị trường chứng khoán, người ta có tái cấu trúc để tạo nền tảng phát triển kinh tế tập đoàn đa năng và hậu quả hiện nay chúng ta đang chứng kiến đó là sự sụp đổ. Tuy nhien, cái đống đổ nát hoàn toàn không bị vỡ ở cấp độ nhỏ (ví dụ bức tường đổ nhưng viên gạch chưa vỡ) nên hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ quản trị (quản trị khủng hoảng, phục hồi kinh doanh, sáp nhập, thôn tính thị trường, tái tổ chức nhân sự...), ngân hàng đầu tư (M & A, đầu tư cấu trúc, tái cơ cấu vốn, mua bán nợ, thương mại hoá công cụ tài chính, vốn bắc cầu....), cơ chế (chính sách của chính phủ, quốc hữu hoá, tài trợ khủng hoảng...) để tái hiện lại, phục hồi, hay tháo gỡ bế tắc cho doanh nghiệp - (nói ngắn gọn và chung chung là "tái cấu trúc") theo đúng chủ trương của nhà nước.

    Câu chuyện mình kể cũng dựa trên nền tảng sự thực của một dự án mình tham gia. Tuy nhien, trong phần tiếp theo sẽ có bổ sung một số yếu tố tổng hợp chung của nhiều dự án nhằm giúp mọi người có thể hiểu vấn đề dễ hơn và dễ áp dụng cho trường hợp mình đang đối diện. Do thời gian của mình bị giới hạn nên mỗi tuần chỉ có thể dành 60 mins để viết những đúc rút kinh nghiêm qua các mẩu chuyện để chia sẻ với mọi người.

    Cám ơn bạn đã góp ý và chia sẻ.

    ATB,
  10. kiwiours

    kiwiours Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    18
    Kể ra các phân tích, các câu chuyện của bác cũng hay đấy. Mọi việc đều có thể làm được nếu chúng ta ý thức được nó sai ở đâu, và sửa như thế nào. Tuy nhiên kể cả hai yếu tố trên có thể đã có ở VN (ở một bộ phận nào đó), tuy nhiên cái quan trọng nhất đó là cái ý muốn (hay cái tâm) của những ông chủ (tôi nghĩ chỉ có 1 vài người) có quyết tâm làm hay không? Ở đây tôi chỉ thấy một ý nghĩ, hành động, phát ngôn ... nhằm câu giờ, làm cho hết nhiệm kỳ. Việc tái hay không thì cũng ảnh hưởng đến ai đó chứ cũng chả ảnh hưởng đến một số người.

    Nhận thức tốt vấn đề cũng hay, nhưng nếu không có vai trò gì trong cái xã hội này cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Một việc có ý nghĩa hơn là suy nghĩ làm sao để có đủ quyền tác động được đến bánh xe lịch sử (như kiểu ông Kiên can thiệp vào VFF)

Chia sẻ trang này