Tâm điểm trước giờ giao dịch: Có khả năng các cổ phiếu nằm trong danh mục cho mượn bán khống sẽ đ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 27/06/2012.

2673 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 02:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11166 lượt đọc và 167 bài trả lời
  1. meochinmong

    meochinmong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    34
    Mai mới sọc.
    Dự là mai xanh tiếp phiên nữa rồi lại đi về MA 200[:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Chính sách tài khóa, tiền tệ 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm
    Cung tiền qua OMO tăng ồ ạt trong quý I, lên đến gần 285.000 tỷ, nhưng trong 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 3, NHNN hút tiền với tổng lượng hút lên đến trên 187.000 tỷ đồng.

    Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 và Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, chính sách tài khóa và tiền tệ thời gian qua đã cùng song hành trong mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái, giảm lãi suất theo và ổn định thị trường tiền tệ.

    Thị trường vốn cải thiện

    Trong 6 tháng đầu năm 2012, thị trường vốn đã có những cải thiện đáng kể so với năm 2011. Tính đến ngày 13/6/2012, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP), TPCP bảo lãnh huy động được đạt 95.535 tỷ đồng (đạt 60,1% so với kế hoạch), trong đó: Kho bạc Nhà nước huy động 62.895 tỷ đồng (đạt 62,9% so với kế hoạch); Ngân hàng Phát triển huy động được 19.960 tỷ đồng (đạt 59,4% so với kế hoạch); và Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 12.680 tỷ đồng (đạt 48,8% so với kế hoạch).

    Lãi suất tiếp tục giảm trên tất cả các thị trường

    Trên thị trường huy động vốn, lãi suất phát hành TPCP từng bước được điều hành theo xu hướng giảm và tiếp tục mang định hướng dẫn dắt để giảm mặt bằng lãi suất chung của cả thị trường. Tính đến ngày 21/6/2012, lãi suất phát hành TPCP đã giảm khoảng 2,6 - 3% so với thời điểm đầu năm 2012, ở mức 8,5% đối với tín phiếu 364 ngày, 8,89% đối với kỳ hạn 2 năm, 9,00% đối với kỳ hạn 3 năm và 9,45% đối với kỳ hạn 5 năm.

    Trên thị trường huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, kể từ đầu năm, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 2%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống còn 9%/năm;

    Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 1,3-2% đối với kỳ hạn qua đêm, 1,3-2% với kỳ hạn 1 tuần, 2-3% kỳ hạn 2 tuần và 3,5-4% cho kỳ hạn 1 tháng.

    Trên thị trường mở, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 3,8%/năm, 5,7%/năm và 7,45%/năm, đây là mức giảm đáng kể so với thời điểm 15/3 khi lãi suất tín phiếu các kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 11,5%, 12% và 12,5%/năm. Với mức lãi suất tín phiếu điều hành theo xu hướng giảm hiện nay sẽ giảm bớt áp lực trong việc phát hành TPCP tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường.

    Giao dịch trên thị trường tiền tệ sôi động

    Quy mô cung tiền qua cửa sổ OMO được NHNN tăng ồ ạt trong quý I (lên đến gần 285.000 tỷ đồng) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của hệ thống. Tuy nhiên, nhằm trung hòa lượng tiền đưa ra thị trường để mua 9 tỷ USD, trong 3 tháng liên tiếp kể từ tháng 3, NHNN liên tiếp hút tiền với tổng lượng hút lên đến trên 187.000 tỷ đồng. Trong những ngày gần đây, giao dịch tín phiếu đang giảm dần cả về khối lượng giao dịch và kỳ hạn của tín phiếu. Tính đến ngày 13/6, giao dịch tín phiếu chỉ có giao dịch kỳ hạn 28 ngày với khối lượng 59 tỷ đồng, giao dịch “mua kỳ hạn” cũng khá nhỏ giọt trong tuần qua.

    Thị trường ngoại hối ổn định

    Tỷ giá VND/USD tiếp tục duy trì ổn định kể từ đầu năm. Các Thông tư số 03/2012/TT-NHNN và số 07/2012/TT-NHNN về ngoại tệ bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 5 nhưng hầu như không có nhiều tác động lên tỷ giá. Tuy nhiên, tỷ giá được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới do lãi suất huy động VND liên tục giảm và nhiều khả năng sẽ giảm sâu hơn nữa khiến tiền đồng mất giá so với USD. Hơn nữa, xuất khẩu và FDI giảm trong tháng 5 cũng khiến cho cung ngoại tệ giảm và làm tăng tỷ giá VND/USD.

    Tổng tài sản hệ thống giảm và nợ xấu tăng cao là những điểm tối của CSTT 6 tháng đầu năm

    Theo NHNN, tính đến 30/4/2012: tổng tín dụng trong toàn hệ thống là 2.617.320 tỷ đồng, giảm 0,59% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ: (i) vấn đề hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện nhiều, đo dó các NHTM thận trọng trong việc giải ngân do lo ngại về nợ xấu; (ii) mặt bằng lãi suất vẫn còn cao so với nhu cầu của DN (75% DN chấp nhận mức lãi vay 14% - 15%) trong khi rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện để vay với mức lãi suất ưu đãi.);

    Tổng huy động từ dân cư và doanh nghiệp là 2.533.858 tỷ đồng tăng 3,6%, trong đó huy động từ dân cư có mức tăng mạnh 11,78% trong 4 tháng, lên 1.449.453 tỷ đồng trong khi tiền gửi của doanh nghiệp lại giảm 5,6% xuống 1.084.405 tỷ đồng.

    Tổng tài sản toàn hệ thống cuối tháng 4 giảm 1,83% xuống còn 4.868.649 tỷ đồng. Mức giảm diễn ra ở cả ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng mức giảm của ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn (-1,74%) so với mức giảm (-2,3%) của ngân hàng thương mại cổ phần.

    Nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỷ đồng, tăng 28,18 nghìn tỷ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.

    Dự báo chính sách tài khóa, tiền tệ 6 tháng cuối năm

    Tổng khối lượng TPCP huy động cả năm 2012 ước khoảng 80.000 tỷ đồng. Dự kiến tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTM năm 2012 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng và tỷ lệ phân bổ để mua TPCP khoảng 15–20%, khối lượng vốn có thể sử dụng để mua mới TPCP trong năm 2012 là khoảng 30–40.000 tỷ đồng. Khối lượng TPCP đáo hạn trong năm 2012 là 40.000 tỷ đồng.

    Lãi suất có thế sẽ ít biến động. Với lạm phát dự kiến cả năm 2012 là dưới 9%/năm thì mức lãi suất huy động 9%/năm có thể sẽ được duy trì cho đến hết năm 2012. Tuy nhiên, kỳ vọng lạm phát phụ thuộc nhiều vào chính sách tiền tệ thắt chặt và sự tin tưởng của thị trường vào điều hành chính sách. Vì thế kịch bản lãi suất ổn định chỉ xảy ra nếu Chính phủ vẫn kiên quyết mục tiêu bình ổn vĩ mô và cam kết thực hiện với những hành động cụ thể và nhất quán.

    Tỷ giá khó có khả năng biến động mạnh do: (i) Nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu chưa lớn do chưa bước vào chu kỳ sản xuất và nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đình trệ; (ii) NHNN sẽ thực hiện các biện pháp điều tiế để giữ ổn định cho VND nhằm phục vụ mục tiêu quan trọng nhất trong năm 2012 là giảm lạm phát.

    Tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện trong thời gian tới do mặt bằng lãi suất giảm và một loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện trong thời gian vừa qua sẽ phát huy tác dụng. Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được cải thiện.

    Nợ xấu vẫn tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại và có thể tiếp tục tăng cao nếu Chính phủ không quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu.

    Nguyễn Quân

    Theo TTVN
  3. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    Thị trường sắp lên cực mạnh 750 điểm - bán nhà mua cổ phiếu gấp -

    Giá $ giảm thảm hại do quỹ đầu tư nước ngoài chuyển tiền mua cổ phiếu[:D]
  4. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.304
  5. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    mua mạnh lên nào - giá cổ rẻ quá - xông lên phá nhà thằng khác lấy gạch về lát nhà vệ sinh nhà mình nào
  6. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    SD6: 6/7 chốt danh sách trả 15% cổ tức bằng tiền

    (NDHMoney) Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thông báo, ngày 6/7 là thời hạn đăng ký cuối cùng để Công ty Cổ phần Sông Đà 6 (mã SD6-HNX) trả cổ tức năm 2011 bằng tiền.



    Theo đó, từ ngày 5/9, SD6 sẽ trả cổ tức bằng tiền năm 2011 theo tỷ lệ 15%/cổ phần (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).

    Địa điểm thực hiện: đối với chứng khoán lưu ký, người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại các thành viên lưu ký nơi mở tài khoản.

    Đối với chứng khoán chưa lưu ký, người sở hữu làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Tài chính – Kế toán công ty tại nhà TM Khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

    Được biết, SD6 được chào bán 1.713.900 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, để hoán đổi cổ phiếu của các cổ đông của Công ty Cổ phần Sông Đà 6.04 và Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06.

    Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 17,139 tỷ đồng. Tổ chức tư vấn phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long.


    Trần Thúy - NDHMoney
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    SD6: Ưu điểm doanh nghiệp và cổ tức thì tốt nhưng nhược điểm là thanh khoản thấp


  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tham khảo bình lận của cục trưởng:


    CPI giảm: Đừng vội lo giảm phát

    Ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, giá tiêu dùng mới giảm ở tháng 6 vẫn là bình thường, không đến mức bi quan.

    Nền kinh tế chưa thể sớm là rơi vào giảm phát, trì trệ mà ngược lại, đang có một số dấu hiệu cải thiện.


    Ông Đỗ Thức, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê


    Chưa đáng bi quan

    Thưa ông, lần đầu tiên sau 38 tháng liên tục, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 giảm 0,26%. Nhiều nhà kinh tế lo ngại đây là dấu hiệu bất thường. Ý kiến của ông về điều này thế nào?

    Ông Đỗ Thức: Tôi cho rằng, việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 giảm như vậy không có gì là bất thường.

    Điểm lại từ đầu năm đến nay: CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2, CPI tăng hơn 1%, tháng 3 tăng 0,16%, tháng 4 tăng 0,05%, tháng 5 tăng 0,18% và tháng 6 này giảm 0,26%. Có thể thấy rằng, CPI từ tháng 3 đã tăng chậm lại chứ không tăng nhanh như tháng 1, tháng 2 và đặc biệt tăng không giống như năm 2011. Đến tháng 6, CPI giảm 0,26% chỉ là giảm chút xíu.

    Đây chính là kết quả của cả một quá trình chúng ta thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ từ đầu năm ngoái. Một trong những mục tiêu ưu tiên của Quốc hội đề ra là kiềm chế lạm phát, thay vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau một năm rưỡi duy trì chính sách này, đến nay bộc lộ hiệu quả và CPI âm là bình thường.

    Bên cạnh đó, cũng phải nói rằng, CPI của năm trước là rất cao, hơn 20% thì giờ CPI chững lại, giảm chút xíu tất yếu. Chẳng lẽ, chúng ta lại mong CPI tăng tiếp khi mà mặt bằng giá cũ đã tăng cao từ trước, hay là giảm thật mạnh?.

    Dưới giác độ thống kê thì việc giảm này là bình thường.

    Thưa ông, nhiều cảnh báo về khả năng suy giảm kinh tế đã được đưa ra. Nhìn từ các chỉ số vĩ mô thì theo ông, có những dấu hiệu nào đáng lo ngại về khả năng này?

    Tháng 4, khi chúng tôi tính CPI tăng chỉ 0,05%, bối cảnh lúc đó là tốc độ tăng sản xuất rất chậm, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước, hàng tồn kho tăng cao có lúc gần 40%, số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, phá sản tăng. Vì thế, đây đó đã xuất hiện quan điểm nghi ngờ liệu rằng chúng ta đang đi vào giảm phát, nền kinh tế đang rơi vào trì trệ?

    Tôi thì cho rằng, để đánh giá là giảm phát, không thể chỉ căn cứ vào một tháng, hai tháng mà cần căn cứ vào cả một chuỗi số liệu liên tục, CPI phải giảm liên tục trong một thời gian khá dài, ở nhiều ngành. Nếu đánh giá kinh tế là trì trệ thì dấu hiệu này phải gắn vào cả một thời kỳ, mang tính phổ biến.

    Hiện tượng một số DN khó khăn, do không tiếp cận được vốn, mà bản chất nguyên nhân trước đây do giá cả cao, bán sản phẩm không lãi thì nay phải thu hẹp sản xuất chính là hệ quả của một nền kinh tế chưa thật ổn định, ít nhiều phản ánh một chính sách tài khóa tiền tệ lâu nay chưa chặt chẽ. Nhìn vào số liệu, nếu tiếp tục diễn ra tình trạng trên thì có thể quan điểm kinh tế đang rơi vào trì trệ là đúng.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, các chỉ số về sức khỏe của nền sản xuất đã có dấu hiệu cải thiện. Ví dụ như chỉ số sản xuất công nghiệp hồi đầu năm tăng rất thấp, có lúc chỉ bằng một nửa năm trước, tăng 4% trong khi cùng kỳ các năm là 9%, nhưng đến tháng 6, chỉ số này ước đã tăng tới 7- 8%.

    Hàng tồn kho trước đây cao, rất đáng lo ngại nhưng 2 tháng qua cũng đã giảm đáng kể. Qua 5 tháng qua, tồn kho đã giảm liên tục, dù răng chỉ số này vẫn cao, nhưng như vậy, cũng đã chứng tỏ tín hiệu cải thiện khá tốt. Giả sử như nếu tồn kho vẫn tiếp tục tăng hoặc không giảm thì sẽ là dấu hiệu đáng lo ngại.

    Có thể nói, vì tăng trưởng sản xuất chậm, tồn kho cao nên chúng ta cảm giác trì trệ nhưng thực chất chưa phải là thế. Cộng các yếu tố trên, chúng tôi cho rằng chưa có gì đáng lo ngại và các dấu hiệu khó khăn trên không đến mức độ quá bi quan.

    Thận trọng tăng cung tiền

    Dự báo tháng tới, CPI có giảm như tháng 6 không, thưa ông?

    Khả năng tháng 7, CPI sẽ vẫn ở mức độ thấp, thậm chí tháng 8 cũng thấp nhưng cuối năm, CPI sẽ có nhích lên. Với mô hình kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Nhà nước, chúng tôi cho rằng mức độ CPI 6% là khả thi.

    Vậy, thưa ông, có điều gì phải lưu ý trong điều hành kinh tế 6 tháng tới?

    Rõ ràng hiện nay, chúng ta đang có chủ trương làm tổng phương tiện thanh toán tăng lên, để dư nợ tín dụng tăng lên. Vì các mức tăng 6 tháng đầu năm nay là quá thấp so với mục tiêu đặt ra.

    Tuy nhiên, việc tiêu hóa được lượng tiền cần cho nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm sẽ không phải là nhiều lắm. Các nhà khoa học đặt ra vấn đề cần đẩy tiền giúp hồi phục sản xuất kinh doanh là đúng, nhưng không thể quay trở lại thời kỳ 2008-2009, tung tiền không kiểm soát được thì còn nguy hiểm hơn.

    Quan điểm của tôi là vẫn phải tăng thêm tiền nhưng làm thế nào bản thân nền kinh tế có thể hấp thụ được. Cái chính là chúng ta phải kiểm soát nguồn tín dụng tăng lên đưa vào đúng đối tượng.

    Cốt lõi đây là quan hệ giữa các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Lãi vay đã giảm nhưng tiếp cận vốn vẫn khó. Trước đây lãi suất 20% đã không vay được, giờ vay 14% cũng không vay được nên chính sách lãi suất có thể nói là chưa đi vào vận hành trong thực tế nhiều. Chủ trương chúng ta đưa ra là đúng như khi xử lý vấn đề cụ thể này, ngân hàng cần chia sẻ thực sự với doanh nghiệp, xã hội, đảm bảo sự công bằng.

    Ta cũng phải tỉnh táo, việc một số DN phá sản, một bộ phận DN mất đi cũng là bình thường. Nếu chúng ta cứ níu kéo tất cả DN ấy thì không được, vì đó là quy luật thị trường, phải chấp nhận. Ví dụ như kinh doanh bất động sản lợi nhuận trước đây rất lớn, giờ chủ trương không đầu tư tín dụng vào đó nữa, làm cho giá bất động sản trở lai giá thực hơn, thì những ông vay tiền vào bất động sản sẽ phải chịu rủi ro đó. Giờ, chúng ta lại phải bơm tiền cho vay bất động sản thì không giải quyết được vấn đề gốc.

    Tăng trưởng kinh tế 6% là cực khó

    Thưa ông, khi mục tiêu CPI vừa được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khả năng cả năm nay là 7-8, tăng trưởng kinh tế GDP đạt mục tiêu 6%. Nhiều ý kiến lo ngại chúng ta khó đạt được mục tiêu này?

    Lúc đầu, ta nói mục tiêu lạm phát ở mức một chữ số, nghĩa là 9- 9,5%, cùng với tăng tổng phương tiện thanh toán như cuối năm ngoái đặt ra là quãng 14-15%, dư nợ tín dụng 15-16% thì GDP đạt 6- 6,5% như mục tiêu ban đầu là bình thường.

    Nhưng giờ các chỉ số không đạt mức như thế, CPI thấp hơn, chỉ 7-8%, tổng phương tiên thanh toán, dư nợ tín dụng đều thấp hơn thì GDP sẽ thấp hơn mục tiêu ban đầu.

    Khi CPI tăng, tức là cầu nền kinh tế lớn, khả năng thanh toán lớn, theo thuyết cung cầu thì nó sẽ làm cho bên cung phải đáp ứng, sản xuất phải tăng lên. Do đó, CPI tăng thì cũng có nghĩa GDP tăng. Nhưng tăng lên thế nào thì không phải là quan hệ 1-1.

    Nhiều nhà kinh tế dự báo CPI thấp, có thể chỉ mức 6%, có người nói trên 6-7%, do đó, quan điểm GDP đạt 6-6,5% là khó.

    Ở giác độ thống kê thì quan điểm đó là hợp lý. Khả năng GDP năm nay ở mức 6% là cực khó, trên 6% là càng khó.

    Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ. Nếu dư nợ tín dụng tăng lên, tổng phương tiện tăng lên nhưng hiệu quả tốt hơn. Ví dụ, sản xuất công nghiệp có 3 mảng lớn, khai khoáng, chế biến và điện nước. Trong khai khoáng có dầu và than., Nếu giờ vì mục đích tăng trưởng 6%, chúng ta cho khoan nhiều dầu, đào nhiều than lên thì sẽ đạt GDP như vậy. Nhưng nếu làm điều đó thì được mặt này, lại mất nhiều mặt khác. Ở đây là vấn đề lựa chọn sao cho đúng, chứ không phải là không có khả năng.

    Theo tôi, cứ để tăng trưởng kinh tế vững chắc là tốt nhất. Trong 6 tháng còn lại, cung tiền vào trong sản xuất kinh doanh đúng địa chỉ, thiết thực, hiệu quả, có thể CPI quãng 6-7% thì phấn đấu mức GDP dưới 6% là hợp lý.


    Theo Phạm Huyền - VEF
  9. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Trên sàn CP dòng gạch, xi măng ...v.v.... nhiều.....Kinh tế khó khăn thì nó bán cho ai chứ....Pak mua cổ phiếu nó xong...nó phá sản thì chia gạch ví xi măng...v.v.... về dùng hay hơn.....xông lên phá nhà thằng khác là nó oánh chít à=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Thì hết lên thì phải xìu sau đó mới có sưc mà lên chứ:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss

Chia sẻ trang này