Thớt đầu năm mới: Ai đã hiểu Mr. Market?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/02/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4856 người đang online, trong đó có 478 thành viên. 23:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 163011 lượt đọc và 865 bài trả lời
  1. hungvsl

    hungvsl Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    379
    Bán đứt Vinamotor: Giấc mơ ô tô Việt dừng bước?
    (Doanh nghiệp) - Cuộc chia tay của Nhà nước với Vinamotor là đoạn kết cho sự thất bại của chiến lược bảo hộ các doanh nghiệp ô tô trong nước nhiều năm qua.
    Sau khi thoái 51% vốn nhà nước tại Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) hồi đầu năm không thành, Chính phủ đã ra quyết định “bán đứt” toàn bộ doanh nghiệp này.

    Sự thất bại của doanh nghiệp chủ lực

    Vinamotor có bề dày 51 năm kể từ khi thành lập, chủ yếu đảm nhiệm vai trò doanh nghiệp cơ khí của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Kể từ năm 2003 đến nay, khi chuyển mô hình thành tổng công ty công nghiệp ô tô thì được định hướng thành doanh nghiệp nòng cốt nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

    Lựa chọn phân khúc sản xuất, lắp ráp, kinh doanh dòng xe khách, xe buýt cỡ lớn (trên 29 chỗ ngồi), xe tải trên 10 tấn, kinh doanh thêm cả vận tải, thương mại, với vốn nhà nước đầu tư hơn 500 tỉ đồng trong nhiều năm qua, lẽ ra Vinamotor vẫn có thể sống khỏe.

    [​IMG]
    Nhà nước quyết định chia tay Vinamotor
    Nhưng vai trò chủ lực của Vinamotor, sau 12 năm nhìn lại, là một định hướng thất bại. Thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) hết năm 2013 cho thấy, trong dòng xe khách, sản lượng mang thương hiệu Hyundai-Vinamotor đang chiếm thị phần trên 50%; hay Nhà máy Ô tô Đồng Vàng 1 của tổng công ty là thương hiệu sản xuất, lắp ráp xe hiếm hoi của doanh nghiệp nhà nước còn trụ được trong thị trường với tỷ lệ nội địa hóa khoảng trên 30%.

    Tuy nhiên, những vị thế này không giúp Vinamotor vững hơn. Bởi ở Hyundai-Vinamotor, một công ty liên kết, tổng công ty chỉ có 48% vốn góp.

    Và cả năm 2014, sản phẩm xe khách Hyundai của liên doanh này chỉ tiêu thụ được khoảng 300 chiếc, cao gần gấp đôi năm trước đó (theo bản cáo bạch của Vinamotor tại thời điểm cổ phần hóa tháng 4-2014) cũng không thấm vào đâu trên thị trường.

    Thất bại của Vinamotor là sự thất bại có tính điển hình của một chiến lược bảo hộ, lấy doanh nghiệp nhà nước làm vai trò trụ cột để phát triển một ngành công nghiệp sản xuất.
    Vinamotor có năm đơn vị hạch toán phụ thuộc, 14 công ty con, 19 công ty liên kết và hai công ty liên doanh. Không phải tất cả các công ty gắn với tên tuổi Vinamotor đều làm ăn thua lỗ.

    Nhiều công ty sống khỏe, thậm chí là rất khỏe và nay có liên doanh đủ sức mua đứt lại công ty mẹ (điều này sẽ nói ở phần sau). Nhưng các công ty làm ăn có lãi trong danh sách mà Vinamotor công bố hầu hết là các công ty liên doanh, liên kết, nơi vốn góp của Vinamotor dưới 50%. Nhiều nơi chia cổ tức cho công ty mẹ 30% vốn góp.

    Trong khi ấy, các công ty con mà Vinamotor nắm phần vốn chi phối, chỉ có 6/14 công ty làm ăn có lãi, mức lãi cũng rất khiêm tốn. Chưa kể, một số công ty lỗ hàng ngàn tỉ.

    Tại thời điểm Nhà nước mạnh tay cổ phần hóa công ty mẹ Vinamotor (tháng 3-2014) bằng việc bán ra 51% tổng số cổ phần đang nắm giữ, Vinamotor đã biết trước là sẽ ế.

    Bản cáo bạch của công ty cũng đã ghi rõ dự báo như vậy và cho rằng, IPO ở thời điểm thị trường chứng khoán đi xuống dễ nhìn thấy thất bại.

    Thất bại của cả một chiến lược

    Nhưng sự thất bại của Vinamotor không phải ở thời điểm phát hành cổ phiếu. Việc chào bán đến 51 triệu cổ phiếu và chỉ bán được 3,1% tổng số chào bán với giá trúng đấu giá bình quân bằng đúng giá khởi điểm (10.000 đồng/cổ phiếu), thu về vỏn vẹn được 15,7 tỉ đồng phản ánh đúng sự quan tâm của nhà đầu tư đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

    Nhà đầu tư có mua cổ phiếu của doanh nghiệp không khi mà theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2010-2012 cho thấy sự chênh lệch quá lớn giữa doanh thu, lợi nhuận so với tổng tài sản, vốn chủ sở hữu?

    Tổng tài sản của doanh nghiệp lên đến gần 2.000 tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 526 tỉ nhưng lợi nhuận trước thuế ba năm gần nhất thì năm 2010 lỗ, năm 2012 chỉ lãi 11,5 tỉ đồng và năm 2013 lãi cũng chỉ 16,7 tỉ đồng. Lợi nhuận của công ty mẹ - còn thấp đến mức tệ hơn: vài trăm triệu đến hơn tỉ đồng.

    Một số chỉ tiêu tài chính khác cũng không khá hơn, chẳng hạn như tỷ trọng chi phí/doanh thu thuần rất cao. Giá vốn bán hàng chiếm từ 80% đến hơn 90% doanh thu thuần. Bộ máy nhân lực cồng kềnh, chi phí quản lý chiếm từ 16,21%, thậm chí có thời điểm đến 63,37% doanh thu.

    Nhà đầu tư cũng không dễ gì bỏ tiền vào doanh nghiệp một năm chỉ bán được vài trăm xe/dòng, trong khi phải bán được vài ngàn xe/dòng/năm mới có lãi.

    Từ cuối năm 2012 đến nay, việc sản xuất các dòng xe chịu tác động từ việc nhà cung cấp nước ngoài có cung cấp linh kiện lắp ráp hay không do liên tục bị gián đoạn. Công ty không thể tự lo nguyên liệu đầu vào.

    Nhưng hơn hết, thất bại của Vinamotor là sự thất bại có tính điển hình của một chiến lược bảo hộ, lấy doanh nghiệp nhà nước làm vai trò trụ cột để phát triển một ngành công nghiệp sản xuất.

    Nhất là trong điều kiện mở cửa thị trường ngày càng mạnh, các liên doanh sản xuất, nhập khẩu ô tô nước ngoài đã thống lĩnh thị trường Việt Nam, các sắc thuế ngày càng giảm mạnh thì nhà đầu tư không thấy còn “cửa” sống cho Vinamotor.

    Nhập ốc vít, Việt Nam vẫn kiên trì giấc mơ ôtô nội



    Ai sẽ mua đứt Vinamotor

    Không phải bỗng nhiên mà Chính phủ ký quyết định thoái hết vốn nhà nước khỏi Vinamotor, sau cuộc chào bán thất bại hồi tháng 3-2014. Vinamotor sẽ không thể tiếp tục phát triển nếu phần vốn nhà nước chi phối tại đây và cơ chế quản lý sau cổ phần hóa thực ra không khác trước là bao.

    Theo nguồn tin của TBKTSG, hiện có hai nhà đầu tư tổ chức đã sẵn sàng “mua đứt” Vinamotor. Đó là một công ty cổ phần mà Vinamotor đang góp khoảng hơn 20% vốn điều lệ và một công ty bất động sản.

    Vinamotor không mạnh về sản xuất, lắp ráp, yếu kém về quản trị nhưng có cơ sở hạ tầng, đất đai, trụ sở, các nhà máy diện tích lớn nằm rải rác ở nhiều thành phố.

    Nếu một công ty liên doanh lắp ráp ô tô hiện đang làm ăn có lãi mua được Vinamotor, vừa thay đổi được bộ máy quản lý, vừa được quyền sở hữu hàng loạt cơ sở hạ tầng mà nhiều doanh nghiệp thèm muốn.

    Cũng có khả năng, Vinamotor sẽ được bán cho một công ty bất động sản, doanh nghiệp đã từng đặt vấn đề mua lại trụ sở một số bộ, ngành trung ương những năm trước. Doanh nghiệp này chắc chắn không sản xuất hay đầu tư lắp ráp ô tô.

    Họ mua Vinamotor vì nhìn thấy các trụ sở của công ty mẹ Vinamotor ở phố Hàng Trống (Hà Nội), nơi có vị trí đắc địa ở thủ đô và đến lúc nào đó có thể chuyển đổi công năng.

    Họ cũng nhìn thấy khu đất rộng hơn 20.000 mét vuông của công ty con Vinamotor tại Minh Khai (Hà Nội), nơi đang dựng lên hàng loạt chung cư cao tầng, dễ bán
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Hôm trước có bác hỏi em đánh giá về BDS năm nay thế nào ?

    Thực ra quan điểm của em về TT BDS không thay đổi và em nói đến không it hơn 1 lần rồi. Nhưng em sẽ post lại cho bác nào chưa đọc và cũng để cùng chiêm nghiệm lại.



    Trước hết em post lại bài học cũ nhưng cứ đến hẹn lại đến nó diễn ra vô cùng đau xót nhưng VN ta vẫn mắc. Nó là bài học điều tiết cung cầu rất kinh điển.

    Tin như sau :Đây là về dưa hấu thừa mứa và chúng ta vừa phải mua để hỗ trợ đồng bào miền Trung

    Hàng trăm xe dưa hấu, thanh long ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh

    NLĐO)- Suốt 1 tuần qua, hàng trăm xe dưa hấu, thanh long với tổng trọng lượng 8.00-10.000 tấn bị ùn tắc kéo dài nhiều km ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Nắng nóng khiến nhiều trái dưa bị hỏng vứt la liệt bên hông cửa khẩu.



    [​IMG]
    Xe chở nông sản đậu chật kín trong kho bãi của cửa khẩu Tân Thanh sáng 5-4. Ảnh: Văn Duẩn.

    Sáng 5-4, trao đổi với Báo Người Lao Động, bà Đặng Thị Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), cho biết cơ quan chức năng của Việt Nam và phía Trung Quốc đã làm việc và thống nhất kéo dài thời gian mở cổng cửa khẩu đến 20 giờ hàng ngày để giải quyết tình trạng ùn ứ hàng.

    Hiện ở kho bãi của cửa khẩu Tân Thanh cũng như những khu vực xung quanh cửa khẩu có khoảng 700-800 xe chở hàng nông sản (bình quân 20 tấn hàng/xe) chủ yếu là dưa hấu và thanh long đang chờ để xuất hàng qua Trung Quốc.

    Dù thủ tục hải quan chỉ mất khoảng 1 phút/xe, tuy nhiên do năng lực kho bãi của phía Trung Quốc chỉ có thể tiếp nhận tối đa ở mức 300-380 xe/ngày (tùy khả năng giải phóng hàng), vì vậy mỗi ngày phía Trung Quốc chỉ có thể cho phép 300 xe nông sản của Việt Nam chở hàng qua. Vì vậy, vẫn còn từ 400-500 xe (tương đương 8.000-10.000 tấn hàng) không thể xuất hàng qua cửa khẩu và đành bị ùn ứ ở khu vực cửa khẩu.

    Theo bà Ngân, tình trạng ùn ứ này sẽ phải kéo dài qua Tết Thanh Minh khi Trung Quốc không mua dưa hấu với số lượng nhiều nữa.

    Hiện lực lượng ******* tỉnh Lạng Sơn đã phải huy động lực lượng đến những khu vực này để điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời huy động lực lượng CSGT chặn xe ở khu vực ngã ba Ma Mèo của xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng không cho xe chở nông sản lên tiếp để tránh ùn tắc và hỗn loạn giao thông ở khu vực gần cửa khẩu.

    Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn trong sáng 5-4:

    [​IMG]
    Hàng trăm xe container và xe tải chở hàng nông sản bị ùn tắc kéo dài suốt 4 km từ cửa khẩu Tân Thanh đến ngã ba Pắc Luống ở quốc lộ 4A.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Nhiều lái xe đứng ngồi không yên khi nắng nóng gay gắt, dưa ủ trên xe lâu ngày sẽ bị hư hỏng.

    [​IMG]
    Một lái xe chở dưa hấu từ huyện An Nhơn, Bình Định đang rất lo lắng khi đã phải chờ đợi 5 ngày nhưng chưa xuất được hàng qua Trung Quốc trong khi nhiều trái dưa đã ủng và chảy nước.

    [​IMG]
    Dưa hấu bị hỏng vứt ngay bên hàng xe đang chờ đợi..

    [​IMG]
    ..và vứt đầy vỉa vè cũng như bên vệ đường ở ngay bên hông cửa khẩu Tân Thanh.

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]
    Nhiều xe dưa đã bị phía Trung Quốc trả về vì không đạt chất lượng, được chủ hàng mang về bán đổ bán tháo với giá rẻ chỉ từ 10-20 ngàn đồng/quả ở ngay cửa khẩu Tân Thanh

    Ách tắc dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh

    • Đã hết tắc dưa hấu tại Tân Thanh
      Hôm qua, toàn bộ số xe ách tắc tại cửa khẩu Tân Thanh đã được giải tỏa. Lượng dưa hấu xuất khẩu đang được điều tiết phù hợp với đầu ra, số xe qua lại hiện không đáng kể do dưa miền Trung sắp hết mùa, trong khi Trung Quốc đang vào chính vụ.
    • 1.000 đồng/quả dưa hấu
      Khách du lịch đến Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4 đều cảm thấy bất ngờ khi có thể mua được quả dưa hấu ngon, từ 4 đến 5kg, với giá 1.000 đồng. Nguyên nhân là do các chủ hàng đành bán tháo hàng, trước khi dưa kịp thối.
    • Hà Nội "lụt" dưa hấu
      Các hộ kinh doanh dưa hấu đang trong cơn ác mộng vì lượng hàng dư thừa chuyển đi chuyển lại giữa các vùng, vừa tốn tiền vận chuyển, tỷ lệ dưa bị hỏng chiếm hơn 1/2 và đặc biệt giá hạ tới mức thấp nhất từ trước đến nay. Nhiều nhà buôn dở khóc, dở mếu bỏ đi hàng tạ dưa thối hoặc bán tống bán tháo để thu hồi vốn.
    • [​IMG]
      Dưa hấu vẫn ùn ùn lên Lạng Sơn

      Mấy ngày nay, người dân Tân Thanh phải chứng kiến cảnh náo loạn chưa từng có. Cả rừng xe chở dưa hấu rùng rùng chuyển động bất kể luật lệ, chen huých nhau, vỡ kính, bẹp cabin chỉ để tranh một suất ở bãi 1. Trong khi đó, hàng đoàn xe tải vận chuyển dưa từ các tỉnh phía Nam vẫn đổ về cửa khẩu.
    • [​IMG]
      Ách tắc dưa hấu đang được giải tỏa

      Vừa trở về từ Lạng Sơn sau chuyến đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc hoa quả xuất sang Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, Vụ phó Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại Đào Ngọc Vinh đã có cuộc trao đổi với báo giới.
    • Vẫn ùn tắc rau quả tại cửa khẩu Tân Thanh
      21h tối qua, đã có tới 500 chiếc xe tải cỡ lớn nằm ken đặc suốt dọc 3 km ở khu vực này. Hàng nghìn tấn hoa quả đang đứng trước nguy cơ thối rữa. Các chủ xe cho biết, chỉ riêng hôm qua đã có đến gần 10 xe chất đầy dưa hấu phải chở ra bãi rác của tỉnh.
    • Cửa khẩu Tân Thanh chìm trong... dưa thối
      "Tình trạng này kéo dài thì chúng tôi chết mất. Dưa của tôi đã ngâm hơn một tuần nay rồi đấy. Nếu 2-3 ngày nữa mà vẫn ách tắc kiểu này thì dưa thối có mà đổ hàng núi không hết", anh Tân, một chủ xe người Quảng Ngãi, vung tay ném bịch dưa hấu đã thối ruỗng xuống đất văng tung tóe rồi nói.
    • Dưa hấu rớt giá thê thảm
      Dưa hấu tại các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (Quảng Nam) đang vào mùa thu hoạch rộ, giá xuống rất thấp. Một số nhà vườn chỉ còn bán với giá 500-600 đồng/kg, chưa bằng nửa so với đầu vụ.

    Các bác chớ vội sốt ruột vì như em nói trên nó là bài học kinh điển và hãy kiên nhẫn đọc hết đã nhé
    codienlanhJayce thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tiếp ....

    Nhưng sao em lại nói nó là bài học kinh điển diễn đi diễn lại. Mời các bác đọc lại bài em viết cách đây hơn 1 năm. Nó ở đây :

    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]24/10/2013, 10:15
    Theo em tâm điểm sẽ là BDS năm sau. Vì sao thì em sẽ có phân tích chi tiết.

    Khongquen25 viết lúc [​IMG]27/10/2013, 22:48
    Em sẽ bắt đầu về góc nhìn BDS năm 2014 bây giờ

    Mở đầu ...

    Ta hãy quay lại quy luật cung cầu để xem cái gì đã diễn ra, đang diễn ra và sẽ diễn ra ở TT BDS năm sau và từ đó đánh giá nó tác động đến nhóm cp ngành BDS trên TTCK thế nào.

    Chúng ta quá quen việc được mùa mất giá, mất mùa được giá phải không? Quen nhưng nếu không nhớ nó có nguyên nhân sâu xa từ đâu thì mãi mãi vẫn quên và vẫn chết như thường.

    Thanh long trái mùa có giá cao gấp 5 lần đúng mùa.

    Khi thương lái TQ gom nông sản, thủy sản, khoáng sản thì giá cao đột biến. Khi nó đóng cửa biên giới, ngừng thu gom hàng hóa giảm giá thảm hại, cho không đắt...

    Tất cả đều là quy luật cung cầu nhưng cái quan trọng nhất là cung cầu này do ai tạo ra và ai kiểm soát.

    Em bắt đầu đi vào phân tích TT BDS theo hướng kiểm soát cung cầu.

    Phân tích của em dựa trên Luật đất đai sửa đổi tới đây và dựa trên thống kê mua bán nợ xấu để nhận định tầm xa. Tại sao phải nhận định tầm xa em sẽ kể bằng 1 chuyện người thật việc thật mà em tin ai đã từng lên cửa khẩu Tân Thanh sẽ nhìn rõ hơn ai hết.

    Còn tiếp...
    Jayceptulip thích bài này.
    NGAYMAITROILAI SANG đã loan bài này
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Câu chuyện về Dưa Hấu năm xưa : Lúc đó là tháng 10/2013 còn bây giờ là tháng 4/2015

    Khongquen25 viết lúc [​IMG]27/10/2013, 23:00
    Bàng hoàng với giá dưa hấu: 1000đ/quả


    Chỉ tay vào hàng dài xe tải chất đầy dưa hấu đang nằm trong bãi xe của Khu Kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh nói: “Những xe này đều đã xong thủ tục hải quan nhưng có đưa kịp hàng sang được Pò Chài (Trung Quốc) hay không lại phụ thuộc vào phía bên kia".

    "Nếu thuận lợi, xe nằm bãi đến ngày thứ hai sẽ sang được", ông Nghĩa nói.

    Năm nay, sự quái gở của thời tiết như bồi thêm một đòn nặng vào những chuyến buôn dưa hấu từ miền trong sang Trung Quốc. Nằm dài dưới cái nắng trên 30 độ C mấy ngày trời, không ít chủ hàng phải bất lực nhìn dưa hấu “khóc ròng” chín nẫu rồi chảy nước trên thùng xe.

    Chưa đến hẹn đã ùn tắc

    Những năm trước, “cái hẹn” ùn tắc xe dưa hấu đến vào hai đợt: 20 ngày trước Tết Nguyên đán và từ cuối tháng 3 dương lịch sau Tết Nguyên đán. Đó là thời điểm dưa hấu ở các tỉnh miền trong vào vụ thu hoạch, dưa ùn ùn đổ lên cửa khẩu tìm đường sang biên giới. Năm nay, mới đầu tháng 3 xe chở dưa đã lũ lượt kéo nhau về Tân Thanh chờ sang Pò Chài.

    Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày trung bình 300 xe hàng với khoảng 4.000 tấn nông sản làm thủ tục xuất hàng qua biên giới. Ông Trần Văn Nghĩa cho biết: “Trung bình mỗi ngày có khoảng 130 - 140 xe hàng sang được biên giới, con số 200 xe một ngày đối với chúng tôi là con số lý tưởng. Cách đây hai ngày, có lẽ là ngày đẹp trời, thuận buồm xuôi gió số xe xuất hàng thành công lên đến 260 xe. Nếu ngày nào cũng được vậy thì tốt quá”.

    Tính ra trung bình mỗi ngày chưa đến phân nửa số xe cần xuất hàng “vượt ải” thành công, xe chưa kịp đi đành phải nằm lại. Trong khi đó, xe hàng mới cứ ùn ùn dắt nhau qua trạm Pác Luống. Xe hàng cũ chưa qua, xe hàng mới đã kéo đến chuyện ùn tắc là không thể tránh khỏi. Sức chứa của bãi xe hàng Tân Thanh cho dù đã được nâng cấp, mở rộng cũng chỉ đạt cỡ 100 xe hàng lớn nhỏ. Có thời điểm các nhân viên ở Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh phải xoay xở hết cỡ như trò chơi xếp hình mới “nhồi” được kịch kim 106 xe vào bãi. Số còn lại phải nằm xếp hàng từ cổng bãi xe ra đến đường lớn.

    Vào những lúc cao điểm đoạn đường từ cổng khu kinh tế cửa khẩu xe nông sản phải xếp làm hai hàng, còn ngoài đường lớn dẫn vào, hàng xe dắt díu nhau đến gần trạm soát vé Pác Luống. Như đợt áp Tết Nguyên đán, các bác tài phải ăn chực, nằm chờ trên đường cái hai ngày trời mới vào được đến cổng khu kinh tế cửa khẩu để... đợi tiếp. Lúc ấy, dịch vụ cung cấp đồ ăn nhanh bằng quang gánh của phụ nữ địa phương lại được dịp vào mùa.

    Còn hiện tại, cái nóng như thiêu như đốt thêm hành hạ các bác tài khốn khổ sau chặng đường hàng nghìn kilômét. Tài xế xe 77H0527 than vãn: “Thời gian nằm chờ không được tính thêm tiền. Trời nóng chúng tôi cũng không rời xe được bởi sểnh một lát là bị rút xăng như chơi”. Trong lúc chờ đợi, có tài vắt vẻo trên chiếc võng mắc ở đuôi xe, có nhóm lại tụ tập trên cabin đánh bài giải khuây bởi “nhanh cũng phải hôm sau mới sang đến nơi”.


    Xe chở dưa hấu nằm dài ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
    [​IMG]
    [​IMG]

    Một nghìn đồng một quả!

    Đó là mức giá chủ hàng phải ngậm đắng bán tháo ở bên kia biên giới đối với loại dưa đã xuống mã do phải xếp hàng chờ đợi trong nắng nóng. Chị Vũ Thị Nguyệt, một chủ hàng ở Lạng Sơn đã có hơn 6 năm đánh loại hàng này than thở: “Hôm nào được giá, dưa cũng chỉ bán được 1 tệ/kg, cách đây một tuần có hôm em phải bán 3 - 6 hào/kg. Đấy là với dưa đẹp, cuống còn xanh, còn dưa chín, xấu phải bán đổ đống có 1 nghìn đồng đến 2 nghìn đồng một quả”. Mức giá đó vừa được phát ra, tôi tưởng mình nghe nhầm nên phải hỏi lại chị Nguyệt.

    Chị giải thích: “Không bán được cũng phải quay đầu xe về, đằng nào cũng mất, vớt vát được ít nào hay ít đấy. Với cái nóng thế này, một xe dưa 30 tấn may mắn thì chỉ có 5 - 6 tấn bị hỏng. Có hôm xe dưa bị chảy nước, phải quay đầu cả xe, về Lạng Sơn bán đổ bán tháo, coi như mất trắng. Khốn khổ vì nóng, anh ạ”.

    Dưa nhanh hỏng, khách buôn bên kia biên giới càng được thể ép giá.

    Thời gian vận chuyển dưa từ các tỉnh miền Trung ra đến Lạng Sơn mất hai ngày hai đêm, trong những ngày ùn tắc, trung bình xe hàng mất thêm ba ngày để qua được cửa khẩu. Với thời tiết như hiện nay, dưa càng nhanh hỏng, khách buôn bên kia biên giới càng được thể ép giá vì lý do còn mất vài ngày vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Xe dưa càng đổ về nhiều, giá dưa càng tụt xuống thê thảm hơn.

    Nguyệt chẹp miệng tiếc rẻ: “Trước tết dưa mua từ gốc 3.000 - 4.000 đồng/kg mang sang còn bán được 3 - 3,2 tệ/kg (NDT), giờ chả biết thế nào mà lần, không khác gì đánh bạc với giời”.

    Dò hỏi mức giá mua, bán, chi phí vận chuyển, tôi làm phép tính nhanh về lợi nhuận của dân buôn dưa trong thời điểm hiện tại. Nguyệt bảo đang gom hàng từ gốc với giá 700 - 1.000 đồng/kg, vị chi một tấn dưa dao động 700 nghìn đến 1 triệu đồng. Cước vận chuyển hiện đang dao động 1 - 1,1 triệu đồng/tấn hàng. Nghĩa là 1 tấn dưa sẽ chịu 1 triệu đồng tiền hàng và 1,1 triệu đồng tiền cước vận chuyển, tổng cộng khoảng 2,2 triệu đồng. Cho là chủ hàng bán được giá 1 nhân dân tệ/kg (tỉ giá ngày 5.3 tại Lạng Sơn là 2.840 VND đổi 1 NDT), 1 tấn dưa sẽ thu về hơn 2,8 triệu đồng, “lời” khoảng 600 nghìn đồng/tấn.

    Nhưng đó là cách tính trong điều kiện lý tưởng. Thực tế thời tiết và việc phải xếp hàng đã “vặt” đi một phần doanh thu đáng kể, chưa kể có thể chủ hàng còn phải chi một số chi phí lặt vặt khác. Nắng nóng như hiện nay, tỉ lệ hao hụt trung bình của một xe dưa có thể lên đến 20 - 30%, nặng thì gần như mất trắng. Bài toán lợi nhuận buộc chủ hàng phải ép giá xuống nông dân, thậm chí tài xế cũng phải chịu chung số phận, phần thiệt rõ ràng thuộc về người nông dân, chủ hàng của Việt Nam.

    Nhiều du khách đến Tân Thanh thời gian này không khỏi ngạc nhiên khi thấy ở cổng Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh mọc lên một cái “chợ” dưa hấu nho nhỏ. Hàng chục xe dưa hấu sau khi giao hàng bên Pò Chài về nằm tạm tại đây để giải quyết nốt hàng tồn không bán được. Tài xế xe 76K5427 làu bàu: “Không bán để cho thối xe à. Không bán thì dọc đường cũng bị người ta mót mất. Gọi là bán nhưng khác gì cho, đưa 50 nghìn rồi cứ lên xe mà nhặt”. Số tiền thu về chỉ để nhà xe ăn một bữa trưa bình dân, kèm theo điều kiện “dọn sạch dưa trên xe, kể cả quả vỡ, quả thối”. Trên xe, đám người vừa chung tiền đưa nhà xe đang lùng sục trong đống rơm để lựa những quả dưa còn sót lại.

    Những quả dưa còn lành lặn được bày bán ngay trên vỉa hè. Một phụ nữ đang lấy ngón tay cái vạch chữ P lên những quả dưa tròn to để đánh dấu mời chào: “Mua dưa đi, 15 nghìn đồng một quả”. Quả dưa to như vậy, mua ở Hà Nội phải tròm trèm trăm nghìn. Những quả bị giập, không bán được vứt lăn lóc dưới đường, trên hè hoặc được đập ra ăn tại chỗ.

    Chuyện ùn tắc nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh gần như là câu chuyện “đến hẹn lại lên”.

    Bãi xe đã rộng hơn, thủ tục thông quan được làm nhanh chóng hơn nhưng ùn tắc vẫn hoàn ùn tắc. Ông Ngọc lý giải một phần nguyên nhân: “Hầu hết các xe dưa hấu không có hợp đồng mua bán. Nghĩa là sang đến chợ Pò Chài mới tìm mối bán hàng”.

    Không tìm được mối mua, xe hàng buộc phải chờ, càng chờ đợi hàng càng mất giá. Thêm nữa, xe cũ chưa về, phía bên kia hết bãi cũng không cho xe sang tiếp. Chi cục Hải quan Tân Thanh đã không ít lần khuyến cáo các chủ hàng khi tình trạng ùn tắc xuất hiện. Nhưng dường như Tân Thanh sang Pò Chài vẫn là con đường được các chủ hàng nông sản “ưa thích” để đưa hàng sang Trung Quốc. Vì thế, điệp khúc “ùn tắc, mất giá” ở cửa khẩu Tân Thanh sẽ còn tái diễn trong những vụ mùa tiếp theo.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khongquen25 viết lúc [​IMG]30/10/2013, 00:01

    Góc nhìn BDS năm 2014. ( các bác lưu ý lúc em viết những dòng này là tháng 10/20013 và em đoán cho năm 2014 nhé )

    Tiếp....

    Quay trở lại câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh. Hình ảnh đó đã từng diễn ra, sẽ lại diễn ra và ai không quan tâm thì nó là chuyện chẳng liên quan nhưng ai quan tâm sẽ nhìn thấy ở đây là câu chuyện cung cầu. Nếu củ tỷ hơn thì có thế xem là câu chuyện độc quyền mua - độc quyền bán. Chuyện này em từng đã tự sáng tác ra 1 câu chuyện để kể. Bác nào chưa đọc cứ click vào Đây để biết nó là cái gì.

    Năm nào cũng có chuyện vứt dưa đi nhưng sao họ vẫn trồng và dân buôn đường dài vẫn làm và vẫn lãi cho dù có năm nào cũng có vụ vứt đi hàng trăm tấn dưa?

    Câu chuyện nó như sau:

    Khi TQ mở cửa biên giới ăn hàng ( Dưa ) thì dân buôn đường dài bắt đầu làm việc. Họ gọi điện vào Tiền Giang và các vùng chuyên canh dưa thuê thương lái gom hàng.

    Tất nhiên khi thương lái mua giá dưa bắt đầu leo thang.

    Trải qua hành trình rất dài từ Nam ra Bắc với vô số công đoạn nộp phí đoàn xe cũng ra đến cửa khẩu Tân Thanh.

    Sau khi trừ đi tất cả các chi phí mỗi Kg dưa vẫn còn lãi vài trăm VND nếu TQ ăn hàng và từng đoàn xe ùn ùn qua khẩu.

    Như vậy bài toán ở đây cứ coi như 1 cái chợ mà mua ở đầu chợ ( đầu vườn dưa ) và bán ở cuối chợ ( đầu mối TQ ) nếu có lợi nhuận biên đủ lớn. Nếu biên lợi nhuận cố định sẽ tăng quy mô gom hàng ở đầu chợ và bán cuối chợ.

    Nếu chỉ như thế các bác sẽ cười em ngay và nói tưởng chuyện gì. Chuyện này ai chả biết !

    Đương nhiên câu chuyện như thế em cũng chả mất công kể hành trình bán dưa làm gì cho mệt vì phần hay của câu chuyện bán dưa vẫn ở phía trước và đương nhiên câu chuyện cổ phiếu và cổ phiếu BDS cũng còn ở phía trước nhé.

    Câu chuyện mới thực sự bắt đầu khi phía ăn hàng ngừng ăn hàng. Khi TQ ngừng ăn hàng chính là cái hình ảnh em post lên đó. Dưa có giá kinh hoàng 1k/quả.

    Lúc đó ai vui ai buồn?

    Hihi câu chuyện sẽ hấp dẫn khi chúng ta biết cái gì mới làm dân buôn chuyến vui. Đó chính là lúc đóng cửa khẩu ngừng ăn hàng.

    Dân buôn nhỏ không biết chuyện gì mà TQ đột ngột ngừng ăn hàng và hàng chục có lúc hàng trăm xe dưa đành nằm phơi nắng chờ dưa hỏng. Lúc đó dưa cho không ai đắt và lại lục tục quay đầu về HN hoặc vứt dọc đường cho nhẹ xe.

    Khi các xe dưa đã quy đầu về nội địa, vườn dưa cũng đã vãn hàng mới là lúc cửa khẩu đột ngột mở trở lại là tin TQ tiếp tục ăn hàng lan tỏa. Không những thế còn khuyến mại thêm tin giá dưa sẽ cao hơn giá đầu vụ gấp đôi. 10K/kg chẳng hạn.

    Chuyện gì sẽ xảy ra?

    Người người lại kéo đến vườn dưa và cố gom nốt những kg dưa cuối cùng. Nhưng đâu có dễ thế những vườn dưa còn lại đều thông báo có chủ hết rồi.

    Đầu ăn hàng vẫn liên tục thông báo tốc độ ăn hàng đang cao, giá cũng cao làm dân gom dưa càng thêm sốt ruột. Họ cố nài nỉ vườn dưa cho contact với chủ dưa để mua lại gom hàng đóng xe.

    Khi đó giá dưa tại đầu chợ tăng vọt và lần lượt được sang tay. Câu chuyện mới hiện nguyên hình: ai là người tạo cung và ai là người khống chế cầu?

    Thực ra dưa không cần qua biên giới cũng chả phải vốn của hoàn toàn của chủ hàng mà của liên minh đầu mối TQ và chủ nậu dưa Việt.

    Họ tao ra cung cầu giai đoạn 1 để tạo cung cầu mất cân đối đột ngột. Khi hàng khan rồi mới là lúc ra tay để bán lại cho chính người vừa vứt đi trước đó. Lần 2 mới là lần ăn thực sự.

    Nếu không làm hạn chế cầu bằng cách liên tục tạo cầu ảo rồi làm nó biến mất thì không thể khống chế giá để có đủ chênh lệch.

    Nếu không tạo được cầu ảo để làm làm cung đột ngột tăng thì họ chả là gì cả. Chỉ khi hàng trăm xe dưa đã hỏng đã vứt hết đi mới có thể bán được.

    Khi đó họ có thể vứt đi 8 xe dưa giá thấp ( 2K ) để bán được 2 xe dưa giá cao ( 20K )còn hơn bán cả 10 xe giá 4K.

    Chắc chắn không thể bắt nông dân đừng trông nhiều dưa nên cách họ chọn là làm hỏng nguồn cung bằng cách siết chặt cầu tại thời điểm cung cao nhất.

    Khi cung dưa đã hạn chế rồi có 2 cách thu lợi nhuận:

    1 - Tự mang dưa sang TQ bán giá cao

    2 - Bán cho chính dân buôn loại nhỏ tại đầu luôn ( đây mới là cao thủ và đây mới là cách làm giàu ). Xe không hệ chuyển bánh sang TQ nhưng họ hoàn toàn có thể bán cho dân buôn nhỏ chỉnh tại đầu nguồn.

    Kết luận:
    Câu chuyện về dưa hay bất cứ loại hàng hóa nào khác có quy trình khá giống nhau. Chúng ta có thể kể đến : Thủy sản, Nông sản, Khoáng sản, Ca su, than .... Và đây chính là bản chất việc thương lái Trung quốc hay gom 1 thứ nào đó.

    Em thấy trên VTV hay đưa phóng sự này kia nhưng đáng tiếc tầm của phóng viên chưa cao nên đã chỉ đưa được hiện tượng mà chưa có phóng sự nào giải thích được nguyên nhân. Nguyên nhân là như em kể ở trên nó là mỡ nó rán nó thôi. Hàng chỉ giai đoạn đầu qua khẩu để tạo cầu ảo còn cầu thật và kiếm tiền thật nó là : mua của ngiời chán bán cho người thèm ngay trên đất nước VN của chúng ta.

    Phần bất động sản em sẽ minh họa ngay kế tiếp ở phần tiếp theo sau khi đã kể câu chuyện về Dưa nhé
    Last edited: 19/04/2015
    codienlanh, hbtsdhaiminh196 thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tiếp ... Lúc em viết những dòng này Luật Đât đai sửa đổi chưa thông qua và em chỉ dự đoán và phân tích thôi nhé

    Khongquen25 viết lúc [​IMG]30/10/2013, 22:57

    Góc nhìn BDS năm 2014 tiếp

    Sau khi mô tả bài Dưa hấu ở Tân Thanh em bắt đầu chém đến phần chính BDS.

    Trong bài về dưa hấu ta thấy giá dưa phụ thuộc hoàn toàn và cung cầu. Khi cầu tăng mạnh vượt cung thì giá nó lên và ngược lại cung nhiều mà cầu không có thì giảm thảm hại. Quy luật cung cầu hầu như luôn tồn tại trừ 1 vài trường hợp siêu cao thủ là cung định hướng cầu mà em đã mô tả trong thớt Có những điều ta biết và trường hợp cụ thể đó em mô tả ở Đây .

    Vậy cơ sở nào để nói năm 2014 BDS sẽ là tâm điểm?

    Chắc 10 bác thì có đến hơn nửa khi em nói năm 2014 BDS sẽ làm tâm điểm sẽ cười em và nghĩ : thằng cha này điên mịa nó rùi... hàng tồn BDS còn như núi thì tâm điểm cái mịa gì.

    Hihi... về lý thuyết sẽ là như thế đấy nếu ta không nhìn thấy bài học cung cầu Dưa Hấu ở trên. Vậy cái gì sẽ làm cho cung cầu biến đổi để làm thay đổi tình hình đóng băng BDS?

    Cái này rất nhiều bác đã đọc, đã nghe và đã nghĩ và em chỉ bổ sung thêm mà thôi. Đó chính là LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI. Đây chính là thông toin quan trọng nhất ở kỳ họp QH dài nhất trong lịch sử lần này.

    Nghe đến đây chắc lại khối bác sẽ nói : ồ tưởng cái gì... cái này anh biết lâu rồi chú à. Chú muốn nói đến cái gì trong đó để anh nói chú nghe...

    Vâng em sẽ nghe và sẽ chờ để nghe xem bác nào nói đến điều đó và phân tích xem nó tác động đến TT BDS thế nào?

    Bác nào mạnh dạn có ý kiến đi ...

    Em chờ ...
    Zephyrus thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]01/11/2013, 20:52


    Vâng cám ơn bác đáng ra em sẽ trình bày vụ BDS năm 2014 tiếp nhưng do quá bận việc xây dựng kế hoạch chiến lược năm 2014 cho cty cũng như cho chính bản thân em nên em mấy hôm nay không có thời gian rảnh. Ngày họp 3 ca và nhều buổi xuyên trưa luôn.

    Em máu phân tích chính sách điều đó chả có gì phải dấu và phải xấu hổ cả. Việc so sánh dưa hấu với BDS em không so sánh ở việc giá trị hàng hóa mà nhìn nó dưới góc độ quản lý cung cầu.

    Bây giờ em tin chắc có 10 bác thì 8 bác sẽ cười em về việc cho rằng khoảng sau quý 2/2014 BĐS sẽ ấm lên nhưng cứ chờ xem ai đúng.

    Tất nhiên BDS có 10 năm thịnh vượng nên mới chỉ có 2 năm suy thoái là chưa hết quán tính nhưng em chỉ tự tin rằng nó ấm lên và BDS sẽ là tâm điểm chứ không nói BDS sẽ sốt hay tăng giá ầm ầm.

    Nhưng việc năm 2014 BDS ngừng rơi thậm chí có những điểm sáng mà khó ai ngờ thì em sẽ trả lời từ từ cho đến khi đội BB ngừng phá đám đã.

    Việc nhận định này không phải là lời khuyến nghị MUA cp BDS từ bây giờ đâu nhé vì việc mua cp BDS nào là việc làm cần hết sức tỷ mỉ. Phải có khảo sát cặn kẽ nhưng nếu nhất định phải nói 1 lời về dòng CP này thì em khuyên hãy chọn CP BDS có quỹ đất đã được giao là Chủ đầu tư ấy chứ ko phải DN có nhà chung cư đang xây nhé.

    Vì sao em cũng sẽ giải thích sau.
    codienlanhvinamilk2010 thích bài này.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Phần dự báo nhóm ngành sẽ tăng trưởng và suy thoái năm 2014 của em. Giờ đã là năm 2015 và chúng ta mỗi người đều có thể soi lại và kiểm nghiệm.\

    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]01/11/2013, 21:15


    Thực ra tại hội thảo TPP em có trình bày tổng quan các ngành sẽ có triển vọng tăng trưởng và các ngành sẽ gặp khó khăn.

    Nó ở đây:

    [​IMG]

    Nhìn vào danh sách thống kê này sẽ thấy nó tương ứng các mã cp trên sàn CK khá nhiều.

    Tất nhiên là ngành nói chung thôi chứ trong ngành suy thoái vẫn có thể có những cp ngược dòng trong nhóm ngành đó. Tuy nhiên điều này là không nhiều.

    Nhìn các ngành có chiều tăng trưởng dương có da giày ( tiếc là không có DN nào niêm yết cả ), dệt, dược, thuốc lá, dầu khí, đồ uống .... là những ngành sẽ tiếp tục tăng trưởng.

    Thực tế phản ánh trên sàn CK thì các Cp ngành Dược, dệt, Dầu khí, Gas cũng phản ánh đúng xu thế này.

    Ở chiều ngược lại là Than, luyện thép, cao su thiên nhiên ... đang đánh mất tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên chỉ có ngành Than lâm vào cảnh khó khăn thực sự còn các ngành kia chỉ giảm tăng trưởng chứ chưa lỗ nhé. Cái này cần phân biệt rõ.

    Thế nên em mới tư vấn trong hội thảo là trong các ngành lợi thế hãy chọn Cp đầu ngành để mua sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Đơn giản thế thôi.

    Còn cả hội thảo chủ yếu em nói về việc dịch chuyển dòng vốn quốc tế từ TQ sang các nước khác trong đó có VN. Khi có dòng tiền TT sẽ sôi động và thường lên điểm.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tiếp ...

    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]01/11/2013, 21:31


    Thực ra TPP như em nói là ván bài chính trị nhưng ngay trong đó có những lợi ích kinh tế sẽ thấy trong đó.

    Ở phần khai thác TT Việt Nam trong hội thảo TPP em có nói có 5 ngành chắc chắn nó ngắm đến để kiểm soát nền KT và 3 ngành có lợi thế so sánh đặc biệt của VN.

    5 ngành mà ta cần kiểm soát và Tây cũng muốn chiếm thị phần cao là:

    1 - Tài chính - Ngân hàng ( vì chỉ khi kiểm soát mạch máu nền KT mới điều tiết được cả nền KT. Riêng Tây còn quan tâm đến ngành này vì là cửa ngõ chui ra và chui vào vốn )

    2 - Năng lượng

    3 - Truyền thông và Công nghệ

    4 - Hạ tầng giao thông

    5 - Y tế , dược phẩm

    Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý là đây là 5 ngành cần kiểm soát chứ chưa phải là thu lợi chính ở 5 ngành này nhé. Từ 5 ngành chính này mới khống chế và kiếm lợi từ việc điều khiến chính sách và tạo ra lợi nhuận ở các ngành liên quan

    3 ngành VN có lợi thế so sánh đặc biệt là:

    1 - Nông nghiệp ( nông nghiệp công nghệ cao ấy nhé ). Cái này có SSI đầu tư vào giống cây trồng các loại, OGC đầu tư vào sàn giao dịch nông sản và HAG đầu tư vào cây công nghiệp giá trị cao

    2 - Kinh tế biển ( bao gổm thủy sản, hạ tầng cảng biển, Du lịch biển )

    3 - Sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ.

    Đấy là các ngành nghề cơ bản cần đặc biệt lưu ý khi vào TTP còn từ ngành chọn mã rồi chọn giá mua, giá bán còn là những chặng đường dài.
    --- Gộp bài viết, 19/04/2015, Bài cũ: 19/04/2015 ---
    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]06/11/2013, 14:04

    Hnay có lẽ mọi người đã hình dung phần nào về vụ BDS năm 2014 em nói rồi.

    Tất cả các mã BDS có quỹ đất sẽ còn sốt và tâm điểm sẽ là .... hihi ... thôi để tối.

    Bất chấp ai đó chê cười chuyện Dưa hấu nhưng lại 1 lần nữa bảng điện ( Mr Market ) mới là người phán xét cuối cùng.
    vinamilk2010 thích bài này.
  10. TALIBANBrothers

    TALIBANBrothers Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2015
    Đã được thích:
    103
    • CII - phát triển hạ tầng kỹ thuật Tp. HCM đã tạo sóng tăng giá mạnh lên 21k, với vốn hóa hơn 4000 tỷ, lợi nhuận 2014 388 tỷ
    • IJC - phát triển hạ tầng kỹ thuật Bình dương sau một thời gian dài bị khối ngoại bán ròng giá giảm về đáy lịch sử vùng giá 10-11, với vốn hóa 3200 tỷ, lợi nhuận 2014 230 tỷ
    • ĐHCĐ thường niên đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015 với các chỉ tiêu tài chính hợp nhất tăng trưởng so với mức thực hiện năm vừa qua. Cụ thể, Tổng doanh thu kế hoạch ước đạt 1.240 tỷ đồng, tăng 19%, LNST ước đạt 253 tỷ đồng, tăng 10%.
    • Mức cổ tức dự chi cho năm 2014 cũng ở tỷ lệ 8% bằng tiền mặt vào quí 4 năm nay,
      Mức cổ tức dự chi cho năm 2015 cũng ở tỷ lệ 8% bằng tiền mặt.
    • Dự kiến năm 2015 với sự khởi sắc của tt bds, sẽ giúp IJC cải thiện mạnh doanh thu bên cạnh sự tăng trưởng về mảng xây dựng hạ tầng
    • Việc khối ngoại chấm dứt đà bán ra và bắt đầu tái giải ngân trở lại sẽ giúp IJC đi lên mạnh trong sóng này, ITA CII HUT đã vào sóng tăng mạnh, vậy với vùng giá 10-11 thật hấp dẫn để mua và nắm giữ cho lợi nhận 20% vào quí II
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này