Thớt đầu năm mới: Ai đã hiểu Mr. Market?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/02/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6377 người đang online, trong đó có 693 thành viên. 21:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 163007 lượt đọc và 865 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Ghép chung lạ cho dễ đọc :

    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]11/11/2013, 11:01


    Thử gửi lại bài đầu tiên:

    Tại sao BDS năm 2014 lại là tâm điểm?

    Chắc hẳn các bác còn nhớ em kể chuyện cung cầu Dưa hấu? Khi cầu tăng dưa sẽ tăng giá nhưng khi cung cạn thì nó làm cầu tăng và giá đương nhiên là tăng. Đây là trường hợp em nói đến ở thớt: Những điều đã biết… trường hợp này là CUNG ĐỊNH HƯỚNG CẦU.

    Chúng ta còn nhớ vụ cung tạo cầu và dân buôn không cần bán qua biên giới mà lại bán cho chính người buôn thứ cấp tại ngay vườn dưa và kiếm lời mới là cao thủ. Họ gom tại vườn và bán cho người buôn qua biên giới. Lúc này rủi ro giảm đi rất nhiều và không còn lo TQ đóng khẩu nữa. ( thực chất cầu này chính họ tạo ra ).

    Gỗ sưa, lá điều, ốc bươu vàng, lá sắn, rễ hồi …. tất cả đều có 1 kịch bản như nhau.

    Giờ ta hãy quay lại chủ đề chính là BDS:

    Cách đây 2 tuần thì nhiều người cười khi em nói BDS sẽ tăng giá và là tâm điểm năm 2014 nhưng giờ thì sao?

    VPH, NTL, DIG, HDG, BCI, DXG, IJC, LCG, HQC, ASM…. thậm chí đến những mã cực chuối vì đang lo lỗ lũy kế như SCR, VCG…. cũng còn lên và có thể nói ngoài các mã dòng SD thì chính các mã ngành BD Strong 2 tuần qua là những mã tăng điểm ấn tượng nhất. Cái gì đang diễn ra vậy?

    Như phần em dự là ở đây có những nguyên nhân chính được tóm tắt như sau:

    1 – Luật Đất đai sửa đổi

    2 – Gói KC 30K tỷ với BĐS

    3 – Biến báo báo cáo TC quý 3

    Em đi từ mức độ quan trọng ít đến quan trọng nhiều.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Phần quan trọng nhất để dự báo :

    Khongquen25 viết lúc [​IMG]11/11/2013, 11:06


    Như phần em dự là ở đây có những nguyên nhân chính được tóm tắt như sau:

    1 – Luật Đất đai sửa đổi

    2 – Gói KC 30K tỷ với BĐS

    3 – Biến báo báo cáo TC quý 3

    Em đi từ mức độ quan trọng ít đến quan trọng nhiều.

    1 - Đầu tiên là ảnh hưởng của BCTC quý 3:

    Đến lúc này các BCTC quý 3 chủ yếu đã ra và như em cảnh báo quý 3 là quý không có ràng buộc pháp lý nên rất nhiều cty thi triển ảo thuật tài chính. Khác hoàn toàn quý 2 và quý 4 có báo cáo kiểm toán thì quý 1 và 3 rất nhiều cty tùy theo mục đích dấu lãi hay dấu lỗ sẽ đưa ra các BCTC gây sốc. Do chả ai bắt buộc cả nên nhiều NDT bị đánh úp. Nhiều cty lãi khủng nhưng dấu lãi thậm chí còn báo lỗ ( do không ghi nhận doanh thu ). Ngược lại nhiều công ty lại ghi nhận Doanh thu và lợi nhuận ở quý 3 này để tranh thủ ra hàng vì họ biết quý 4 và cả năm không thể chốn lỗ. Lỗ lũy kế cuối năm sẽ dồn về và khi đó chạy cũng không kịp. Do vậy các bác chú ý kỹ để tránh vụ shock cuối năm khi có báo cáo kiểm toán nhé.

    2 - Tiếp theo là ảnh hưởng của gói KC 30K tỷ cho BDS:

    Đến lúc này hiệu quả của gói này chưa rõ nét nhưng đã có nhưng DN được giải ngân ở mảng NOXH. Nhờ cách nào đó 1 số DN đã có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này nhưng điều quan trọng là họ như chết đuối vớ được cọc. Ta thấy 1 vài DN và 1 vài dự án đã tái khởi động phần hoàn thiện để giao nhà.

    Bên cạnh đó LS của NH có xu hướng giảm và điều kiện giải ngân của NH cũng bớt chặt chẽ hơn. Với việc tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thì đa phần các NH đều có nguồn vốn dồi dào để cho vay. LS huy động rất thấp nên về cơ bản nếu có Dự án khả thi NH sẽ chấp nhận cho DN vay với LS dễ chấp nhận hơn. DN thuộc nhóm BDS cũng bắt đầu tiếp cận được phần nào .

    3 - Luật đất đai sửa đổi: Đây chính là tác động mạnh nhất, dài nhất nhưng lại âm thầm nhất.

    Chắc khi em post luật Đất đai sửa đổi có nhiều bác đọc rồi. Nhiều cái vẫn chuối như cũ nhưng cái em quan tâm và nhiều bác chắc cũng quan tâm như em có mấy điểm chính như sau:

    -Từ nay trở đi việc cấp đất dự án sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trung ương ( cụ thể là TTg ) sẽ tước bớt quyền của địa phương trong việc cấp đất dự án.

    - Việc đền bù đất cũng theo quy định chặt chẽ hơn theo hướng có lợi hơn cho chủ đất.

    - Thị trường BDS cho thuê sẽ dần thay thế cho TT BDS chuyển nhượng

    -Dần tính tới việc cho them đối tượng người NN trực tiếp tham gia TT sở hữu BDS thuê.

    Trong các điểm này thì điểm đầu tiên là quan trọng nhất và tác động dài nhất.

    Chúng ta hiểu nôm na là từ nay trở đi ai đã được cấp rồi thì cố mà giữ lấy vì sau đó việc cấp lan tràn sẽ khó mà xảy ra nữa.

    Giai đoạn trước đây chỉ cần muốn 1 vài cơ quan quản lý NN có thể vẽ ra dự án và ra quyết định thu hổi đất của dân và đền bù không đáng kể. Trường hợp dân phản đối có thể cưỡng chế ngay. Nhiều người dân bất bình gọi là “ cướp đất “ nhưng về cơ bản đây là “ cướp đất” hợp pháp vì pháp luật hiện hành cho phép điều đó. Đây chính là bất cập trong Luật Đất đai hiện hành.

    Đây chính là nguyên nhân gây khiếu kiện nhiều nhất và cũng là bức xúc XH lớn nhất vài năm qua. Do vậy việc sửa luật Đất đai là yêu cầu tất yếu khách quan. Xoa dịu dư luận xã hội cũng là 1 mục tiêu CT vô cùng quan trọng lúc này nhưng nếu nhìn kỹ thì việc này lại đáp ứng luôn mục đích kích cầu BDS ấm trở lại nhờ siết nguồn cung về sau. Phần này chính là phần em sẽ trình bày kỹ nhất.

    Đến đây em nhắc lại vụ dưa hấu để mọi người cùng đối chiếu:

    1 . Khi TQ ăn hàng ( cầu tăng ) dân trồng dưa tăng diện tích, dân buôn tăng cường gom để bán qua khẩu è giá dưa đầu nguồn tăng. Với BDS là thấy có lợi nhà nhà, người người tham gia và TTBDS. Chỗ nào cũng khởi công, động thổ

    2. TQ đột ngột ngừng ăn hàng ( đóng khẩu ) thì cầu giảm è thừa cung è Giá dưa giảm thảm hại, vứt không ai nhặt. Với BDS là LS tăng vọt, cung thừa mứa, BDS đóng băng, giá giảm thảm hại

    3. Khi cung bắt đầu cạn thì TQ lại mở khẩu và cầu lại tăng nhưng lúc này cung không còn để đáp ứng do diện tích trồng giảm ( hoặc vào trái vụ ) nhưng quan trọng nhất là lái buôn già và thương lái Tàu đã gom nốt dưa đang còn trồng trong ruộng hoặc đã đặt cọc trước để kiểm soát nguồn cung tại đầu nguồn. Với BDS là giá bắt đầu tăng lại nhưng các Dự án có quỹ đấtt sạch, đắc địa đã rơi vào tay NH hoặc các DN mạnh mất rồi. Các quỹ đầu cơ đã gom xong

    4. Cầu tại khẩu vẫn liên tục được đẩy lên cao do cung cạn và các thương lái thứ cấp bắt đầu tranh mua ngay tại vườn. Với BDS là các chiêu PR mở bán, khan hàng giả tung ra và bán ảo cho các sàn GD BDS để tạo cầu ảo cao trở lại.

    5. Khi giá tại đầu nguồn đủ lớn thương lái Tàu bắt đầu bán cho chính lái thứ cấp ( chốt lời ). Như vậy quá trình tạo cầu và siết cung xảy ra ngay tại đầu nguồn chứ không hề qua biên giới. Với BDS cũng hệt thế thôi. Bán buôn cho sàn để sàn bán lẻ cho người dân đồng thời lại bắt đầu khởi công dự án mới với quỹ đất đã gom được giai đoạn trước.

    Việc này làm được do hiệu ứng đám đông khi nghe tin TQ mở khẩu và ăn hàng giá cao. Do có tin cầu tăng ( giá tăng ) ở cuối nguồn nên thương lái Việt chấp nhận mạo hiểm mua lại của thương lái Tàu ở đầu nguồn và hy vọng trải qua muôn công đoạn chi phí trong quá trình vận chuyển từ SG ( vườn dưa đầu nguồn ) đến cửa khẩu Tân Thanh ( cầu cuối nguồn ) vẫn có đủ lãi.

    Hiện tượng này trong 1 vài tuần xảy ra đúng là cầu phía TQ vẫn tăng mạnh và chỉ dừng khi có hiện tượng tranh mua ở đầu cầu. Khi đó thương lái Tàu ( thuê Việt gian ) bán toàn bộ hàng đã gom lại cho thương lái Việt và quá trình chốt lãi nhờ kiểm soát cung cầu .

    Vậy quá trình BDS có thể diễn ra tương tự được không?

    Rất nhiều bác trong đó có đội BB cười nhạo em vì cho là dưa và BDS khác nhau do dưa ko thể để lâu và BDS có thể để lâu vì thế nó mới có tên là BDS. Nhưng họ không nghĩ ra được cái gì mới là kiểm soát cung cầu lúc này và ai kiểm soát nó.

    Cũng như quá trình buôn Dưa việc gom hàng và bán chốt lời chỉ thành công khi và chỉ khi, nếu và chỉ nếu, hàng hóa đột ngột chuyển từ trạng thái thừa cung sang thiếu cung và khi đó người thắng là người nắm được nguồn cung rồi.

    Khi hàng trăm xe dưa thối hỏng nằm kẹt ở khẩu mới là mục đích của lái Tàu. Khi thông tin cho thấy nguồn cung đã sắp cạn họ mới gom và bao tiêu số dưa còn sót lại. Khi đó nguồn cung đã hạn chế nên nếu cầu mở lại ( mở khẩu ) thì giá sẽ tăng đột biến do cung khan còn cầu tăng đột biến. Khi đó họ dễ dàng bán lượng dưa mà mới chỉ cách đó 1 tuần vứt đi không ai thèm nhặt ngay tại chính nơi SX.

    Giờ là BDS:

    Khi các NH bắt đầu tăng mua nợ xấu ( 65% là nợ xấu BDS ) thì nguồn cung giảm dần. Đây coi như là khống chế cung và giống như hình thức ném dưa hoặc đập dưa cho vỡ.

    Nhưng nếu nguồn cung vẫn có khả năng SX thì việc kiểm soát cung cầu là vô nghĩa nhưng may quá chính cái Luật Đất đai sửa đổi nó làm điều đó.

    Như nói ở trên từ sau này trở đi cung giá rẻ sẽ hết dần và hàng có giá chính là nợ xấu BDS kia hoặc còn trong tay các DN có quỹ đất sạch mà em liệt kê ở trên. Đây chính là những quả dưa trong vườn được bao tiêu rồi đó.

    Khi nợ xấu BDS đã bán nghĩa là quyền sở hữu hàng hóa đã mất và chỉ cần không tung nó ra TT nữa thì lập tức tin đồn sẽ lan truyền và nợ xấu lại trở thành nợ tốt ngay.

    Đến đây chắc nhiều bác vẫn cười khẩy em và nói : Mày có biết VN đang dư thừa bao nhiêu triệu m2 nhà không mà lo cạn cung?

    Em sẽ lại cười và hỏi lại: Thế giờ bác có biết trong số hàng triệu m2 đó giờ trong tay ai được quyền quyết không? Không còn hàng ngàn DN nữa đâu mà sẽ chỉ có vài chục tổ chức và chủ yếu là NH và bọn mua nợ quốc tế mà thôi.

    Đúng là nếu họ bán ra ào ạt thì giá BDS sẽ không tăng mà có khi lại giảm tiếp nhưng nếu thế đã không là chuyện. Khi họ biết cứ siết chặt lại đã và để hàng khan hiếm chỉ khoảng 2 năm thôi vì nguồn cung bổ sung không có hoặc chỉ bán giá thật cao ( như VIC ) thì họ đã kiểm soát được cung cầu rồi đó.

    Lúc này chuyện gì sẽ xảy ra?

    Vẫn bài học buôn Dưa thôi. Tiền sẽ từ đâu đó ùn ùn đưa ra mà chúng ta chả hiểu ở đâu mà nhiều thế đi gom lại các dự án mà mới cách đây vài tháng chả ai thèm ngó đến. Các dự án bỏ hoang lại sẽ có các loại lái, cò đến hỏi mua để hy vọng bán cho kẻ tiếp theo cuối nguồn.

    Quy trình buôn dưa lại lặp lại là dưa không hề bán qua Biên giới mới bán ngay ở nguồn. BDS cũng sẽ không hề bán cho người có nhu cầu nhà ở mà lại bán ngay ở phần buôn nợ xấu ( các dự án bỏ hoang ) kia kìa.

    Đội gom nợ xấu ( Dự án BDS bỏ hoang ) lúc này sẽ bán cho đội lái, cò tương lai chứ bán cho ai nữa? Cung cầu nó tạo ra ngay tại nguồn chứ làm gì có chuyện ở cuối nguồn. Cuối nguồn với dưa ở cửa khẩu Tân Thanh còn cuối nguồn BDS ở người dùng là cầu ảo cả.

    Hihi … thế nên các bác hãy tin em đi giá nợ xấu BDS sẽ tăng và cp BDS có quỹ đất sẽ tăng nhưng chả phải do cầu BDS tăng đâu và nó do cái tin : NGUỒN CUNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG BỊ SIẾT LẠI .

    Mà cái tin nguồn cung sẽ bị siết lại lại đến từ 1 cái yêu cầu như em nói là : KHÁCH QUAN VÀ CẤP THIẾT nhá.

    LUẬT ĐẤT ĐAI sửa đổi chính là cái cần xuất hiện lúc này để đáp ứng mục tiêu cho tất cả.

    Riêng phần tạo cơ hội cho người NN sở hữu BDS em sẽ nói đến sau và nó đương nhiên cũng là 1 yếu tố góp phần làm BDS năm 2014 ấm lên nhưng như em nói ở trên nó chỉ là yếu tố phụ và không lâu dài.
    Last edited: 19/04/2015
    codienlanh, mmxhungchiku87 thích bài này.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khongquen25 viết lúc : [​IMG]11/11/2013, 20:46

    Góc nhìn BDS năm 2014
    Tiếp ....

    Tại sao Đại gia nước ngoài chờ mua nợ xấu ?
    Theo lời bác Nghĩa tại Hội thảo quốc tế “Chuyển động kinh tế vĩ mô và triển vọng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam” do BIDV tổ chức ngày 9/10 thì : " khi lên phương án xử lý nợ, điều Chính phủ lo ngại nhất là thị trường nợ xấu không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Nhưng ngược lại, dù mới ra đời hơn một tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã vào rất nhiều, nhiều hơn chúng ta mong đợi. Thậm chí có những tập đoàn tài chính lớn như Black Stone, chưa bao giờ xuất hiện ở Việt Nam vì không có hợp đồng nào đủ lớn để họ tham gia, nay cũng muốn mua nợ xấu từ VAMC.

    Theo lời của TS.Lê Xuân Nghĩa, đại diện của Black Stone hy vọng thời điểm này có thể mua được “món hàng” có giá trên 1 tỷ USD. Và theo tiết lộ của TS.Lê Xuân Nghĩa, hiện không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng chờ mua nợ, mà các ngân hàng trong nước cũng xếp hàng chờ bán nợ cho VAMC. “Chúng tôi dự kiến từ nay đến cuối năm không chỉ 30.000 tỷ đồng, nếu không lo ngại về lạm phát thì VAMC có thể mua tới 50.000 tỷ - 60.000 tỷ nợ xấu từ các ngân hàng thương mại”
    Vậy nó mua vì lý do gì?

    Cũng như em đã giải thích ở trên Tây nó chỉ mua nếu nó mua đủ lô lớn nhưng bản chất là nó muốn mua để kiểm soát cung. Chỉ khi nó tin là cạn cung giá thấp nó mới mua và khi đó nó mới tạo cầu. Trong CK chúng ta hay dùng từ gom rồi tiết cung.

    Nếu chỉ mua được 1 phần thậm chí là giá rẻ nó cũng không mua vì bản chât nó sợ cung giá rẻ còn đó và chả thể thu được lợi. Do vậy nó mới cần mua lô lớn và khi đó deal mới bắt đầu được tạo ra.

    Chắc chúng ta không ai còn lạ chuyện 2 con tem hiếm. Khi 1 nhà sưu tầm biết trên TG có 2 con tem giống nhau và còn lại duy nhất thì khi họ nắm được 1 con thì họ săn cho bằng được con thứ 2 không phải để sở hữu 2 con mà sẽ tổ chức họp báo xé ngay con tem đó để cả TG biết rằng con tem họ giữ còn lại là con tem duy nhất. Khi đó con tem duy nhất đó có giá kinh hoàng và vượt xa giá trị 2 con tem ban đầu cộng lại. Đây là bài học kinh điển về độc quyền sở hữu.

    Thế nên chúng ta cần nhìn việc biến nợ xấu thành nợ tốt ở góc độ kiểm soát cung cầu. Khi kiểm soát được cung thì cầu sẽ được tao ra rất tinh vi mà khi chúng ta nhận ra được thì như rơi vào cờ thế.

    Ngoài ra điểm chúng ta lưu ý nhất ở lần tạo sóng BDS này chính là hành lang pháp lý cho việc mua và bán nợ xấu.

    Tuy các thông tư 18,19,20 và 21 đều đã lần lượt ra đời nhưng em tin không mấy ai nghiên cứu nó thật kỹ cả ngoài bọn đang có mưu đồ thâu tóm " nợ xấu "

    Tây nó mắc nhất ở chỗ này và các con buôn chính sách lớn của VN cũng soi kỹ nhất phần này.

    Ở góc nhìn này tại hội thảo trên em cũng có trao đổi nhanh với bác Nghĩa ở giữa giờ giải lao và bác cũng cười và nói : mày tinh ý đấy.

    Nguyên văn bác ấy nói như sau:
    Nói về những vướng mắc hiện nay, TS.Nghĩa cho rằng, vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất khi mua nợ xấu của Việt Nam là thủ tục. “Tôi đã hỏi 16 đoàn nhà đầu tư nước ngoài vào tìm hiểu thị trường Việt Nam, họ đều khẳng định, điều mà nhà đầu tư mong mỏi nhất là thủ tục mua nợ và bán nợ phải triển khai thật nhanh”.

    Thừa nhận các khoản nợ xấu của Việt Nam hiện nay rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng theo ông Simon Andrew, Giám đốc IFC khu vực Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam, các nhà đầu tư cũng đang vướng mắc bởi một số quy định pháp lý.

    “Các nhà đầu tư và các công ty xử lý nợ xấu nước ngoài rất quan tâm đến nợ xấu Việt Nam, song môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất với các nhà đầu tư là không thể sở hữu được đất đai ở Việt Nam. Họ không thể mua được một khoản nợ mà không có quyền với tài sản thế chấp đi kèm nó. Ví dụ nếu tôi muốn mua một khoản nợ xấu, hiện chưa rõ quyền đi kèm với khoản vay đó của tôi như thế nào, mức độ chắc chắn của pháp lý là điều quan trọng nhất”, ông Simon nhấn mạnh.


    Tuy nhiên như chúng ta đều biết nợ xấu đang được thu mua khá nhanh và đơn đặt hàng gom lô lớn không sớm thì muộn cũng sẽ xuất hiện cái tên mà chúng ta chờ đợi thực sự mà thôi.

    Vậy chúng ta sẽ làm gì khi nhìn ra vấn đề ?

    Em sẽ tiếp tục giải đáp ở phần kế tiếp ....
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Trên đây em tóm tắt phần nhận định về TT BDS giai đoạn 2014 và tương lai với trò cung định hướng cầu. Năm 2015 xu hướng này có tiếp tục nhanh và mạnh hơn?

    Thực tế giờ nó diễn ra khá giống những gì em dự. Đó là các DN lớn thực hiện M&A các Dự án BDS khi cung thừa.

    Đó là VIC mua hàng loạt DN có quỹ đất, là NH mua lại nợ xấu BDS, là FLC mua Vân Canh, ....

    Lúc này TT BDS ở HN và SG đã tăng 10-20% so với năm ngoái khi có người hỏi mua đã là niềm hạnh phúc.

    Về bản chất cung vẫn thừa mứa chỉ có điều họ đã tiết cung được phần nào.

    Chúng ta sẽ chờ xem nó còn diễn biến đúng như em dự không vì đây mới là giai đoạn 2 của quá trình BUÔN DƯA.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Giá dầu lại bull tiếp lên 57$. Ngại quá nhỉ ???
    hbtsd thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khi Luật Đất đai sửa đổi và luật Đầu tư sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây thì em cho là TT BDS sẽ khơi sắc hơn.

    Như phần trên em nói các định chế TC nước ngoài rất muốn mua nợ xấu Việt Nam ( nợ xấu BDS ) nhưng lý do họ chưa mua chính là vì không có hành lang pháp lý cho mua bán chuyển nhượng trực tiếp BDS.

    Nay luật mới nói lỏng ở mảng nhà ở TM sở hữu 50 năm nên theo em dự phân khúc loại Nhà ở TM trung cao cấp có thời hạn 50 năm sẽ sôi động.

    Đây chính là phân khúc thằng VIC nó tập trung đầu tư mạnh để đón luật.

    Có lẽ vì lý do này anh V mạnh dạn tuyên bố năm 2015 là năm tiến công toàn diện của VINGROUP chăng?

    Cá nhân em cũng cho là nếu đầu tư trung hạn thì chọn VIC cũng không phải là lựa chọn tồi.

    Nó sẽ lên chậm nhưng rất chắc chắn.
    codienlanh, hbtsdZig Ziglar thích bài này.
  7. ali_33

    ali_33 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/12/2014
    Đã được thích:
    1.474
    bds bây giờ giống kiểu đập dưa từng quả câu giờ
    còn dầu khí thì vác cả xe dưa đổ xuống vực cho nhanh, khủng hoảng cung luôn :))
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bản chất không khác bao nhiêu đâu bác.

    Khí đá phiến, IS, Iran, Lybia, Iraq, dòng chảy phương Bắc - Phương Nam, Tuyến khí đốt khổng lồ Siberia, Tuyến ống IRAN- Myanmar - Vân Nam ... đều có mục đích chung là tiết cung hoặc chống tiết cung.

    Kiểm soát xong thì tha hồ thao túng giá hoặc ngược lại bị mất kiểm soát cung thì tha hồ bị ép giá.
    hbtsdZig Ziglar thích bài này.
  9. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.840
    Trung Quốc bơm khoảng 1.500 tỷ nhân dân tệ ra thị trường
    Với việc cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng Trung ương) được cho là sẽ bơm ra thị trường từ 1.200-1.500 tỷ nhân dân tệ.
    http://image.*********.vn/2015/04/20/1500-ty-nhan-dan-te.jpg
    Trụ sở chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh.(Nguồn: Bloomberg)
    Ngày 19/4, PBoC thông báo bắt đầu từ ngày 20/4 sẽ cắt giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng thương mại. Nếu các ngân hàng đó có các dịch vụ cho vay dành cho lĩnh vực nông nghiệp sẽ được phép giảm tiếp 1% RRR, riêng Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc được giảm thêm 2% RRR nữa.

    Đây là đợt cắt giảm RRR thứ hai trong năm nay nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay, nhưng là lần cắt giảm RRR mạnh nhất trong nhiều năm qua của PBoC. Những dự đoán gần đây của các chuyên gia, tổ chức tài chính cũng chủ yếu cho rằng PBoC sẽ cắt giảm RRR, nhưng chỉ khoảng 0,5%/lần.

    Công ty Chứng khoán Dân sinh của Trung Quốc dự tính với mức kết dư tiền gửi thông thường là 110.000 tỷ nhân dân tệ như hiện nay, hạ 1% RRR sẽ giải phóng ít nhất hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ, cộng thêm lượng tiền được giải phóng thêm từ việc cắt giảm RRR ngoài phần chung, lần cắt giảm RRR này sẽ bơm ra thị trường khoảng 1.500 tỷ nhân dân tệ, tức là hơn 242 tỷ USD.

    Chuyên gia phân tích vĩ mô hàng đầu của Công ty Chứng khoán Quang Đại niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, ông Từ Cao cũng cho rằng lần hạ RRR này vượt dự đoán của thị trường, tổng cộng giải phóng khoảng 1.300 tỷ nhân dân tệ.

    Con số này, theo tính toán của chuyên gia Nhiệm Trạch Bình của Công ty Chứng khoán Hoa Thái và chuyên gia Khương Siêu của Công ty Chứng khoán Hải Thông, là khoảng 1.200 tỷ nhân dân tệ./.

    VIETNAM+
    hbtsd thích bài này.
  10. 50Cent

    50Cent Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    1.840
    NHTW Trung Quốc hạ mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nga đối phó với lệnh trừng phạt của phương Tây như thế nào?

    Động thái này được đưa ra chỉ một vài ngày sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm.
    Nội dung nổi bật:

    - NHTW Trung Quốc vừa thông báo cắt giảm 1 điểm phần trăm đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc

    - Trung Quốc đang đi cùng con đường nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng cùng với hơn 30 quốc gia khác trên thế giới

    Trung Quốc đã có bước tiến xa hơn trong chính sách kích thích kinh tế khi thông báo cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Theo thông báo vừa được đăng tải trên website của NHTW Trung Quốc hôm nay (19/4), kể từ ngày mai tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải gửi tại NHTW sẽ giảm 1 điểm phần trăm. Đây là lần cắt giảm thứ hai kể từ đầu năm đến nay và mạnh nhất kể từ tháng 11/2008.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các định chế tài chính ở khu vực nông thôn sẽ được giảm thêm 1 điểm phần trăm. Ngân hàng phát triển nông thôn Trung Quốc được giảm thêm 2 điểm phần trăm, đồng thời các ngân hàng có một mức tín dụng nhất định dành cho các doanh nghiệp nhỏ hay lĩnh vực nông nghiệp được giảm thêm 0,5 điểm phần trăm.

    Tháng trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố chính phủ sẽ can thiệp nếu đà suy giảm của nền kinh tế ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm, đồng thời mới đây chính Thống đốc Châu Tiểu Xuyên đã bình luận Trung Quốc có “dư địa” để hành động.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm xuống sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay nhưng có lẽ sẽ khiến bong bóng trên TTCK Trung Quốc phình to hơn nữa.

    “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được cắt giảm mạnh hơn rất nhiều so với dự báo của thị trường và các ngân hàng sẽ tràn đầy thanh khoản, Liu Li-Gang – chuyên gia đến từ ngân hàng ANZ – nhận định.

    Kể từ đầu năm đến nay đã có khoảng 30 NHTW trên toàn thế giới thực hiện nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với rủi ro giảm phát. Kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng dòng vốn tháo chạy và sản lượng sụt giảm.

    GDP của nước này tăng trưởng 7% trong quý I, mức thấp nhất kể tháng 11/2008. Quý trước cũng đánh dấu dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm kỷ lục, làm dấy lên đồn đoán NHTW đang bán ngoại hối để hỗ trợ đồng nhân dân tệ do nguồn vốn bị rút ra ồ ạt.

    Thanh Thanh

    Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

    TỪ KHÓA
    hbtsd thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này