“Tin hot: Cơ quan quản lý quyết định thế nào, DN xăng dầu sẵn sàng tuân thủ”

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lolem752004, 19/05/2012.

2204 người đang online, trong đó có 186 thành viên. 07:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4528 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    “Cơ quan quản lý quyết định thế nào, DN sẵn sàng tuân thủ”

    Tính trung bình, các doanh nghiệp có mức lãi từ 700 đồng đến 1.500 đồng/lít. Bản thân DN đã sẵn sàng giảm giá, chỉ chờ Bộ Tài chính. =D>=D>=D>
    Lại cạnh tranh, chia lãi cho đại lý

    Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối và cơ quan chức năng cũng xác nhận giá bình quân 15 ngày đầu tháng 5 giá xăng dầu thế giới giảm so với bình quân tháng 4 từ 4,7% đến 6,9% tùy từng chủng loại xăng dầu.

    Cụ thể, xăng A92 giảm 9,1 USD/thùng (tương đương giảm 6,9%), dầu hỏa giảm 6,3 USD/thùng (4,7%), diezel 0,05S giảm 6,3 USD/thùng (4,7%), madút giảm 5,3 USD/thùng (5,3%). Giá dầu thô thế giới cũng giảm 5,5 USD/thùng.

    Theo thông tin từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), nếu bóc tách riêng tính theo ngày, giá xăng dầu tại thị trường Singapore ngày 17-5 tiếp tục hạ khá mạnh.

    Giá xăng A92 xuống còn 117 USD/thùng, dầu hoả xuống còn 122 USD/thùng, diezel 0,05S còn 124,4 USD/thùng, diezel 0,25S xuống còn 123,4 USD/thùng, dầu madút còn 673,6 USD/tấn.


    Giá thế giới giảm mạnh một lần nữa đặt câu hỏi ngỏ với cơ quan quản lý về khả năng giảm giá bán xăng dầu trong nước trong thời gian tới.

    Theo ông Đặng Vinh Sang, Tổng giám đốc SaigonPetro, với mức giảm thế giới trong những ngày qua, với cách tính giá xăng bình quân 30 ngày theo Nghị định 84, tính đến ngày 17-5, mỗi lít xăng và dầu doanh nghiệp có lãi khoảng 700 đồng/lít.

    “Với những doanh nghiệp nhỏ không nhập hàng hoặc nhập ít khi giá thế giới còn đang cao thì họ còn lãi cao hơn nhiều. Nếu tính bình quân theo 10 ngày thì các doanh nghiệp đầu mối nhỏ có mức lãi từ 1.300 - 1.500 đồng/lít đối với hầu hết mặt hàng”- Ông này cho biết.

    Đại diện một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác cho biết, khi giá thế giới giảm sâu, doanh nghiệp lãi nhiều thì câu chuyện tăng chiết khấu cho đại lý lại tiếp tục xảy ra.

    Thông thường doanh nghiệp chỉ có thể chiết khấu cho đại lý ở mức trên dưới 600 đồng, nhưng các doanh nghiệp nhỏ để chiếm thị phần và đẩy mạnh tiêu thụ hàng, nhằm quay vòng vốn nhanh thì họ sẵn sàng đẩy mức chiết khấu cho đại lý lên tới 800 đồng/lít, thậm chí còn cao hơn.

    “Các doanh nghiệp đầu mối lớn như chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị về việc này nhưng tình trạng vẫn xảy ra. Nếu chúng tôi không tăng chiết khấu cho đại lý thì sẽ bị mất thị phần do đại lý chuyển sang nhập hàng của các doanh nghiệp có mức chiết khấu cao hơn”- Ông nói.

    Theo đại diện các doanh nghiệp đầu mối, việc quyết định giá xăng dầu trong nước hoàn toàn do cơ quan quản lý quyết định từ giữa năm ngoái đến nay.

    Theo quy định, doanh nghiệp được quyền điều chỉnh giá bán nhưng thực tế dù có bị lỗ thì doanh nghiệp vẫn không được điều chỉnh ngay. Nay có cơ hội giảm giá, DN cũng không chủ động đề xuất, mà tất cả chờ quyết định của Bộ Tài chính.

    “Cơ quan quản lý quyết định thế nào, DN sẵn sàng tuân thủ”, đại diện một DN đầu mối nói.

    Kiểm soát chặt doanh nghiệp

    Về việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp mỗi khi giá cả thế giới biến động, trao đổi với PV Tiền Phong, PGS, TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho rằng, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hiện nay thường có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá bán chứ không bằng cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

    Yêu cầu tăng cường quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết.

    “Cần lập một bộ phận có đủ năng lực, tin cậy, theo dõi sát, kịp thời diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời phân tích, dự báo ngắn, trung và dài hạn giá xăng dầu thế giới để phục vụ công tác điều hành”- Ông Long kiến nghị.

    Đồng quan điểm, PGS-TS Hoàng Trần Hậu, Học viện Tài chính cho rằng, cần kiểm tra, thanh tra chặt chẽ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ngay từ khâu nhập khẩu.

    Từ đó đưa ra quy định mức chiết khấu hoa hồng đối với các cấp phân phối, không để tình trạng mức chiết khấu cao hơn so với định mức chi phí kinh doanh như hiện nay.

    Ngoài ra, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần có cơ quan giám sát đặc biệt, chuyên trách theo dõi toàn diện hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.

    “Cần minh bạch hóa toàn diện các yếu tố liên quan đến kinh doanh mặt hàng xăng dầu, từ quy trình, tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp nước ngoài, các chính sách ưu đãi của nhà cung cấp, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm và các chính sách phân phối khác trong nước”- Ông đề xuất.

    Hôm qua, phóng viên đã nhiều lần liên lạc, nhắn tin hỏi lãnh đạo Cục Quản lý giá và đại diện một số cơ quan thuộc Bộ Tài chính để hỏi về khả năng giảm giá xăng dầu, nhưng đều không nhận được hồi âm.
    Theo Phạm Tuyên

    Tiền phong
  2. duccuong123

    duccuong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Đã được thích:
    26
    oài,toàn tin tốt mà nhà cái vẫn xả hàng thì làm sao lên được đây.
  3. hungub

    hungub Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    19
    Thèng nào thế bác.:-":-":-"
  4. langthangtata

    langthangtata Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Đã được thích:
    645
    dkm bọn pvn, mua họ P đếch bao h lỗ @@ =))
  5. nguoidemsao123

    nguoidemsao123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Đã được thích:
    36
    nó chả ăn lồi mồm đấy chứ, bác để ý cách tính giá, đã có lợi nhuận định mức rồi đấy
  6. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.265
  7. liutao

    liutao Guest

    Thiệt là chán với cách điều hành hiện nay, có quá nhiều vấn đề, vừa nhập nhằng, vừa nhiều kẽ hở, bọn xăng dầu lãi khủng như thế mà khi tăng thì tăng mạnh, khi giảm lại giảm nhỏ giọt, còn phải đợi có quyết định giảm nữa chứ, =)) =)), thật vãi.
  8. romanticboi

    romanticboi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Dư sức giảm giá xăng dầu 500 - 1.000 đồng/lít
    Mỗi ngày giá xăng dầu thế giới lại giảm tới gần 1 USD so với ngày hôm trước. Đã có doanh nghiệp đầu mối bày tỏ giá bán lẻ hiện hành có thể lùi xuống từ 500- 1.000 đồng/lít.
    Thời cơ giảm giá

    Giá xăng dầu thế giới vẫn đang tiếp tục hạ nhiệt. Ngày 17/5, xăng thành phẩm A92 tại Singapore giảm còn 117,01USD/thùng so với mức 117,33 USD/thùng trước đó. Dầu diezen cũng tiếp tục hạ giá chỉ còn 124,41 USD/thùng, thấp tới 1 USD so với mức 125,21 USD ngày hôm qua. Dầu hỏa giảm chỉ còn 122, 69 thấp gần 1 USD so với mức 123,55 USD/thùng hôm trước. Tương tự, dầu madut còn 673,02 USD/tấn, thấp cách biệt so với mức giá 675,61 USD/tấn ngày 16/5.

    Theo một doanh nghiệp xăng dầu phía Nam đánh giá, với mức lãi trong vòng 15 ngày trở lại đây, dư địa cho một điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu lên tới gần 1000 đồng/lít. Kịch bản thị trường xăng dầu hiện nay đang có diễn biến giống như thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu cách đây 9 ngày.

    Vị doanh nghiêp này phân tích, Liên Bộ Tài chính- Công Thương hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp điều tiết như vừa qua, tăng đồng loạt thêm thuế từ 2%-3% hiện nay lên 5% cho cả 4 mặt hàng, đồng thời, có thể giảm giá bán lẻ đồng loạt 500 đồng/lít.

    Nếu như thời gian qua, 2 đợt tăng mạnh giá xăng dầu với tổng cộng mức tăng trên 3000 đồng/lít, bị cho là cú hạ "knock- out" đau đớn cho doanh nghiệp sản xuất, trong khi Ngân sách quốc gia phải lùi toàn bộ thuế về 0% thì thời điểm này chính là một cơ hội để lấy lại niềm tin trong dân chúng và hồi phục nguồn thu cho ngân sách.

    Một trong những căn cứ tin cậy nhất là diễn biến bảng giá cơ sở bình quân 30 ngày. Cập nhật tới ngày 17/5, bảng giá cơ sở của Petrolimex cho thấy, giá bình quân 30 ngày của xăng thành phẩm A92 là 124,67 USD/thùng, dầu diezen 0,05S là 130,57 USD/thùng, dầu hỏa là 128,92 USD/thùng và dầu madut là 703,72 USD/tấn.


    Bảng giá cơ sở của SaigonPetro cho thấy, giá thành phẩm của dầu diezen có sự khác biệt, ở mức 129,68USD/thùng, thấp hơn cách tính của Petrolimex.

    Theo đó, so sánh giữa giá bán lẻ và giá cơ sở, các phép tính của 2 doanh nghiệp này cho kết quả xăng Petrolimex "lãi" 633 đồng/lít, cao hơn 2,72% so với giá cơ sở. Xăng SaigonPetro lãi cao hơn, tới 735,97 đồng/lít, hơn 3,16% so với giá cơ sở.

    Dầu diezen của Petrolimex có lãi 397 đồng/lít, tương ứng tỷ lệ cao hơn 1,84% giá cơ sở. Đối với SaigonPetro, mức lãi mặt hàng này cũng cao hơn, tới 569,55 đồng/lít, tỷ lệ cao hơn giá cơ sở là 2,64%.

    Tương tự, với dầu hỏa, Petrolimex và SaigonPetro lần lượt có mức lãi là 420 đồng/lít, tỷ lệ 1,96% và lãi 507,56 đồng/lít, tương tức tỷ lệ 2,37% so với giá cơ sở. Dầu madut lãi 530 đồng/kg, tỷ lệ 2,76% và 482, 79 đồng/kg, tỷ lệ chênh 2,48% so với giá cơ sở.

    Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có một doanh nghiệp chính thức nào gửi văn bản kiến nghị chuyện giảm giá. Lý lẽ được đưa ra là hiện giờ, chuyện giá xăng dầu hoàn toàn do Liên bộ Tài chính- Công thương quyết, doanh nghiệp chỉ báo cáo.

    Điều đáng nói là, căn cứ tính giá xăng dầu hiện nay giữa Liên bộ và các doanh nghiệp đang rất khác nhau. Theo các doanh nghiệp, chu kỳ 30 ngày được tính từ ngày hôm nay quay trở lại ngày thứ 30, qua đó, nhìn thấy xu hướng chênh lệch lãi lỗ hàng ngày. Nhưng theo cách tính của Bộ Tài chính, chu kỳ 30 ngày được tính tách biệt từ ngày điều chỉnh giá đến ngày thứ 30 tiếp theo sau đó và so sánh với chu kỳ 30 trước đó.

    Neo giá vì ô lỗ hàng ngàn tỷ

    Tuy nhiên, lý do sâu sa cho nhiều doanh nghiệp chưa muốn giảm giá xăng dầu, đó là khoản lỗ lũy kế tích tụ từ mấy năm nay, không rõ cơ chế xử lý.

    Các doanh nghiệp này đều cho hay, công thức tính theo đúng quy định của Nghị định 84, giá cơ sở bao gồm 600 đồng/lít chi phí kinh doanh định mức và 300 đồng/lít lợi nhuận định mức.

    Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex bày tỏ, chi phí kinh doanh, bao gồm cả hoa hồng cho đại lý hiện nay của Tập đoàn đã lên tới 900 đồng/lít, "ăn" thêm cả vào khoản 300 đồng/lợi nhuận định mức nên mức lãi thực tế không cao. Vì những yếu tố cố định trong kết cấu giá cơ sở đã lỗi thời nên trên danh nghĩa, chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ tưởng là cao, nhưng thực tế "chẳng đáng bao nhiêu".

    Tính tới thời điểm này, Petrolimex đã bắt đầu có lãi nhưng trước đó, Tập đoàn đang chịu một khoản lỗ lũy kế ước tính từ đầu năm là 50-60 tỷ đồng. Đó là chưa kể khoản lỗ 2630 tỷ đồng năm 2011. Dù có 2 đợt tăng giá vừa qua và có lãi, Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại Tập đoàn này vẫn còn âm tới 70-80 tỷ đồng.

    Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, việc tính toán, theo dõi diễn biến giá xăng dầu vẫn được Liên Bộ thực hiện hàng ngày. Nhưng bối cảnh lỗ tích lũy như vậy, tâm lý chung của các doanh nghiệp là thường không chủ động xin giảm giá.

    Qua nhiều đợt điều chỉnh giá xăng dầu nhưng chưa đủ bù đắp chi phí, đến nay, các doanh nghiệp xăng dầu đang tồn đọng khoản lỗ tới 5.000 tỷ đồng và Quỹ bình ổn giá âm 2.300 tỷ đồng. Với tổng cộng khoản tồn đọng 7.300 tỷ đồng, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế rõ ràng để xử lý.

    Theo nguyên tắc ở Nghị định 84, Nhà nước sẽ không bù giá xăng dầu. Tại mỗi lần can thiệp bình ổn thị trường, giữ giá, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp "chịu thiệt", khi nào có thuận lợi, sẽ được tăng giá và lấy lãi để bù lại.

    Tuy nhiên, với con số dồn lại tới 7.300 tỷ đồng thì đến bao giờ, lãi xăng dầu mới đủ bù đắp lại. Nếu như, lãi xăng dầu lên tới 735 đồng/lít như cách tính của SaigonPetro được duy trì thì các doanh nghiệp này phải bán gần 10 tỷ lít xăng dầu mới đủ bù lại khoản lỗ. Tiêu thụ xăng dầu một năm chỉ 360 - 370 triệu lít xăng thì có lẽ, thời gian để lấy thu đủ bù chi này phải tính tới vài ba năm nữa?

    Ông Nguyễn Cẩm Tú chia sẻ, thị trường xăng dầu sẽ vẫn còn bất ổn nếu như, các nhà điều hành giá thiếu dũng cảm chính trị. Nói cách khác, với cách điều hành giá như hiện nay, ngân sách vẫn thất thu vì mức thuế cho phép là 20-25% thì nay, chỉ có 2-3% và có lúc là 0%, trong khi đó, người tiêu dùng vẫn thiệt vì giảm giá nhỏ giọt, không lại với các đợt tăng gây sốc.

    Cùng đó, với vốn chủ sở hữu 14.000 tỷ, vay ngân hàng đã lên tới 27.000 tỷ đồng, vay ngoại tệ khó khăn, các doanh nghiệp xăng dầu không đủ "động lực" để đảm bảo lưu thông xăng dầu, an ninh năng lượng.

    Theo ông Tú, 4 tháng đầu năm,các doanh nghiệp chỉ nhập xăng dầu bằng 23% hạn mức của năm, trong đó, dầu diezen giảm tới 42%, dầu madut giảm tới 59%.

    Một thông tin khác bất lợi cho thị trường là nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến đóng cửa 30 ngày để sửa chữa trong khi 4 tháng đầu năm, xăng và dầu của Dung Quất chiếm tới 53% thị phần. Tình thế này sẽ buộc các doanh nghiệp đầu mối lo đáp ứng nhu cầu bằng việc quay sang bù bằng phần nhập khẩu. Nhưng khi khó khăn tài chính thì các doanh nghiệp này sẽ khó mà đảm bảo hạn mức nhập khẩu.

    Theo ông Tú, theo dõi tới thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đều không đảm bảo đủ điều kiện dự trữ lưu thông 30 ngày. Đó là lý do, Bộ Công Thương chưa có kiến nghị gì về điều chỉnh giá xăng dầu.

    Phạm Huyền

    DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
  9. lolem752004

    lolem752004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2009
    Đã được thích:
    111
    [r2)][r2)]:-bd
  10. wave00001111

    wave00001111 Guest



    Bọn cafef này phải nói là biến thái thay đổi giới tính cứ phải gọi là........ Hungpn và Phương mắn phải gọi bằng cụ

Chia sẻ trang này