VLG - Rũ bùn đứng dậy sáng lòa. "Siêu phẩm"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 1Von4Loi, 22/07/2024.

5325 người đang online, trong đó có 457 thành viên. 19:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 18050 lượt đọc và 120 bài trả lời
  1. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    Đề xuất nối ray hai tuyến đường sắt Việt - Trung

    Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất bố trí hơn 2.000 tỷ đồng làm đường sắt khổ lồng nối ga Lào Cai và ga Hà Khẩu (Trung Quốc), tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa.

    Dự án kết nối từ ga Lào Cai đến ga Hà Khẩu có điểm đầu tại ga Lào Cai trên tuyến đường sắt khổ 1.000 mm hiện có, điểm cuối ở giữa cầu Hồ Kiều (mới). Các hạng mục gồm nâng cấp, cải tạo 200 m tuyến hiện tại khổ đường 1.000 mm thành đường lồng (khổ 1.000 mm và 1.435 mm) từ ga Lào Cai đến điểm đầu của tuyến mới; xây mới 2,7 km đường sắt khổ lồng đến cầu Hồ Kiều mới; xây mới 2,5 km hầm đường sắt khổ lồng.

    Tổng mức đầu tư dự kiến 2.150 tỷ đồng, sử dụng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031.

    [​IMG]
    Tàu liên vận chở hàng hóa tại ga Lào Cai. Ảnh: Giang Huy

    Hiện khổ đường sắt Việt Nam là 1.000 mm, trong khi khổ đường Trung Quốc là 1.435 mm. Tàu Việt Nam từ ga Lào Cai sang Trung Quốc chỉ đến được các ga Hà Khẩu, Sơn Yêu và Hà Khẩu Bắc. Tại ga Hà Khẩu Bắc, hàng hóa sẽ phải chuyển tải, sang toa mới đi tiếp vào Trung Quốc. Ngược lại, tàu Trung Quốc không thể sang Việt Nam, phải quay trở lại đi trên mạng đường sắt Trung Quốc.

    Khó khăn về kỹ thuật này đã dẫn đến phát sinh chi phí sang toa, chuyển tải hàng hóa từ tàu Việt Nam sang tàu Trung Quốc.

    Dự án nối ray giữa đường sắt hai nước được hoàn thành có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa cửa khẩu Lào Cai - cảng Hải Phòng và đồng bộ với tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đang được nghiên cứu.

    https://vnexpress.net/de-xuat-noi-ray-hai-tuyen-duong-sat-viet-trung-4779670.html
    milan88 thích bài này.
  2. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    https://cafef.vn/du-an-dac-biet-cua...ai-mang-ve-hang-ty-usd-188240622095531626.chn

    Trong suốt chiều dài hơn 70 năm quan hệ Việt - Nga, lĩnh vực đường sắt là lĩnh vực có sự phát triển bền vững, là biểu tượng cho mối quan hệ thắm thiết keo sơn giữa hai nước với dự án đặc biệt lớn: đường sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 20/6. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Bước khởi đầu cho đường sắt liên vận Việt Nam - Liên Xô
    Việt Nam và Liên Xô (tiền thân của Liên Bang Nga) có quan hệ truyền thống lâu đời. Hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/1/1950.

    6 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, cuối năm 1956, mạng lưới đường sắt của Việt Nam lần đầu tiên được kết nối vào mạng lưới đường sắt thống nhất của các nước xã hội chủ nghĩa.

    Nhờ những chuyến tàu hỏa đi từ Liên Xô thông qua Trung Quốc sang Việt Nam, Việt Nam đã nhận được vũ khí, quân trang, vật tư, thuốc men, lương thực… phục vụ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước.

    Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Nga được công nhận là quốc gia kế tục. Việt Nam và Nga tháng 6/1994 đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới. Hai bên xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược năm 2001 và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2012.

    Kể từ đó, trong bối cảnh địa chính trị mới đang hình thành, vận tải hàng hóa đường sắt giữa hai nước một lần nữa chiếm vị trí hàng đầu. Theo hãng tin Sputniknews, vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Việt Nam và Nga đang bước sang trang mới trong lịch sử.

    Việt Nam - Liên Bang Nga đã hợp tác thế nào trong lĩnh vực đường sắt?
    Kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam và Nga đã hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực đường sắt thông qua nhiều dự án và thỏa thuận khác nhau nhằm nâng cấp và phát triển hệ thống đường sắt ở Việt Nam gồm:

    Hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp hệ thống đường sắt, bao gồm cả việc cung cấp các thiết bị và công nghệ hiện đại. Các dự án này tập trung vào việc cải thiện chất lượng và an toàn của hệ thống đường sắt.

    Chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến cho Việt Nam, bao gồm cả công nghệ về đầu máy, toa tàu, và hệ thống kiểm soát giao thông đường sắt. Điều này giúp nâng cao hiệu quả vận hành và quản lý hệ thống đường sắt tại Việt Nam.

    Hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành đường sắt. Các chuyên gia và kỹ sư Việt Nam đã được gửi sang Nga để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.

    Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển các giải pháp mới cho ngành đường sắt, bao gồm cả việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới nhất để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu tác động môi trường.

    Điển hình như Nga đã tham gia vào các dự án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam, một trong những tuyến đường sắt quan trọng nhất của Việt Nam. Việc hiện đại hóa này bao gồm cải thiện hệ thống tín hiệu, thay thế các đoạn đường ray cũ, và nâng cao tốc độ tàu chạy.

    Cung cấp các gói tài chính hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các dự án đường sắt lớn. Các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ tài chính từ Nga giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đường sắt.

    milan88 thích bài này.
  3. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    Đặc biệt, Nga và Việt Nam đã cùng nhau hình thành tuyến đường sắt liên vận vận chuyển hàng hóa sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.500 container được vận chuyển bằng đường sắt từ Việt Nam sang Nga thông qua lãnh thổ Trung Quốc.

    [​IMG]
    Lễ đón chuyến tàu container tuyến Moskva - Hà Nội ngày 25/1/2018. Ảnh: VNR

    Đáng chú ý, năm 2015, Tổng công ty Đường sắt VN và Công ty CP Đường sắt Nga (OAO RZhn) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nâng quan hệ giữa đường sắt hai nước lên tầm đối tác chiến lược quan trọng và đề nghị Đường sắt Việt Nam hợp tác với Công ty Đường sắt Nga ở các nội dung: tư vấn, nghiên cứu xây dựng các chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển ngành đường sắt Việt Nam; Xây dựng, cải tạo các tuyến đường sắt tại Việt Nam; Quản lý các tổ hợp đường sắt; Cung cấp các vật tư thiết bị, vật liệu đường sắt; Dịch vụ đào tạo, nâng cao chuyên môn cho CBNV đường sắt Việt Nam.

    Sự hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong lĩnh vực đường sắt đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là trong việc cải thiện hệ thống giao thông đường sắt của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.

    [​IMG]
    Một đoàn tàu chạy từ Ga Yên Viên đi Nga. Ảnh: VHG

    Triển vọng hợp tác phát triển đường sắt giữa Việt Nam và Liên bang Nga
    Tại Hội thảo “Khai thác tiềm năng tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam-Trung Quốc-Nga” diễn ra vào tháng 11/2023, Đại sứ Việt Nam tại Nga - ông Đặng Minh Khôi đánh giá tiềm năng của tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - LB Nga thông qua Trung Quốc là rất lớn.

    Trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là đối tác chủ chốt của Nga. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của LB Nga.

    Trong giai đoạn 2017 - 2022, tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt kết quả tích cực với mức tăng là 5,3%/năm. Đây cũng chính là tiền đề cho hợp tác vận tải đường sắt và logistics giữa hai nước.

    Vận tải hàng hóa đường sắt từ Việt Nam sang Liên bang Nga hiện thông qua tuyến đường sắt container liên vận quốc tế Á - Âu, xuất phát từ ga Gia Lâm (Việt Nam) sang các ga nội địa của Trung Quốc, sau đó chia 03 hướng: sang Kazakstan vào Liên bang Nga; sang Mông Cổ vào Liên bang Nga; sang Nội Mông - Trung Quốc vào Liên bang Nga, từ đó cũng có thể vận chuyển đến các nước nội khối EAEU.

    Từ năm 2017, công ty vận tải đường sắt Nga RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn Đường sắt Nga cùng với Công ty vận tải và thương mại Ratraco của Việt Nam đã khai thông hành lang vận tải đường sắt quốc tế (MTC) Nga - Việt - Nga, dự án đặc biệt lớn giúp rút ngắn hành trình 10.000 km từ Việt Nam sang Nga.

    Hàng hóa từ Nga đến Việt Nam và theo chiều ngược lại từ Việt Nam đến Nga được vận chuyển qua hành lang vận tải đường sắt MTC bằng các toa xe tiêu chuẩn 1.435mm giữa một nhà ga ở khu vực Mátxcơva và ga Yên Viên ở Hà Nội, và từ đó hàng hóa được vận chuyển đường bộ đến điểm đích. Thời gian vận chuyển trung bình từ Việt Nam đến Nga bằng đường sắt là 24 ngày.

    [​IMG]
    Lộ trình vận chuyển trung bình từ Việt Nam sang Moscow là 27 ngày. Ảnh: VHG

    Trà, cà phê, gia vị, đồ hộp, giày dép và quần áo, kẹo và sô cô la, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm polyme là những sản phẩm chủ đạo đang được vận chuyển theo tuyến hành lang vận tải Nga - Việt - Nga. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển mỗi tháng theo hành lang giao thông đường sắt do RZD Logistics thực hiện liên tục tăng trường hàng năm.

    Theo các chuyên gia của RZD Logistics, hiện nay nhu cầu của khách hàng vận chuyển theo tuyến đường Nga - Việt - Nga đã vượt quá khả năng cung cấp của công ty này. Vì vậy, từ năm 2022, có thêm công ty TransContainer của Nga cũng liên kết tổ chức hành lang vận tải đường sắt Việt Nam - Nga.

    TransContainer là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hậu cần đường sắt container Á-Âu, chuyên vận hành đội tàu container và toa xe vận tải lớn nhất ở Nga. Công ty này cho phép vận chuyển container hàng đến bất kỳ điểm nào ở Nga, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), châu Âu và châu Á.

    [​IMG]
    Đại diện công ty RZD Logistics trực thuộc Tập đoàn đường sắt Nga thảo luận với các đối tác Việt Nam về phát triển tuyến vận tải đường sắt Nga - Việt Nam. Ảnh: TTXVN

    Tuyến vận chuyển này có lợi thế là tốc độ vận chuyển cao so với các tuyến đường biển thay thế qua vùng Viễn Đông của Nga, nhanh hơn 5-8 ngày và giá thành chi phí tối ưu. Ngoài ra, lô hàng được xử lý trong khuôn khổ chế độ pháp lý thống nhất, bởi Việt Nam, Trung Quốc và Nga đều là các thành viên tham gia hiệp định vận tải hàng hóa đường sắt quốc tế.

    Vì vậy, trong bối cảnh cước phí vận tải biển thế giới tăng cao và đối mặt với nhiều mối đe dọa nguy hiểm, vận tải đường sắt vừa an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, hứa hẹn sẽ "lên ngôi", trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tương lai, mang về doanh thu mỗi năm lên tới con số tỷ USD.
    milan88bvsklsvnd thích bài này.
  4. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    https://cafef.vn/cuoc-van-tai-bien-...hin-do-moi-chuyen-hang-188240812113121051.chn

    Gần đây, cước tàu trên các tuyến trọng điểm tăng cao. Có thời điểm giá mỗi container đi châu Âu khoảng 4.000 - 5.000 USD, hơn gấp đôi cuối năm ngoái. Cước tàu đi Mỹ tăng tương tự, lên mức 6.000 - 7.000 USD/container. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng tăng từ 1.000 - 2.000 USD/container.

    Tình trạng này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chấp nhận trả thêm tiền cho mỗi chuyến hàng khi rời biển, xót xa nhìn cảnh lợi nhuận hao hụt và đứng trước mối lo khó cạnh tranh với các đối thủ.

    [​IMG]
    Cước vận tải biển dựng đứng, doanh nghiệp tốn thêm chục nghìn đô mỗi chuyến hàng. (Ảnh minh họa: Tin nhanh chứng khoán)

    Mỗi tháng tốn thêm hàng trăm nghìn USD

    Trả lời Báo điện tử VTC News , lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây ở Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay, mỗi chuyến hàng xuất khẩu không còn là niềm vui trọn vẹn với ông. Nguyên nhân là lãi thì chưa thấy đâu nhưng chi phí tốn thêm thì lên đến hàng trăm nghìn USD mỗi tháng. Ông cho biết, mỗi tháng doanh nghiệp của ông xuất khẩu gần 100 chuyến hàng. Hiện, cước vận tải đưa hàng đi châu Âu tăng khoảng 2.500 USD/container, còn đi Mỹ tăng 3.500 - 4.500 USD/container.

    " Tính rẻ nhất với mức tăng 2.500 USD/container thì mỗi tháng chúng tôi cũng phải mất thêm khoảng 250.000 USD so với trước. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh do các tuyến đường biển kéo dài hơn trong bối cảnh ngành hàng hải bị ảnh hưởng bởi các xung đột địa chính trị. Trong khi đó, nếu muốn cạnh tranh thì giá hàng hóa không thể điều chỉnh tăng cao tương ứng, doanh nghiệp đành chấp nhận bù lỗ ", ông nhẩm tính.

    Vẫn còn nhiều mối lo nhưng ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group vẫn tỏ rõ sự vui mừng khi một vài ngày nay, giá cước tàu biển đã giảm so với những ngày trước đó.

    Tuần trước, cước tàu biển cho một container từ Việt Nam vận chuyển đi Mỹ có thời điểm lên đến 8.600 - 8.700 USD/container, nhưng sang tuần này đã giảm xuống khoảng hơn 6.000 USD/container. Dù giá vẫn còn cao gần gấp đôi so với mức 3.500 USD/container thời điểm cuối năm 2023 nhưng cũng giúp doanh nghiệp "dễ thở" hơn đôi chút ", ông chia sẻ.

    Theo ông Tùng, mỗi ngày doanh nghiệp xuất khẩu 2 - 3 container. Như vậy, mỗi chuyến hàng tiêu tốn thêm đến hơn chục nghìn USD. Nếu doanh nghiệp không thể thương lượng với đối tác, phải ký kết hợp đồng bán hàng và bao cước vận chuyển thì chi phí này sẽ "đổ" lên doanh nghiệp, khó khăn là rất lớn.

    Ông Nguyễn Văn Kịch - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex (Cần Thơ), doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và châu Âu - cũng thông tin, doanh nghiệp Việt Nam đang phải oằn mình gánh cước tàu biển. Với mỗi container 40 feet đóng được 15 - 22 tấn hàng sẽ bị đội giá gần 100 triệu đồng. " Không ít doanh nghiệp phải chật vật tìm cách xoay xở để tồn tại như nhờ đối tác hỗ trợ hoặc chuyển thị trường mới. Nhưng việc này không hề dễ, có doanh nghiệp đã phải tính đến phương án hạn chế xuất khẩu ", ông nói.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp tốn thêm hàng trăm nghìn USD mỗi tháng vì cước vận tải biển tăng cao. (Ảnh minh họa)
    milan88learner14 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  5. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    VLG - Logistics đường sắt là nhu cầu tất yếu của thời đại.

    milan88, bvsklsvndlearner14 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  6. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    Logistic là ngành có nhu cầu nhân lực lớn từ thị trường nhưng số lượng đào tạo lại khá ít ỏi. Điều này đã tạo sức hút cho chuyên ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024.
    Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam dự báo đến năm 2030, ngành logistics ở nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, trong đó cần khoảng 200.000 nhân lực chất lượng cao, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

    Tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ khoảng 2.500 người mỗi năm, cho thấy "cơn khát" nhân lực của ngành này cả về số lượng và chất lượng.

    Là một trong những chuyên gia trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước, nhất là tại các "ông lớn" như Walmart, Li & Fung, William E. Connor, Decathlon…, bà Võ Thị Minh Phương (hiện là Giám đốc Global Sourcing - Công ty PH Transform Solution đồng thời là Giảng viên Trường ĐH FPT TPHCM) cho rằng lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày nay đang mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn và đa dạng cho sinh viên.
    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  7. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    Thu nhập của ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng rất hấp dẫn, tùy thuộc vào năng lực, vị trí, kinh nghiệm. Một số đơn vị thậm chí có thể sẵn sàng chi trả mức lương lên tới 9 chữ số/tháng nếu người lao động có đủ năng lực và kinh nghiệm để giúp doanh nghiệp của họ phát triển tốt nhất.

    [​IMG]
    Bà Võ Thị Minh Phương (thứ tư từ trái sang) chia sẻ về xu hướng phát triển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại một sự kiện của Trường ĐH FPT.

    Tiềm năng phát triển rộng mở nhưng để nắm bắt được những cơ hội tốt trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên phải lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp, bám sát nhu cầu của thị trường, đồng thời phải nỗ lực học hỏi và cập nhật kiến thức thường xuyên để có chuyên môn sâu, vững nghiệp vụ.

    Việc trau dồi khả năng sử dụng công nghệ và ngoại ngữ cũng là một đòi hỏi thiết yếu bởi hầu hết các doanh nghiệp logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiện nay đều có định hướng chuyển đổi số cũng như mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các tài liệu, chứng từ theo đó cũng được trình bày bằng tiếng Anh.

    Tại Trường ĐH FPT, sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo với định hướng phát triển toàn diện (cả về kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ và ngoại ngữ), nhờ đó có nhiều lợi thế vượt trội sau khi tốt nghiệp.

    "Có 4 tiêu chí nổi bật trong chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trường ĐH FPT. Thứ nhất, cung cấp nền tảng chuyên môn sâu, toàn diện theo định hướng kinh doanh ứng dụng công nghệ. Thứ hai, trang bị những kỹ năng cần thiết để phân tích, đánh giá và thiết kế các hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Thứ ba, tích hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực (Constructivism, Project based learning, …). Thứ tư, nhấn mạnh vào sự đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận những công cụ làm việc tiên tiến nhất", bà Võ Thị Minh Phương chia sẻ.
    milan88 thích bài này.
    1Von4Loi đã loan bài này
  8. hungkt

    hungkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    639
    VLG nay trần không ad
    1Von4Loi thích bài này.
  9. 1Von4Loi

    1Von4Loi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/08/2014
    Đã được thích:
    22.737
    Xu hướng tất yếu và sẽ được anh chị em chú ý.

    Logistics đang được cả xã hội chú ý đến.
    milan88 thích bài này.
  10. hoangtung123

    hoangtung123 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2016
    Đã được thích:
    34
    lý do

Chia sẻ trang này