Đầu tư theo giá trị DN - Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (kỳ 4.7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 29/05/2013.

3879 người đang online, trong đó có 230 thành viên. 07:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65922 lượt đọc và 1510 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Xin chào các bạn,
    Để không bị gián đoạn những cuộc trao đổi học hỏi của những ai quan tâm tới đầu tư giá trị, tôi mở pic mới này vì pic cũ đã quá dài. Cũng thật đáng tiếc mỗi lần chuyển pic thế này thật bất tiện khi cần xem lại những gì mọi người đã cùng thảo luận (những phân tích khá kỳ công của mọi người cho một số mã ck). Để tiện cho những ai quan tâm xem lại, tôi đưa lại link vào pic cũ để đỡ phải nhắc lại những gì đã trao đổi:
    http://f319.com/home/1596135
    http://f319.com/home/1594670
    Duy trì tinh thần vui vẻ cởi mở, tranh luận hùng hồn, nhưng thái độ cần đúng mực và tôn trọng mọi người, rất mong ace kìm chế lời ăn tiếng nói để giữ hoà khí chung. Sao cho những trao đổi trong pic này thực sự có ích với mọi người.
    Tôi nghĩ, chúng ta cần chú ý nếu đưa ra thông tin hay nhận định thì cần có dẫn chứng (link) hoặc lý lẽ rõ ràng, ngõ hầu tăng tính thuyết phục mọi người, tránh dẫn đến hiểu lầm rồi đôi điều cãi vã, mất hoà khí.

    Chúc mọi người luôn vui vẻ và thành công trong đầu tư[};-[};-[};-[r2)][r2)][r2)]
    Rose2018, thangnd_1211vt2014 thích bài này.
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Chào buổi sáng bác gà_mới. Sáng nay dậy mở Pic sớm thế. Hôm qua ngủ sớm có khác [:p]:))
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Hôm qua chúng ta đã phân tích rất sôi nổi và hữu ích các mã LHC, DIH, QTC. Hôm nay tôi xin được bàn đôi lời về AVF. Không phải chỉ vì AVF nằm trong DM của tôi, mà vì vừa qua AVF đã tiến hành thành công DHCD, hôm qua BB và Nghị quyết DHCD đã chính thức công khai. Như vậy liên quan đến quyền lợi của cổ đông AVF thời gian tới sẽ có một số thông tin như sau:
    - Cổ tức tiền 2012 10%
    - Bỏ việc chia cp tỷ lệ 3:1 bằng nguồn thặng dư vốn cp đã được DHCD 2012 thông qua
    - Cổ tức kế hoạch 2013 là 10% tiền, dthu dự kiến 1800 tỷ, tương ứng lợi nhuận trước thuế 40 tỷ
    - Phát hành tăng vốn cho cổ đông và cbcnv (ESOP) tổng cộng 86% với giá phát hành cho cbcnv là 5k, cho cổ đông không dưới 5k
    Về cơ bản 3 thông tin đầu là khá rõ ràng và đã được tb rộng rãi từ trước, theo đánh giá cá nhân tôi thấy với mức giá 7.x hiện nay, cổ tức 10% 2012 và 10% kế hoạch 2013 là chấp nhận được, tuy so với kỳ vọng trong tương quan với 1 số DN khác cùng ngành thì hơi thấp. Hy vọng sau khi hoàn thiện kế hoạch mở rộng vùng nuôi giúp cho chủ động nguồn nguyên liệu sạch, AVF sẽ có cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn.
    Liên quan tới việc phát hành tăng vốn với giá thấp của AVF, có 1 số điều cổ đông hiện hữu nên chú ý để tránh việc hiểu sai dẫn tới mất quyền lợi:
    - Thời điểm phát hành dự kiến diễn ra vào cuối quí 3 hoặc quí 4/2013: điều này cho thấy AVF không gặp khó khăn về dòng tiền đối với sxkd hiện nay. Chỉ đến thời điểm cần hoàn thiện 2 vùng nuôi mới thì nguồn vốn mới bổ sung mới cần thiết. Điều này có thể được kiểm chứng thêm nếu việc chia cổ tức 2012 10% tiền sẽ diễn ra trước việc phát hành tăng vốn.
    - Nếu phát hành tăng vốn cuối 2013 thành công, vốn cp mới là 519.9tỷ, để chi trả được cổ tức kế hoạch 2013 là 10% lợi nhuận sau thuế của AVF trong 2013 sẽ phải đạt >52 tỷ. Điều này chênh lệch khá lớn với con số kế hoạch 2013 đã được đưa ra. Tiếc rằng trong DHCD không ai thắc mắc về vấn đề này để có tt giải thích chính thống từ lãnh đạo DN. Nếu đánh giá lạc quan, chúng ta có thể thấy các lãnh đạo đủ tự tin đưa ra cổ tức 10% cho 2013 chứng tỏ hoạt động sxkd đến nay ổn định và cho tín hiệu tốt.
    - Tuy tiếng là phát hành mới với giá thấp, nhưng bản chất không phải vậy, sự chênh lệch giữa mệnh giá cp mới (10k) và giá phát hành sẽ được bù đắp bằng nguồn thặng dư vốn cp và lợi nhuận các năm trước để lại. Do đó sẽ không có bất kỳ khoản lỗ nào được ghi nhận từ việc này, hơn nữa đây chính là việc phân chia nguồn thặng dư vốn cp và lợi nhuận các năm trước để lại cho cổ đông hiện hứu, thay thế cho việc chia cp tỷ lệ 3:1 đã bị huỷ bỏ.
    Như vậy các cổ đông hiện tại của AVF hoàn toàn có thể yên tâm nắm giữ và hưởng các quyền lợi giành cho mình.
    Rose2018thangnd_1211 thích bài này.
  4. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Qua bài viết trước đây của mình (http://f319.com/home/1588560) tôi đã đưa ra một số nhận xét và so sánh cơ hội thành công trên ttck của 2 phương pháp khi tham gia vào ttck là đầu cơ và đầu tư theo giá trị DN. Trong bài viết ấy, tôi cũng đã nói rõ những rủi ro và thiệt thòi thế nào nếu tham gia đầu cơ trên ttck và cá nhân tôi đã chọn đi theo hướng đầu tư theo giá trị DN. fficeffice" />
    Để có được quyết định ấy, tôi cũng như nhiều người khác trên F319 này phải trả giá rất nhiều. Đến với ttck, đại bộ phận nhỏ lẻ là những người không chuyên bị cuốn hút vào xu thế mới lạ và đều chưa có sự chuẩn bị đón nhận những khốc liệt của nó một cách chu đáo. Vì thế ban đầu ai cũng thuộc nhóm đầu cơ. Nhìn ra xung quanh thấy ai cũng mua mua bán bán, ai cũng bình luận, phỏng đoán xem “con này” có tốt không, “con kia” sẽ tăng giá vì a,b,c … Rồi làm quen, kết bạn mới với những người cùng sở thích, rồi bị hút và không dứt ra được khỏi vòng xoáy: hồ hởi khi kiếm được chút lợi nhuận và choáng váng với những ngày tháng lao dốc của thị trường. Đại bộ phận đến khi tỉnh ra 1 chút nhìn lại thì tk đã vơi đi ít nhiều, chưa kể những mất mát về thời gian, về sức khỏe, về những thay đổi tính cách do tác động của kết quả kd trên ttck… Đến một ngày, tôi chợt nhận ra rằng nếu mình không lao vào ck thì mình đã có thể có thời gian cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, có thể có thời gian cho gia đình nhiều hơn, có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn, có thể sẽ luôn vui tươi chứ không nhăn nhó như những ngày ttck lao dốc … Ô hay, sao ttck lại tác động đến mình như sòng bạc thế nhỉ ? Ngẫm lại hành vi mua bán ck của mình thì thấy cũng có khác đánh bạc mấy đâu. Vậy chẳng hóa ra ttck là một sòng bạc khổng lồ à? Và thế là tôi để tâm tìm hiểu nhiều hơn về ttck và tìm đến với Đầu tư theo giá trị DN.
    Vì đã trải qua mua bán đầu cơ nên tôi chưa bao giờ bài bác những nhà đầu cơ. Ngay cả trên ttck thế giới, giới đầu cơ cũng được thừa nhận và tôn trọng. Nhưng qua kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng mình không phải là một nhà đầu cơ tiềm năng, bởi vì:
    - Tôi không có nhiều vốn -> thua thiệt rất nhiều khi gd
    - Tôi không chấp nhận việc đặt cược toàn bộ tiền bạc của mình qua 1 vụ mua bán ->có thể mất mát ít nhưng cũng không tận dụng được cơ hội do đó ->Thời gian dành cho chứng khoán quá nhiều mà điều mang lại lại quá ít
    Điều quan trọng nhất khi tôi tìm đến với đầu tư theo giá trị DN là tôi có được những điều đúng như mình muốn, đó là:
    - Tìm được một phương án giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào ttck giúp tôi có thể chủ động tự tin hơn và gắn bó với ttck lâu dài (một điều tôi luôn thích thú)
    - Dưới góc nhìn của nhà đầu tư theo giá trị DN, tôi tin rằng cơ hội luôn có cho mọi người, vì thế tôi bình thản hơn trước biến động lên xuống hàng ngày của thị trường, nỗi lo mất tiền đeo đẳng mỗi khi nắm giữ cổ phiếu được thay bằng niềm tin là tôi đang có một tài sản trong tay, rằng tiền của tôi đang thay tôi hoạt động để đem lại lợi nhuận trong tương lai cho tôi. Mỗi khi chưa mua kịp một cổ phiếu nào đó mà cổ phiếu đó đã tăng giá phi mã, tôi không còn cay cú đua giá CE, hay khi chưa kịp chốt lời 1 cp ở mức giá cao thì thị trường đổ dốc tôi không còn day dứt nữa, đơn giản vì tôi cho đó chỉ là một vài trong rất nhiều cơ hội (thậm chí đó chưa phải là cơ hội tốt nhất) của thị trường. Việc theo dõi ttck hàng ngày giờ đây chỉ là để giúp cho việc tìm tòi cơ hội đầu tư, cảm giác thật thích thú giống như khi bạn đang nhìn từ trên cao xuống một thành phố nhộn nhịp. Chính những lúc đó, bạn lại có thể nhìn được bao quát nhất, dễ thấy những góc khuất nhất của thị trường giúp cho hàng loạt các cơ hội hiện ra trước mắt mà chẳng cần phải mất thời gian lao vào những phỏng đoán lên hay xuống của thị trường.
    - Khi áp lực mua bán có lãi mất đi, tôi thấy mình như thành người khác. Tôi sẵn sàng chia sẻ những thông tin về các DN mà mình có được với mọi người hơn, tôi thấy mình thoải mái hơn, vui vẻ và hay giúp đỡ những người xung quanh mình hơn. Và thật vui vì qua những việc đó, tôi lại được mọi người chia sẻ những hiểu biết và những thông tin có ích khác.
    - Còn nhiều, rất nhiều điều lợi khác nữa mà có lẽ chẳng bao giờ tôi có thể liệt kê ra được, có lẽ để dành cho các bạn tự rút ra nếu một ngày nào đó bạn cũng đi theo Đầu tư theo giá trị DN.
    Khi viết ra những điều trên đây, tôi vẫn luôn tự hỏi liệu mình có lãng mạn quá không nhỉ? Liệu tôi có cường điệu quá về Đầu tư theo giá trị DN không nhỉ? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng có một điều chắc chắn đó là Đầu tư theo giá trị DN đã giúp tôi như thấy một con đường sáng trong mịt mù ma trận của ttck, và vì thế tôi rất muốn chia sẻ điều đó với những người khác, những người giống tôi trước đây, những người còn đang cầm tiền lưỡng lự, giằng xé giữa lòng tham và nỗi sợ hãi, xem có nên mua bán ck hay không, hay những người muốn tìm đường đi ít mạo hiểm hơn và chắc chắn hơn trên ttck.
    I/ Đầu tư theo giá trị DN – những bước khởi đầu:
    Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin một lần nữa nhắc lại để tránh những hiểu nhầm rồi dẫn tới tranh cãi vô ích: những gì tôi viết trong bài này chỉ là những chia sẻ của tôi với mọi người do đó nó không là những kiến thức căn bản như sách vở. Những khái niệm hay định nghĩa, nhận định đều là diễn giải theo hiểu biết và suy diễn của tôi vì thế nó có thể sai lệch với quan điểm của nhiều người. Qua bài viết tôi cũng không có ý định lên lớp hay dạy bảo người khác, đơn giản chỉ là một thông tin tham khảo cho những ai muốn quan tâm mà thôi. Nếu bạn nào thấy đúng thấy đồng điệu bạn có thể tán thành và làm theo, nếu thấy chưa đúng các bạn cứ chỉ ra lỗi, mọi phản hồi của các bạn tôi đều vui và đánh giá cao.
    1. Một số điều cần hiểu rõ để làm nền tảng cho hành động:
    1.1 Đằng sau cái tên Đầu tư theo giá trị DN nói ở đây chúng ta cần hiểu thế nào?
    Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là thế này: tôi thấy một công ty A đang làm ăn tốt, công việc đem lại lợi nhuận hợp lý và có tương lai phát triển lâu dài nên tôi muốn và thực hiện việc góp vốn vào công ty đó qua hành động mua một số cổ phần của công ty đó. Kỳ vọng của tôi qua việc mua cổ phần là công ty A làm ăn có lãi và sẽ chia sẻ cho tôi định kì lợi nhuận mà công ty làm ra.
    Phân tích chi tiết một chút, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều điều liên quan từ mô tả công việc ngắn gọn ở trên:
    - Cái đầu tiên và cũng là quan trọng nhất cần rõ ràng đó là lợi nhuận công ty sẽ trả cho tôi trong tương lai là bao nhiêu để tôi thấy chấp nhận được hay nói cách khác là đạt được kì vọng của tôi? Chúng ta đều biết lợi nhuận của các công ty cổ phần trả cho cổ đông thường được tính trên % mệnh giá cổ phần, vd cổ tức là 20% bằng tiền có nghĩa là cổ đông sẽ nhận được 20% tính trên mệnh giá (hiện nay thống nhất là 10 ngàn đồng) cho mỗi cổ phần mà mình nắm giữ, bằng con số cụ thể là 2000 đồng/cp, bất chấp thị giá cổ phiếu tại thời điểm trả cổ tức là bao nhiêu. Và cũng như hoạt động khác của công ty, việc dự kiến chi trả cổ tức đều có kế hoạch từ trước cả về giá trị và hình thức. Như vậy, chúng ta luôn có thể dự tính được trước khi quyết định mua cp lợi nhuận tương lai mà ta có thể có qua các thông số như thị giá cp (bao gồm cả phí gd) lúc mua vào, số lượng cp nắm giữ khi chốt danh sách chia cổ tức và tỷ lệ cổ tức sẽ chia theo kế hoạch. Với chi phí mua vào là GV, số lượng cổ phiếu nắm giữ là SL và tỷ lệ cổ tức là E%, lợi nhuận thu về L sẽ được tính qua công thức: L=10000*E%*SL và tỷ lệ lãi trên vốn đầu tư LS=L*100/GV hay LS=10000*E%*SL*100/GV. Ví dụ: với 1000cp giá mua là 30000đồng/cp, tỷ lệ cổ tức là 20% ta sẽ thu được lợi nhuận L=10000*20%*1000=2000000 đồng và tỷ lệ lãi trên vốn là LS=2000000*100/30000000=6,67%. Để biết lợi nhuận sẽ thu được có đạt được kì vọng hay không chúng ta cần có lãi suất kì vọng định mức để so sánh. Lãi suất kì vọng định mức có thể phù hợp là lãi suất tiền gửi tiết kiệm kì hạn 12 tháng của ngân hàng, thời điểm hiện nay có thể lấy tròn 10%/năm cho tiện việc so sánh.
    - Điều thứ 2 có thể thấy rõ ràng rằng lợi nhuận mà tôi kì vọng qua việc mua cổ phần đến từ hoạt động có lãi của DN. Sau khi tôi hoàn tất việc mua cp, tức là giá vốn của khoản đầu tư đã hình thành, và vì việc quyết định mua cp với giá nào đã được tính toán cân nhắc trên phép so sánh với lãi suất kì vọng định mức nên khoản lợi nhuận tương lai của món đầu tư ấy chỉ còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của DN và không bị ảnh hưởng bởi thị giá cp biến động ra sao. Tất nhiên là thị giá cp cũng bị tác động bởi tình hình hoạt động thực tế của DN, nhưng thị giá cp còn phụ thuộc vào nhiều điều khác nữa như: chênh lệch cung cầu đối với cp trên ttck, ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư từ các vấn đề chính trị, xã hội tầm vĩ mô, của đặc điểm chung đối với lĩnh vực hoạt động của DN, … Do đó với việc xác định giá mua cp một cách có tính toán là một cách giúp ta loại bỏ được không ít rủi ro khi tham gia đầu tư. Nhưng cùng với đó nó cũng lấy đi của ta cơ hội mua cp giá rẻ vượt quá kì vọng. (Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này ở phần tiếp theo)
    - Điều thứ 3 chúng ta có thể rút ra là qua ttck, cơ hội đầu tư luôn có và có thể nói là không giới hạn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Với hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động có lãi, việc đầu tư chỉ còn giới hạn bởi kì vọng về lợi nhuận và sở thích đối với lĩnh vực hoạt động của DN của nhà đầu tư mà thôi. Đó là còn chưa kể tới các cơ hội do sự vận động của ttck mang lại (tôi sẽ phân tích kĩ hơn về điều này ở phần sau)
    1.2 Đầu tư theo giá trị DN có rủi ro hay không?
    Câu trả lời ngắn gọn là có và sau đây chúng ta sẽ cùng nhìn nhận xem rủi ro của Đầu tư theo giá trị DN là gì, mức độ rủi ro ra sao và làm thế nào để hạn chế những rủi ro ấy?
    Rõ ràng khi ta góp vốn cho một DN và chờ đợi việc nhận lại tiền lãi từ lợi nhuận DN mang lại thì rủi ro cho khoản đầu tư như thế chính là kết quả hoạt động của DN. Khi DN hoạt động không tốt, kết quả kinh doanh bị lỗ thì không chỉ kì vọng lợi nhuận của khoản đầu tư không đạt được mà nguy cơ mất vốn là hiển hiện. Tuy nhiên nếu chúng ta chọn lựa tốt từ đầu thì những rủi ro thế này hoàn toàn thấp. Ngay cả khi hoạt động kinh doanh cốt lõi của DN là tốt, vẫn còn các tiêu chí khác của DN có thể tạo ra rủi ro cho khoản đầu tư, ví dụ: hoạt động ngoài ngành, hoạt động đầu tư tài chính, biến động nhân sự cấp cao, đạo đức của Ban điều hành DN, … Do đó việc thường xuyên theo dõi hoạt động DN là rất cần thiết để có thể phát hiện rủi ro sớm và có các biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế tổn thất.
    Một vấn đề sẽ được đặt ra ở đây là khi thị giá của cổ phiếu giảm xuống so với giá lúc ta mua cp có phải là tổn thất hay không? Về vấn đề này quan điểm của tôi là khi thị giá cp giảm xuống, chúng ta cần xem xét tìm hiểu nguyên nhân thị giá cp đi xuống. Nếu nguyên nhân xuất phát từ nội tại doanh nghiệp thì rõ ràng việc thị giá cp giảm chính là một cảnh báo về tổn thất có thể xảy ra cho khoản đầu tư. Khi đó chúng ta cần có những cân nhắc và hành động để cơ cấu lại khoản đầu tư cho phù hợp với tình hình mới của DN (như giảm tỉ trọng nắm giữ hay thậm chí là cắt lỗ để tránh tổn thất lớn hơn). Nếu nguyên nhân giảm thị giá cp là những nguyên nhân khác (ví dụ như thay đổi tỉ lệ cung cầu trên ttck, những tác động tâm lý đến đám đông nhà đầu tư,…) thì chúng ta phải cho việc giảm giá cp là cơ hội để chúng ta có thể cân nhắc gia tăng tỉ lệ nắm giữ để có được khoản đầu tư cao hơn kì vọng. Việc mua thêm cp khi thị giá giảm đến mức nào hay số lượng mua thêm bao nhiêu là việc phụ thuộc vào các điều kiện riêng của mỗi nhà đầu tư.
    Một biện pháp rất tốt để giảm thiểu rủi ro trong Đầu tư theo giá trị DN đã được đúc rút qua câu nói: “Không để tất cả trứng vào một rổ”. Điều đó được hiểu rằng chúng ta không nên đặt cược toàn bộ vốn đầu tư vào một DN mà nên tạo cho chúng ta một Danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư vào các DN khác nhau. Khi một vài khoản đầu tư trong DM gặp rủi ro, tổn thất từ những khoản đầu tư ấy sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư tốt trong DM. Và một điều rất hay là chính có sự bù đắp qua lại ấy mà áp lực cắt lỗ của các khoản đầu tư gặp rủi ro giảm đi rất nhiều, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu và đưa ra quyết định cuối cùng. Rất nhiều trường hợp, sau một khoản thời gian nhất định, những khó khăn DN gặp phải sẽ được khắc phục và các khoản đầu tư tưởng như bị rủi ro ấy lại đem lại những lợi nhuận đột biến cho những nhà đầu tư kiên định đồng hành cùng DN. Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy rõ việc đầu tư dàn trải trên một DM cũng có những hạn chế nhất định, đó là
    - Đòi hỏi tăng thời gian và chi phí cho việc theo dõi và giám sát các khoản đầu tư
    - Chính việc đầu tư thiếu tập trung lại là một trong các nguyên nhân dẫn đến rủi ro (lựa chọn khoản đầu tư sai sót, phát hiện rủi ro của 1 khoản đầu tư trong DM không kịp thời, …)
    - Việc đầu tư dàn trải nhiều khi làm giảm hiệu quả đầu tư vì khoản đầu tư tốt phải bù đắp cho các khoản đầu tư yếu kém
    Như vậy việc chọn lựa cp để đưa vào DM đầu tư và việc quyết định số lượng các khoản đầu tư trong DM là những việc cực kì quan trọng quyết định đến hiệu suất đầu tư của 1 DM và nó cũng rất khác biệt giữa các nhà đầu tư khác nhau.
    1.3 So sánh Đầu tư theo giá trị DN với Gửi tiền tiết kiệm
    Phần trên, tôi đã có ít nhiều so sánh giữa Đầu tư theo giá trị DN và Đầu cơ trên ttck, nhưng thực tế nhiều người vẫn cho rằng tham gia ttck là rất rủi ro và gửi tiết kiệm là giải pháp thay thế hoàn hảo mỗi khi cần tránh rủi ro. Ngay cả nhiều nhà Đầu cơ khi không xác định được xu thế tt hay khi nhận định tt bước vào giai đoạn downtrend đều có hành vi tất toán tk và chuyển vốn sang kênh gửi tiết kiệm. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau xem xét kỹ lưỡng và so sánh hơn thiệt giữa việc gửi TK và Đầu tư theo giá trị DN xem sao nhé.
    1.3.1 Gửi tiết kiệm có kì hạn
    Khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng tức là chúng ta chi tiền cho ngân hàng và nhận về một Chứng chỉ tiền gửi TK từ ngân hàng. Trên Chứng chỉ đó ghi rõ các thông tin của người gửi và tỉ lệ lãi mà người gửi nhận được khi đến kì lĩnh lãi, tỉ lệ ấy được đảm bảo bằng uy tín của ngân hàng. Như vậy Chứng chỉ tiết kiệm về bản chất là một dạng Hợp đồng vay vốn giữa người gửi tiền và ngân hàng. Vì người gửi tiền đã đưa tiền cho ngân hàng và chỉ nhận lại cả vốn và lãi khi đến hạn nên có thể nói Hợp đồng vay vốn ấy được bảo đản bằng uy tín của ngân hàng nhận tiền tk. Do đó về bản chất Gửi tiền tk cũng có rủi ro phụ thuộc vào uy tín và tình hình hoạt động của ngân hàng. Cái cảm giác an toàn mà chúng ta có được khi gửi tiết kiệm đó là do ở VN chưa có tiền lệ về sự phá sản của ngân hàng. Mặt khác do khi đến hạn, người gửi nhận được số tiền lớn hơn số tiền gửi ban đầu nên chúng ta phần nào bị ngộ nhận về hiệu quả đầu tư qua hình thức gửi tiết kiệm. Bản chất thực của việc gửi tk cũng bao hàm 2 khả năng lãi và lỗ nếu chúng ta lưu ý đến tỷ lệ trượt giá của đồng tiền. Ví dụ trong năm 2011, nếu gửi tiền tk được lãi suất là 14%/năm nhưng tỉ lệ trượt giá là 24%/năm thì bản chất khi đến hạn người gửi tiền đã bị lỗ 10%/năm, một khoản lỗ không hề nhỏ. Hơn nữa, do ngân hàng là một tổ chức trung gian điều phối vốn giữa DN-những người cần và sử dụng vốn với những người có tiền nhàn rỗi đem gửi ngân hàng nên lãi suất tiết kiệm mà ngân hàng trả cho người gửi nói chung là thấp hơn đáng kể so với lãi suất mà DN có thể trả được cho đồng vốn mà họ sử dụng.
    1.3.2 Đầu tư theo giá trị DN
    Khi thực hiện Đầu tư theo giá trị DN qua việc mua cp DN, chúng ta đã chi tiền để nhận về cổ phiếu ghi danh, xác nhận sự góp vốn cho DN. Như vậy cổ phiếu chính là Hợp đồng vay vốn giữa DN và người góp vốn. Hợp đồng này dựa hoàn toàn trên uy tín của DN nhưng khác biệt với Chứng chỉ tiết kiệm là trên đó không có cam kết về lãi suất và thời hạn trả lãi mà DN phải thanh toán cho người góp vốn. Những thông tin như vậy được công bố qua kế hoạch thường niên được ĐHCĐ thông qua. Bằng việc chọn lựa DN để đầu tư việc chênh lệch uy tín giữa ngân hàng và DN hoàn toàn có thể bỏ qua hay nói cách khác việc Đầu tư vào DN cũng chẳng rủi ro hơn việc đem tiền gửi ngân hàng. Do DN là những người sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị thặng dư đích thực cho xã hội nên chắc chắn lợi nhuận DN (được coi là tốt trên trung bình) đem lại cho người góp vốn sẽ cao hơn lãi suất tk, và vì thế khoản đầu tư vào DN sẽ có hiệu suất cao hơn gửi tk.
    Đến đây, chắc chắn có người sẽ nêu lên vấn đề, khi tk đến hạn người gửi chắc chắn nhận được số tiền cao hơn lúc gửi, ngược lại khi đầu tư vào DN, chúng ta có thể nhận được lãi suất cao hơn, nhưng tổng lại vẫn có khả năng chúng ta nhận lại số tiền thấp hơn cả lúc đầu tư do thị giá của cổ phiếu khi ấy bị giảm xuống so với lúc mua cổ phiếu. Đúng! Khả năng ấy có thể xảy ra nếu sau khi nhận lãi chia ta bán cổ phiếu để qui ra tiền. Vấn đề ở đây là tại sao ta phải bán cổ phiếu vào lúc ấy? Nếu bạn không có một cơ hội tốt hơn thì tại sao ta không tiếp tục một vòng quay mới với cổ phiếu đang nắm giữ, tương tự như khi sổ tk đáo hạn ta lại tiếp tục một kì hạn mới với lãi suất mới vậy? Như vậy cái cần làm khi đến một kì hạn trả cổ tức và khi DN có kế hoạch cho một năm mới là ta cần tính toán lại xem có nên tiếp tục đầu tư không? Bù đắp lại cho cái rủi ro thị giá giảm khi ta cần rút vốn, Đầu tư theo giá trị DN lại cho ta cơ hội mà sổ tk không bao giờ mang lại đó là lợi nhuận khi thị giá tăng. Việc tăng giá cổ phiếu nhiều khi diễn ra rất nhanh và rất lớn, có thể lớn hơn rất nhiều lần lãi suất kì vọng định mức mà ta đặt ra để so sánh ban đầu. Một cơ hội có thể có lợi nhuận đột biến nữa cho những khoản Đầu tư vào DN là sự tăng trưởng về qui mô của DN. Rất nhiều khoản Đầu tư vào DN có thể chấp nhận tỉ lệ lợi nhuận =0 cho những năm đầu để đổi lại sự phát triển về qui mô DN. Công bằng mà nói thì lợi nhuận đột biến cũng như sự tăng trưởng về qui mô DN không dễ có được vì mọi hoạt động và phát triển của DN đã được lên kế hoạch và công bố rộng rãi nên đã phản ánh phần lớn vào thị giá cổ phiếu.
    1.3.3 Tóm lại:
    Trong ngắn hạn, việc Đầu tư trực tiếp vào DN không hề rủi ro hơn việc gửi tiết kiệm mà lại thường cho lợi nhuận cao hơn nên hiệu quả đầu tư cao hơn. Trong trung và dài hạn thì việc Gửi tk lại càng không thể so sánh với hình thức Đầu tư vào DN. Thực tế cũng phản ánh điều đó rất rõ qua việc các ngân hàng VN có thể huy động tiết kiệm trung và dài hạn với tỉ lệ rất thấp.

    Kỳ sau: Cần có những gì để có thể thực hiện Đầu tư theo giá trị DN?
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Hôm qua bà xã đi vắng nên không rảnh thức khuya vào chém được :))
    Rose2018thangnd_1211 thích bài này.
  6. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Trước khi tiếp tục phần mới, để các bạn tiện theo dõi, tôi xin đưa lại các link của các phần trước
    http://f319.com/home/1588560
    http://f319.com/home/1589069
    và cũng xin được thống nhất là từ hôm nay, để cho thuận tiện những trao đổi chúng ta sẽ chuyển đến topic này, tôi sẽ không quay lại để trả lời các bạn ở các topic trước nữa nhé.
    2. Cần có những gì để có thể thực hiện Đầu tư theo giá trị DN?fficeffice" />
    2.1 Tư tưởng
    Có một triết gia đã nhận định thế này:”Tư tưởng quyết định hành động”. Do đó khi đã quyết định tham gia vào ttck theo hướng Đầu tư theo giá trị DN chúng ta cần xác định tư tưởng thật rõ ràng và kiên định với con đường đã chọn để tránh cho khoản đầu tư của mình gặp những rủi ro do chính những hành động không đúng của chúng ta gây ra dẫn đến tổn thất hay thậm chí thất bại. Sau đây tôi kể ra một vài cái bẫy mà chúng ta rất dễ mắc phải nếu không có tư tưởng vững vàng, nhất là khi mới định hướng Đầu tư theo giá trị DN:
    - Do vòng quay vốn đối với Đầu tư hưởng cổ tức thường kéo dài nên dễ gây tâm lý sốt ruột cho nhà Đầu tư. Gặp lúc thị trường diễn ra sôi động, thị giá nhiều cp thay đổi liên tục, nhiều người rất dễ từ bỏ giữa chừng và quay trở lại với thói quen đầu cơ. Gặp phải tình huống này, chúng ta cần phải luôn nhớ, khoản đầu tư của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại một khoản lợi nhuận trong tương lai (dù thị giá có tăng hay giảm) còn Đầu cơ có thể làm chúng ta mất sạch.
    - Sự biến đổi nhanh với biên độ lớn của thị giá cp so với giá cp lúc chúng ta mua cũng là một nguyên nhân dễ làm nhà đầu tư thay đổi ý định. Khi thị giá cp tăng nhanh so với lúc chúng ta đầu tư, vd do doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến, nhà đầu tư rất dễ bị phấn khích rồi dẫn đến suy nghĩ sai lầm là muốn chốt lời sớm ->điều này tuy không làm thiệt hại về tiền nhưng đại bộ phận là mất đi một khoản đầu tư tốt, thường làm giảm hiệu suất đầu tư. Đó là còn chưa kể số tiền thu về nhiều khi lại đầu tư vào khoản khác kém hiệu quả hay thậm chí gặp rủi ro. Khi thị giá cp giảm xuống so với lúc đầu tư, về bản chất là chưa gây ra thiệt hại gì cho khoản lợi nhuận tương lai nhưng rất dễ gây tác động tâm lý xấu dẫn đến cắt lỗ (?) chấm dứt khoản đầu tư trước thời hạn. Gặp tình huống này, chúng ta cần phải nhớ rõ lợi nhuận của khoản đầu tư theo tính toán từ đầu sẽ đến từ kết quả kinh doanh của DN chứ không phải đến từ chênh lệch thị giá cp. Từ đó ta bình tâm xem xét nguyên nhân giảm thị giá cp để có ứng xử đúng đắn.
    Tóm lại về tư tưởng, chúng ta cần kiên định, tự tin, điềm tĩnh trước mọi diễn biến tránh xử lý vội vàng, và quan trọng là không được quá cứng nhắc mà phải có ứng biến kịp thời với biến động về tình hình của DN.
    2.2 Vốn
    Chắc nhiều bạn nghĩ điều tất nhiên là phải có vốn thì mới nói chuyện đầu tư được, cái đó có gì phải bàn đâu? Nhưng theo quan điểm của tôi thì có khá nhiều vấn đề về vốn chúng ta cần chuẩn bị. Một sự chuẩn bị kĩ càng trên phương diện này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho việc tiến hành đầu tư.
    Đầu tiên chúng ta sẽ nói đến tầm vóc của vốn đầu tư lớn hay nhỏ. Nhiều bạn nghĩ mình chả có nhiều tiền, hơi đâu nghĩ chuyện đầu tư, vừa lâu có thành quả, vòng quay vốn thì chậm mà lại phải tìm hiểu đủ thứ… Theo tôi đó là những suy nghĩ hết sức sai lầm, chính từ những suy nghĩ kiểu thế mà nhiều người tham gia ttck theo kiểu phong trào, hời hợt và phó mặc cho may rủi dẫn tới thua lỗ mất hết vốn. Số tiền bạn mất đi có thể chả là gì so với tt, nhưng đối với mỗi chúng ta nhiều khi lại rất có ý nghĩa. Điều quan trọng nữa là qua những giao dịch thiếu sự tìm hiểu như thế, bạn chả học được gì cả, vừa mất thời gian, vừa mất tiền. Rồi đến khi có món tiền mới bạn có thể lại tiếp tục thua rất dễ dàng. Vì thế, dù tham gia với số tiền lớn hay nhỏ, bạn cũng nên đặt vấn đề đầu tư nghiêm túc, vừa đỡ rủi ro lại vừa có định hướng trau dồi hiểu biết, kinh nghiệm để khi có vốn lớn hơn ta đã sẵn sàng xây dựng Danh mục đầu tư cho cuộc đời mình. Một điều nữa chúng ta cũng cần lưu ý, đó là sự khác biệt về qui mô vốn có thể dẫn tới những kết quả đầu tư khác nhau. Nhiều nhà đầu tư có thể làm tốt với số vốn nhỏ, nhưng lại có thể tổn thất với qui mô vốn lớn hơn. Cái này theo tôi có lẽ do yếu tố tâm lý gây ra kiểu như anh nhà nghèo tự nhiên trúng xổ số thì thường hay sử dụng số vốn lớn ấy không hiệu quả rồi nghèo vẫn hoàn nghèo.
    Điều thứ hai tôi muốn nói về vấn đề vốn đó là mỗi nhà đầu tư nên biết rõ về nguồn vốn của mình: bao nhiêu là vốn nhàn rỗi, bao nhiêu là vốn vay mượn, chi phí vay mượn (nếu có) là bao nhiêu, thời gian sử dụng vốn vay thế nào, … Việc nắm chắc nguồn vốn của mình sẽ giúp cho bạn có thể tính đủ chi phí vốn vào khoản đầu tư, tránh việc ngộ nhận dẫn đến tổn thất trong đầu tư. Một vấn đề nữa cũng cần cân nhắc đó là có nên sử dụng vốn vay để đầu tư hay không? Nếu bạn là nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thì lời khuyên chân thành cho bạn là hãy đầu tư bằng vốn nhàn rỗi của mình. Còn nếu bạn đã có đủ năng lực về hiểu biết và kinh nghiệm thì nên tính toán cẩn thận và tìm cơ hội dùng các đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhớ là khi dùng đòn bẩy tài chính thì áp lực đối với các khoản đầu tư tăng lên không chỉ về chi phí đầu vào mà còn cả áp lực về thời gian hoàn vốn vay. Áp lực thời gian nhiều khi chính là yếu tố quyết định thành bại của một khoản đầu tư.
    Điều thứ ba tôi muốn nhắc đến đó là năng lực huy động vốn của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư chuẩn bị trước những khả năng huy động vốn theo điều kiện của mình thì sẽ rất chủ động cho đầu tư, tránh được việc có thể bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt chỉ vì không huy động vốn kịp thời. Ví dụ bạn có tài sản có thể thế chấp vay vốn ngân hàng nhưng vì bạn cũng có vốn nhàn rỗi, bạn chưa muốn vay vốn NH để làm chi phí vốn của mình tăng lên lúc chưa tìm thấy cơ hội đầu tư thích hợp. Trong trường hợp ấy, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn bằng cách làm thủ tục thế chấp tài sản và tạo cho mình một hạn mức tín dụng (HMTD). HMTD có ưu điểm là sẽ chỉ chịu lãi khi bạn dùng đến nó và có thể trả bất kì lúc nào mà không mất thêm phí, tương tự như vay margin ở các cty ck.
    Điều thứ tư tôi muốn nhắc đến đó là vấn đề thanh khoản cho cuộc sống của nhà đầu tư. Việc quản lý tài chính và chi tiêu cá nhân của nhà đầu tư có thể xem như quản lý tài chính của 1 DN nhỏ. Bên cạnh việc cân đối chi tiêu bình thường, chúng ta cũng nên có một khoản dự phòng thanh khoản ngắn hạn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để một khi có việc phát sinh trong cuộc sống chúng ta không bị áp lực phải rút vốn đầu tư.
    1.3 Kiến thức
    Về kiến thức cần thiết cho việc tham gia đầu tư hiệu quả, tôi tạm chia làm 3 loại như sau:
    - Hiểu biết về tin học (tối thiểu bao gồm kĩ năng tin học văn phòng, khả năng lướt web)
    - Các kiến thức xã hội (bao gồm các hiểu biết đặc thù về các ngành nghề sản xuất, kinh doanh cho tới các khả năng phân tích tin tức địa chính trị hay chính sách vĩ mô, …)
    - Kiến thức về phân tích tài chính DN
    2.3.1 Hiểu biết về tin học:
    Trong thời đại thông tin ngày nay với sự phát triển bùng nổ của internet, có kĩ năng tốt về tin học trở nên một ưu thế không nhỏ để giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên môi trường web hay hỗ trợ đắc lực cho kĩ năng tính toán, xây dựng công cụ giám sát, quản lý các khoản đầu tư. Ngoài ra giỏi ngoại ngữ (Anh ngữ) cũng là lợi thế cho khả năng tin học và học hỏi các kiến thức chuyên môn.
    Khuyến nghị: nên giỏi lướt web, thành thao tin học văn phòng, đặc biệt là kĩ năng excel.
    * Lưu ý: Không nhất thiết phải có khả năng tin học, ngoại ngữ rồi mới đầu tư. Nếu ai chưa biết, chưa giỏi thì nên tham gia các khóa học để hoàn thiện, lợi ích đem lại không hề nhỏ.
    2.3.2 Các kiến thức xã hội:
    Việc hiểu biết về các đặc thù ngành nghề sản xuất, kinh doanh giúp cho nhà đầu tư đánh giá được chính xác hơn tình hình hoạt động của DN, qua những con số khô khan trên các báo cáo định kì.
    Về cơ bản những kiến thức dạng này đòi hỏi nhà đầu tư phải chú ý tích lũy dần. Lúc đầu chưa biết, ta có thể học hỏi qua các bài phân tích, đánh giá của chuyên gia trên báo chí, web, TV… Việc thường xuyên suy ngẫm theo dõi đối chiếu thực tế phát sinh với các phân tích, nhận định của người khác là một cách học hỏi không tồi.
    1.3.3 Các kiến thức về phân tích tài chính DN:
    Kiến thức dạng này là quan trọng hàng đầu cho các nhà Đầu tư theo giá trị DN. Nếu không biết hay biết không đến nơi đến chốn thì hậu quả khôn lường vì mọi lựa chọn hay đánh giá một DN khách quan nhất chính là dựa vào các chỉ số cơ bản được tính toán trên các con số thống kê từ hoạt động của DN. Tất nhiên bao giờ cũng có ngoại lệ, nhưng nói chung để đánh giá về 1 DN chúng ta phải phân tích và mổ xẻ những việc DN đã làm được, mức độ tốt xấu của các kết quả đã xảy ra là bằng chứng sát nhất cho thấy tình hình hoạt động của DN tốt hay xấu.
    Khuyến nghị: biết càng nhiều càng tốt
    Lưu ý: Trong quá trình sử dụng kiến thức phân tích tài chính DN cần kết hợp với các kiến thức đặc thù về ngành nghề kinh doanh của DN và đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô để rút ra kết luận.
    Chắc chắn nhiều bạn sẽ cho rằng làm gì phải phức tạp đến thế, cứ thấy DN có lãi nhiều là tốt chứ cần đâu xem xét tính toán nhiều. Suy nghĩ như vậy là hết sức sai lầm, vì rất nhiều trường hợp DN có được lợi nhuận từ những nguồn bất thường chứ không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Những khoản lợi nhuận ấy thường sẽ không có lại trong tương lai ->trong ngắn hạn kết quả kd có vẻ tốt nhưng lâu dài lại không phù hợp với tiêu chí đầu tư hoặc thị giá cp lại bị đẩy lên cao quá giá trị thật, nếu ta tham gia đầu tư vào thời điểm ấy sẽ là tiền đề cho tổn thất sau này. Ví dụ một DN vận tải biển khi bán thanh lý một con tàu cũ đang hoạt động không hiệu quả sẽ mang lại cho DN một khoản thu lớn -> ảnh hưởng tức thời tới lợi nhuận DN. Nhưng về bản chất, cty này nếu muốn tiếp tục kd sẽ phải đầu tư mua tàu mới. Khi ấy muốn biết tương lai hoạt động của cty ra sao lại phải căn cứ trên hiệu quả của việc đầu tư mua tài sản mới chứ không thể căn cứ trên lợi nhuận đang có của cty.
    1.3.4 Một số kiến thức về phân tích tài chính DN mà mỗi nhà đầu tư nhất thiết phải biết
    Tất cả các kiến thức chuyên môn được trình bày dưới đây đều là các kiến thức cơ bản, chắc chắn nhiều bạn đã biết rõ. Người viết không có ý “thể hiện trình độ”, mà đưa vào đây với mục đích cho bài viết có tính hệ thống. Hơn nữa các nhận định đánh giá về các chỉ số phân tích tài chính thường có nhiều góc nhìn và quan điểm khác nhau, được trình bày rải rác trong nhiều tài liệu khác nhau khiến cho việc tìm hiểu và tự nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Vì thế, tôi mạn phép được tập hợp một số và nêu lên theo quan điểm của mình để bạn nào thấy cần thiết có thể tham khảo. Đồng thời cũng mong nhận được các góp ý kiến của các bạn có kiến thức tốt hơn nhằm giúp nhau cùng tiến bộ.
    * Chỉ số EPS (earnings per share – thu nhập của mỗi cổ phần): đây là chỉ số cho biết thu nhập tối đa của mỗi cổ phần tính từ lợi nhuận sau thuế của DN. Một số điều cần lưu ý khi tính toán và xem xét chỉ số này:
    - Lợi nhuận áp dụng tính phải là lợi nhuận sau thuế. Đối với các DN có phát hành cổ phiếu ưu đãi thì lợi nhuận dùng để chia cho cổ phần phổ thông là (lợi nhuận sau thuế - lợi nhuận dùng để chia cho cổ phần ưu đãi)
    - EPS thường lớn hơn tỷ lệ cổ tức. Để dự phòng rủi ro thanh khoản cho DN, người ta thường để lại một phần lợi nhuận sau thuế. Chỉ số EPS chỉ cho ta thấy khả năng DN có thể chia cổ tức ở mức độ nào so với kế hoạch đặt ra ban đầu.
    - EPS không bao hàm được khoản lợi nhuận (chưa chia) để lại từ các niên khóa tài chính trước
    - Hạn chế của chỉ số EPS là không phản ánh được số vốn mà DN cần để tạo ra khoản lợi nhuận này hay nói cách khác là không cho ta biết được hiệu suất sử dụng vốn của DN.
    * Chỉ số P/E (Price-Earnings Ratio hay P/E Ratio – Tỷ lệ Giá trên Thu nhập một cổ phần): được xác định bằng công thức P/E=Thị giá 1 CP/EPS. Trong công thức này, thị giá của 1 cp thường được lấy là thị giá hiện tại còn EPS là giá trị tính từ kết quả của năm trước hoặc của 12 tháng gần nhất. Có một ngộ nhận mà nhiều nhà đầu tư hay mắc phải đó là cho rằng 1 cp có P/E thấp thì là cơ hội đầu tư tốt hơn cp có P/E cao. Về bản chất P/E chỉ ra cho nhà đầu tư biết rằng nếu cty vẫn đạt kết quả kd như trong 12 tháng gần nhất thì nhà đầu tư muốn có được một đồng lợi nhuận từ cổ tức cty anh ta sẽ phải bỏ ra P/E đồng để tham gia đầu tư. Mặt khác, P/E cũng cho ta thấy đối với cp này, thị trường (đám đông các nhà đầu tư khác) chấp nhận bỏ ra P/E đồng vốn để thu về 1 đồng lợi nhuận từ cổ tức trong tương lai, như vậy nếu P/E cao (hơn mức trung bình của ngành chẳng hạn) có nghĩa là thị trường đang thiên về dự đoán EPS của cp trong tương lai sẽ được nâng lên (nhằm cân bằng trở lại chỉ số P/E), đồng thời nó cũng cho ta thấy rủi ro giảm thị giá cp nếu EPS không tăng hoặc tăng thấp hơn kì vọng của thị trường. Các bạn có thể tham khảo thêm phân tích chỉ số P/E qua bài viết khá hay này http://vietbao.vn/Kinh-te/Chi-so-PE-cao-va-thap/55156772/91/.
    Một số điều nên ghi nhớ về P/E:
    -Nói chung khi P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư kì vọng EPS trong tương lai sẽ được nâng lên.
    - Việc so sánh hiệu quả của hai cty qua chỉ số P/E chỉ có ý nghĩa nếu 2 cty này có một số điểm tương đồng nào đó, ví dụ như cùng ngành.
    - Công ty đang kinh doanh lỗ thì không xác định được P/E
    * Chỉ số ROA (Return On Assets – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng và Tổng tài sản): Cho ta biết lợi nhuận ròng trên một đồng tài sản của DN
    Chỉ số ROE (Return On owner’s Equity – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng và Vốn Chủ sở hữu): Cho ta biết lợi nhuận ròng trên một đồng vốn góp của DN
    Chỉ số ROI (Return On Investment – Tỷ số giữa Lợi nhuận ròng, chưa trừ chi phí vay và Tổng tài sản): Cho ta biết lợi nhuận ròng (sau thuế nhưng chưa trừ chi phí vay vốn) trên một đồng tài sản của DN
    Do Tổng tài sản = Vốn Chủ sở hữu+Vốn vay nên phải dùng tới 3 chỉ số khác nhau để xác định hiệu suất sử dụng vốn của DN. Nói chung các chỉ số ROA, ROE càng cao thì DN hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên để lựa chọn đầu tư thì chúng ta cần phải lưu ý tới việc lợi nhuận cao thường song hành với rủi ro cao.
    * Những điều cần biết về vốn vay của DN:
    Nói chung trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình không có doanh nghiệp nào là không có vốn vay. Như mọi vấn đề, vốn vay của DN cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, vốn vay là nguồn tài chính quan trọng giúp cho DN mở rộng hoạt động và phát triển. Chi phí đi vay, được tính qua lãi suất phải trả định kỳ, lại được phép tính vào chi phí của DN giúp cho DN giảm gánh nặng về Thuế thu nhập nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Mặt tiêu cực của vốn vay đó là chi phí vay vốn tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ của DN. DN vay càng nhiều vốn thì nguy cơ vỡ nợ càng cao, đặc biệt là khi vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Vậy thì các nhà đầu tư cần nhìn nhận và đánh giá thế nào với khoản vốn vay của DN?
    Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củaDN, công cụ đơn giản và trực quan nhất là tỉ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu (hay còn được gọi là Biên lợi nhuận – Profit Margin) của DN. Khi biên lợi nhuận mà lớn hơn chi phí vay vốn thì vốn vay đã được sử dụng hiệu quả góp phần làm tăng thêm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngược lại khi biên lợi nhuận thấp hơn chi phí vay vốn thì vốn vay tuy có thể góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN nhưng lại làm giảm ROE. Hơn nữa việc vay vốn nhiều hơn đồng nghĩa với việc DN mang nợ nhiều hơn nên rủi ro thanh khoản cũng tăng lên. Đặc biệt nhà đầu tư cần lưu ý, nếu DN gặp rủi ro dẫn tới phá sản thì phần vốn vay sẽ được ưu tiên hoàn trả trước phần vốn chủ sở hữu. (Về vấn đề vốn vay còn có khá nhiều vấn đề cần phải bàn, khi có dịp tôi sẽ trình bày kỹ hơn)
    1.4 Công cụ hỗ trợ
    Như ở phần trước tôi đã trình bày, một trong những biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro cho một khoản đầu tư vào DN là việc theo dõi sát biến động về DN để có thể có những ứng xử thích hợp. Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào DN qua hình thức mua cp trên ttck thì ngoài lợi nhuận từ cổ tức DN, nhà đầu tư còn có cơ hội có thêm khoản lợi tức từ chênh lệch tăng của thị giá cp. Khi thị giá cp giảm xuống thì lại là cơ hội để nhà đầu tư cân nhắc gia tăng tỉ trọng của những khoản đầu tư tốt. Chính vì thế việc theo dõi sát thị giá cp cũng là việc hết sức cần thiết. Nhưng rõ ràng việc phải theo dõi nắm bắt tình hình biến động mọi mặt của một DM nhiều cp thì không phải đơn giản. Vì vậy nhà đầu tư cần có công cụ giúp cho việc theo sát các biến động của tt. Hiện nay nhiều ctck có các giao diện online giúp cho khách hang có thể quản lý phần nào DM đầu tư của họ. Tuy nhiên, nhìn chung các công cụ này thường không có đầy đủ các thông tin cần thiết. Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư nên tự lập cho mình một bảng theo dõi riêng để có thể cập nhật được các thông tin cần thiết theo tiêu chí riêng của mình. Một công cụ khá đắc lực mà đơn giản giúp nhà đầu tư có thể tự xây dựng bảng theo dõi cho riêng mình đó là Bảng tính Excel. Ví dụ: Ta có thể ghi lại DM của mình trên sheet chính với các thông tin như giá vốn bình quân, thị giá hiện tại, lãi lỗ do chênh lệch thị giá, thu nhập tương lai theo kế hoạch, … Các thông tin giao dịch chi tiết của từng cp ta có thể theo dõi qua các sheet phụ.
    1.5 Nguyên tắc thực hiện
    Cũng như những nhà Đầu cơ, các nhà đầu tư cũng cần tự đặt cho mình một số nguyên tắc cơ bản làm kim chỉ nam cho việc thực hiện đầu tư của mình để tránh rủi ro mắc phải các sai lầm ấu trĩ do các tác động tâm lý nhất thời của chính mình gây ra. Một số nguyên tắc ví dụ như sau:
    - Đặt ra một lợi nhuận kì vọng định mức cụ thể, ví dụ 10%/năm(= Với lãi suất tiền gửi tk kì hạn 12 tháng hiện nay)
    - Đặt ra định hướng đầu tư theo ngành nghề một cách rõ ràng phù hợp với từng thời kì, ví dụ: trong bối cảnh khó khăn hiện nay của ngành BĐS, chúng ta có thể kiên quyết gạt ngành BĐS ra khỏi tầm ngắm đầu tư ít nhất cho đến hết 2013
    - Đặt ra nguyên tắc tính toán để xác định khoảng giá cp có thể mua vào để hiện thực việc đầu tư và kiên quyết không mua đuổi khi thị giá cp đã nằm ngoài khoảng giá cho phép đầu tư.
    - Chuẩn bị trước nguyên tắc ứng xử cho từng cp trong DM của mình tùy theo biến động giá hàng ngày của ttck, ví dụ: sau khi đã mua vào cp, nếu thị giá tăng thì thế nào, giảm thì cần làm gì, … Không được phép quên là lợi nhuận cơ bản của khoản đầu tư đến từ lợi nhuận DN, nên nguyên tắc ứng xử sau khi đã mua vào cp cần liên hệ sát với biến động của DN.
    Kỳ sau: Các công việc Nhà đầu tư theo giá trị DN cần làm để thực hiện một khoản Đầu tư
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Hix, sao post lại cái này thế? đưa link thôi em, ai quan tâm sẽ đọc lại[:p]
    Rose2018thangnd_1211 thích bài này.
  8. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    The ạ, em vừa tìm lại mấy bài anh viết trước Post lại ở đầu topic để anh em tiện đọc lại =D>[r2)][r2)][r2)]
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Em chốt AVF rồi đúng không nhỉ?
    thangnd_1211 thích bài này.
  10. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.303

Chia sẻ trang này