Đầu tư theo giá trị DN - Những điều nên biết, nên làm và bắt đầu không bao giờ là muộn (kỳ 4.7)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Ga_moi, 29/05/2013.

4601 người đang online, trong đó có 522 thành viên. 20:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 65779 lượt đọc và 1510 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    IDI đã tích lũy khá lâu rồi. Lần này lên ít nhất 20%. Kỳ vọng 50%[r2)][r2)]
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Sáng ra mới xem qua f319 đã thấy khắp nơi hô khởi nghĩa. Chúc các bác bán được giá CE[};-
  3. wildbull

    wildbull Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2010
    Đã được thích:
    272
    PVD đang bị TT định quá thấp so với blu khác. Tuần sau sẽ vượt đỉnh 55 và bức phá về 7x
  4. wildbull

    wildbull Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/02/2010
    Đã được thích:
    272
    kỳ vọng vượt mệnh cho IDI khi DT và LN đều tăng trưởng tốt [r2)][r2)][r2)]
  5. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác nhavtc trích dẫn luật phá sản vào mấy topic chim lợn ITD để trấn an anh em cái
  6. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
  7. nhavtc

    nhavtc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    3.180
    Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Đây là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường. Pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo.

    Mặc dù được đưa vào thực thi đã gần 10 năm, nhưng Luật Phá sản Doanh nghiệp 2004 còn nhiều bất cập, làm khó từ chủ nợ, con nợ đến cả cơ quan thực thi công quyền khiến luật chưa phát huy được tác dụng như mong đợi.

    Các quy định của Luật Phá sản quá phức tạp về mặt thủ tục, các thông tư dưới luật hướng dẫn cũng không cụ thể và rõ ràng. Chẳng hạn như theo quy định của Luật Phá sản, thì quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản được ban hành đồng thời. Trong khi đó Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28/4/2005 của Hội đồng thẩm thán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản lại không hướng dẫn cụ thể thời hạn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm của người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản lại quy định: khi quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán chỉ gửi văn bản đề nghị cử người tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, quyết định thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ ban hành sau. Hướng dẫn của hai văn bản trên là mâu thuẫn với quy định của Luật Phá sản. Ngoài ra, chi phí được sử dụng để mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 21 Luật Phá sản cũng chưa rõ ràng, làm cho Tòa án các địa phương lúng túng trong việc áp dụng quy định về phí phá sản và tạm ứng phí phá sản để mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Luật Phá sản đã coi những người điều hành doanh nghiệp bị phá sản giống như những “tội phạm” kinh tế. Theo quy định của Luật, chủ doanh nghiệp bị phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị Tòa án ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Đối với những người quản lý, điều hành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác bị tuyên bố phá sản thì sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào cũng như ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Với lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đã không lựa chọn cách phá sản theo Luật Phá sản.

    Tại Điều 6 Luật Phá sản, việc định nghĩa chủ nợ có đảm bảo, chủ nợ có đảm bảo một phần, chủ nợ không có đảm bảo chưa phù hợp thực tế. Luật chưa quy định rõ giá trị tài sản đảm bảo do cơ quan nào xác định, xác định bằng phương pháp nào? Trong khi đó, Tòa án đã áp dụng phân loại chủ nợ theo Luật trong suốt quá trình phá sản. Trên thực tế, do việc định giá tài sản đảm bảo không chính xác, nên khi phát mãi tài sản đảm bảo không trả đủ các khoản nợ vay. Do vậy, việc xác định chủ nợ có đảm bảo, đảm bảo một phần, không có đảm bảo tại thời điểm mở thủ tục phá sản là chưa hợp lý. Mặt khác, Luật cũng không quy định về thời gian xử lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, dẫn đến thời gian xử lý các tài sản này bị kéo dài, gây thiệt hại cho các chủ nợ là ngân hàng thương mại có đảm bảo. Luật cũng chưa đề cập đến các chủ nợ mới được xuất hiện trên cơ sở các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Vì Luật phá sản đã thừa nhận sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán. Luật cũng chưa đề cập đến trường hợp doanh nghiệp có các khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản (tín chấp) được thanh toán bằng nguồn nào.

    Vấn đề thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng còn nhiều bất cập. Trường hợp bên được bảo lãnh phá sản, bên bảo lãnh thường không đồng ý thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh nếu tài sản của bên được bảo lãnh chưa được xử lý xong. Trong khi đó, thời gian xử lý tài sản của bên được bảo lãnh lại khá dài do phải thực hiện các thủ tục về phá sản. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên nhận bảo lãnh. Trường hợp người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người nhận bảo lãnh (khoản 2 Điều 39). Quy định này mâu thuẫn với quy định của Bộ luật Dân sự. Theo Bộ luật Dân sự thì các chủ nợ có đảm bảo được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong mọi trường hợp, chủ nợ có đảm bảo luôn được đảm bảo bằng chính tài sản đảm bảo, nhưng theo khoản 2 Điều 39 Luật phá sản thì vô hình trung đã biến chủ nợ có đảm bảo bằng biện pháp bảo lãnh thành chủ nợ không có đảm bảo. Đây chính là điều bất hợp lý và không nhất quán giữa Luật phá sản với các bộ luật khác có nội dung giống nhau.

    Luật quy định các giao dịch của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu (Điều 43). Tuy nhiên, quy định này không thể áp dụng cho các giao dịch tương tự thực hiện trong khoảng thời gian từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản (thời gian là 30 ngày). Luật chỉ nên quy định những giao dịch bị cấm hoặc bị hạn chế sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

    Những hạn chế trên làm cho Luật Phá sản ít được đưa vào thực hiện, chưa phát huy những tác động tích cực trong việc phục hồi các công ty trên bờ vực phá sản và giải quyết quyền lợi của các bên khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Những hạn chế này đang được xem xét sửa đổi trong Luật Phá sản mới, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 10/ 2013.

    Khi doanh nghiệp phá sản thường các chủ nợ rất sợ ra tòa kiện vì các lý do trên, nên thường dùngf giải pháp thỏa thuận với con nợ, và thường lợi thế trong thỏa thuận thuộc về các con nợ. :D
  8. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.301
    Cổ tức & Tăng trưởng


    Chia cổ tức sao cho vừa đảm bảo thu nhập cho cổ đông nhưng vẫn duy trì được nguồn tích luỹ để phát triển doanh nghiệp luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp.


    Nếu tính tỷ lệ cổ tức/giá cổ phiếu của Vinamilk (VNM) thì tỷ lệ này còn thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Năm 2013, VNM đặt kế hoạch cổ tức 34% mệnh giá cổ phần, tức 3.400 đồng/CP, lấy số tiền này chia cho giá VNM đóng cửa ngày hôm qua 29/5 là 133.000 đồng thì tỷ lệ cổ tức/giá sẽ chỉ tương đương 2,5%.

    Thước đo thứ nhất: cổ tức cao

    Cổ tức của VNM tính trên giá cổ phiếu không cao, nhưng vẫn thu hút các nhà đầu tư. Có nhiều nguyên nhân để lý giải điều này, nhưng trong đó cần lưu ý đến nguyên nhân VNM vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình. Tốc độ tăng trưởng kép bình quân hàng năm (CAGR) trong 5 năm gần nhất của công ty là rất ấn tượng, doanh thu có CAGR đạt 34%, còn lợi nhuận tăng trưởng đến 50%.

    Nếu lựa chọn cổ phiếu trả cổ tức cao thì sàn UpCOM có nhiều mã trả còn cao hơn 2 sàn niêm yết HoSE và HNX. Ngày 30/5 là ngày mà CTCP Đầu tư-Xây dựng Hà Nội, có cổ phiếu đang giao dịch tại UpCOM, trả cổ tức năm 2012 bằng tiền với tỷ lệ 48% mệnh giá, tức 4.800 đồng/CP.

    Năm 2012 vừa qua, HCI đạt doanh thu 140 tỷ đồng, giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2011 (đạt 336 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của HCI cũng chỉ xấp xỉ 35 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kết quả của năm trước đó đạt 86 tỷ đồng. Mặc dù vậy, do vốn điều lệ của HCI chỉ ở mức 52,3 tỷ đồng nên tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ vẫn cao, dẫn đến tỷ lệ chia cổ tức vẫn rất cao. Lần tăng vốn gần nhất của HCI diễn ra vào năm 2010, từ 43,6 tỷ đồng lên 52,3 tỷ đồng.

    Về mặt hiệu quả, những gì HCI đạt được là rất đáng nể vì ngành xây dựng những năm qua gặp không ít khó khăn, nhưng công ty vẫn duy trì được lợi nhuận, cổ tức cao. Nhưng sức mạnh của doanh nghiệp còn được đánh giá ở nhiều mặt khác nữa, từ thị phần, đến vốn… Có không ít công ty xây dựng, về hiệu quả lợi nhuận, cổ tức có thể không sánh được với HCI, nhưng vẫn được đánh giá cao do doanh thu, thương hiệu, quy mô, uy tín được củng cố.

    Cách đây hơn 2 tuần, CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) đã tiến hành trả cổ tức đợt 2/2012 với tỷ lệ 35%/mệnh giá, đồng thời thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ từ 17 tỷ đồng lên 34 tỷ đồng. CAP là một trong những công ty niêm yết trả cổ tức cao nhất hiện nay.

    Thước đo thứ hai: tăng trưởng mạnh

    Với việc tăng vốn lên gấp đôi, để duy trì mức cổ tức tương đương năm trước, CAP cũng sẽ phải nỗ lực tăng gấp đôi lợi nhuận của mình, cũng đồng nghĩa với sự tăng trưởng vượt bậc, đến đây sẽ có rất nhiều thách thức. Có không ít doanh nghiệp, trong quy mô vốn nhất định, thường kinh doanh hiệu quả, nhưng đến khi tăng vốn lên thường hiệu quả sẽ giảm sút hẳn do lợi nhuận không tăng tương ứng.

    Hoặc cũng có nguyên nhân khác, do quy mô lớn, nên bắt buộc sẽ phải thay đổi về cách thức kinh doanh, nâng cao quản trị, tăng cường kiểm soát rủi ro, nếu không thực hiện được, xem như đã bị đuối vì phải mặc chiếc áo quá rộng. Khi rơi vào trạng thái này, doanh nghiệp rất dễ có những sai lầm về chiến lược có tính dây chuyền, vừa giảm hiệu quả trước đây, lại có thể làm giảm, thậm chí xoá bỏ những thành quả trước kia.

    Trở lại với trường hợp của CAP, nếu công ty tăng vốn, có thể tỷ lệ gia tăng lợi nhuận không được như trước, nhưng vẫn duy trì được ở mức khá tốt kèm theo đó là tăng trưởng về thị phần, khách hàng và mô hình hoạt động thì cổ tức có giảm đi thị trường cũng sẽ có cách nhìn nhận hợp lý.

    Thời gian qua, có nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ sự bức xúc khi doanh nghiệp đạt lợi nhuận khủng, nhưng tỷ lệ chia cổ tức vẫn không cao hay trước đây, doanh nghiệp vẫn có thói quen chia cổ tức bằng cổ phiếu để bảo toàn vốn. Thực ra, ngay tại thị trường nước ngoài, vẫn có những doanh nghiệp chọn cách không chia cổ tức, hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm đảm bảo vốn tiếp tục phát triển.

    Như đã nói ở trường hợp VNM, không phải nhà đầu tư nào cũng chăm chăm vào vấn đề cổ tức, cổ phiếu mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Vậy nên khi doanh nghiệp chọn cách thức không chia cổ tức bằng tiền mặt để bảo toàn vốn, tái đầu tư, thì cần phải thể hiện một cách rõ ràng những gì mình đã, đang và sẽ làm.

    Chứng minh lợi nhuận vẫn tiếp tục gia tăng đều đặn, hay công ty mở rộng được thị phần thế nào, dòng tiền được củng cố, ổn định ra sao. Minh bạch và nhất quán, đó là những yếu tố quan trọng để có một chính sách cổ tức phù hợp cho cổ đông và tạo đà tăng trưởng cho công ty.

    Theo Khiêm An

    Thời báo kinh doanh
    http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/co-tuc--tang-truong-201305310832530533ca31.chn
  9. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Xin chào cả nhà.
    Tối qua tới giờ bận quá không vào được. Đúng là thị trường vào sóng, không khí f319 lại nóng sừng sực, tin tức nhiều quá ...
    Đã có gan mua ck trong tháng 5, hy vọng đừng bác nào nhát gan để mất hàng khi sóng mới bắt đầu nhé. Chúc mọi người tỉnh táo và thành công rực rỡ
    [r2)][r2)][r2)]
    Rose2018 thích bài này.
  10. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Sáng vợt giá sàn được k bác. Em không kịp vợt:))

Chia sẻ trang này