1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Gương kia ngự ở trên tường

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khongquen25, 23/05/2013.

7839 người đang online, trong đó có 1011 thành viên. 10:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16151 lượt đọc và 112 bài trả lời
  1. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.314
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Haha bác nếu đầu tư theo T+3 có thể SDT không tăng nhưng nếu 1 tháng thì SDT nhất định có 10% trở lên.

    Thực ra em không muốn nói vì em chưa có SDT nhưng SDT và SD5 mới là vua của công trình hạ tầng thủy điện.

    SDT mạnh về công trình ngầm, làm ống dẫn nước còn SD5 vô đối ở công nghệ đổ bê tông đầm lăn. Cái này ở TG tuy không có gì mới nhưng ở VN lại khác.

    Giờ làm thủy điện nhỏ có thể không dùng đầm lăn nhưng nếu làm thủy điện bậc trung và lớn nhất định là dùng nó về hiệu quả kinh tế. Khi đó SD5 lên tiếng.
  3. thaonguyengreen

    thaonguyengreen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    7.624
    BTP sẽ tăng thêm 1 đoạn nữa anh ạ
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Kinh tế khó khăn, đại biểu quốc hội rưng rưng nước mắt ===> ĐBQH không chịu soi gương mỗi ngày.

    Đại biểu Võ Thị Dung: 'Nghe báo cáo thì thấy tình hình bình yên quá' - Ảnh: MAI HƯƠNG

    "Tới bây giờ vẫn đánh giá là tình hình khó khăn, không đề ra được giải pháp mới, chỉ thấy tiếp tục đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%. Nói thật, vấn đề niềm tin vào những mục tiêu này là phải xem lại”

    Nhiều đại biểu Quốc hội nhận xét các báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội phản ánh chưa đầy đủ, chưa đúng tình trạng trì trệ trầm trọng của nền kinh tế. Đó là những điểm đáng chú ý mà phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận được tại các tổ đại biểu Quốc hội thảo luận ngày 22-5.

    “Từ năm 2008 đến nay khó khăn triền miên, hàng trăm ngàn doanh nghiệp chịu không nổi. Vấn đề hiện nay là vốn không ra được, nằm cả ở ngân hàng. Nhiều chủ ngân hàng nói với tôi là nguy lắm ông Nam ơi, tiền vay của dân mà không cho vay được thì chết” - đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) kêu.

    Là lãnh đạo một tổng công ty nhà nước, ông Nam cho rằng vấn đề hiện nay là phải có giải pháp giải quyết cục nợ xấu. Chủ tịch HĐQT Vietinbank, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội), cũng kiến nghị vay tiền để giải quyết nợ xấu: “Như Mỹ chẳng hạn, chính phủ bỏ ra hàng ngàn tỉ USD mua lại nợ xấu. Với 500.000 tỉ đồng nợ xấu của ta hiện nay thì chỉ cần 15 tỉ USD là có thể giải quyết được”.

    “Cực kỳ khó khăn”

    Tình hình kinh tế và ngân sách hiện nay phải dùng từ “cực kỳ khó khăn” - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét. Đi sâu vào giải pháp, ông Hiển nói mấu chốt là hoạt động của doanh nghiệp vì đây là đầu tàu của nền kinh tế.

    Cho rằng doanh nghiệp khó khăn đầu tiên là vốn, hai là thị trường tiêu thụ, ba là môi trường pháp lý, ông Hiển phân tích: “Về vốn thì khó nhất là lãi suất ngân hàng cao. Để kinh doanh có lãi thì lãi suất khoảng 10-11% là vừa. Chúng ta xác định không thể cứu tất cả doanh nghiệp. Trong đại phẫu một mặt phải để cơ chế thị trường xử lý, mặt khác đối với những doanh nghiệp vẫn làm ăn được nhờ hoạt động chỉnh chu, bài bản thì ngân hàng mở cửa cho vay. Chỗ này ngân hàng phải có tiêu chí cho rõ để giúp doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng bốn tháng chỉ có 1,44%, trong khi huy động 5%, vào nhiều mà ra ít, đóng băng như vậy thì chính ngân hàng cũng khó khăn. Lúc này ngân hàng cho doanh nghiệp vay chính là cứu mình. Về thị trường, vấn đề phải làm sao kích lên, kích thích tiêu dùng, sức mua, nếu không người dân sẽ bỏ tiền vào mua vàng, đôla”.

    “Thực tế nền kinh tế VN đang trong giai đoạn trì trệ nghiêm trọng rồi” - TS Trần Du Lịch (TP.HCM) nói. Theo ông Lịch, khi tác động khủng hoảng tài chính khu vực giai đoạn 1997-1999 thì đến năm 2000 phục hồi. Vậy mà suy giảm kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay đã gấp đôi thời gian trên. Đến thời điểm này, phải vực nền kinh tế bằng những giải pháp đặc biệt. Giải pháp bình thường không thể làm gì được. Tuy nhiên, phân tích của các đại biểu lại thấy chưa có giải pháp đặc biệt nào được đưa ra.

    “Từ đầu năm đã thấy Chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 12%, rồi đưa ra nhiều khó khăn và không đạt được. Tới bây giờ vẫn đánh giá là tình hình khó khăn, không đề ra được giải pháp mới, chỉ thấy tiếp tục đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%. Nói thật, vấn đề niềm tin vào những mục tiêu này là phải xem lại” - đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nhận xét.


    Đại biểu Võ Văn Đương: "Báo cáo rất sơ sài"

    Gay gắt hơn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nói: “Tôi thấy báo cáo của Chính phủ rất sơ sài, không phân tích được nguyên nhân, cũng không thấy rõ ràng giải pháp. Trong một trang mà tôi đếm có tới 23 lần các từ “đẩy mạnh, tăng cường, tích cực”. Ta hô hào rất nhiều mà giải pháp cụ thể không được bao nhiêu”.

    Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) nhận xét việc triển khai tái cơ cấu kinh tế chậm. Cụ thể như tái cơ cấu tổ chức tín dụng ban đầu làm tương đối tích cực, nhưng từ nửa năm 2012 đến nay chậm lại. Nhiều chuyên gia cho rằng với quy mô nền kinh tế nước ta hiện nay thì số lượng các tổ chức tín dụng hiện có là khá nhiều, chúng ta đặt mục tiêu vài năm tới có một số ngân hàng ở tầm cỡ khu vực, nhưng với tốc độ tái cơ cấu như hiện nay thì sẽ khó khăn.

    “Báo cáo không phản ánh được tình hình”


    “Tôi thấy những con số nêu trong báo cáo của Chính phủ hời hợt, không trung thực, không phản ánh được tình hình” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhận xét.

    Ông Nghĩa phân tích: “Với những con số báo cáo đó, công luận không cảm nhận hết sự nghiêm trọng của tình hình. Thực chất, mô hình tăng trưởng của ta là mô hình dựa chủ yếu vào vốn, xem GDP là một thành tích để phấn đấu với nhau, khen thưởng với nhau. Cái mà ta xem là thành tích thì nhiều chuyên gia lại xem đó là chuyện trầm trọng. Chẳng hạn như xuất siêu. Trong vòng 1-2 năm xuất siêu tăng thì ta lại ca ngợi nhau, trong khi tình hình VN - một quốc gia cần phải nhập siêu đầu vào để sản xuất - thì bây giờ xuất siêu là bệnh đấy”.

    Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nói rằng gần đây bà thấy ngợp với nhiều con số về nợ xấu, nhiều con số về nợ công, đi các tỉnh thấy tỉnh nào GDP cũng cao nhưng cả nước lại thấp, Chính phủ báo cáo giảm nghèo nhanh nhưng phó chủ tịch Quốc hội không tin... “Nhiều con số khác nhau như vậy thì làm sao đánh giá đúng tình hình đất nước” - bà An nói.

    Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thêm: “Trước kỳ họp, chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thì nghe người dân rất xôn xao trước tình hình của đất nước. Nhưng khi nghe báo cáo đánh giá của Chính phủ thì mình lại thấy tình hình bình yên quá. Trong báo cáo, các khuyết điểm nói nghe rất đơn giản, nhẹ nhàng. Qua hành xử của một số bộ ngành không nghĩ đến trách nhiệm đã làm dân tình hoang mang. Tôi ví dụ như chuyện tham nhũng: mỗi lần báo cáo thì ta cứ nói tình hình tham nhũng chưa được đẩy lùi. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri cũng thấy xấu hổ với cử tri khi chỉ có một câu mà phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần như thế”.

    “Nói như vậy thiếu sót với dân quá”

    Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nóng ruột với tình trạng các tỉnh mua ôtô tràn lan: “Đầu năm vừa rồi tôi thấy các tỉnh mua ôtô mà nóng ruột cho ngân sách. Tôi không hiểu tiền đâu mà nhiều như vậy. Bí thư đổi xe mới, rồi cả một loạt xe mới, các cơ quan, sở ban ngành. Tôi không biết tổng bao nhiêu tiền nhưng rất nhiều, trong khi đó vừa cho mua xe mới thì trong báo cáo của Chính phủ lại nói thực hiện tiết kiệm thêm 10% các khoản chi thường xuyên (không kể chi lương) trong những tháng còn lại của năm 2013. Rất là mâu thuẫn. Tôi cứ tưởng ngân sách khá lên mới cho mua xe, bây giờ lại cắt giảm chi thường xuyên, mà cán bộ, công chức hiện nay vốn đã khó khăn chỉ trông ngoài lương, còn một số chế độ khác lại bị cắt giảm nữa."

    Đại biểu Phạm Đức Châu nói: "Tôi không đồng tình với việc cắt giảm 10% như nêu trên. Bây giờ phải tiết kiệm chi tiêu công, mua sắm, đặc biệt là đi nước ngoài. Tôi xin nói có những hội nghị nếu cần thiết thì tổ chức, không thì thôi, chứ có những hội nghị mà chúng tôi ra đến Hà Nội chỉ một buổi, cả nước ra Hà Nội một buổi xong rồi về, lãng phí lắm. Chỉ cần tiết kiệm một vài hội nghị là thoải mái cho cái 10% kia”.

    Đại biểu Võ Thị Dung nói thêm: “Tôi được tham gia Quốc hội từ đầu khóa tới giờ thì báo cáo nào cũng nói là đầu tư dàn trải. Nhưng với những cá nhân sử dụng ngân sách sai thì Quốc hội cũng chưa có đề nghị với Chính phủ kỷ luật ai. Đọc báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, tôi rất đau lòng vì khi tình hình hiện nay khó khăn mà sử dụng ngân sách thiếu trách nhiệm với dân quá. Mình cứ nói đã xài rồi, không quyết toán thì không được. Nhưng nói như vậy thấy băn khoăn với dân quá, có lỗi, thiếu sót với dân quá. Quốc hội phải xem xét kỹ và có những địa chỉ phải làm rõ trách nhiệm. Một điển hình tôi thấy là ở dự án xây dựng nhà tái định cư thủy điện Sơn La, giá trị đầu tư 60 tỉ đồng nhưng chỉ có sáu hộ dân vào ở. Sử dụng ngân sách như thế thì không thể chấp nhận được”.

    Nói đến đây, bà Dung rưng rưng nước mắt.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Hihi ... anh đồng ý là có tăng mà và thậm chí khẳng định BTP sẽ qua luôn 17 nhưng vấn đề anh nói rồi khi nhận thấy bong bóng CK được thổi thì phải chọn con nào có tốc độ cao hơn vì thời gian thổi bong bóng không có nhiều.

    Đánh nhanh rút nhanh ở những mã vào trend tăng mạnh. BTP phi giai đoạn rồi rất nhanh nên đến lúc này nó cần nghỉ ngơi lấy sức đã. Khi nào lấy sức xong ta quay lại sau.
  6. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.314
    Tớ vẫn khoái SDT hơn SD5, vì :
    1. SDT có EPS ~ 5K, giá 13.3 trong khi SD5 chỉ có EPS 3.4K mà giá những 18.5.
    2. Kết quả quý 1 của SDT khá ấn tượng. Từ quý 2 trở đi sẽ càng ấn tượng hơn.
    2. SDT chiếm đến 65% thị phần công trình ngầm cả nước. Hệ thống hầm (đường bộ, đường sắt) hệ thống tàu điện ngầm đang chờ SDT. Đây mới là điều quan trọng nhất.
    http://www.songda10.com.vn/?modul=news&sub=view&lg=1&list=33&nid=193
  7. thaonguyengreen

    thaonguyengreen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    7.624
    BTP trên 20 em mới chốt ạ
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Nếu thế bác chưa biết nội dung đại hội của SD5 rồi. SD5 là thằng có của ăn của để nên đội lớn nó nhằm vào cái đó.

    Đại hội nó diễn ra muộn hơn dự kiến nên vừa là điểm lợi vừa là bất lợi cho SD5. SD5 bác xem lại quá trình tăng điểm của năm 2013 đến nay thì có lẽ bác sẽ hiểu cái gì đang diễn ra.

    Từ 9 nó lên 18 và sau nhịp này nó sẽ 18 lên 3x đó.
  9. thatnhudem

    thatnhudem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2010
    Đã được thích:
    36.314
  10. anhvaem6868

    anhvaem6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Đã được thích:
    9
    Nhờ gương thần mà quá trình thoái vốn đầu tư trái ngành như đầu tư vô chứng khoán của các tập đoàn thành công chăng. Gọi là đổ bô cho nhỏ lẻ ôm ấy mà.

Chia sẻ trang này